Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các
vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
- Quy tắc tính số oxy hóa.
- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các
nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp
cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản
ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng
nhiệt luyện.
b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S
Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa
các loại hạt.
- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp kiến thức ôn thi hóa học cực hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để "ăn
điểm" ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:
1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các
vấn đề sau:
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:
- Quy tắc tính số oxy hóa.
- Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các
nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
- Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp
cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
- Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản
ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng
nhiệt luyện.
b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S
Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.
c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
- Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa
các loại hạt.
- Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
- Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần
hoàn.
- Sự tạo thành ion.
2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:
a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.
b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch
theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion
với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất
điện ly yếu).
c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình
phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà
trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm
Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;...)
d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:
Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng
túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu
nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,...) và các gốc bazơ của bazơ
mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,...) được xem là bazơ.
* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly
thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.
e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng
trong các bài toán dung dịch.
f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa
lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).
g) Các phản ứng của hydrocacbon:
- Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản
ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1
với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.
Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.
kỹ thuật sử lý các bài toán tách dung dịch muối vô cơ
Điểm quan trọng nhất để làm được dạng bài này là các bạn phải thuộc được
Bảng tính tan
+ Tất cả các muối nitơrat (NO3)- , muối axêtat , muối của kim loại Na , K , muối
amôni đều tan
+ Tất cả các muối clorua đều tan ngoại trừ AgCl , PbCl2
+ Tất cả các muối sunfat đều tan ngoại trừ BaSO4 , CaSO4
+ Tất cả các muối cacbonat đều ko tan ngoại trừ cacbonat của kim loại kiềm và
amôni cacbonat
+ Tất cả các hiđrôxit của KL kiềm , kiềm thổ và NH4OH đều tan còn lại là những
chất ko tan
Nguyên tắc chung : khi sử lý một bài toán tách chất , phản ứng mình chọn để
tách riêng hóa chất phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện
1, chỉ t/d với một chất trong hỗn hợp (thường là chất cần tách )
2, Sản phẩm tạo thành có thể dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp
3, sản phẩm tạo thành dễ dàng tái tạo lại được chất ban đầu
Kỹ thuật tách :
Quan sát kỹ các chất cần tách nếu các chất tồn tại ở trạng thái muối thì ta tìm
cách đưa các ion kim loại ra khổi hỗn hợp bằng cách cho tạo kết tủa với trường
hợp ion kim loại đó từ ion Mg2+ tới ion Cu2+ )
trong trường hợp ion KL là ion của kim loại kiềm thổ thì ta tạo muối cacbonat KL
( dùng (NH4)2CO3 )
nếu trong bài có sự xuất hiện của ion kim loại lưỡng tính ( ion Al3+;Zn2+) ta sử
dụng dung dịch kiềm dư (NaOH) ---> sau đó làm xuất hiện kết tủa hỉđôxit trở lại =
CO2
NaAlO2 + CO2 + H2O => Al(OH)3 (kết tủa) + NaHCO3
VD: hỗn hợp (AlCl3,Mg(NO3)2 ) + NaOH => [Mg(OH)2] và hỗn hợp dung dịch
NaAlO2,NaCl,NaNO3,NaOH dư
cho hỗn hợp dung dịch qua CO2 ta thu lại được kết tủa Al(OH)3
cho các kết tủa tác dụng với axit tương ứng ta thu lại được muối ban đầu
note:
+ không được phép tách ion Ba2+ dưới dạng BaSO4 và ion Ag+ dưới dạng AgX (X
là halogen ) do các muối đó rất bền khó có thể hòa tan = các tác nhân hóa học ,
nhiệt độ
+Do Zn2+ tạo phức chất với dung dịch NH3 , luôn tan nhưng Al3+ lại tạo được
kết tủa hiđrôxit ko tan trong NH3 dư
vì vậy nếu có sự xuất hiện đồng thời 2 ion này ta ko được dùng dung dịch kiềm
dư mà phải sử dụng dung dịch NH3
AlCl3,ZnCl2 +NH3 =>Al(OH)3 kết tủa và [Zn(NH3)4]Cl2 tan(dung dịch)
để tách ion (NH4)+ ra khỏi dung dịch ta dùng dung dịch kiềm để tạo khí NH3 bay
lên
đây chỉ là kỹ thuật tách những bài đơn giản , đối với những bài phức tạp bạn
cần có kiến thức tổng hợp nhiều hơn vd như nhiệt phân muối , kim loại mạnh
đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối ( thế kim loại )....nhưng tớ hy vọng cái
này sẽ giúp bạn có định hướng suy nghĩ trước một bài tập tách chất vì trước đó
chỉ mò ra cách giải thôi chứ không có phương hướng cụ thể .
phương pháp hóa học_các nguyên tắc bảo toàn
1. Bảo toàn điện tích:
-Nguyên tắc : Tổng điện tích dương luôn bằng tổng điện tích âm vè giá trị tuyệt
đối. Dung dịch luôn trung hòa về điện.
-Các ví dụ:
Ví dụ 1: Dung dịch A chứa các ion: Na+ (a mol), (HCO3)2- (b mol), (CO3)2- (c mol),
(SO4)2- (d mol).Để tạo ra kết tủa lớn nhất người ta dùng 100 ml Ba(OH)2 x mol/l.
Tính x theo a, b.
Giải
(HCO3)2- + (OH)+ => (CO3)2- + H2O
b --> b
Ba2+ + (CO3)2- => BaCO3
Ba2+ + (SO4)2- => BaSO4
Dung dịch sau PU chỉ có Na+ (ban đầu) là a mol. Vậy để dung dịch trung hòa về
điện thì cấn a mol OH-, trong khi đó đã tiêu tốn b mol OH- ở trên.
