Hoạt động đầu tư phát triển có đặc điểm :
+ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn. Vốn đầu tư nằm ứ đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Giải thích sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển có đặc điểm :
+ Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư thường rất lớn. Vốn đầu tư nằm ứ đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giải quyết lao động dôi dư…
+ Thời kỳ đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn nằm ứ đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian này tính từ khi dưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy kết quả lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn … Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…
+ Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.
+ Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…
Từ những đặc điểm nổi bật trên của hoạt động đầu tư phát triển, việc thẩm định dự án đầu tư trước khi tiến hành hoạt động đầu tư là rất quan trọng.Điều này giúp những người tham gia vào hoạt động đầu tư đánh giá được tính hiệu quả và khả thi của dự án, xác định rõ được những rủi ro có thể gặp phải cũng như mức độ thiệt hại của những rủi ro đó để có biện pháp ngăn chặn, đồng thời cho thấy được những lợi ích mà dự án đó mang lại không chỉ cho chủ đầu tư mà còn cho địa phương mà dự án hoạt động.Điều này góp phần quan trọng trong việc ra quyết định của các bên tham gia và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho quốc gia.
Bài bạn khác :
Câu 1: giải thích sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành hoạt đồng đầu tư?
Làm
Hoạt động thẩm định dự án trước khi tiến hành hoạt động đầu tư là 1 việc làm quan trọng và cần thiết bởi lẽ:
Nguồn lực thể hiện bằng tiền vốn, vật tư, lao động cần huy động cho 1 hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn và nằm ứ đọng trong suốt quá trình đầu tư và không sinh lời, nếu đầu tư sai lầm thì gây ra thất thoạt lãng phí => đòi hỏi phải cân nhắc cẩn trọng các dự án đầu tư để đưa ra quyết định chính xác
Thời gian để tiến hành công cuộc đầu tư thường rất dài diễn ra trong nhiều năm tháng qua 2 giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành đầu tư => độ trễ dài, rủi ro cao => ảnh hưởng đến kết quả. Do đó cần phải làm như thế nào để hạn chế rủi ro đó thì công tác thẩm định dự án trước khi đầu tư sẽ đưa ra nhưng phương án tối ưu nhất để khắc phục được nhược điểm này.
Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển. Nếu là công trình xây dựng thì nó sẽ hoạt động ngay nơi chúng tạo dựng và khai thác. Nếu chúng ta đầu tư ở địa điểm sai lầm thì tính hiệu quả của công trình không cao, ảnh hưởng tới chất lượng công trình cũng như quá trình vận chuyền, giao thương với các nơi khác hay vấn để xử lý chất thải cũng gặp rất nhiều khó khăn
Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán ở nơi tiến hành đầu tư. Có rất nhiều thuận lợi và khó khăn ở từng vùng miền nơi mà dự án đầu tư có thể xây dựng. vì vậy cần tìm ra những mặt lợi và mặt hại đó để tận dụng và khắc phục nó như thế nào để nhằm hạn chế những tác động không tốt cho dự án và phát huy thể mạnh địa hình đó trong dự án của mình
Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhưng nếu là hậu quả của đầu tư sai lầm thì gây nên hậu quả rất nặng nều đối với nền kinh tế trước mắt và lâu dài
Câu 2: Trình bày vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể:
Đối với Nhà nước:
Giúp kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ theo PL của dự án
Giúp cho việc đánh giá tính khả thi , hợp lý và hiệu quả của dự án, đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế xã hội
Giúp nhà nước xác định rõ những mặt lợi, hại của dự án để có biện pháp khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật và quy ước quốc tế
=>> Giúp Đưa ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận sử dụng vốn của NN
Đối với các Ngân hàng và định chế Tài chính
Là cơ sở để NH xác định số tiền vay, thời hạn cho vay và mức thu nợ hợp lý
Giúp NH đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn , giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro có thể xảy đến đối với Ngân hàng.
=>> Để đưa ra quyết định Tài trợ hoặc cho dự án vay vốn.
Đối với Chủ đầu tư: Giúp chủ đầu tư xem xét lại các thông tin để thực hiện dự án nhằm bác bỏ những dự án tồi, lựa chọn những dự án có tính khả thi cao
Đối với Nhà thầu: Giúp Nhà thầu xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án để đưa ra quyết định đấu thầu vào dự án.
Câu 3: trình bày các yêu cầu đối với người làm công tác thẩm định dự án? Theo bạn, trong các yêu cầu đó, yêu cầu nào là quan trọng nhất đối với người làm công tác thẩm định? Vì sao ?
Yêu cầu đối với người làm công tác thẩm định dự án
Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, các quy chế luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của nhà nước.
Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trinh dộ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới.
Nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, các quan hệ tài chính, kinh tế, tín dụng của chủ đầu tư với NH và NSNN
Biết thu thập và xử lý thông tin thông qua việc khai thác số liệu trên thị trường các báo cáo tài chính của chủ đầu tư, số liệu của các dự án tương tự, thường xuyên thu thập, đúc kết xây dựng các tiêu chuẩn, các định mức KTKT làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thẩm định
Biết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan đến dự án trong phân tích thẩm định.
Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật quan trọng của dự án đầu tư, đồng thời thường xuyên thu thập, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế-kĩ thuật tổng hợp trong và ngoài nước phục vụ cho việc thẩm định.
Phải sắp xếp tổ chức công việc, có trách nhiệm công việc và đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp
Phải thẩm định dự án kịp thời và tham gia ý kiến ngay từ khi nhận hồ sơ dự án.
Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định , phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể.
_ Điều kiện để đáp ứng yêu cầu trên:
Đảm bảo tính khách quan: xuất phát từ nhu cầu thực tế từ đó xem xét sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đảm bảo tính toàn diện: trong quá trình thẩm định cần phân tích dự án trên cơ sở các nội dung, các phương tiện, xem xét tính pháp lý các quan điểm ( trên giác độ chủ đầu tư, ngân hàng, cơ quan nhà nước…)
Đảm bảo tính chuẩn xác: mức độ tin cậy và có căn cứ của thông tin và các vấn đề nghiên cứu
Đảm bảo tính kịp thời: kịp thời về thời hạn, thời gian thẩm định dự án nhằm nắm bắt được các cơ hội đầu tư và kịp tiến độ của dự án.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với người làm công tác thẩm định dự án đầu tư.
Câu 4: Trình bày căn cứ thẩm định dự án đầu tư? Theo bạn, công tác thẩm định dự án đầu tư không thể thiếu những căn cứ nào? Vì sao
Trả lời:
Căn cứ thẩm định dự án đầu tư
Hồ sơ dự án:
Thuyết minh thiết kế cơ sở
Thuyết minh chính dự án
Hồ sơ về khách hàng:
Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư (giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh thư nhân dân)
Hồ sơ tài chính về chủ đầu tư (BCKQKD – BCTC đã được kiểm toán độc lập) để thẩm định năng lực
Các căn cứ pháp lý khác:
Chủ trương quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành và các hệ thống văn bản pháp luật
Các tiêu chuẩn định mức trong từng lĩnh vực KTKT
Các quy ước điều ước quốc tế và các thông lệ quốc tế đã được ký kết giữa các tổ chức quốc tế, giữa các nhà tài trợ hoặc giữa các quốc gia
Điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tiễn
Trong công tác thẩm định dự án đầu tưkhông thể thiếu những căn cứ sau: hồ sơ dự án và hồ sơ về khách hàng.
Vì:
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá 1 cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư và tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra, phân tích, đánh giá các nội dung của dự án một cách độc lập tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo ra cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Vì vậy để thẩm định một dự án đầu tư, người làm công tác thẩm định cần phải có trong tay hồ sơ dự án và hồ sơ khách hàng để thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.
Câu 5: làm rõ các nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư? Hãy cho nhận xét của bạn về việc tuân thủ các nguyên tắc này trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư ở Việt Nam hiện nay?
Làm
*) Các nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư:
Đảm bảo tính khách quan
Việc thẩm định dự án phải xuất phát từ thực tế khách quan về sự cần thiết phải đầu tư vào dự án.
Người lập dự án và người thẩm định dự án phải là 2 chủ thế tách biệt
Đảm bảo tính khoa học: các kết luận thẩm định dự án phải dựa trên số liệu tính toán khoa học, chính xác, có căn cứ pháp lí rõ ràng.
Đảm bảo tính toàn diện: việc thẩm định các dự án được thực hiện với tất cả các nội dung và trên tất cả các quan điểm
Nghiên cứu môi trường vĩ mô
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu kĩ thuật
Nghiên cứu tổ chức quản lý dự án
Tài chính của dự án
Nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án
Đảm bảo tính kịp thời: việc thẩm định dự án phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, thời gian thẩm định không quá 90 ngày. Đôi với dự án nhóm A thời gian thẩm định không quá 45 ngày, nhóm B là 30 ngày, nhóm C 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ dự án.
Đảm bảo tính pháp lí trong quá trình thẩm định: việc thẩm định người ra quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư và chỉ khi có kết quả thẩm định mới được ra quyết định đầu tư.
*) Áp dụng các nguyên tắc này ở Việt Nam( tớ tự chém đấy nhá ;))
Nước ta đã ban hành và xây dựng bộ luật đầu tư khá đầy đủ và chặt chẽ để quản lý các hoạt động đầu tư trong nước cũng như việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước.
