Hoạt động kinh tếbiến động từnăm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ
liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sựgia tăng của lực lượng lao động, tưbản và tiến bộcông
nghệ, nền kinh tếngày càng có thểsản xuất nhiều hơn. Sựtăng trưởng này cho phép mọi người
hưởng thụmức sống cao hơn. Trung bình trong 50 năm qua, sản lượng của nền kinh tếMỹtính bằng
GDPthực tếtăng trưởng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
24 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2825 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng cầu và tổng cung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 1
CHƯƠNG 14
TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hoá và dịch vụ
liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sự gia tăng của lực lượng lao động, tư bản và tiến bộ công
nghệ, nền kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự tăng trưởng này cho phép mọi người
hưởng thụ mức sống cao hơn. Trung bình trong 50 năm qua, sản lượng của nền kinh tế Mỹ tính bằng
GDP thực tế tăng trưởng khoảng 3 phần trăm mỗi năm.
Tuy nhiên, trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này đã không xảy ra. Các doanh
nghiệp không bán được hết hàng hoá và dịch vụ và quyết định cắt giảm mức sản xuất. Nhiều
công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nhiều nhà máy bị bỏ không. Khi nền kinh tế
sản xuất hàng hoá và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm
đi. Những thời kỳ thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái nếu tình
hình không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách công cộng
có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao? Khi kinh tế
suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ
dài và mức độ trầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà chúng ta xem xét trong
chương này và hai chương tiếp theo.
Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến số mà
chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ
chính sách của chính phủ như chi tiêu, thuế và cung ứng tiền tệ cũng đã quen thuộc với
chúng ta. Điểm khác biệt ở trong các chương tiếp theo là khoảng thời gian phân tích. Trọng
tâm của bảy chương vừa rồi là nền kinh tế trong dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến
những biến động trong ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn của nền kinh tế.
Mặc dù còn có sự tranh luận giữa các nhà kinh tế về phương pháp phân tích biến động
kinh tế trong ngắn hạn, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều sử dụng mô hình tổng cầu và
tổng cung. Học cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các chính sách là
nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của chúng ta. Trong chương này, chúng ta bàn đến hai mảng
then chốt của mô hình là tổng cầu và tổng cung. Sau khi có cái nhìn tổng quan về mô
hình trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong hai chương tiếp theo.
BA ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Những biến động trong ngắn hạn của các hoạt động kinh tế diễn ra ở tất cả các nước và mọi thời
đại trong suốt chiều dài lịch sử. Để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ năm
này sang năm khác, chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng.
Đặc điểm 1: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật ngữ này cho
thấy, biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh. Khi GDP
tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát đạt. Các doanh nghiệp có nhiều khách
hàng và lợi nhuận ngày càng tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 2
bán được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn.
Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng
biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và có thể dự báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh
doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao. Phần (a) của
hình 1 biểu thị GDP của Mỹ từ năm 1965. Phần có mầu tối chỉ ra những thời kỳ suy thoái.
Như biểu đồ này cho thấy, các đợt suy thoái không diễn ra đều đặn theo thời gian. Đôi khi
các đợt suy thoái diễn ra gần nhau như trong năm 1980 và 1982. Song trong nhiều năm khác,
nền kinh tế lại không trải qua đợt suy thoái nào.
Hình 1. Quan sát biến động kinh tế ngắn hạn. Hình này biểu thị GDP thực tế trong phần
(a), chi tiêu cho đầu tư trong phần (b), và tỷ lệ thất nghiệp trong phần (c) của nền kinh tế Mỹ
Suy thoái
(a) GDP thực tế
Tỷ đô la
1992
1965 1970 1975 1980 1985 1990 19952.500
3.000
3.500
4.000
4.500
5.000
5.500
6.000
6.500
$7.000
GDP thực tế
(b) Chi tiêu cho đầu tư
Tỷ đô la
1992
300
400
500
600
700
800
900
1,000
$1,100
Chi tiêu cho đầu tư
1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995
Suy thoái
(c) Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp
0
2
4
6
8
10
12
1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995
Phần trăm lực
lượng lao
động
Suy thoái
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 3
với số liệu quý từ năm 1965. Các cuộc suy thoái được đánh dấu bởi các vùng màu tối. Hãy
chú ý rằng, GDP thực tế và chi tiêu cho đầu tư giảm trong thời kỳ suy thoái, trong khi thất
nghiệp tăng. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ lao động Mỹ.
