Tổng hợp về ô tô

Khi tín hiệu này sáng, có nghĩa động cơ đã bị lỗi, liên quan đến thông số vận hành hoặc thành phần cơ học. Cách tốt nhất để xử lý là mang xe tới các garage để đọc lỗi và tìm phương pháp sửa chữa. Chỉ là một đốm sáng trên bảng đồng hồ nhưng chiếc đèn "check engine" khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Khi sáng, một thông điệp lạnh lùng hiện lên "Check engine - Kiểm tra động cơ" hay lịch sự hơn là "Service engine soon - bảo dưỡng động cơ sớm". Do quá ngắn gọn nên tài xế không biết lỗi nằm ở đâu. Ngay cả với thợ lành nghề hay kỹ sư cao cấp, việc chẩn đoán chính xác là điều không thể. Chỉ có máy tính biết sự cố xảy ra với bộ phần nào.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp về ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa đèn 'check engine' Khi tín hiệu này sáng, có nghĩa động cơ đã bị lỗi, liên quan đến thông số vận hành hoặc thành phần cơ học. Cách tốt nhất để xử lý là mang xe tới các garage để đọc lỗi và tìm phương pháp sửa chữa. Chỉ là một đốm sáng trên bảng đồng hồ nhưng chiếc đèn "check engine" khiến không ít người cảm thấy lo lắng. Khi sáng, một thông điệp lạnh lùng hiện lên "Check engine - Kiểm tra động cơ" hay lịch sự hơn là "Service engine soon - bảo dưỡng động cơ sớm". Do quá ngắn gọn nên tài xế không biết lỗi nằm ở đâu. Ngay cả với thợ lành nghề hay kỹ sư cao cấp, việc chẩn đoán chính xác là điều không thể. Chỉ có máy tính biết sự cố xảy ra với bộ phần nào. Đèn báo sự cố động cơ "Service engine soon". Ảnh: Andybrand. Nguyên nhân khiến đèn "check engine" sáng bắt nguồn từ những lỗi động cơ. Mỗi động cơ hiện đại có hàng tá cảm biến, làm nhiệm vụ thu thập thông tin, đưa về cho bộ xử lý trung tâm ECM. Khi mất tín hiệu từ cảm biến hoặc các giá trị thu được vượt quá điều kiện cho phép, ECM quy về chế độ lỗi và đèn “Check Engine” hay “Service Engine Soon” sẽ sáng để báo hiệu cho người lái biết. Đèn này cũng sáng khi các thành phần cơ học bị mất kiểm soát. Những lỗi đó được ECM đưa vào bộ nhớ, các kỹ thuật viên chỉ cần truy vấn bộ nhớ này là có thể biết được nguyên nhân hỏng hóc, thông qua thiết bị đọc mang tên OBD II. Mỗi bộ OBD II có phần mềm tương thích, chứa thông tin của rất nhiều mẫu xe. Khi kết nối với ECM, OBD II sẽ phân tích các mã số và thể hiện trên màn hình. Tuy nhiên, các thông tin thu được không nói chính xác thiết bị nào cần phải thay mà chỉ cho hướng giải quyết. Các kỹ thuật viên phải kiểm tra chi tiết mới có thể tìm ra nguyên nhân thực sự. Những mã lỗi thông thường hiển thị trong bộ ECM như P0133 có nghĩa cảm biến oxy chậm trả lời tín hiệu, hoặc cũng có thể do cảm biến tốc độ dòng không tốt, hay có thể cảm biến hỏng, bộ góp khí thải bị rỉ...