1. Lý do chọn đề tài
Ngạn ngữ, tục ngữ Trung Quốc là những lời nói được sáng tác bởi người
dân lao động. Nó giàu tính trí tuệ, súc tích và là tài sản quý giá của tiếng Hán.
Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của xã hội, nhiều ngôn từ mới
đã xuất hiện, chúng ta đã mất đi nhiều cơ hội sử dụng tục ngữ. Ngày xưa, tục ngữ
là những câu nói của người dân bình dị không học thức, nhưng ngày nay nó đã
trở thành những câu văn hay của người trí thức. Từ đấy ta có thể nhận thấy rằng,
ngạn ngữ và tục ngữ ngày càng ít người nhớ đến. Trước tình hình tục ngữ bị lãng
quên, để góp phần gìn giữ một kho báu của tiếng Hán, tôi quyết định nghiên cứu
tục ngữ, ngạn ngữ.
Đến nay vẫn chưa một ai có thể đưa ra một con số thống kê cụ thể để xác
định số lượng tục ngữ, ngạn ngữ Trung Quốc. Vì năng lực, kiến thức và thời gian
có hạn, và cũng để tạo thêm sức hút cho bài nghiên cứu, tôi đã chọn nghiên cứu
vấn đề tôn ty trật tự gia đình thể hiện trong tục ngữ, ngạn ngữ. Vì tôi nhận thấy
rằng, mọi người đều có gia đình của riêng mình, do đó khi đề cập đến những vấn
đề có liên quan đến gia đình thì tất cả chúng ta đều có thể tham gia thảo luận với
tư cách là người trong cuộc. Thiết nghĩ, bên cạnh việc học được nhiều câu tục
ngữ liên quan đến vấn đề gia đình thì đề tài này cũng mang lại cho người đọc
một cảm giác thân thiện, thích thú.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tôn ty trật tự trong gia đình thể hiện qua tục ngữ, ngạn ngữ Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010
195
TÔN TY TRẬT TỰ TRONG GIA ĐÌNH
THỂ HIỆN QUA TỤC NGỮ, NGẠN NGỮ TRUNG QUỐC
Huỳnh Thục Phân
(Sinh viên năm 4, Khoa Tiếng Trung)
GVHD: TS. Nguyễn Phước Lộc
1. Lý do chọn đề tài
Ngạn ngữ, tục ngữ Trung Quốc là những lời nói được sáng tác bởi người
dân lao động. Nó giàu tính trí tuệ, súc tích và là tài sản quý giá của tiếng Hán.
Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của xã hội, nhiều ngôn từ mới
đã xuất hiện, chúng ta đã mất đi nhiều cơ hội sử dụng tục ngữ. Ngày xưa, tục ngữ
là những câu nói của người dân bình dị không học thức, nhưng ngày nay nó đã
trở thành những câu văn hay của người trí thức. Từ đấy ta có thể nhận thấy rằng,
ngạn ngữ và tục ngữ ngày càng ít người nhớ đến. Trước tình hình tục ngữ bị lãng
quên, để góp phần gìn giữ một kho báu của tiếng Hán, tôi quyết định nghiên cứu
tục ngữ, ngạn ngữ.
Đến nay vẫn chưa một ai có thể đưa ra một con số thống kê cụ thể để xác
định số lượng tục ngữ, ngạn ngữ Trung Quốc. Vì năng lực, kiến thức và thời gian
có hạn, và cũng để tạo thêm sức hút cho bài nghiên cứu, tôi đã chọn nghiên cứu
vấn đề tôn ty trật tự gia đình thể hiện trong tục ngữ, ngạn ngữ. Vì tôi nhận thấy
rằng, mọi người đều có gia đình của riêng mình, do đó khi đề cập đến những vấn
đề có liên quan đến gia đình thì tất cả chúng ta đều có thể tham gia thảo luận với
tư cách là người trong cuộc. Thiết nghĩ, bên cạnh việc học được nhiều câu tục
ngữ liên quan đến vấn đề gia đình thì đề tài này cũng mang lại cho người đọc
một cảm giác thân thiện, thích thú.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chúng tôi đã tìm đọc các bài báo, luận văn có liên quan đến ngôn ngữ, văn
hóa và lịch sử Trung Quốc. Chúng tôi tìm thấy rất nhiều tài liệu nghiên cứu về
ngạn ngữ, tục ngữ Trung Quốc. Có không ít những tài liệu bàn luận về vấn đề gia
đình Trung Quốc từ xưa đến nay, trong đó chủ yếu là làm rõ hơn về định nghĩa,
đặc điểm, nội dung, hình thức, phân loại cũng như phong cách nghệ thuật, v.v...
