Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.Luật Cạnh tranh cũng nói đến hợp nhất doanh nghiệp - là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn định mua.
31 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp môn quản trị tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản xuất kinh doanh :
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.Luật Cạnh tranh cũng nói đến hợp nhất doanh nghiệp - là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
Mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng không phải hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn và đánh giá khôn ngoan của bạn về doanh nghiệp mà bạn định mua.
- Ưu điểm: tạo ra sự lớn mạnh cho doanh nghiệp về quy mô mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực sản xuất, gia tăng uy tín thương hiệu trên thị trường, mang đến nhiều cơ hội tăng trưởng thị phần. Đối với một số doanh nghiệp, mở rộng quy mô kinh doanh như là con đường tất yếu nhằm gia tăng thế và lực trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt của thương trường. Nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thông qua “ăn sẵn” các giá trị của công ty bị mua, bị sáp nhập
- Nhược điểm: Thẩm định giá trị và hồ sơ pháp lý không phải là việc dễ đối với các doanh nghiệp trong nước, tính minh bạch chưa cao dễ dẫn đến việc “lừa” nhau về mặt giá trị, rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Bị phá sản do những quyết định sai lầm trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.mở rộng kinh doanh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro. Nếu lựa chọn không đúng thời điểm thích hợp, hoặc mở rộng không đúng hướng, doanh nghiệp có thể phải chịu thất bại nặng nề. Bên cạnh những thất thoát lớn về tài chính do việc đầu tư mở rộng, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối diện với việc mất uy tín, giảm lợi thế cạnh tranh trên thương trường. Thậm chí đã có những doanh nghiệp
2. Các hình thức huy động vốn :
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp được đa dạng hoá. Tuỳ theo điều kiện phát triển thị trường tài chính của một quốc gia, tuỳ theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm kinh doanh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ:
Vốn góp ban đầu.
Lợi nhuận không chia.
Phát hành cổ phiếu mới.
Các hình thức huy động vốn nợ chủ yếu là huy động từ:
Tín dụng thương mại.
Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng thuê mua.
Phát hành trái phiếu.
2.1. Huy động vốn chủ sở hữu (Equity)
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, bao gồm phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh.
Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủ sở hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng để đảm bảo trả nợ.
2.1.1. Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp.
2.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.
Khái niệm: Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.
Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp. Hình thức này có một số ưu nhược điềm sau.
a) Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...)
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông.
- Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
b) Nhược điểm:
- Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
2.1.3. Phát hành cổ phiếu mới.
2.1.3.1. Khái niệm
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.
2.1.3.2. Phân loại cổ phiếu.
Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu thường
- Cổ phiếu ưu đãi
2.1.3.3. Đặc điểm của nguồn vốn do phát hành cổ phiếu.
a) Điều kiện, thủ tục phát hành cổ phiếu.
Tuỳ từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều kiện và thủ tục phát hành cổ phiếu là khác nhau.
- Điều kiện phát hanh: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành cổ phiếu được quy định trong Điều 6 nghị định 144/2003/NĐ-CP. Doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu phải có đủ các điều kiện sau:
+ Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam.
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi.
+ Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu (được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
b) Quy mô phát hành cổ phiếu.
Doanh nghiệp chỉ được quyền phát hành một lượng cổ phiếu tối đã và được gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép.
c) Thời hạn và lãi suất.
- Cổ phiếu không có thời gian đáo hạn.
- Cổ đông được doanh nghiệp trả cổ tức nhưng doanh nghiệp không phải trả một mức cổ tức cố định và cũng không bắt buộc phải trả cổ tức cho cổ đông mà có thể giữ lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
d) Quản lý và giám sát.
- Quyền lợi của doanh nghiệp và cổ đông gắn bó chặt chẽ với nhau do đó doanh nghiệp phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ cổ đông. Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
- Cổ đông có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
e) Áp lực thanh toán.
- Doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán đối với cổ đông.
f) Phương thức, phương tiện thanh toán.
- Doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương thức thanh toán 6 tháng hay 1 năm trả cổ tức một lần. Phương tiện thanh toán cổ tức có thể là tiền mặt hay cổ phiếu.
g) Tiết kiệm thuế.
- Cổ tức được doanh nghiệp trả từ lợi nhuận sau thuế do đó doanh nghiệp không tiết kiệm được thuế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có cổ phiếu được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết.