Đây là những thông số quan trọng, đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thường. Vì vậy, nếu lỗi này không được kiểm tra và sửa chữa sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới động cơ. Đọc lỗi từ bộ xử lý trung tâm ECM của xe Mazda. Ảnh: Mazda6tech. Khi đèn "check engine" sáng, không ít tài xế cảm thấy khó xử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì nếu xe không gằn máy, khó khởi động hay phun khói, bạn hoàn toàn có thể vận hành bình thường, trước khi đưa xe tới garage để sửa. Một lưu ý là trên vài dòng xe, đèn này sẽ nháy sáng hoặc chuyển sang đỏ khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, hãy ngừng sử dụng và mang xe đi sửa ngay khi có thể. Lời khuyên ở trên chỉ giúp người sử dụng yên tâm sử dụng chứ không nói tới việc bỏ qua tín hiệu đó. Bởi chỉ cần một lỗi nhỏ, nếu để lâu ngày, động cơ làm việc sẽ kém hiệu quả và sự cố ngày càng trầm trọng hơn. Một sai lầm nữa là do quá sốt ruột mà không ít tài xế tìm cách tắt đèn này bằng cách ngắt nguồn. Tuy nhiên, do lỗi nằm ở bộ phận khác nên dù tắt đèn, nó vẫn còn và tiếp tục gây ảnh hưởng tới động cơ. Đèn cảnh báo chỉ là thông tin cuối cùng thông báo cho người sử dụng. Chẳng hạn như ở các nước phát triển, khi xuất hiện lỗi mang mã P0420 - bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác hoạt động dưới ngưỡng cho phép, khách hàng có thể mang nó tới hãng để bảo hành. Nhưng nếu tắt đèn "check engine" thì dù đèn không còn, bộ trung hòa xúc tác vẫn tiếp tục bị bẩn và kết quả, họ có thể phải bỏ ra tới 1.000 USD để thay mới. Ngoài ra, việc cắt nguồn có thể làm mất các thông số vận hành của động cơ và khi đóng điện trở lại, lỗi vẫn còn và chắc chắn đèn "check engine" vẫn sáng. Ưu nhược điểm của các hệ dẫn động 4 bánh Với những kiểu như 4 bánh toàn thời gian hay bán thời gian, việc lựa chọn hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách lái và điều kiện sử dụng bởi chúng có ưu, nhược điểm riêng. Động cơ sinh ra công suất và mô-men xoắn. Để truyền năng lượng tới các bánh khiến chúng quay, chiếc xe của bạn cần phải có cơ cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn từ động cơ. Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau như một cầu (cho 2 bánh) và 2 cầu (cho 4 bánh). Dưới đây là ưu nhược điểm của các loại dẫn động 4 bánh. Dẫn động 4 bánh bán thời gian (Part-time 4WD) Đây hệ dẫn động phổ biến nhất trên các mẫu xe địa hình. Nó hoạt động sau khi tài xế nhấn nút hoặc chuyển chế độ từ ca-bin. Lúc đó, mô-men xoắn được truyền tới cả 4 bánh. Còn khi chưa được kích hoạt, năng lượng từ động cơ được truyền tới hai bánh trước hoặc sau. Hệ dẫn động 4 bánh trên xe Hummer. Khi tài xế chuyển chế độ từ 2 bánh sang 4 bánh trên hộp số phụ, trục trước và trục sau khóa lại với nhau, dẫn đến các bánh trước và bánh sau quay với cùng một tốc độ, giúp cải thiện độ bám đường trong điều kiện xe đi thẳng. Trước khi có vi sai trung tâm, hệ dẫn động này gần như không có cách nào để các bánh quay với vận tốc khác nhau, tại những khúc cua. Vì vậy, rất ít khi tài xế kích hoạt chế độ 2 cầu trừ khi xe di chuyển trên những mặt đường trơn trượt (như trên tuyết) hoặc sa lầy. Nếu cố gắng lái một chiếc xe trên đường khô, khi chế độ 4 bánh được kích hoạt, bạn sẽ cảm thấy khó khăn và bánh cứng lại khi chuyển hướng. Ngoài ra, điều này có thể làm hỏng các thiết bị trong bộ truyền động và khiến lốp mòn nhanh hơn. Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian có những điểm đáng lưu ý cần thiết cho những ai đang sử dụng. Đặc điểm đầu tiên là ở chế độ bình thường, xe dẫn động thông qua một cầu (2WD), thông thường là cầu sau. Việc cài cầu hoặc cắt cầu hoàn toàn do tài xế. Khi chuyển sang chế độ 4WD, năng lượng từ động cơ được truyền cho cả 4 bánh. Trong điều kiện cần thiết, lái xe có thể chọn chế độ 2 cầu số chậm để cải thiện mô-men xoắn. Hệ dẫn động 4 bán bán thời gian không bao gồm vi sai trung tâm và được khuyến cáo là không sử dụng trên mặt đường khô hay quá cứng. Jeep là một trong những mẫu xe đặc trưng sử dụng kiểu 4WD bán thời gian. Ưu điểm của hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian là đơn giản nên so với các hệ dẫn động 4 bánh khác, giá thành thấp và không quá phức tạp. Điều này giải thích vì sao nó lại xuất trên những mẫu xe rẻ tiền và ở cấp thấp. Một lợi thế nữa là nó không làm tốn xăng so với kiểu dẫn động 4 bánh toàn thời gian. Các mẫu trang bị dẫn động 4 bánh bán thời gian thường có yêu cầu khắt khe là tài xế phải dừng trước khi chuyển từ chế độ 2 bánh sang 4 bánh. Nó khiến người lái phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vào quyết định cài cầu của mình, tùy thuộc vào địa hình và thời tiết. Cũng như vậy, chuyện cắt cầu cũng quan trọng không hề kém. Dẫn động 4 bánh thường xuyên (Permanent 4WD) Khác với bộ 4WD bán thời gian, kiểu dẫn động này thuộc loại toàn thời gian, nghĩa là không có chế độ một cầu chủ động. Năng lượng từ động cơ luôn luôn được truyền tới 4 bánh. Tài xế được hưởng những lợi thế của hệ 4WD trong mọi điều kiện về địa hình mà không cần lựa chọn chế độ một cầu hay hai cầu.  Ở kiểu này, hệ dẫn động có vi sai trung tâm nên xe hoàn toàn có thể di chuyển trên mặt đường khô mà không sợ hỏng các thiết bị hoặc bánh bị cứng khi vào cua. Trên một vài mẫu, vi sai trung tâm có thể bị khóa khi cần độ bám đường, như khi vượt địa hình. Về mặt kỹ thuật, vi sai trung tâm là bộ truyền bánh răng hành tinh, có nhiệm vụ đảm bảo cho các bánh xe hai bên quay với tốc độ khác nhau khi vào cua, hoặc trên đường không bằng phẳng. Ưu điểm của dẫn động 4 bánh thường xuyên là không bắt tài xế phải lựa chọn, vì vậy, họ có thể tập trung cho việc điều khiển xe. Ở điều kiện làm việc bình thường, 95% mô-men xoắn của Porsche Carrera được đưa xuống bánh sau. Tuy nhiên, vấn đề của hệ dẫn động này là nó ăn khá nhiều xăng so với các kiểu khác. Trong một vài trường hợp, khi vi sai trung tâm bị khóa có thể khiến việc cầm lái vất vả, do xe có xu hướng di chuyển thẳng về phía trước hơn là chuyển hướng. Ngoài ra, do cần nhiều thiết bị nên giá thành có thể cao hơn loại dẫn động 4 bánh bán thời gian. Hiện nay, vẫn có những nhà sản xuất trung thành với kiểu 4WD thường xuyên như Land Rover. Dẫn động toàn thời gian (full-time 4WD) Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (full-time 4WD) tự động phân bổ mô-men xoắn tới các trục khi cần độ bám đường. Tài xế có thể cài đặt chế độ "Auto 4WD" để xe tự quyết định khi nào kích hoạt hoặc ngừng kích hoạt chế độ 4 bánh. Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là xe sẽ tự quyết định việc phân bổ mô-men xoắn tới trục nào nên tài xế có thể tập trung lái. Tuy nhiên, điểm yếu là trong những trường hợp địa hình rất hiểm trở, nó cản trở khả năng của tài xế. Chẳng hạn như do phản ứng nhanh và hoàn toàn tự động nên tài xế gần như không thể tự chủ khi vượt chướng ngại vật. Trong khi đó, với kiểu bán thời gian thì họ có thể gài cầu chậm hoặc nhanh tùy theo tình hình. Hơn nữa, kiểu dẫn động này khá phức tạp, nhiều thiết bị nên đắt hơn. Dẫn động tất cả các bánh (All-wheel drive) Kiểu AWD giống như dạng dẫn động 4 bánh thường xuyên, tức là năng lượng được truyền liên tục tới các bánh. Không có cách nào để tắt chức năng này. Một đặc điểm nữa là AWD không cần hộp số phụ. AWD có xu hướng tích hợp thành một gói với trọng lượng nhỏ hơn so với các kiểu truyền thống. Nguyên lý vận hành của nó là phân bổ mô-men xoắn tới các cầu tùy theo địa hình. Chẳng hạn như chiếc Porsche 911 Carrera ở điều kiện bình thường có 5% mô-men được đưa tới cầu trước và 95% còn lại xuống cầu sau. Ở những tình huống cần mô-men tới cầu trước, hệ thống sẽ phân bổ lại sao cho độ bám đường ở mức tốt nhất. AWD có mức tiêu hao nhiên liệu khá tốt so với các kiểu dẫn động khác. Đồng thời, do nhỏ gọn nên các kỹ sư không cần phải đưa gầm xe lên cao. Cuối cùng là do máy tính tự đảm nhiệm nên tài xế có thể yên tâm lái ở mọi địa hình. Tuy nhiên với giới mê khám phá, kiểu AWD không mấy thú vị vì nó không có hộp số phụ. Vì vậy, họ không thể tự chủ trong việc điều khiển xe mà phải phó mặc hoàn toàn cho máy tính. Bugatti Veyron - xe tăng và giảm tốc nhanh nhất thế giới Chiếc xe đắt hơn 1,6 triệu USD này có thể tăng tốc từ 0 lên 160 km/h rồi đột ngột phanh chết lại trên đường chỉ sau vỏn vẹn 9,8 giây - mức kỷ lục đối với những chiếc xe được phép sử dụng trên các đường phố. Phương pháp đo tính năng thể thao của một chiếc xe tốt nhất là sử dụng chỉ số tăng và giảm tốc 0-100-0 mph (miles per hour), tức là đo quãng thời gian một chiếc xe cần để tăng tốc từ lúc đứng yên cho đến khi đạt tốc độ 100 dặm/giờ (160 km/h) và sau đó trở lại trạng thái ban đầu. Chỉ số này thể hiện không chỉ sức mạnh và đặc tính khí động học của xe, nó còn cho biết chất lượng của hệ thống phanh và một phần nào đó là hệ thống treo. Thông thường, chỉ số này được dùng để tính toán sức mạnh của xe đua. Nó cho phép đánh giá chuẩn xác hơn hiệu năng của một chiếc xe so với việc đo thời gian để vượt qua một phần tư dặm đầu tiên. Hằng năm, Autocar, tạp chí ôtô lâu đời nhất của Anh lại đưa ra một danh sách các xe nhanh nhất theo chỉ số 0-100-0 mph. Và năm nay, danh hiệu đó được trao cho một chiếc xe mới xuất hiện nhưng không hề gây ngạc nhiên, Bugatti Veyron. Với động cơ 16 xi-lanh công suất 987 mã lực và tốc độ tối đa 400 km/h, chiếc xe giá 880.000 bảng Anh (khoảng 1,627 triệu USD) không chỉ chiến thắng một cách thuyết phục các