I. CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động
ngân hàng hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt
Nam? Nhận xét.
3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai
cấp.
4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu
và nhược điểm
8 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp những câu hỏi môn Luật Ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp những câu hỏi môn
Luật Ngân hàng chương 1
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Phân tích các tiền đề xuất hiện hoạt động ngân hàng? Nhận xét các hoạt động
ngân hàng hiện nay so với hoạt động ngân hàng sơ khai.
2. So sánh quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng trên thế giới và Việt
Nam? Nhận xét.
3. Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai
cấp.
4. So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp. Rút ra ưu
và nhược điểm.
5. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1988 là hệ thống ngân
hàng mấy cấp? Tại sao mô hình này lại hoạt động hiệu quả trong giai đoạn này?
6. Khái niệm hoạt động ngân hàng? Phân tích các đặc điểm của hoạt động ngân
hàng?
7. Có ý kiến cho rằng khái niệm hoạt động ngân hàng hiện nay còn quá hẹp, gây
khó khăn cho các TCTD khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình (phải
xin phép NHNN khi muốn thực hiện). Anh (chị) có nhận xét gì về ý kiến này.
8. Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng? NHNNVN có kinh doanh tiền tệ hay
không?
9. Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?
10. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác là gì? Nhận xét về điểm khác nhau này?
11. Anh chị) hiểu thế nào là tiền? Giấy tờ có giá (Sec, Hối phiếu, Trái phiếu, Kỳ
phiếu)có phải là tiền không?
12. Theo anh (chị) đặc điểm gì cần quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động ngân
hàng? Lý giải đặc điểm đó?
13. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ đâu? Pháp luật ngân hàng Việt
Nam hiện nay quy định như thế nào để hạn chế rủi ro này?
14. Tại sao nói “ Một trong các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng pháp luật ngân
hàng Việt Nam là nguyên tắc phân tán và hạn chế rủi ro”. Chứng minh điều đó?
15. Theo anh (chị), trong các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng thì loại rủi ro
nào là thường xuyên hay gặp nhất? Anh (chị) có kiến nghị gì về vấn đề này đối với
pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện nay?
16. Phân tích vai trò quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế Việt
Nam. Cho ví dụ chứng minh.
17. Tại sao ví hoạt động ngân hàng như “ chỗ trũng của nền kinh tế”?
18. Có nhận xét: “ Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị đều xuất
phát từ tâm điểm là cuộc khủng hoảng tài chính”. Anh ( chị) có bình luận gì về
nhận xét trên? Cho ví dụ thực tiễn.
19. Tại sao các chủ thể của hoạt động ngân hàng phải thống nhất hợp tác, liên kết
lại với nhau? Bằng hiểu biết của mình, anh ( chị) hãy minh hoạ sự hợp tác, liên kết
này.
20. Khái niệm luật ngân hàng? Khái niệm, phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân
hàng? Anh ( chị) có nhận xét gì về đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng?
21. Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng là gì? Nhận xét về nguồn điều chỉnh của
luật ngân hàng hiện nay ở Việt Nam?
22. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật ngân hàng? Nhận xét gì về mức độ “tự
do ý chí” của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng so với các
quan hệ pháp luật khác?
23. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thoả mãn điều
kiện gì? Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).
II. CÂU NHẬN ĐỊNH:
1) Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng ở Việt Nam là kết quả tất yếu của
sự phát triển kinh tế, xã hội.
2) Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi giữ tiền.
3) Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống ngân hàng trong đó các ngân hàng vừa
có chức năng quản lý vừa có chức năng kinh doanh.
4) NHNNVN tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng với tư cách là chủ thể
mang quyền lực nhà nước.
5) Trong quan hệ pháp luật ngân hàng, một bên chủ thể bắt buộc là TCTD hoặc các
tổ chức khác có hoạt động ngân hàng.
6) Nguồn của Luật ngân hàng là các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành.
7) Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện
8) Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải từ đủ 18 tuổi.
9) NHNNVN được phép kinh doanh tiền tệ.
10) Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể là đối tượng điều chỉnh của các
luật khác.
III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
1) Trong các hoạt động sau đây, hoạt động nào được coi là hoạt động ngân hàng.
Tình huống 1: Công ty A có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ký kết hợp đồng với công
ty B với nội dung cho A cho B vay số tiền là 500 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi
suất trả trước, mức lãi suất 1,2/tháng.
Tình huống 2: Ông C chuyển tiền cho người thân qua bưu điện với số tiền là 10
triệu đồng.
Tình huống 3: Ông A, bà B và cô C hùn vốn với nhau thành lập công ty TNHH xây
dựng Thiên Thanh. Công ty này thường nhận tiền gửi từ các thành viên trong công
ty và người thân trong gia đình ông A, B, C để cho vay.
Tình huống 4: Một công ty Hàn Quốc (gọi tắc là A) đến VPLS B nhờ tư vấn với
yêu cầu sau: Phía công ty Hàn Quốc muốn cung cấp một dịch vụ thanh toán tiêu
dùng ưu việt bằng cách mở tài khoản cho toàn thể nhân viên của công ty A, sau đó
A sẽ cấp cho một mỗi nhân viên 1 thẻ thanh toán. Với thẻ thanh toán này, người
lao động được quyền mua hàng hóa, dịch vụ ở bất cứ nơi đâu có liên kết với A với
số tiền thanh toán vượt tối đa gấp 3 lần lương cơ bản hằng tháng của chủ tài khoản.
Giá trị thanh toán vượt quá đó được tính theo lãi suất cơ bản do NHNNVN công
bố. Mục đích của A là không mong muốn thành lập ngân hàng ở Việt Nam vì
những ràng buộc pháp lý về vốn pháp định, người quản lý.Hơn nữa, A không có
ý định tham gia vào toàn bộ các hoạt động ngân như là một ngân hàng. Hỏi: Theo
các anh (chị) hoạt động trên có là hoạt động ngân hàng không ? Tại sao ?
Tình huống 5: Công ty cổ phần thương mại đầu tư dịch vụ X liên kết với công ty
TNHH tin học Y, theo đó, khách hàng mua sản phẩm tại công ty Y được quyền vay
không cần tài sản bảo đảm tại công ty X tới 100 triệu đồng.