2.2. Huy động vốn nợ.
2.2.1. Tín dụng thương mại.
2.2.1.1. Khái niệm & đặc điểm.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hinh thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hinh thức tiền tệ. Thương phiếu tồn tại dưới 2 hinh thức là hối phiếu và lệnh phiếu:
Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua chịu trả một số tiền xác định vào một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.
Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một thời gian và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng.
Như vậy, hối phiếu là lệnh đoi tiền do chủ nợ lập và chỉ sử dụng trong quan hệ thương mại, con lệnh phiếu thi do người mua chịu lập, được sử dụng không chỉ trong quan hệ thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự khác.
2.2.1.2. Chi phí của tín dụng thương mại.
Trong trường hợp giá mua chịu và giá mua trả tiền ngay có sự chênh lệch, thường là chênh lệch phải chịu giá cao hơn thi chi phí tín dụng thương mại chính là chênh lệch giữa giá bán chịu và giá trả tiền ngay.
Thông thường, các nhà cung cấp thường có kèm theo các điều kiện chiết khấu để khuyến khích khách hàng sớm trả tiền
Như vậy chi phí cho khoản tín dụng này khá cao.
Trên thực tế, loại hinh tín dụng này thường có thời hạn rất ngắn và thường có lãi suất ngầm ẩn cao hơn rất nhiều so với lãi suất có kỳ hạn tương đương của vốn vay từ ngân hàng thương mại.
2.2.1.3. Ưu và nhược điểm của việc huy động vốn tín dụng thương mại.
a) Ưu điểm:
- Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh do doanh nghiệp sẽ vay trực tiếp bằng nguyên vật liệu và số lượng có thể thay đổi mỗi ki khi kí hợp đồng.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền.
- Chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung ứng.
- Huy động nhanh chóng dễ dàng.
- Không phải chịu sự giám sát của ngân hàng cũng như các cơ quan nhà nước.
- Ngoài ra, đối với doanh nghiệp làm chủ nợ: có thể vay ngân hàng thông qua hinh thức chiết khấu thương phiếu (bán hoặc cầm cố).
b) Nhược điểm:
- Hạn chế về quy mô tín dụng :
+ Số lượng mua chịu.
+ Khả năng của nhà cung ứng.
- Hạn chế về đối tượng vay mượn.
- Hạn chế về không gian vay mượn.
- Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau và thường bị hạn chế về thời hạn vay.
- Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường.
- Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào sự đúng hẹn, uy tín của nhà cung ứng.
- Dễ gặp rủi ro dây truyền.
2.2.2. Tín dụng thuê mua.
2.2.2.1. Khái niệm chung.
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Nó có lịch sử khá lâu đời, song chỉ phát triển mạnh ở những nước có nền kinh tế phát triển. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất thông dụng trong việc tài trợ các doanh nghiệp. Ở nước ta hình thức tín dụng này mới được hình thành và phát triển.
Có hai phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức thuê vận hành (operating lease) & phương thức thuê tài chính (capital lease).
b
2.2.2.2. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng thuê mua.
a) Điều kiện, thủ tục thuê.
- Điều kiện: Doanh nghiệp phải kí qũy một mức từ 15-30% giá trị tài sản thuê.
- Thủ tục: Để được xem xét cho thuê tài chính, Doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị một bộ hố sơ đầy đủ bao gồm các tài liệu chứng minh về tư cách pháp nhân, tinh hinh tài chính và dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả. Thuê tài chính không cần tài sản đảm bảo nhưng phải làm các thủ thục thuê như định giá, đăng kí, đăng kiểm…
b) Chi phí thuê: Doanh nghiệp đi thuê tài sản phải chịu một mức tiền thuê mà có thể bu đắp được hoàn toàn chi phí công ty Cho thuê tài chính (CTTC) bỏ ra để mua sắm tài sản, phí quản lí, rủi ro và khả năng tích lũy lãi. Đối với các nước trên thế giới áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, tiết kiệm về thuế sẽ được chia cho 2 bên nên phí phải trả của Doanh nghiệp sẽ giảm đi.
c) Thời hạn thuê: Thời gian thuê tối đa đối với tài sản mới (100%) tối thiểu là 1 năm nhưng không quá thời gian khấu hao cần thiết do Bộ tài chính quy định. Thời gian thuê đối với tài sản cũ đã qua sử dụng phù hợp với tình trạng kỹ thuật và công năng thực tế của tài sản đó nhưng không vượt quá thời gian khấu hao của tài sản đó theo quy định của Bộ Tài chính.
d) Phương thức trả tiền: Căn cứ vào khả năng, điều kiện của bên thuê và thời hạn cho thuê đã được thống nhất trong hợp đồng cho thuê tài chính, bên cho thuê và Doanh nghiệp có thể thoả thuận phương thức trả tiền như sau:
- Gốc và phí cung trả một lần trong một kỳ thanh toán.
