Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Java cơ bản

Đâu là câu SAI về ngôn ngữ Java? • A) Ngôn ngữ Java có phân biệt chữ hoa – chữ thường • B) Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng • C) Dấu chấm phẩy được sử dụng để kết thúc lệnh trong java • D) Chương trình viết bằng Java chỉ có thể chạy trên hệ điều hành win Đúng. Đáp án đúng là: Chương trình viết bằng Java chỉ có thể chạy trên hệ điều hành win Vì: Chương trình viết bằng java có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.2 Câu2 [Góp ý] Đâu không phải là một kiểu dữ liệu nguyên thủy trong Java? • A) double • B) int • C) long • D) long float

docx164 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Java cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM JAVA CƠ BẢN 1  Đâu là câu SAI về ngôn ngữ Java?  A)   Ngôn ngữ Java có phân biệt chữ hoa – chữ thường   B)   Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng   C)   Dấu chấm phẩy được sử dụng để kết thúc lệnh trong java   D)   Chương trình viết  bằng Java chỉ có thể chạy trên hệ điều hành win  Đúng. Đáp án đúng là:  Chương trình viết  bằng Java chỉ có thể chạy trên hệ điều hành win Vì: Chương trình viết bằng java có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.2 Câu2 [Góp ý] Đâu không phải là một kiểu dữ liệu nguyên thủy trong Java?  A)   double   B)   int   C)   long   D)   long float  Đúng. Đáp án đúng là:   long float Vì: double, int, long ở các là các kiểu dữ liệu nguyên thủy trong Java. Trong Java không có kiểu dữ liệu dẫn xuất long float. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1. 4 Câu3 [Góp ý] Trong câu lệnh sau: public static void main(String[] agrs) thì phần tử agrs[0] chứa giá trị gì? Chọn một câu trả lời  A)   Tên của chương trình        B)   Số lượng tham số               C)   Tham số đầu tiên của danh sách tham số   D)   Không câu nào đúng  Sai. Đáp án đúng là: Tham số đầu tiên của danh sách tham số Vì: + Trong khai báo đối số của hàm main() thì agrs là một mảng xâu kí tự, đồng thời hàm main có thể nhận nhiều đối số => agrs[0] là đối số đầu tiên trong danh sách đối số của hàm main() Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.4 Câu4 [Góp ý] Phương thức next() của lớp Scanner dùng để làm gì? Chọn một câu trả lời  A)   Nhập một số nguyên   B)   Nhập một ký tự   C)   Nhập một chuỗi   D)   Không có phương thức này  Sai. Đáp án đúng là:  "Nhập một chuỗi"  Vì: Phương thức next() của lớp Scanner sử dụng để nhập một chuỗi ký tự bao gồm cả khoảng trắng. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.4 Câu5 [Góp ý] Muốn chạy được chương trình java, chỉ cần cài phần mền nào sau đây? Chọn một câu trả lời  A)   Netbeans   B)   Eclipse   C)   JDK   D)   Java Platform  Sai. Đáp án đúng là:  : Java Platform Vì: Netbeans hoặc Eclipse  là môi trường lập trình, chứ không phải để chạy ứng dụng Java. JDK ở đáp án C là để phát triển ứng dụng Java. Java Platform là vừa đủ để chạy ứng dụng Java. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.1 Câu6 [Góp ý] Gói nào trong java chứa lớp Scanner dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím? Chọn một câu trả lời  A)   java.net       B)   java.io                     C)   java.util                   D)   java.awt  Sai. Đáp án đúng là:  "java.util " Vì: Theo cấu trúc của gói java.util Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.4 Câu7 [Góp ý] Phương thức nextLine() thuộc lớp nào ? Chọn một câu trả lời  A)   String   B)   Scanner   C)   Integer   D)   System  Sai. Đáp án đúng là:  Scanner Vì: phương thức nextLine() thuộc lớp Scanner. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.4 Câu8 [Góp ý] Tên đầu tiên của Java là gì? Chọn một câu trả lời  A)   Java   B)   Oak   C)   Cafe   D)   James golings  Sai. Đáp án đúng là:  Oak Vì: Theo lịch sử ngôn ngữ java tên đầu tiên của java là oak. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.1 Câu9 [Góp ý] G/s đã định nghĩa lớp XX với một phương thức thông thường là Display, sau đó sinh ra đối tượng objX từ lớp XX. Để gọi phương thức Display ta sử dụng cú pháp nào? Chọn một câu trả lời  A)   XX.Display;   B)   XX.Display();   C)   objX.Display();   D)   Display();  Sai. Đáp án đúng là:  objX.Display(); Vì: Để truy xuất và phương thức của đối tượng ta sử dụng cú pháp: tendoituong.tenphuongthuc(); Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.3 Câu10 [Góp ý] Đâu KHÔNG phải là thành phần trong cấu trúc của lớp trong java. Chọn một câu trả lời  A)   Tên lớp   B)   Thuộc tính   C)   Phương thức   D)   Biến  Đúng. Đáp án đúng là:  Biến Vì: Thành phần trong cấu trúc của lớp trong java bao gồm tên lớp, thuộc tính, phương thức. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.3 Câu3 [Góp ý] Câu 1: Từ khóa new kết hợp với hàm tạo để tạo ra đối tượng. Câu 2: Hàm tạo được sử dụng để hủy đối tượng Chọn một câu trả lời  A)   Cả hai câu đều đúng   B)   Cả hai câu đều sai   C)   Câu 1 đúng, câu 2 sai   D)   Câu 2 đúng, câu 1 sai  Đúng. Đáp án đúng là:  Câu 1 đúng, câu 2 sai Vì: + Trong java toán tử new được sử dụng kết hợp với hàm tạo để sinh ra đối tượng Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.3 Câu5 [Góp ý] Điểm : 1 Đọc đoạn mã lệnh sau 1:public class Main { 2:    public static void main(String[] args) { 3:        int x = -1; 4:        String y = x + 3; 5:        System.out.println("x = " + x + "y = " + y); 6:    } 7:} Sau khi thực thi chương trình sẽ in ra kết quả gì ?  A)   x=-1 y=2   B)   Lỗi biên dịch: Uncompilable source code - incompatible types   C)   x=-1 y=-13   D)   x=-1 y=4  Đúng. Đáp án đúng là:  Lỗi biên dịch: Uncompilable source code - incompatible types Vì: y là chuỗi, x là số không thể thực hiện cộng chuỗi và số. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.3 Câu9 [Góp ý] Đoạn mã KHÔNG in ra màn hình số 13?  A)    int x=13; System.out.println(x);  B)    int x=13; System.out.println("x");  C)    int x=13; System.out.println("13");  D)    int x=13; System.out.println(""+x); Đúng. Đáp án đúng là:  int x=13; System.out.println("x"); Vì: -     Đáp án int x=13; System.out.println(x);  in ra giá trị của x là 13. -     Đáp án int x=13; System.out.println("x"); in ra xâu ký tự "x", in ra x. -     Đáp án int x=13; System.out.println("13");  in ra xâu ký tự "13",  in ra 13 -     Đáp án int x=13; System.out.println(""+x); in ra xâu ký tự ""+x, in ra 13 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.4 Câu10 [Góp ý] Đối tượng là gì?  A)   Các lớp được tạo thể hiện từ đó   B)   Một thể hiện của lớp   C)   Một tham chiếu đến một thuộc tính   D)   Một biến  Đúng. Đáp án đúng là: Một thể hiện của lớp Vì: Lớp là một tập tất cả các đối tượng có cùng thuộc tính và hành vi. Vậy nói ngược lại đối tượng chính là một thể hiện cụ thể của lớp. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1.3 Câu1 [Góp ý] Đâu là khai báo biến đúng trong java? (1) rollNumber         (2) $rearly_salary    (3) double      (4) $$_           (5) mount#balance Chọn một câu trả lời  A)   12345   B)   123   C)   124   D)   125  Đúng. Đáp án đúng là: 124 Vì: Tên biến không được trùng tên với từ khóa (double), không chứa các kí tự đặc biệt (#). Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu2 [Góp ý] Đọc đoạn mã sau: 11: int i = 1,j = 10; 12: do { 13: if(i>j) { 14: break; 15: } 16: j--; 17: } while (++i <5); 18: System.out.printIn("i = " +i+" and j = "+j); Kết quả in ra của đoạn mã trên là gì? Chọn một câu trả lời  A)   i = 6 and j = 5   B)   i = 5 and j = 5   C)   i = 6 and j = 4   D)   i = 5 and j = 6  Sai. Đáp án đúng là:  "i = 5 and j = 6" Vì: + Vòng lặp kiểm tra nếu i>j sẽ kết thúc vòng lặp + Mỗi bước lặp i tăng 1 và j giảm 1 + Điều kiện kết thúc vòng lặp là i >=5 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.3 Câu3 [Góp ý] Với giá trị nào của x, biểu thức sau trả về giá trị true(x thuộc kiểu int). x%3==0 Chọn một câu trả lời  A)   2   B)   7   C)   4   D)   9  Đúng. Đáp án đúng là:   9 Vì: x%3 trả về giá trị là 0 khi x là bội của 3. Trong các đáp án, chỉ có đáp án D có gia trị là bội của 3. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu4 [Góp ý] Lựa chọn đáp án phù hợp: (a) byte                      (1) 256 (b) char                      (2) 5000 (c)int                          (3) 4899.99 (d) short                     (4)126 (e) double                  (5) 'F' Chọn một câu trả lời  A)   a-4, b-5, c-2, d-1, e-3   B)   a-1, b-2, c-2, d-1, e-3   C)   a-1, b-5, c-4, d-4, e-3   D)   a-5, b-4, c-1, d-2, e-3  Đúng. Đáp án đúng là:   a-4, b-5, c-2, d-1, e-3 Vì:  byte: 126, char:'F', int:5000, short: 256, double:4899.99 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu5 [Góp ý] Kiểu dữ liệu nào trong Java chứa giá trị bao gồm cả chữ và số? Chọn một câu trả lời  A)   int   B)   byte   C)   char   D)   String  Đúng. Đáp án đúng là:  String Vì: Kiểu dữ liệu String chứa giá trị bao gồm cả chữ và số. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu6 [Góp ý] int i=0;  do {  flag = false;  System.out.print( i++ );  flag = i < 10;  continue;  }while ( (flag)? true:false ); Kết quả in ra của đoạn mã trên là gì?  A)   000000000   B)   0123456789   C)   Lỗi biên dịch   D)   Đoạn mã thực thi nhưng không in ra kết quả gì  Đúng. Đáp án đúng là:  0123456789 Vì: Khi thực thi chương trình vòng lặp do/while sẽ chạy biến i từ 0 đến 9 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1. Câu7 [Góp ý] Đọc đoạn mã sau: 11: int x = 3; 12: int y = 1; 13: if (x = y) { 14: System.out.println("x = " + x); 15: } Kết quả in ra của đoạn mã trên là gì?  A)   x = 1   B)   x = 3   C)   Lỗi biên dịch   D)   Chương trình chạy nhưng không in ra kết quả  Sai. Đáp án đúng là:  "Lỗi biên dịch" Vì: Sử dụng sai phép so sánh trong lệnh if, toán tử = là toán tử gán không sử dụng trong biểu thức của lệnh if. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.3 Câu8 [Góp ý] Đọc đoạn code sau: 1:public class Test {  2:public int aMethod() {  3:int i = 0;  4:i++; 5:return i;  6:} 7:public static void main (String[]args){ 8:Test test = new Test();  9:test.aMethod();  10:int j = test.aMethod();  11:System.out.println(j);  12:} 13:}  Kết quả là gì? Chọn một câu trả lời  A)   0    B)   1    C)   2    D)   Lỗi biên dịch  Đúng. Đáp án đúng là:   1 + Lệnh Test test=new Test() sẽ khởi tạo một đối tượng test + test.aMethod() sẽ khởi tạo thuộc tính i=0 + int j=test.Method() sẽ tăng thuộc tính i lên 1 (bằng 1) và gán giá trị cho j => j=1 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.2 Câu9 [Góp ý] Đâu là khai báo biến hợp lệ? Chọn một câu trả lời  A)   theOne   B)   the One   C)   1the_One   D)   $the One  Đúng. Đáp án đúng là:  theOne Vì: Theo quy tắc khai báo biến thì tên biến nên bắt đầu bởi ký tự, không có khoảng cách giữa tên biến và tên biến không được bắt đầu bởi số. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu10 [Góp ý] Đâu là cách thức tạo SAI về đối tượng của lớp Animal sau: class Animal{     String name;      public Animal(String x){         this.name = x;    } } Chọn một câu trả lời  A)   Animal a = new Animal();   B)   Animal a = new Animal("name");   C)   Animal a = new Animal("");   D)   new Animal("name");  Sai. Đáp án đúng là:  Animal a = new Animal() Vì:  Trong lớp Animal không có hàm tạo mà không có tham số truyền vào. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu3 [Góp ý] Xét 2 câu sau: Câu 1: Biến được khai báo bên trong lớp được dùng để lưu trữ các giá trị thuộc tính của đối tượng Câu 2: Biến địa phương là biến được khai báo bên trong phương thức và các khối lệnh. Đúng. Đáp án đúng là:   Cả 2 câu đều đúng Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu4 [Góp ý] Biểu thức nào có giá trị khác  các biểu thức còn lại trong các biểu thức sau? Cho x=true thuộc kiểu boolean.  A)   true   B)   x==true;   C)   1==1   D)   !x  Đúng. Đáp án đúng là:   !x Vì: Biểu thức x==true ở đáp án B trả về giá trị là true, 1==1 ở đáp án C cũng trả về giá trị là true. !x trả về giá trị là !true là false, khác các đáp án khách. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 Câu6 [Góp ý] Có mấy cách để truyền tham số vào cho một phương thức? Chọn một câu trả lời  A)   2   B)   1   C)   3   D)   4  Đúng. Đáp án đúng là:  2 Vì: Khi truyền tham số vào cho phương thức có hai cách là: truyền theo kiểu tham trị và truyền theo kiểu tham biến. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.2.4 Câu8 [Góp ý] public class Test{ public static int switchIt(int x)  {  int j = 1;  switch (x) {  case 1: j++;  case 2: j++;  case 3: j++;  case 4: j++;  default: j++;  }  return j + x;  }     public static void main(String[] args) {         System.out.println("value = " + switchIt(4));     } } Kết quả in ra của đoạn mã trên là gì? Chọn một câu trả lời  A)   value = 3   B)   value = 4   C)   value = 5   D)   value = 7  Đúng. Đáp án đúng là:  value = 7 Vì: Khi thực thi chương trình, hàm main() sẽ gọi hàm switchIt(4), hàm switch() sẽ gán j=1, và so sánh x với các giá trị 1,2,3,4 và sẽ thực hiện các lệnh từ nhánh j=4 đến hết switch(vì không có lệnh break) do đó j tăng lên 2 => j=3. Cuối cùng sẽ trả về giá trị j+x =3+4=7.  Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 1. Câu10 [Góp ý] 01:class A { 02:   int x = 10; 03:   public void calTotal(A a){ 04:       a.x = 12; 05:       06:System.out.println(a.x); 07:   } 08:} Khi thực hiện lệnh: A a = new A(); a.calTotal(a); Giá trị của x sau khi thực hiện lệnh trên sẽ cho kết quả gì?  A)   10   B)   12   C)   22   D)   1012  Đúng. Đáp án đúng là:  12 Vì: Khi gọi hàm calTotal tham số truyền cho hàm là một đối tượng thuộc lớp A, do đó sẽ làm thay đổi thuộc tính x của lớp A sang giá trị là 12. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.2.4 7 Đâu là khai báo đúng về lớp Cat? Chọn một câu trả lời  A)   Class Cat{}   B)   class public Cat(){}   C)   class Cat{}   D)   public Cat class{}  Đúng. Đáp án đúng là:  class Cat{} Vì: Theo cú pháp khai báo lớp Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 7 [Góp ý] Điểm : 1 Đâu KHÔNG phải là cách thức để khởi tạo giá trị cho thuộc tính name có kiểu chuỗi của lớp Cat?  