Vậy nOH- = a + b mol ---> x = (a+b)/0,2.
2. Bảo toàn khối lượng:
-Nguyên tắc:
+Trong PUHH thì tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất
tham gia PU.
+Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng hỗn hợp muối thu được bằng tổng khối
lượng các cation kim loại và anion gốc axit.
-Các ví dụ:
Ví dụ 2: Cho từ từ một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe và các
oxit của Fe đun nóng thu được 64 gam Fe, khi đi ra sau PU tạo 40 gam kết tủa với
dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính m.
Giải
Ta có: nCO2 = nCaCO3 = 40/100 = 0,4 mol
mCO + m = mFe + mCO2
mà nCO pu = nCO2 = 0,4 nên:
m = mFe + mCO2 - mCO = 64 + 0,4.44 - 0,4.28 = 70,4 g
Ví dụ 3: Một dung dịch chứa 0,1 mol , 0,2 mol Al3+, x mol Cl- và y mol Tính x,y
biết rằng cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.
Giải
Theo định luật bảo toàn khối lượng: 56.0,1 + 27.0,2 + 35,5x + 96y = 46,9
Theo định luật bảo toàn điện tích: 0,1.2 + 0,2.3 = x + 2y
Giải hệ phương trình ---> x = 0,2 y = 0,3
Ví dụ 4: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc thu dược
111,2 g
hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Tính số mol mõi ete.
Giải
Theo ĐLBT khối lượng: mrượu = m (ete) + mH2O
---> mH2O = m(rượu) - m(ete) = 132,5 - 111,2 = 21,6 g
trong PU ete hóa thì: nete = nH2O = 21,6/18 = 1,2 mol
---> Số mol mỗi ete là 1,2/6 = 0,2 mol
Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa
trị I và II vào dung dịch HCl đủ thu được 0,2 mol CO2. Tính khối lượng muối mới
thu dược.
Giải
Trong các PU của HCl với muối cacbonat thì nCO2 = nH2O = nHCl/2
mà nCO2 = 0,2 mol ---> nH2O = 0,2 mol và nHCl = 0,4 mol
theo ĐLBT khối lượng: 23,8 + 0,4.36,5 = m + 44.0,2 + 18.0,2
---> m = 26 g
3. Bảo toàn electron:
-Nguyên tắc: Đây là trường hợp riêng của bảo toàn điện tích, chỉ áp dụng cho các
PU oxi hóa khử. Khi đó ne cho = ne nhận.
-Các ví dụ:
Ví dụ 6: Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột S rồi đun nóng trong điều kiện không
có không khí thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng HCl dư thu được hỗn hợp khí
B. Đốt cháy hoàn toàn B cần bao nhiêu lit Ò ở đktc.
Giải
Ta thấy nFe = 60/56 > nS = 30/32 nên Fe dư, S hết. Khí B là hỗn hợp H2, H2S. Đốt
B thu được SO2, H2O
Phân tích:
-S nhận một phần e của Fe để tạo và không thay đổi trong PU với HCl (vẫn là
trong H2S), cuối cùng nó nhường lại toàn bộ e do Fe đã cho và e do nó vốn có để
tạo SO2 trong PU với O2.
-Fe nhường một phần e cho S để tạo (FeS) và cuối cùng lượng e này lại đẩy sang
cho O2 (theo trên). Phần Fe dư còn lại nhường e cho H+ để tạo H2, sau đó H2 lại
trả số e này cho O2 trong PU cháy tạo H2O
---> Như vậy, một cách gián tiếp thì toàn bộ e do Fe nhường và S nhường đã
được O2 thu nhận.
Vậy: ne cho = 2nFe + 4nS = 5,89 mol.
---> nO2 = 5,89/4 = 1,47 mol
V O2 = 1,47.22,4 = 32,928 lit.
Ví dụ 7: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A,B có hóa trị không đổi, chúng đều không
PU với nước và mạnh hơn Cu. / X tác dụng hoàn toàn với CuSO4 dư, lấy Cu thu
được cho PU hoàn toàn với HNO3 dư thấy thoát ra 1,12 lit NO ở đktc. Nếu cho
lượng X trên PU hoàn toàn với HNO3 thì thu được bao nhiêu lit N2 ở đktc.
Giải
Phân tích: nhận a mol e của A,B để tạo Cu, Cu lại nhường lại a mol e cho N5+
để tạo NO.
N5+ + 3e ---> N2+
---> nNO = a/3 = 1,12/22,4 = 0,05 mol --> a = 0,15 mol
Ở thí nghiệm sau, A,B nhường a mol e cho N5+ để tạo N2:
2N5 + 2.5e ---> N2
---> nN2 = 0,15/10 = 0,015 mol
--> V N2 = 0,015.22.4 = 0,336 lit
Ví dụ 8. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu,Mg,Al tác dụng hết với HNO3 thu được 0,01
mol NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra?
Giải
Đặt số mol Mg,Al,Cu lần lượt là a,b,c
--->Số mol e nhường = 2a + 3b + 2c = nNO3- trong muối.
Số mol e nhận = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol = 2a + 3b + 2c
Vậy: m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam
Chú ý: Số mol HNO3 làm môi trường = số mol HNO3 tạo muối = số mol e cho = số
mol e nhận. Số mol HNO3 oxi hóa tính được theo số mol các SP khử, tù đó ta tính
được số mol HNO3 phản ứng