của ngạn ngữ, tục ngữ, hoặc đề cập đến vấn đề giáo dục, vai vế, lễ nghi, v.v...
trong gia đình. Nhưng kết hợp hai điều trên để tiến hành nghiên cứu thì vẫn ít có
người thực hiện. Bài nghiên cứu này được viết dưới góc độ kết hợp giữa ngôn
ngữ và văn hóa, thông qua việc khảo sát, phân tích 661 câu tục ngữ, ngạn ngữ có
liên quan đến gia đình để nghiên cứu những vấn đề trong nội bộ gia đình Trung
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
196
Quốc, từ đó thấy được quyền và nghĩa vụ của từng thành viên, thấy được tôn ty
trật tự trong gia đình. Hy vọng rằng nghiên cứu này có thể gợi mở ra những
hướng nghiên cứu mới về gia đình và tục ngữ, ngạn ngữ khác hấp dẫn hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản,
phương pháp tư duy khoa học, phương pháp phân tích tổng hợp. Cụ thể là nghiên
cứu các tài liệu liên quan, thu thập tục ngữ ngạn ngữ, thông qua tư duy logic sắp
xếp các luận điểm theo trình tự, cuối cùng là phân tích nói rõ các luận điểm, đưa
vào thực tế để chứng minh. Ngoài ra, thông qua ngôn ngữ để khảo sát văn hóa,
hoặc thông qua một số nội dung văn hóa nào đó mà tìm đặc điểm của hình thức
biểu đạt ngôn ngữ là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của bài nghiên cứu này.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Về tục ngữ – ngạn ngữ
Tìm hiểu sơ lược về tục ngữ, ngạn ngữ Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy có
bốn đặc điểm nổi bật: tính phong phú, tính tư duy, tính khoa học và tính giáo dục.
Dựa vào nội dung phản ánh, có thể chia chúng thành hai loại: ngạn ngữ tục ngữ
tự nhiên và ngạn ngữ tục ngữ xã hội.
Trong số 661 câu tục ngữ, ngạn ngữ liên quan đến các vấn đề trong gia đình
mà chúng tôi đã thu thập được, có các loại với số lượng và tỉ lệ như sau:
Nội dung phản ánh Số lượng Tỷ lệ
Mối quan hệ cha mẹ – con cái 213 32,2 %
Mối quan hệ anh chị em 21 3,2%
Mối quan hệ vợ chồng 165 25%
Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu 77 11,6%
Mối quan hệ ba chồng – nàng dâu 7 1,1%
Mối quan hệ dì ghẻ – con chồng 15 2,3%
Mối quan hệ chị dâu – em chồng 21 3,2%
Mối quan hệ chị em dâu 8 1,2%
Mối quan hệ mẹ vợ – con rể 8 1,2%
Các vấn đề khác trong gia đình 126 19%
4.2. Kết hợp với văn hóa, tư tưởng Trung Quốc làm rõ tôn ty trật tự
trong gia đình Trung Quốc thời cổ
Có thể thấy rằng khái niệm “Gia” xuất hiện sớm nhất vào thời kì chế độ
phong kiến đời Chu, lúc bấy giờ kết cấu vũ trụ được chia thành ba cấp bậc, Thiên
Hạ, Quốc và Gia. Trong thời kì đó “Gia” được dùng riêng để chỉ lãnh địa của đại
phu (chức quan thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ). Đứng đầu Thiên hạ là
Vua, đứng đầu Quốc là chư hầu, đứng đầu Gia là đại phu, vì thế ta có câu nói
Năm học 2009– 2010
197
“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Về sau chế độ tông pháp này được thay
thế bằng chế độ quận huyện; tổ chức nhà nước chính thức được chia thành hai
cấp bậc Quốc và Gia, lúc này Gia không còn dùng để chỉ lãnh địa, mà là chỉ một
tổ chức cơ bản của xã hội. “Gia” được đề cập đến trong bài nghiên cứu này chính
là khái niệm “Gia đình” của chúng ta hiện nay.
4.2.1. Nhất gia tri chủ (người chủ gia đình)
Người xưa có câu “Nước không thể một ngày không có vua, Nhà không thể
một ngày không có chủ”, “Người làm chủ” trong xã hội thời xưa của Trung Quốc
có địa vị rất cao. Trong “Tam cương” (đạo quân thần, phụ tử, phu thê) có nói
rằng “Phụ vị tử cương, quân vị thần cương, phu vị thê cương”. “Người làm chủ”
chính là tấm gương cho tập thể, là người dẫn đầu.
Thông thường trong gia đình truyền thống Trung Quốc, người làm chủ là
người đàn ông lớn tuổi nhất. Người này có quyền quản lý, ràng buộc tất cả thành
viên trong gia đình, bất kể là những chuyện nhỏ trong cuộc sống cá nhân của
từng người hay những chuyện trọng đại ảnh hưởng đến tập thể đều phải được sự
đồng ý của người làm chủ mới có thể thực hiện. Nói cách khác, người làm chủ có
quyền quyết định tuyệt đối với tất cả mọi việc.
Mỗi một quy luật đều có nguyên nhân, quyền làm chủ - vinh dự này được
thuộc về người đàn ông cũng có lý do sâu xa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi đã tìm thấy rõ nguyên nhân này. Đầu tiên, tìm hiểu về mặt tư tưởng, xã hội
phong kiến Trung Quốc là xã hội theo chế độ tông pháp điển hình do nam giới
làm chủ, vì thế vấn đề phân biệt đối xử có thể coi là một vấn đề nổi trội, “trọng
nam khinh nữ” trở thành trào lưu tư tưởng lúc bấy giờ. Khi đấy tất cả mọi người
đều cho rằng xã hội thuộc quyền sở hữu của nam giới: đất nước, nền chính trị,
pháp luật... tất cả đều thuộc về nam giới. Do đó quyền làm chủ gia đình thời xưa
chắc chắn cũng thuộc về nam giới. Còn phụ nữ mãi mãi là người lệ thuộc vào
đàn ông, cho dù có thật sự là thông minh, giỏi giang cũng không thể có quyền lực
trong tay. Tư tưởng này được phản ánh qua rất nhiều câu tục ngữ, ngạn ngữ như :
一男曰有,十女曰无 (Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô); 男子生得丑,天下到
处走;女子生得乖,只能灶门歪 (tạm dịch là: Đàn ông xấu, đi khắp nơi; con
gái ngoan, ở xó bếp); 多好的女人锅台转,多懒的男人走三县 (tạm dich là:
Đàn bà giỏi đến mấy vẫn trong xó bếp, đàn ông tệ đến đâu cũng được đi tứ xứ),
v.v...