Việc bảo đảm tính toàn diện trên tất cả các nội dung chưa thực sự nghiêm ngặt khi mà có rất nhiều dự án chỉ đưa vào hoạt động được vài năm đã có những hiện tượng xuống cấp trầm trọng hay việc xả thải ô nhiễm môi trường ( như Vedan) không được kiểm tra kĩ lưỡng trong khâu thẩm định dự án
Các dự án đầu tư thường là những dự án có lợi nhuận trong tương lai rất lớn, tuy nhiên có một số dự án đầu tư không cần thiết và kém hiệu quả mà nhà nước không kiểm soát hết được như việc nhập lậu các lô sắt vụn phế thải từ Nhật để tái chế, đầu tư những công trình mang lại lợi ích trước mắt cho những nhà thầu bán nguyên vật liệu mà không quan tâm đến tính hiệu quả trong dài hạn của dự án.
Mốt số dự án đầu tư không phù hợp với điều kiện địa hình của từng địa phương cũng như về môi trường xung quanh như dự án tuyến đường cao tốc Bắc Nam hay khai thác quặng Boxit ở Tây Nguyên đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết phải được đi trước một bước làm cơ sở cho việc triển khai các dự án không được chú ý đúng mức vốn và lực lượng làm quy hoạch còn bất cập. Vì vậy nhiều quy hoạch làm chậm, chưa phủ kín ở hầu hết các địa phương (ngay Hà Nội đến 2012 mới có thể cơ bản hoàn thành quy hoạch... vùng còn quy hoạch chi tiết đến 2015 liệu có xong?)
- Các quy định liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng mặc dù đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều vướng mặc, rất ít công trình đảm bảo giải phóng mặt bằng đúng tiến độ. Việc thực hiện “mặt bằng sạch” rất ít dự án được thực hiện. Đặc biệt là vai trò của các địa phương: với trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng với sự tham gia của nhiều ban ngành, những hoạt động còn thiếu chuyên nghiệp (nhất là các hội đồng các quận huyện), nhiều cán bộ hoạt động kiêm nhiệm, khi làm việc lại trực tiếp va chạm đến quyền lợi của người dân (là công việc không phải ai cũng muốn làm – nhiều người "bị" phân công) lại đòi hỏi am hiểu nhiều kiến thức của pháp luật. Vì vậy ở hầu hết các địa phương đang thiếu lực lượng cán bộ làm công tác này, mặt khác theo phản ánh của nhiều địa phương kinh phí cho hoạt động này còn thấp chưa đáp ứng cho công sức và khuyến khích người làm lĩnh vực này dẫn đến tiến độ kéo dài nhất là giai đoạn đo đạc, kiểm đếm xác định nguồn gốc và thống nhất giá đền bù.
- Các quy định của Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư liên quan đến chủ đầu tư, lựa chọn nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công xây lắp... còn nhiều điểm, chồng chéo chưa phù hợp (Hiện nay Bộ Xây dựng đang tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung, phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam đã có Hội thảo kiến nghị rất chi tiết, nhiều điểm bổ sung, sửa đổi các luật này, Đoàn giám sát của UBTVQH cũng đã có nhiều kiến nghị nhưng chỉ mới sửa và điều chỉnh một số điều cấp bách trong luật sửa đổi một số điều liên quan đến các luật trong lĩnh vực xây dựng). Việc cho phép thành lập các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng theo Luật Doanh nghiệp còn chưa phù hợp, liên quan đến xây dựng các quy định cụ thể về doanh nghiệp hoạt động xây dựng là loại hình kinh doanh có điều kiện.
- Các chế tài chưa đủ mạnh, đủ nghiêm minh để sử lý các sai phạm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các chủ thể khác như các nhà thầu tư vấn, giám sát, thi công, cung cấp thiết bị. Kể cả các cơ quan có liên quan đến việc thẩm tra, quyết định đầu tư, cấp phép, thanh tra...
Chưa thực hiện việc kiểm toán các công trình xây dựng thực hiện vốn nhà nước, không chỉ kiểm toán số liệu tài chính, chế độ thanh quyết toán mà còn kiểm toán cả hiệu quả đầu tư của dự án nữa.
Các nhà thầu tư vấn, xây lắp, còn hạn chế, bất cập so với tốc độ phát triển nhanh, quá nóng. Kế hoạch bố trí vốn, riêng từ nguồn vốn NSNN đã có bình quân hàng năm trong 10 năm qua là 25.000 dự án dẫn đến. Sự phân tán, dàn trải năng lực chủ đầu tư nhiều dự án yếu; lực lượng tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát quá mỏng thiếu năng lực chuyên nghiệp, lực lượng nhà thầu thi công xây lắp phát triển quá nhiều (TP. Hồ Chí Minh trên 1 vạn nhà thầu) dẫn đến nhiều nhà thầu không đủ năng lực quản lý, năng lực thiết bị, năng lực tài chính).
Chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hình thức kém hiệu quả, sử lý sai phạm không nghiêm ở tất các giai đoạn và những người có trách nhiệm và tham gia các công đoạn của dự án.
Câu 6: Trình bày thẩm quyền thẩm định và ra quyết định đầu tư các dự án đầu tư
Trả lời:
Thẩm quyền thẩm định và ra quyết định đầu tư
Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN
Đối với các dự án quan trọng quốc gia: đc quốc hội thông qua chủ trương đtư thì thủ tướng chính phủ sẽ ra quyết định đtư
Đói với các dự án nhóm A: các cấp sau đc quyền ra qđịnh đtư:
+ Bộ trưởng
+ Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
+ Các cơ quan tài chính của Đảng (ngân hàng nhà nc), các cơ quan TW, các tổ chức chính trị XH (mặt trận tổ quốc), chủ tịch UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã)
Đối với các dự án nhóm B, C:
+ Như dự án nhóm A
+ Ngoài ra còn 1 số đối tượng sau:
Phó chủ tịch UBND (tỉnh, huyện, xã) được ủy quyền or phân cấp ra qđịnh đtư
Thứ trưởng đc phân cấp và ủy quyền ra qđịnh đtư
Đối với các dự án sd nguồn vốn tư nhân và các nguồn vốn hốn hợp khác
Nhà nc cho phép chủ đtư tự qđịnh và tự chịu trách nhiệm đối với các dự án đtư của mình
Riêng đối với các dự án sd vốn tín dụng phải có kết quả thẩm định thì mới đc ra qđịnh đtư
Riêng đối với các dự án quan trọng quốc gia thì phải do thủ tướng ra qđịnh đtư
Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư ( Phần này có cần cho vào ko?)
Đối với các dự án do thủ tướng chính phủ ra qđịnh đtư: đầu mối thẩm định là hội đồng thẩm định nhà nc về các dự án đtư do bộ kế hoạch đầu tư làm chủ tịch hội đồng
Đối với các dự án do bộ trưởng ra qđịnh đtư: đầu mối thẩm định là các cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan cấp bộ
Đối với các dự án do chủ tịch UBND cấp tỉnh ra qđịnh đtư: đầu mối thẩm định là sở kế hoạch đtư của tỉnh
Đối với các dự án do chủ tịch UBND cấp huyện, xã ra qđịnh đtư: đầu mối thẩm định là đơn vị có chức năng quản lí kế hoạch ngân sách trực thuộc người ra qđịnh đtư
Đối với các dự án sd các nguồn vốn khác ko thuôc nguồn vốn NSNN thì người ra qđịnh đtư tự lựa chọn hình thức thẩm định dự án đtư.
Đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lí nhà nc: Bộ quản lí chuyên ngành đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, sở quản lí chuyên ngành đối với các dự án nhóm B và C
Câu 7: Trình bày khái quát nội dung thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án. Hãy liên hệ với một dựu án đầu tư mà bạn đã thẩm định và trình bày kết quả thẩm định đó.
Trả lời
Thẩm định khía cạnh pháp lý là một trong nhưng nội dung thẩm định dự án, trong đó:
Mục đích: thẩm tra sự phù hợp về mặt pháp lý của dự án với quy hoạch, quy định của nhà nước.
Căn cứ: các quy hoạch, định hướng và các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành.
Nội dung:
+ Thẩm định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kt – xh , quy hoạch phát riển ngành, quy hoạch xd, kế hoạch phát triển xh trong từng thời kì của đất nước, vùng, địa phương.
+ Thẩm định sự phù hợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, các chế độ ưu đãi.
+ Thẩm định nhu cầu sd đất, tài nguyên, khả năng gp mặt bằng.
+ Kiểm tra ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền vè tác động môi trường và các phương án phòng cháy chữa cháy.
Liên hệ với dự án di chuyển sx đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai Hà Nội với chủ đầu tư: Công ty cổ phần VinCom.
Thẩm định về sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng.
Phù hợp về quy hoạch
Ngoài ra, theo Quyết định số 74/2003/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội những doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội thành sẽ phải di rời địa điểm sản xuất do vậy di chuyển cơ sở sản xuất trong lĩnh vực hóa - mỹ phẩm là rất cần thiết và dự án hoàn toàn phù hợp.
Phù hợp với định hướng phát triển ngành
Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Tuy nhiên ,từ những phân tích trên cần yêu cầu chủ đâu tư bổ sung thêm một số văn bản pháp luật làm căn cứ như:
Luật đầu tư
Luật quy hoạch đô thị,
Quyết định 1