đối thủ 4 bánh mà còn vượt qua cả một đại diện danh giá của dòng mô-tô thể thao là Suzuki GSX-R1000 với thời gian gần một giây. Hơn thế nữa, trong khi tăng tốc, Bugatti Veyron còn tạo ra nhiều gia tốc của trọng lực hơn cả khi bạn ngồi trong một chiếc phi cơ chiếc đấu F-16 đang cất cánh hay khi nhảy dù. Nặng 1.890 kg, chỉ sau 2,8 giây tính từ lúc xuất phát đạt Bugatti Veyron đã đạt tới tốc độ 60 mph (100 km/h) và nhích tới con số 100 mph sau 5,5 giây. Chỉ số 0-100-0 mph của xe là 9,9 giây. Theo Adam Towler, phóng viên của Autocar, thông thường, ứng cử viên cho danh hiệu này là những chiếc xe có trọng lượng thấp kiểu như Arial Atom hay Caterham Superlight. Tuy thế, những chiếc xe có động cơ siêu mạnh và được thiết kế bởi những chất liệu nhẹ vẫn chiếm ưu thế khi so sánh chỉ số 0-100-0 mph. Điển hình như chiếc xe khá vô danh Brooke Double R giá 32.000 bảng (59.160 USD) ở vị trí thứ tư hay Ariel Atom 300 giá 35.000 bảng (64.706 USD) xếp ngay sau Bugatti Veyron. "Dù Veyron là chiếc xe nhanh nhất nhưng bạn có thể sở hữu một chiếc xe với hiệu suất gần như thế mà giá rẻ gấp nhiều chục lần", Adam Towler nói. Trong cuộc thử nghiệm mới tiến hành, Autocar còn đo cả chỉ số của một chiếc xe đua giải A1. Chiếc xe một chỗ ngồi công suất 550 mã lực này nặng chỉ 695 kg và đạt chỉ số 0-100-0 mph sau 8,4 giây. Hình ảnh một số chiếc xe có chỉ số 0-100-0 mph cao nhất:  Bugatti Veyron có chỉ số 0-100-0 mph là 9,9 giây. Ảnh: Serious Wheels Những chiếc xe đua có chỉ số 0-100-0 mph rất cao, chẳng hạn như chiếc xe đua giải A1 trên đây là 8,4 giây. Ảnh: Forever Racing Một chiếc Ariel Atom. Ảnh: Fob-engineering Ngay cả Suzuki GSX-R1000 cũng chào thua Bugatti Veyron. Ảnh: Sport Rider Danh sách những chiếc xe đứng đầu về chỉ số 0-100-0 mph (không tính các mẫu xe đua): A1 GP 8,40 giây (xe đua giải A1) Bugatti Veyron 9,90 Suzuki GSX-R1000 10,70 (xe mô-tô thể thao) Ariel Atom S'Charged 11,00 Ariel Atom 450 11,05 Atom Private Owned 11,05 Caterham CSR260 11,95 Brooke Double R 12,50 Porsche 911 Turbo 12,50 Ford Focus WRC 13,57 Lambo Gallardo 13,65 Ascari KZ1 13,80 Corvette Z06 13,80 Alpina B6 14,80 BMW M6 14,95 TVR Tuscan 2 15,00 BMW M5 15,20 Audi RS4 15,80 Aston V8 Vantage 15,81 BMW Z4M Roadster 15,95 Porsche Cayman S 16,46 Lotus Exige S 16,60 Nissan 350Z 18,80 Vauxhall Astra Sprint 18,85 Vauxhall Astra VXR 19,05 Renault Megane F1 20,55 Mazda 6MPS 21,00 Ford Focus ST 21,35 Vauxhall Vectra VXR 22,35 Vauxhall Astra Thurlby 22,65 Bí mật thiết kế xe hơi BMW Từ lúc đặt bút vẽ tới khi sản xuất, mỗi mẫu xe mới mất 7 năm để hoàn thiện và trong 2 năm cuối, các kỹ sư thiết kế chỉ được thay đổi những chi tiết ở mức độ milimet. Đó là quy trình mà BMW áp dụng và trong khi thực hiện, các kỹ sư không thể quên 3 điều: Sự hiểu biết, lòng tin và tính cầu thị. Kế hoạch 1,4 triệu xe bán ra trên toàn thế giới của BMW có thể sẽ thành hiện thực vào 2007, trước một năm so với dự kiến. Năm ngoái, doanh số của BMW đạt 1,33 triệu xe bao gồm cả thương hiệu BMW, Mini và Rolls-Royce, tăng 