A)   class Cat {String name = "noname";}   B)    public class Cat{     String name;     public Cat(){name = "noname";} }  C)    public class Cat{     String name;     public Cat(String x){name = x;} }  D)    public class Cat{     String name;     public Cat(){         String name = "noname";     } } Đúng. Đáp án đúng là:   public class Cat{     String name;     public Cat(){         String name = "noname";     } }  Vì: Sai về cách thức khởi tạo thuộc tính name của lớp Cat sai về cách thức khởi tạo thuộc tính name của lớp Cat Biến name trong hàm tạo là biến cục bộ,  không phải là thuộc tính name. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 2.1 1 [Góp ý] Điểm : 1 Đọc đoạn mã sau: 1.0: package pac02; 1.1: public class ClassA { 1.2:    public int xA; 1.3:    public String yA; 1.4:} --------- 2.0: package pac01; 2.1: import pac02.ClassA; 2.2: public class Test { 2.3:     public static void main(String[] args) { 2.4:         ClassA a = new ClassA(); 2.5:         a.xA = 12; 2.6:         a.yA = "Hello"; 2.7:         System.out.println("a.xA = " + a.xA + "; a.yA = " + a.yA); 2.8:     } 2.9: } Chương trình sẽ in ra kết quả gì khi thực thi? Chọn một câu trả lời  A)   Lỗi biên dịch dòng 2.5, 2.6, 2.7   B)   Lỗi biên dịch dòng 2.5   C)   Lỗi biên dịch dòng 2.6, 2.7   D)   a.xA = 12; a.yA = Hello  Đúng. Đáp án đúng là:   a.xA = 12; a.yA = Hello Vì: Thuộc tính xA, yA của lớp ClassA được khai báo với từ khóa public  nên được truy xuất và in ra kết quả chương trình là xA = 12, yA = Hello. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 3.2, 3.3 Đúng Điểm: 1/1. Câu2 [Góp ý] Điểm : 1 Đoạn mã sau có lỗi biên dịch gì? public class Person { protected String name; protected int age; public static void main(String[] args) { Person p = new Person(); p.name="Tom"; System.out.println(p.name); } } Chọn một câu trả lời  A)   Không có lỗi biên dịch.   B)   name has protected access.   C)   age has protected access.   D)   name has public access.  Sai. Đáp án đúng là:  Không có lỗi biên dịch. Vì: hàm main ở trong cùng lớp Person, nên có thể truy xuất tới tất cả các trường của Person. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 3.2 Không đúng Điểm: 0/1. Câu3 [Góp ý] Điểm : 1 Câu 1: Một thành viên protected của một lớp có thể được truy xuất từ bất kỳ lớp nào trong cùng một gói và từ một lớp con nằm bên ngoài gói nếu lớp bên ngoài đó là lớp con. Câu 2: Một thành viên của một lớp được khai báo là private không những không thể được truy xuất từ bên trong lớp mà còn không nơi nào bên ngoài lớp. Chọn một câu trả lời  A)   Câu 1 sai, câu 2 đúng   B)   Câu 1 đúng, câu 2 sai   C)   Cả 2 câu cùng đúng   D)   Cả 2 câu cùng sai  Đúng. Đáp án đúng là:  Câu 1 đúng, câu 2 sai Vì: + Các thành phần Protected có thể truy xuất từ lớp đó và các lớp con của lớp đó + Thành phần private chỉ có thể truy xuất từ trong lớp đó. Câu 1 đúng, câu 2 sai Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 3.3 Đúng Điểm: 1/1. Câu4 [Góp ý] Điểm : 1 Trong các khai báo sau đâu là khai báo không hợp lệ? Chọn một câu trả lời  A)   int a1[][] = new int[][3];   B)   int a2[][] = new int[2][3];   C)   int a3[][] = new int[2][];   D)   int a4[][] = {{}, {}, {}};  Sai. Đáp án đúng là: int a1[][] = new int[][3]; Vì: + Bắt buộc phải xác định số dòng trong khai báo mảng hai chiều. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 4.3 Không đúng Điểm: 0/1. Câu5 [Góp ý] Điểm : 1 Phát biểu nào sau đây là đúng: Chọn một câu trả lời  A)   Mảng có thể lưu giữ các phần tử thuộc nhiều kiểu dữ liệu khác nhau   B)   Chỉ số của mảng có thể sử dụng kiểu số thực (float, double)   C)   Biểu thức array.length được sử dụng để trả về số phần tử trong mảng   D)   Một phần tử của mảng không thể truyền vào trong một phương thức.  Sai. Đáp án đúng là: Biểu thức array.length được sử dụng để trả về số phần tử trong mảng Vì: biểu thức array.length trả về số phần tử trong mảng. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 4.2 Không đúng Điểm: 0/1. Câu6 [Góp ý] Điểm : 1 Chương trình sau in ra màn hình xâu nào? 01: public class Main{ 02:    public static void main(String[] args) { 03:        String names[] = {"John","Anna","Peter","Victor","David"};       04: System.out.println(names[2]); 05:    } 06:} Chọn một câu trả lời  A)   Có lỗi biên dịch: use new keyword to create object   B)   Peter   C)   Anna   D)   Victor  Đúng. Đáp án đúng là:  Peter Vì: + Lệnh System.out.println(names[2]);sẽ in ra phần tử đứng thứ 3 trong mảng names (chỉ số mảng từ 0 => in ra Peter) Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 4.2 Đúng Điểm: 1/1. Câu7 [Góp ý] Điểm : 1 Nếu phương thức của bạn ghi đè một trong số các phương thức của lớp cha, bạn có thể gọi phương thức bị ghi đè thông qua từ khóa nào? Chọn một câu trả lời  A)   parent                      B)   super                        C)   this               D)   static  Sai. Đáp án đúng là:  super Vì: Từ khóa super được sử dụng trong lớp con để gọi phương thức của lớp cha. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 5.2 Không đúng Điểm: 0/1. Câu8 [Góp ý] Điểm : 1 Hãy cho biết kết quả khi chạy đoạn chương trình sau? class Student {     public int getAge(){         return 10;     } } public class Man extends Student{     public int getAge(int added) {         return super.getAge()+added;     }     public static void main(String[] args) {         Man s = new Man();         System.out.println(s.getAge());        System.out.println(s.getAge());     } } Chọn một câu trả lời  A)    10 11  B)    10 10  C)    11 11  D)    Không in gì và báo lỗi  Sai. Đáp án đúng là:  Không có lỗi biên dịch.  In ra 10 10 Vì: + Lệnh đầu tiên trong hàm main() sẽ sinh ra đối tượng s từ lớp Man. + Lệnh thứ 2 của hàm main sẽ gọi phương thức getAge() của đối tượng s, tuy nhiên s kế thừa từ lớp Student do đó sẽ triệu gọi phương thức getAge của lớp Student => in ra 10 + Lệnh thứ 3 của hàm main() sẽ gọi phương thức getAge() của đối tượng s => gọi đến phương thức getAge() của lớp Student => in ra 10 Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 5.2 Không đúng Điểm: 0/1. Câu9 [Góp ý] Điểm : 1 Đoạn mã sau có lỗi biên dịch nào? class Student {   } public class Man extends Student{     public static void main(String[] args) {         Man m = new Student();     } } Chọn một câu trả lời  A)    Không có lỗi biên dịch.   B)    Có lỗi biên dịch: Incompatible type, required Man, found Student.   C)    Có lỗi biên dịch:Incompatible type, required Student, found Man.   D)    Do not use extends to make subclass..  Sai. Đáp án đúng là:   Có lỗi biên dịch: Incompatible type, required Man, found Student. Vì:  m thuộc kiểu Man, nên có thể chứa pointer tới đối tượng của lớp Man. Không chứa được pointer tới đối tượng của lớp Student. Tham khảo: Giáo trình: [1] mục 5.2 Không đúng Điểm: 0/1. Câu10 [Góp ý] Điểm : 1 Đoạn mã sau có lỗi biên dịch nào? class Student {     public String sayHello(){         return "Student";     } } p