Đặc điểm 2: Hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động
GDP thực tế là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để theo dõi những thay đổi trong ngắn
hạn của nền kinh tế vì nó là chỉ tiêu toàn diện nhất về hoạt động kinh tế. GDP thực tế phản
ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Nó
cũng phản ánh tổng thu nhập (đã loại trừ lạm phát) của mọi người trong nền kinh tế.
Nhưng thực ra khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn, việc sử dụng chỉ tiêu nào để phản ánh
hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi không quan trọng. Phần lớn các biến số kinh tế vĩ mô
đo lường thu nhập, chi tiêu hay mức sản xuất, cùng biến động. Khi GDP giảm trong thời kỳ
suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp,
doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái là một hiện
tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều nguồn số liệu vĩ mô khác nhau.
Mặc dù các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động, song chúng biến động với quy mô khác
nhau. Cụ thể, như trong phần (b) của hình 1 cho thấy, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ
kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong
đầu tư đóng góp vào hai phần ba mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy thoái. Nói cách khác,
khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu
để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.
Đặc điểm 3: Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
Những thay đổi trong sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với những thay
đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế
giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp
sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng.
Phần (c) trong hình 1 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ từ năm 1965. Một lần
nữa, các thời kỳ suy thoái được đánh dấu bằng các vùng màu tối. Biểu đồ cho thấy tác
động rõ rệt của suy thoái lên thất nghiệp. Trong mỗi đợt suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng
lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần.
Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà thường biến động xung
quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm.
Kiểm tra nhanh: Hãy nêu và giải thích ba đặc điểm then chốt của những biến động kinh tế.
LÝ GIẢI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN
Việc mô tả xu thế định kỳ mà nền kinh tế trải qua khi nó biến động theo thời gian là một
công việc đơn giản. Song việc lý giải nguyên nhân gây ra những biến động đó khó khăn hơn
nhiều. Tuy nhiên, nếu so với các chủ đề mà chúng ta đã nghiên cứu trong các chương trước,
lý thuyết về biến động kinh tế vẫn còn tranh luận nhiều. Trong chương này và hai chương
tiếp theo, chúng ta sẽ phát triển mô hình mà phần lớn các nhà kinh tế sử dụng để lý giải các
biến động kinh tế ngắn hạn.
Ngắn hạn và dài hạn khác nhau như thế nào
Trong các chương trước, chúng ta đã xây dựng những mô hình xác định các biến số kinh tế vĩ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 4
mô quan trọng nhất trong dài hạn. Chương 24 lý giải thích quy mô và tốc độ tăng năng suất
và GDP thực tế. Chương 25 lý giải việc lãi suất điều chỉnh như thế nào để cân bằng đầu tư và
tiết kiệm. Chương 26 lý giải tại sao luôn có thất nghiệp trong nền kinh tế. Chương 27 và 28
trình bày hệ thống tiền tệ và những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá,
lạm phát và lãi suất danh nghĩa như thế nào. Chương 29 và 30 mở rộng phân tích này cho nền
kinh tế mở để lý giải cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái.
Tất cả những phân tích này trong phần trên đều dựa vào hai ý tưởng có quan hệ với nhau là sự phân
đôi cổ điển và tính trung lập của tiền. Nhớ lại rằng sự phân đôi cổ điển là sự tách biệt giữa các biến
thực tế (tính bằng lượng hay giá tương đối) và các biến danh nghĩa (tính bằng tiền). Theo lý thuyết
kinh tế vĩ mô cổ điển, sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa,
chứ không ảnh hưởng đến các biến thực tế. Với tính trung lập của tiền, chương 24, 25 và 26 có thể
xem xét các yếu tố quyết định những biến thực tế (GDP thực tế, lãi suất thực tế và thất nghiệp) mà
không cần đưa vào các biến danh nghĩa như cung ứng tiền tệ và mức giá.