Có thể nhận thấy, tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện trong tục ngữ đã bổ
sung, hỗ trợ làm rõ thêm về văn hóa của đất nước Trung Hoa. Âm dương trong
học thuyết Âm dương của Chu Dịch (được coi là một tác phẩm cấu thành từ Kinh
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
198
Dịch và Thập Dực) chính là hai giới nam và nữ trong vũ trụ. Và trong “Hệ từ
truyện – thiên hạ” trong “Kinh Dịch” có câu “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa
thuần, nam nữ cấu tinh,vạn vật hoá sinh” (Trời đất giao cảm mà vạn vật có đủ
loại; đực cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa). Câu nói này khẳng
định rằng mọi thứ trong đất trời đều không thể tách rời khỏi âm và dương, âm
dương kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau, không thể thiếu một trong hai. Dựa vào đó có
thể thấy rằng âm dương trong giới tự nhiên là biểu tượng của nam nữ bình đẳng,
nhưng khi đem giá trị của hai giới nam nữ đặt vào giá trị của âm dương thì nó lại
phủ định mối quan hệ bình đẳng này. Học thuyết Âm dương nói rằng: “Can,
thiên dã, cố xưng hô phụ; khôn, địa dã, cố xưng hô mẫu”. (can: nghĩa là trời,
thường gọi là cha, khôn: nghĩa là đất, thường gọi là mẹ), đồng thời cũng nhận
định rằng: “Dương” luôn giữ vai trò đứng đầu, “Âm” mãi ở vị trí lệ thuộc, vì
“Thiên tôn địa ty, can khôn định hĩ”. Do vậy, hình thành nên quan niệm trọng
nam khinh nữ, vị trí của nữ giới bao giờ cũng thấp hèn so với nam, hay nói cách
khác, nữ luôn phải lệ thuộc vào nam. Và chính vì thế mà nam giới luôn là người
làm chủ gia đình, quyết định tất cả mọi chuyện trong gia đình. Mặt khác, xét về
mặt kinh tế gia đình, chúng ta sẽ tìm ra được lý do thứ hai để giải thích cho vấn
đề quyền làm chủ thuộc về nam giới. Xin trích vài câu tục ngữ: 一夫不耕,天下
必有受其饥者;一妇不织,天下必有受其寒者 (tạm dịch là: Một người đàn ông
không cày cấy, sẽ có người chịu đói, một người phụ nữ không dệt vải, sẽ có
người chịu rét); 夫勤无懒地,妇勤无拦衣 (tạm dịch là: Chồng siêng làm thì
không có đất hoang, vợ siêng năng thì không có áo rách) v.v...
Có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc thời cổ có sự phân công lao động rõ
ràng đối với nam và nữ. Cả xã hội đều cho rằng “Đàn ông cày bừa, đàn bà dệt
vải”. Thiên chức của người phụ nữ chính là quán xuyến việc nhà, nhiệm vụ của
người đàn ông thì cao cả hơn, họ chính là người giữ trọng trách nuôi sống cả gia
đình. Vì đàn ông phụ trách việc kiếm “ăn”, trọng trách này không những có thể
nuôi sống cả gia đình, nó còn có thể làm cho nền kinh tế của gia đình được cải
thiện. Vì vậy, người đàn ông trở thành trụ cột trong gia đình, có quyền khống chế,
quản lý mọi thành viên trong gia đình, mọi người đều phải răm rắp nghe theo. 夫
乃妇之天 (tạm dịch là: Chồng là ông trời của vợ), 针要线管,婆要汉管 (tạm
dịch là: Kim phải luồng chỉ, vợ cần chồng quản), v.v...
Từ hai lý do trên, ta có thể khẳng định rằng người làm chủ trong gia đình
truyền thống Trung Quốc thời xưa phải là đàn ông. Bên cạnh đó, người xưa luôn
cho rằng “Gừng càng già càng cay”, người lớn tuổi là người từng trải, nhiều kinh
nghiệm, làm việc điêu luyện, nhất định thực hiện tốt công tác quản lý. Vì thế mà
Năm học 2009– 2010
199
người chủ trong gia đình phải là nam giới lớn tuổi nhất trong nhà. Mặt khác,
Trung Quốc có truyền thống “Kính lão”, 敬田得谷,敬老得福 (tạm dịch là: Quý
ruộng được lúa, kính lão được phúc), 家有二老,赛金赛宝 (tạm dịch là: Nhà có
hai người già, quý hơn cả vàng bạc), v.v nên mệnh lệnh của người cao tuổi
luôn có trọng lượng, những người nhỏ hơn nhất định phải nghe theo. Nếu như để
người trẻ tuổi quản lý gia đình, thì điều này sẽ đi ngược lại với truyền thống tôn
ty trật tự của Trung Quốc, dễ nảy sinh mâu thuẫn.
4.2.2. Địa vị và vai trò của con cái trong gia đình
“Trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tư tưởng của người Trung Quốc, mọi
người đều cho rằng chỉ có con trai mới có thể đảm nhận trách nhiệm làm rạng rỡ
tổ tông. Vì thế so với con gái, địa vị của con trai trong gia đình rất cao. Vì trong
xã hội thời xưa, người Trung Quốc đã bài trừ con gái ra ngoài dòng tộc, và vì cho
rằng con gái hoàn toàn không có khả năng nuôi sống bản thân, luôn dựa dẫm vào
con trai. Vì thế, chẳng những con gái không có quyền thừa kế sự nghiệp của cha
ông, mà còn bị coi là gánh nặng của gia đình. Và mọi người cho rằng, nuôi nấng,
dưỡng dục con gái sẽ không bao giờ nhận được sự đền ơn, vì con gái sau khi
trưởng thành sẽ phải “Xuất giá” theo chồng và là người của dòng họ khác. Do đó,
tất cả những gì liên quan đến con gái, khi xưng hô đều phải thêm từ “Ngoại”:
cháu ngoại, nhà ngoại, ông ngoại Không ít tục ngữ đã nói rõ quan niệm không
thích con gái, xem con gái là người ngoài, là gánh nặng của gia đình. 嫁出去的
女,卖出去的地 (tạm dịch là: Con gái gả đi như miếng đất bán đi); 囡是赔钱货
(tạm dịch là: Con gái là hàng lỗ vốn); 儿多有戏,女多有穷 (tạm dịch là: Con
trai nhiều thì vui, con gái đông thì buồn.) 儿子是金墙,姑娘是土墙 (tạm dịch
là: Con trai là tường vàng, con gái là tường đất) v.v...
Trong gia đình Trung Quốc thời xưa, sinh con gái được xem là sự bất hạnh,
thậm chí có người cho rằng đó là nỗi nhục của gia đình. Vì thế con gái không
được phép ra ngoài, càng không thể đi học, làm việc như con trai. Trong thực tế,
nếu như nhìn nhận một cách công bằng, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng: Trong
lịch sử Trung Quốc, có nhiều phụ nữ có bản lĩnh, thậm chí có những người còn
giỏi giang hơn cả nam giới. Một ví dụ cụ thể là Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, bản lĩnh
của bà có thể nói là hơn hẳn những vị vua (nam giới) bất tài thời cổ. Những
người như thế thì lẽ ra phải nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người, nhưng vì tư
tưởng trọng nam khinh nữ đã thấm sâu vào trong suy nghĩ của mọi người, nên
cho dù phụ nữ có giỏi giang đến mấy thì vẫn không được xã hội công nhận. Họ
luôn cho rằng “phụ nữ nên khờ khạo thì mới có phúc”, con gái chỉ nên giỏi việc
bếp núc, nếu xen vào những việc lớn của xã hội sẽ bị coi là trái với đạo lý. Chỉ có
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
200
con trai mới làm được việc lớn, chỉ có con trai mới đem lại niềm vui cho gia đình.
生个男儿乐悠悠,生个姑娘一家愁 (tạm dịch là: Sinh con trai ai nấy cũng vui,
đẻ con gái cả nhà đều buồn ); 养大猪出名,养大囡出丑 (tạm dịch là: Nuôi lợn
béo thì nổi tiếng, nuôi gái lớn bị cười chê); 生男添势,生女败家 (tạm dịch là:
Sinh con trai, thêm quyền thế; đẻ con gái, càng thêm nghèo) v.v
Con trai lớn lên có thể gánh vác công việc với cha vì thế người chủ gia đình
sẽ được giảm bớt gánh nặng và kinh tế gia đình có hy vọng sẽ được cải thiện
nhiều hơn. Ngược lại, nếu sinh con gái thì gia đình sẽ thêm một gánh nặng, cuộc
sống có thể sẽ khó khăn hơn, thậm chí có thể sẽ bị người đời chê cười. Do đó,
vào thời xưa, con trai vừa mới sinh ra đã có sẵn địa vị và quyền lực. Và nếu là
con trai trưởng thì quyền lực càng cao, thậm chí khi cha mất đi, người mẹ cũng
phải “Tòng tử” nghe theo sự chỉ huy của người con. Và tục ngữ cũng có câu 长
兄为父 (tạm dịch là: Trai trưởng thì được xem như cha), địa vị của con trai
trưởng có thể nói là ngang bằng với người chủ gia đình. Nhưng vì truyền thống
“Kính lão” của Trung Quốc, nên trưởng nam vẫn phải nghe theo lời cha.