- Trả phí và gốc theo định kỳ.
e) Quy mô của nguồn vốn: Doanh nghiệp có thể được tài trợ 100% vốn mà Doanh nghiệp cần. Tuy nhiên quy mô này cũng bị hạn chế bởi quy định:
+ Thuê vận hành: Tổng giá trị TS sử dụng cho thuê vận hành với 1 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty CTTC.
+ Thuê tài chính: Tổng giá trị TS cho thuê không được vượt quá 5% vốn tự có của công ty CTTC.
f) Quản lý và giám sát.
- Quản lí: Bên cho thuê không có quyền tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp đi thuê.
- Giám sát: Doanh nghiệp thuê tài sản chịu sự kiểm tra tài sản định kì của bên cho thuê.
g) Phương thức hoàn trả của Doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng:
- Việc định kỳ hạn trả gốc tiền thuê và phí tiền thuê được thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê.
- Trả gốc: Căn cứ vào khả năng thu nhập định kỳ của bên thuê, thời hạn thuê để xác định kỳ trả nợ nhưng tối đa không quá 6 tháng một kỳ.
- Đối với những tài sản có thời gian lắp đặt thiết bị, chạy thử, có thời gian ân hạn phu hợp với thời gian cần có để lắp đặt thiết bị. Thời gian này công ty cho thuê tài chính chưa thu nợ. Thời gian cụ thể để xác định kỳ trả nợ lần đầu do hai bên thoả thuận trong hợp đồng Công ty cho thuê tài chính.
- Trả phí: Phí tiền thuê được trả theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý theo hai bên thoả thuận trong hợp đồng.
h) Áp lực thanh toán:
Doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn hoặc không thực hiện cam kết trong hợp đồng sẽ phải chịu lãi suất phạt như vay của Ngân hàng và sự phán xử của toà án.
i) Tiết kiệm thuế:
Do Doanh nghiệp trích khấu hao (Thuê tài chính) hoặc phản ánh chi phí trả tiền thuê là một khoản chi phí của Doanh nghiệp nên lợi nhuận trước thuế của Doanh nghiệp giảm, Doanh nghiệp tiêt kiệm được 1 khoản thuế.
2.2.2.3. Các loại hình cho thuê tài chính.
a) Bán và tái thuê
Kí hợp đồng mua TS của bên thuê (1)
Bên cho --------------------------------------------------------- > Bên
thuê --------------------------------------------------------- > thuê
Kí hợp đồng thuê và cho thuê TS (2)
b) Cho thuê hợp tác ( leveragel lease): Đối với tài sản thuê có giá trị lớn, một bên cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vi tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng nên một số bên cho thuê hợp tác với một hay nhiều bên cho vay để cung tài trợ.
c) Thuê mua trả góp ( purchase lease): Đây là một hinh thức mua trả góp tài sản trong một thời gian nhất định, thường là từ 1-5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và không có thế chấp.
d) Thuê mua giáp lưng (under lease): Thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
2.2.3. Tín dụng ngân hàng.
2.2.3.1. Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích:
+ Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng…
+ Bổ sung thêm vốn lưu động
+ Phục vụ các dự án
2.2.3.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng.
Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ và phục vụ dự án: có thể vay Ngân hàng theo hình thức như cầm cố, thế chấp tài sản, thông qua bên thứ 3 để bảo lãnh cho mình hoặc vay dưới hình thức trả góp…
2.2.3.3. Đặc điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
a) Điều kiện vay vốn: Doanh nghiệp muốn vay vốn Ngân hàng cần phải có một số điều kiện sau:
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả và phu hợp với quy định của pháp luật.
b) Thủ tục vay vốn: Để được vay vốn ngân hàng, Doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ vay vốn gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Dự án, phương án sản suất kinh doanh, kế hoạch trả nợ.
+ Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
+ Hồ sơ tài liệu khác theo yêu cầu của NH.
c) Lãi suất vay: Khi Doanh nghiệp vay vốn NH, Doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất phụ thuộc vào kì hạn của khoản vay (Lãi suất của các khoản vay có kì hạn càng cao thì càng cao), phụ thuộc vào Doanh nghiệp có phải là đối tượng ưu đãi không,…
- Lãi suất doanh nghiệp phải trả thường là lãi suất cố định. Điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp sẽ phải trả cho Ngân hàng lãi định ki (thường là lãi định kì) ngay cả khi Doanh nghiệp làm ăn không có lãi.
d) Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay Ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
e) Quy mô nguồn vốn vay: Doanh nghiệp huy động vốn Ngân hàng với quy mô phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn. Tuy nhiên quy mô này có thể bị hạn chế do quy định hạn mức tín dụng của Ngân hàng cho doanh nghiệp , do ki hạn của nguồn vốn, do giá trị của TS thế chấp, do tính hiệu quả và khả thi của dự án… Trong trường hợp này Doanh nghiệp có thể xin sự đồng tài trợ của nhiều Ngân hàng cho mình.
f) Quản lý và giám sát: Doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng chịu sự giám sát của Ngân hàng trên 2 phương diện:
+ Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng vay vốn hay không?
+ Doanh nghiệp trả gốc và lãi có đúng hạn không?
g) Rủi ro - Áp lực thanh toán: Định kì, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng ngày cả khi doanh nghiệp làm ăn không có lãi, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất phạt của NH. Đến hạn trả gốc, nếu Doanh nghiệp mất khả năng chi trả thì tài sản bảo đảm của Doanh nghiệp bị phát mãi hoặc bên thứ ba đứng ra bảo lãnh cho Doanh nghiệp khi vay sẽ phải chịu trách nhiệm trả hộ cho doanh nghiệp . Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu về uy tín của Doanh nghiệp với NH.
h) Tiết kiệm thuế: Lãi vay được tính là chi phí của doanh nghiệp , làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế TNDN.
2.2.3.4. Ưu nhược điểm của việc vay vốn Ngân hàng.
a. Ưu điểm:
- Đối với Doanh nghiệp lớn:
+ Tập trung được nguồn vốn lớn cung một lúc do có thể có tài sản để thế chấp lớn, có uy tín với NH…
+ Mức độ rủi ro thấp hơn các Doanh nghiệp nhỏ: Đến ki thanh toán Doanh nghiệp không trả đựơc nợ sẽ được Ngân hàng gia hạn, các DNNN sẽ được nhà nước trả hộ…
- Đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngày nay Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà nước để có thể tiếp cận được nguồn vốn này.
b. Nhược điểm:
- Bị động trong quá trinh vay vì số lượng vay là bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH
- Doanh nghiệp chịu sự giám sát của Ngân hàng trong quá trinh sử dung vốn vay. Ngân hàng sẽ giám sát Doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng không, về việc trả nợ gốc và lãi có đúng kì hạn cam kết không…
2.2.4. Phát hành trái phiếu.
2.2.4.1. Khái niệm.
Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành.
2.2.4.2. Phân loại trái phiếu.
Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:
a) Trái phiếu có lãi suất cố định.
b) Trái phiếu có lãi suất thả nổi
c) Trái phiếu có thể thu hồi
d) Trái phiếu có thể chuyển đổi
e) Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu
f) Trái phiếu có tài sản đảm bảo
g) Trái phiếu không có tài sản đảm bảo
2.2.4.3. Đặc điểm của việc huy động vốn từ phát hành trái phiếu.
a) Điều kiện, thủ tục phát hành. Tuy từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà điều kiện và thủ tục phát hành trái phiếu là khác nhau.
+ Điều kiện phát hành: Ở Việt Nam, điều kiện phát hành trái phiếu được quy định trong Điều 8 nghị định 144/2003/NĐ-CP: Doanh nghiệp muốnphát hành cổ phiếu phải có đủ các điều kiện sau:
● Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
● Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi.
● Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu.
● Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
+ Thủ tục phát hành: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu (được quy định chi tiết trong Điều 10 nghị định 144/2003/NĐ-CP) và nộp cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
b) Quy mô phát hành: Doanh nghiệp chỉ được phát hành một lượng trái phiếu nhất định dư