Những giả định này của kinh tế học vĩ mô cổ điển có thể áp dụng vào thế giới mà chúng ta
đang sống không? Lời giải đáp cho câu hỏi này có vai trò quyết định trong việc tìm hiểu
phương thức vận hành của nền kinh tế: Hầu hết các nhà kinh tế cho rằng lý thuyết kinh tế cổ
điển mô tả thế giới trong dài hạn, chứ không phải trong ngắn hạn. Sau vài năm, thay đổi
trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng đến mức giá và các biến danh nghĩa khác, nhưng không
ảnh hưởng đến GDP thực tế, thất nghiệp hay các biến thực tế khác. Khi nghiên cứu về những
thay đổi từ năm này qua năm khác, giả định về tính trung lập của tiền không còn đúng nữa.
Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng trong ngắn hạn, các biến thực tế và danh nghĩa liên quan
với nhau. Đặc biệt, thay đổi trong cung ứng tiền tệ có thể tạm thời đẩy sản lượng ra khỏi xu
thế dài hạn của nó.
Do đó, để hiểu nền kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta cần một mô hình mới. Để xây dựng mô
hình này, chúng ta dựa vào những công cụ đã phát triển trong các chương trước và không dựa
vào sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền.
Mô hình cơ bản về biến động kinh tế
Mô hình của chúng ta về các biến động kinh tế ngắn hạn tập trung vào hành vi của hai biến số.
Biến thứ nhất là sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế tính bằng GDP thực tế. Biến thứ
hai là mức giá chung tính bằng CPI hoặc chỉ số điều chỉnh GDP. Cần chú ý rằng sản lượng là
biến thực tế trong khi mức giá là biến danh nghĩa. Do đó, bằng cách tập trung vào mối quan hệ
giữa hai biến số này, có nghĩa chúng ta thừa nhận không có sự phân đôi cổ điển.
Hình 2. Tổng cầu và tổng cung. Các nhà kinh tế sử dụng mô hình tổng cầu và tổng cung để
phân tích các biến động kinh tế. Trên trục tung là mức giá chung. Trên trục hoành là tổng
Sản lượng
cân bằng
Sản
lượng
Mức
giá
0
Mức giá
cân bằng
Tổng
cung
Tổng cầu
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 5
lượng hàng hoá và dịch vụ được nền kinh tế sản xuất ra. Sản lượng và mức giá điều chỉnh
đến điểm mà tại đó đường tổng cầu và tổng cung cắt nhau.
Chúng ta phân tích biến động của cả nền kinh tế với tư cách một tổng thể bằng mô hình tổng
cầu và tổng cung được minh họa trong hình 2. Trên trục tung là mức giá chung trong nền
kinh tế. Trên trục hoành là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ. Đường tổng cầu cho biết
lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi
mức giá. Đường tổng cung cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn
bán ra tại mỗi mức giá. Theo mô hình này, mức giá và sản lượng điều chỉnh để cân bằng tổng
cầu và tổng cung.
Chúng ta có thể muốn coi mô hình này chẳng qua là hình ảnh phóng to của mô hình cung và
cầu thị trường đã được đề cập trong chương 4. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình này khác hẳn.