9,9%. Không chỉ dừng lại ở con số 1,4 triệu, BMW còn vươn tới mục tiêu 1,6 triệu xe vào 2010. Một trong những lý do khiến hãng xe nước Đức đạt tốc độ tăng trưởng cao chóng mặt nằm ở việc khách hàng “mê mẩn” các mẫu xe mới mà hãng tung ra. Những chiếc Mini, BMW X5, X3 và serie 1 đều nằm trong danh sách bán chạy nhất kể từ khi chúng có mặt tại showroom. Tạp chí Automotive News đã có cuộc trò chuyện với trưởng nhóm thiết kế BMW, Chris Bangle, người nổi danh bởi những sản phẩm đậm chất BMW nhưng cũng bị chỉ trích nhiều, thậm chí bị coi là “Trò cười Bangle”. BMW serie 7 thế hệ mới, một trong những mẫu xe thành công nhất của BMW. Ảnh: Seriouswheels Theo kẻ “mê muội” triết lý thiết kế khỏa thân một cách điên cuồng, Chris Bangle, lý do mà các mẫu xe BMW trình làng giành thắng lợi nằm ở 3 yếu tố chính: Sự hiểu biết, lòng tin và tính cầu thị. Sự hiểu biết, theo Bangle phải mất tới 1 hay 2 năm một hãng xe, một con người mới nắm bắt hết về nó. Các nhân viên dưới quyền Bangle gọi đó là “trạng thái” bởi họ luôn phải cố gắng hiểu xem BMW có thể cung cấp và cho ra những gì. Để có được một sản phẩm hoàn chỉnh, nhóm thiết kế thường xuyên nói chuyện với khách hàng, nghiên cứu thị trường, dự đoán xu hướng tiêu dùng và phân tích nhân khẩu học. Quy trình thiết kế của BMW cũng không giống với các hãng xe khác. Đầu tiên, các kỹ sư xây dựng các mảng rồi tới mẫu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình đó, họ không chú ý tới hình dáng mà tập trung vào độ cân xứng, không gian và đặc tính dễ sử dụng. Ngoài ra, trong lúc nhiều hãng xe bắt đầu dự án thiết kế một mẫu xe cùng một lúc với việc chọn khung sườn và cử người quản lý thì tại BMW, tất cả những thứ đó được quyết định trước khi bắt tay thiết kế. BMW X5, mẫu xe được nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Ảnh: Destopmachine Giai đoạn tiếp theo trong quy trình thiết kế của Chris Bangle là sự tự tin. BMW đặt ra mục tiêu phải đánh gục tất cả mẫu xe đối thủ. Bắt đầu từ những cấu trúc trong giai đoạn trước, các kỹ sư chuyển chúng thành bản vẽ hoàn chỉnh để có thể đưa vào sản xuất. Thông thường, quá trình này mất khoảng 18 tháng và công việc khó khăn hơn rất nhiều bởi các đối thủ thường có ít nhất 2 mẫu xe khác nhau. Tuy nhiên, con số trung bình hiện nay là 10. Bangle đưa ra ví dụ với mẫu serie 3, BMW phải chuẩn bị tới 15 bản thiết kế khác nhau. Trong quá trình xây dựng bản vẽ, một nguyên tắc cơ bản mà không chỉ BMW mà tất cả các hãng xe khác đều tuân theo là không bao giờ tham vấn các chuyên gia. Với sự phát triển công nghệ tương đương nhau giữa các hãng xe như hiện nay thì thiết kế là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của một mẫu xe mới. Vì vậy, bản thiết kế phải giữ tuyệt mật với sự cẩn trọng như giữ gìn uy tín hàng trăm năm. BMW 120i chạy xăng vừa ra đời đã gặt hái thành công. Ảnh: Destopmachine Giai đoạn cuối cùng trước khi mẫu xe chính thức được sản xuất là cầu thị mà trên phương diện công nghệ thường gọi là quy trình "đánh bóng bề mặt". Tất cả các thay đổi không phải ở độ chính xác centimet mà ở vài milimet. Một cách miệt mài, nhóm thiết kế phân tích từng điểm nối, từng đường kẻ và nếu cần, họ sẽ chỉnh sửa chi tiết để thêm vào những giá trị mới. Thông thường, từ khi bắt tay vào thiết kế bản vẽ tới khi chiếc xe được sản xuất, các kỹ sư mất 7 năm để hoàn thiện. Trong vòng 2 năm cuối, họ chỉ được phép chỉnh sửa những chi tiết rất nhỏ bởi bất cứ sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng tới ngày ra mắt sản phẩm mới. Tuy cực kỳ chặt chẽ và cầu thị, nhưng không phải lúc nào BMW cũng gặt hái thành công. Hai thế hệ serie 3 hatchback không thực sự chiếm được cảm tình của khách hàng. Lý giải về sự thất bại đó, Chris Bangle cho rằng BMW đã sai lầm ở giai đoạn “hiểu biết” khi đưa ra định hướng chế tạo mẫu xe nhỏ hơn serie 3 sedan. Tuy nhiên, khi xử lý, mẫu hatchback lại chỉ trông nhỏ hơn khi nhìn từ bên cạnh, còn từ phía trước, nó không có gì khác biệt. Vì vậy, thất bại của serie 3 hatchback là điều dễ hiểu. Để “phục thù”, BMW quyết tâm sản xuất serie 1 trên cơ sở khắc phục toàn bộ những sai lầm của serie 3 hatchback. Và hãng xe nước Đức đã thành công vang dội. Kỷ lục tốc độ của Brabus E V12 Biturbo Brabus E V12 Biturbo đã nới rộng giới hạn về tốc độ tối đa mà một chiếc sedan có thể đạt tới lên con số 350,2 km/h tại đường đua Nardo, Italy, đầu tháng 7. Chiếc xe trang bị động cơ 12 xi-lanh twin turbo (biturbo) có công suất 640 mã lực. Một lần nữa Brabus lại được ghi vào cuốn sách kỷ lục Guinness. Năm 1996, Brabus E V12, chiếc xe "độ" từ chiếc E-class W 210, với công suất 528 mã lực, đã vươn tới tốc độ 330 km/h. Hậu sinh khả uý, chiếc xe hiện nay, "độ" từ E-class W 211 (chính là chiếc xe dòng E đang được bán tại Việt Nam với hai phiên bản, E240 và E200), đã vươn tới một tầm cao mới so với "bậc tiền bối". Để gia tăng kỷ lục về tốc độ thêm 20 km/h, các chuyên gia trước tiên phải tập trung vào "chế tác" lại động cơ. Brabus E V12 Biturbo. Brabus E V12 Biturbo đời 2005 trang bị động cơ Brabus SV 12 có dung tích lớn hơn. Thông thường, động cơ twin turbo 12 xi-lanh được lắp trên các xe S600 hiện tại. Với đường kính xi-lanh lớn hơn, hành trình piston dài hơn, dung tích của Brabus V12 là 6,3 lít so với 5,5 lít của Mercedes V12. Trục khuỷu, nắp xi-lanh và piston đều được chế lại, cộng thêm hệ thống xả bằng thép không gỉ và các bộ lọc. Brabus là một hãng độ xe nổi tiếng chuyên chế tác lại các mẫu xe được ưa chuộng, đặc biệt là Mercedes-Benz và Maybach. Được thành lập năm 1977 bởi Bodo Buschmann, Brabus đã nhanh chóng trở thành hãng độ xe Mercedes lớn nhất (tất nhiên không kể để AMG thuộc sở hữu của tập đoàn DaimlerChrysler). Nó có trụ sở tại Bottrop, gần Dusseldorf, Đức. Động cơ này có công suất 640 mã lực tại 5.100 vòng/phút, và mô-men xoắn cực đại 1.026 Nm sẵn sàng từ 1.750 vòng/phút. Không chỉ mạnh về tốc độ tối đa, chiếc sedan nhanh nhất thế giới còn là một tay đua thượng thặng nhờ khả năng tăng tốc kỷ lục 0-100 km/h chỉ trong vòng 4,5 giây. Để kim đồng hồ nhích tới con
Tài liệu liên quan