Trong gia đình, con trai luôn là người nắm quyền, và người con gái trong
gia đình sẽ thuộc tầng lớp bị trị. Cuộc sống và hôn nhân của mình cũng do nam
giới trong nhà quyết định. Thậm chí là sinh mạng của con gái trong nhà cũng bị
đe dọa. Hàn Phi Tử đã từng viết "Sản nam tắc tương hạ, sản nữ tắc sát chi" (khi
sinh con trai thì chúc mừng nhau, khi sinh con gái thì sẽ giết bỏ). Trong tục ngữ
cũng có nhiều câu nói đến vấn đề đau thương này.
4.2.3. Địa vị người vợ
Khi đến tuổi yên bề gia thất, về nhà chồng, thì địa vị của người con gái lại
càng thấp kém hơn, thậm chí còn thấp hơn cả người con của chính mình. Vì
trong mối quan hệ vợ chồng thì người vợ hoàn toàn không có quyền lợi và địa vị,
là một loại “tài sản riêng” của người chồng. Mối quan hệ của người chồng và
người vợ sẽ là “chồng chúa vợ tôi”. Hãy xem các ví dụ tục ngữ sau: 娶到的媳妇
买到的马,随我起来随我打 (tạm dịch là: Dâu cưới về như ngựa về, muốn đánh
muốn cưỡi tùy ý ta (chồng), 妇人无夫房无主 (tạm dịch là: Đàn bà không chồng
như nhà không cột), 一马管四蹄,一夫管一妻 (tạm dịch là: Một con ngựa đi
bằng bốn chân, một người chồng quản thúc một vợ), v.v.
Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những nỗi khổ nhục mà người vợ phải
gánh chịu để làm rõ hơn về địa vị thấp cổ bé họng của họ trong gia đình thời xa
xưa. Đầu tiên, chúng tôi phát hiện trong tục ngữ có rất nhiều câu đã đề cập đến
giá trị của người vợ trong mắt chồng, có thể nói là vợ chỉ được xem là những
Năm học 2009– 2010
201
món đồ trang trí, không hề được đối xử công bằng, có thể hiểu rằng vợ là người
gọi thì phải đến, đuổi thì phải đi, và có thể đánh đập, dạy dỗ tùy thích. Tục ngữ,
ngạn ngữ cũng có nhiều câu đề cập vấn đề này. 铜锣不打上乌青,妇女不打变
妖精 (tạm dịch là: Chiêng không lau sẽ bị ố, vợ không đánh sẽ thành tinh), 妻子
如衣服 (tạm dịch là: thê tử như y phục); 米贵老婆贱 (tạm dịch là: Gạo thì mắc,
vợ thì rẻ), v.v...
4.2.4. Địa vị của thiếp
Nếu chồng có thiếp thì người vợ sẽ có quyền lực và địa vị hơn. Vì trong
nho giáo có nói rằng chỉ có thê tử mới được xem là người trong nhà, còn thiếp thì
không. Người vợ cho dù là không có địa vị nhưng dù sao thì trên quy định cũng
là một thành viên của gia đình nhà chồng, chết đi cũng có thể nằm trong khu đất
chôn cất tổ tiên của nhà chồng, nhưng thiếp thì không được như vậy, cũng có thể
nói, nhà chồng thừa nhận vai trò của người vợ, bất kể người vợ có nhận được sự
yêu thương, chiều chuộng của chồng hay không thì địa vị này cũng không mất đi.
Còn thiếp thì có được cưng chiều cũng không được vinh dự này. Mặt khác, con
của vợ được gọi là “đích tử”, con của thiếp thì là “thứ tử”. Đích tử được quyền
thừa kế tài sản, cúng tế tổ tiên, đại diện cho gia tộc, còn thứ tử thì không có được
quyền lợi ấy. Vì vậy có thể thấy, địa vị của người vợ và người thiếp trong xã hội
thời xưa có sự chênh lệch. Vì thông thường người chồng cưới vợ về là để quán
xuyến việc nhà, giữ vai trò nội trợ, còn thiếp thì chỉ được xem như là một món đồ
chơi. Vì thế mà thiếp đa số đều là người có nhan sắc, và cũng chính vì thế mà khi
cưới về, chồng luôn cưng chiều, nâng niu thiếp. Ngạn ngữ cũng phản ánh nhiều
về vấn đề này. 前妻当草鞋,后妻当奶妈 (tạm dịch là: Vợ như giày mang chân,
thiếp như người mẹ hiền); 先接的老婆是根草,后接的老婆是个宝 (tạm dịch
là: Vợ như cỏ khô, thiếp như báu vật) v.v
Tuy cũng cùng chăn gối với chồng, được chồng cưng chiều, nhưng thiếp bị
người đời xem thường, còn người vợ thì địa vị lúc nào cũng cao hơn. Sự bất bình
đẳng này mãi mãi không thể thay đổi. Theo quy định thời xưa, quan hệ giữa vợ
và thiếp là mối quan hệ chủ tớ. Vì thế, nếu người chồng cưới thiếp, người vợ có
quyền thẳng tay trừng trị, quản thúc, duy trì sự yên bình trong gia đình. Như thế,
cuộc sống của người vợ cũng sẽ tốt hơn. Có thể nói, người vợ dù có địa vị thấp
kém nhưng vẫn có chỗ đứng trong gia đình, còn thiếp thì nếu không được chồng
cưng chiều sũng ái, thì người thiếp ấy không khác gì nô tì. Vì thế mà tất cả mọi
phụ nữ đều không chấp nhận làm thiếp. 愿做贫家犬,不作富家妾 (tạm dịch là:
Thà làm chó nhà nghèo, không làm thiếp nhà sang); 生囡莫嫁第三房,生儿莫
当上门郎 (tạm dịch là: Con gái chớ nên làm thiếp, con trai đừng nên ở rể).
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
202
4.2.5. Địa vị con dâu
Con gái là gánh nặng của gia đình, nhưng suy cho cùng con gái vẫn có mối
quan hệ huyết thống với các thành viên trong gia đình, nên mặc dù không có
cống hiến gì nhưng vẫn nhận được sự nuôi dưỡng chăm sóc. Nhưng con dâu thì
khác, nếu không làm gì có ích cho gia đình thì sẽ bị ruồng bỏ. Mặt khác, trong
mắt của cha mẹ chồng, con gái luôn tốt hơn con dâu. Cha mẹ dù độc ác đến đâu
cũng sẽ không làm hại đến con của mình. Do đó, tuy cho rằng con gái là vô dụng,
là gánh nặng của gia đình, nhưng đem so sánh với một người con gái mang họ
khác, thì con gái của mình vẫn được cưng chiều hơn. Vì vậy, nếu cưới dâu, thì
con gái sẽ có địa vị hơn, tất cả mọi trọng trách đều được đặt lên người cô con dâu.
千金女,四两媳 (tạm dịch là: Con gái trị giá ngàn vàng, con dâu chẳng đáng
bốn lượng); 烂梨给闺女,烂栗子给儿媳 (tạm dịch là: Lê chín rữa cho con gái,
hạt dẻ thối cho con dâu); 家家有个好姑娘,户户没有好媳妇 (tạm dịch là: Nhà
nào cũng có gái ngoan, không nhà nào có con dâu thảo) v.v....
Trong gia đình, khó hầu hạ nhất chính là cha mẹ chồng. Trong “Nữ luận
ngữ” cũng đã từng nói đến điểm này “Cha chồng mẹ chồng, chủ của gia đình”,
trong “Tân phụ phổ” cũng có qui định rõ ràng là con dâu chẳng những phải hầu
hạ mẹ chồng mà còn phải phục vụ chị, em chồng chu đáo. Trong các câu tục ngữ
đã thu thập được, chúng tôi thấy có rất nhiều câu phản ánh việc con dâu hầu hạ
cha mẹ chồng. Trong “Đại đới lễ ký”, có nêu rõ bảy lý do chính đáng (thất xuất
tam bất xuất) mà chồng có thể bỏ vợ, đó chính là: “Bất sự ông bà, vô tử, dâm trật,
khẩu thiệt, đạo thiết, đố kỵ, ác tật” (không hiếu thảo và hầu hạ ba mẹ chồng,
không có con trai nối dõi, gian dâm, nhiều chuyện, trộm cắp, đố kỵ, có tật xấu).
Điều thứ nhất là không hiếu thảo với ba mẹ chồng, không hiếu thảo ở đây kh