Khi chúng ta xem xét cung và cầu trên một thị trường cụ thể, chẳng hạn thị trường kem, hành
vi của người mua và bán phụ thuộc vào khả năng di chuyển nguồn lực từ thị trường này qua
thị trường khác. Khi giá kem tăng lên, lượng cầu giảm đi vì người tiêu dùng muốn mua sản
phẩm khác. Tương tự như vậy, khi giá kem tăng, lượng cung tăng do các nhà sản xuất có thể
tăng sản lượng bằng cách thuê thêm lao động từ các bộ phận khác của nền kinh tế. Sự thay
thế mang tính kinh tế vi mô từ thị trường này sang thị trường kia không có ý nghĩa khi chúng
ta phân tích cho cả nền kinh tế. Xét cho cùng, lượng hàng mà mô hình của chúng ta tìm cách
lý giải - GDP thực tế - phản ánh tổng lượng hàng hoá sản xuất trên tất cả các thị trường. Để
hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên, chúng ta cần có lý thuyết
kinh tế vĩ mô. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây dựng một lý thuyết như vậy.
Kiểm tra nhanh: Hành vi của nền kinh tế trong ngắn hạn khác với hành vi của nó trong dài
hạn như thế nào? Hãy vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Các biến số nào nằm ở trên hai
trục?
ĐƯỜNG TỔNG CẦU
Đường tổng cầu cho biết tổng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tại mức giá
bất kỳ cho trước. Hình 3 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là nếu
những cái khác không thay đổi, sự giảm sút mức giá chung của nền kinh tế, ví dụ từ P1 xuống
P2, có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng, chẳng hạn từ Y1 lên Y2 .
Tại sao đường tổng cầu dốc xuống
Tại sao sự giảm sút mức giá chung lại làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ? Để trả lời
câu hỏi này, chúng ta hãy nhớ lại rằng GDP thực tế (Y) bằng tổng của tiêu dùng (C), đầu tư
(I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX):
Y = C + I + G + NX
Các thành tố này đều đóng góp vào tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Bây giờ, chúng ta giả
định rằng, chi tiêu của chính phủ được cố định bởi chính sách. Ba thành tố còn lại - tiêu
dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng - phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, cụ thể là mức giá
chung. Bởi vậy, để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống, chúng ta phải xem mức giá ảnh
hưởng đến lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng như thế
nào.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 6
Hình 3. Đường tổng cầu. Sự giảm sút mức giá từ P1 xuống P2 làm tăng lượng cầu về hàng
hoá và dịch vụ từ Y1 lên Y2. Mối quan hệ nghịch này do ba nguyên nhân gây ra. Khi mức giá
giảm, của cải thực tế tăng, lãi suất giảm và tỷ giá hối đoái giảm. Các hiệu ứng này kích thích
tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng. Tăng chi tiêu cho các thành tố của sản lượng có nghĩa
là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn.
Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải. Hãy nhìn vào khoản tiền trong ví hay tài khoản
ngân hàng của bạn. Giá trị danh nghĩa của những khoản tiền này cố định, nhưng giá trị thực
tế của nó thì không. Khi mức giá giảm, những đồng tiền này có giá hơn vì chúng có thể mua
được nhiều hàng hoá hơn. Như vậy, sự giảm sút mức giá làm cho người tiêu dùng cảm thấy
mình có nhiều của cải hơn và điều này khuyến khích họ mua nhiều hơn. Chi cho tiêu dùng
tăng lên có nghĩa là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn hơn.
Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất. Như đã thảo luận trong chương 28, mức giá là một
trong những yếu tố quyết định của lượng cầu về tiền. Với mức giá thấp hơn, mọi người cần ít
tiền hơn cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy khi mức giá giảm, các hộ gia đình sẽ
tìm cách giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách cho vay một phần số tiền hiện có. Ví dụ, một hộ
gia đình nào đó có thể dùng số tiền dôi ra của mình để mua trái phiếu có lãi. Hoặc họ có thể
gửi vào tài khoản tiết kiệm và ngân hàng lại dùng khoản tiền này để cho vay. Trong cả hai
trường hợp, do các hộ gia đình chuyển một phần số tiền nắm giữ thành các tài sản sinh lãi, họ
làm cho lãi suất giảm xuống. Lãi suất giảm đến lượt nó lại kích thích các doanh nghiệp đầu
tư vào nhà xưởng và thiết bị mới hoặc các hộ gia đình mua nhà ở mới. Do vậy, mức giá thấp
hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu mua hàng đầu tư và qua đó làm tăng lượng cầu
về hàng hóa và dịch vụ.
Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái. Như chúng ta vừa thảo luận, mức
giá thấp hơn ở Mỹ làm cho lãi suất ở Mỹ thấp hơn. Điều này làm cho một số nhà đầu tư
muốn đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài. Ví dụ, khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm, một quỹ
hỗ tương bán trái phiếu chính phủ Mỹ để mua trái phiếu chính phủ Đức. Khi quỹ hỗ tương
chuyển tài sản ra nước ngoài, nó làm tăng cung về đô la trên thị trường ngoại tệ. Sự tăng
cung về đô la làm cho đồng đô la giảm giá so với các đồng tiền khác. Vì một đô la giờ đây
mua được ít đơn vị ngoại tệ hơn, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt hơn hàng hoá và dịch vụ
Mỹ. Sự thay đổi này trong tỷ giá hối đoái thực tế (giá tương đối của hàng nội so với hàng
ngoại) làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ nhập
khẩu) sẽ tăng lên. Như vậy, khi sự giảm sút mức giá làm cho lãi suất giảm, tỷ giá hối đoái
Sản lượng
Mức
giá
0
Tổng cầu
P1
Y1 Y2
P2
2. ...làm tăng lượng cầu về hàng
hoá và dịch vụ
1. Sự giảm sút
trong mức giá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 14 – Tổng cầu và tổng cung 7
thực tế giảm, dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng hoá và
dịch vụ.
Tóm tắt. Như vậy có ba lý do có quan hệ với nhau lý giải tại sao khi mức giá giảm, lượng
cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng: (1) Người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tài sản hơn
nên tăng cầu về hàng tiêu dùng. (2) Lãi suất giảm và điều này kích thích cầu về hàng hoá đầu
tư. (3) Tỷ giá hối đoái thực tế giảm, kích thích nhu cầu về xuất khẩu ròng. Vì cả ba lý do này
mà đường tổng cầu dốc xuống.
Điều quan trọng là cần nhớ rằng, đường tổng cầu cũng giống như các đường cầu khác được
xác định khi giữ cho “các yếu tố khác không đổi”. Đặc biệt, cả ba cách lý giải của chúng ta
về đường tổng cầu dốc xuống đều giả định rằng cung ứng tiền tệ không thay đổi. Nghĩa là
chúng ta đang xét xem sự thay đổi của mức giá ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu về hàng
hoá và dịch vụ trong khi giữ cho lượng tiền trong nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta
sẽ thấy, sự thay đổi trong lượng tiền sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. Hiện tại hãy nhớ
rằng đường tổng cầu được vẽ cho một lượng tiền nhất định.
Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển
Sự dốc xuống của đường tổng cầu cho biết rằng sự suy giảm mức giá làm tăng lượng cầu về
hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng
hóa và dịch vụ tại một mức giá cho trước. Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường
tổng cầu sẽ dịch chuyển. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ về những biến cố làm dịch
chuyển đường tổng cầu. Chúng ta có thể phân loại chúng theo thành tố chi tiêu trực tiếp bị
ảnh hưởng nhiều nhất.
Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng. Giả sử người Mỹ đột nhiên trở nên quan tâm nhiều
hơn đến tiết kiệm cho khi nghỉ hưu, và kết quả là họ giảm mức chi tiêu hiện tai. Do lượng
cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức giá thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang
trái. Ngược lại, hãy tưởng tượng rằng sự bùng nổ của thị trường chứng khoán làm cho người
ta trở nên giàu có và ít quan tâm đến tiết kiệm hơn. Việc chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên phát
sinh từ đó có nghĩa là lượng cầu lớn hơn tại mỗi mức giá, do vậy đường tổng cầu dịch
chuyển sang bên phải.
Vì vậy, bất cứ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá