Tổng quan chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.

doc39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN CHỨNG KHOÁN CHỨNG KHOÁN Thị trường chứng khoán là gì? (13-01-2009 09:00:38) I.Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch.TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. II.Chức năng của TTCK 1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. 2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. 3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao. 4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. 5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. III. Cơ cấu TTCK: xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại: 1. Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. 2. Thị trường thứ cấp: Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vốn cho các doanh nghiệp, thì có lợi gì? Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng không quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó không giao dịch được trên thị trường thứ cấp. Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán gồm: Sở giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán), là người tổ chức thị trường; công ty chứng khoán, là người kinh doanh chứng khoán, trực tiếp mua bán chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán); nhà đầu tư, là những người mua bán chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán; tổ chức niêm yết; và cơ quan quản lý-giám sát thị trường. (Theo: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) Chiến lược đầu tư chứng khoán: 3 bước cơ bản (13-01-2009 09:00:46) Với những nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường, việc tìm hiểu thông tin ban đầu là điều quan trọng nhất. Bài viết sau đây sẽ góp phần giúp nhà đầu tư trong quá trình nhận định chiến lược đầu tư. Thông thường, một chiến lược tổng hợp bao gồm 3 bước cơ bản sau: Thu thập thông tin Ban đầu bất cứ ai cũng bỏ ngỏ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, do vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tìm thông tin từ nhiều cách: đọc sách, ấn phẩm về kinh doanh, các trang tin trên báo đài hoặc qua các webside của các công ty đó. Sau khi tìm được các ấn phẩm và các sản phẩm bạn ưa thích, chúng ta có thể lưu chúng lại để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể bàn bạc với các chuyên gia của công ty chứng khoán hoặc với các nhà đầu tư khác trên thị trường để có nhiều thông tin hơn. Bước đầu tiên khi chúng ta xác định lựa chọn cổ phiếu mà mình ưa thích, sau đó tìm hiểu thông tin về công ty đó... Việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau. Các bản báo cáo của công ty này chúng ta có thể tìm ở đâu? Chúng ta có thể tìm thông qua các trang web của công ty hoặc qua các cơ quan quan hệ đầu tư. Chúng ta có thể vào trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (www.ssc.gov.vn) và các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (www.hastc.org.vn), hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (www.vse.org.vn) hoặc các dịch vụ dữ liệu đi kèm. Tên của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể tìm được thông qua các dịch vụ nghiên cứu chứng khoán, hay trang web của các bộ - ngành. Ngoài ra, còn vô số các trang web cung cấp các thông tin liên quan về dịch vụ đầu tư, kiến thức cơ bản về chứng khoán. Để hiểu thêm về cơ cấu thông tin giúp cho việc nghiên cứu chứng khoán tốt hơn, bạn có thể tham khảo qua trang web của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (www.vafi.org.vn), hay trang web của Công ty Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (www.vcbs.com.vn). Các trang web này cũng giới thiệu cả các phần mềm máy tính có khả năng rà soát giá cổ phiếu và đánh giá về chỉ số giá so sách, ROE, ROA, Ebit... của các loạt cổ phiếu. Đánh giá thông tin Đây là một bước vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, bởi vì việc xác định chất lượng của một cổ phiếu giống như chúng ta lựa chọn một nhà hàng để ăn uống. Chúng ta có thể đoán là nhà hàng đó không thể hoàn hảo tới mức 100% nhưng ta luôn mong muốn nó đạt được chất lượng tối ưu, do vậy trước khi mua cổ phiếu, bạn nên đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho riêng mình. Để kiểm tra các thông tin của cổ phiếu mà mình lựa chọn thì thứ nhất phải bắt tay vào việc tìm hiểu các công ty và ban quản lý của công ty đó về các vấn đề như: công việc kinh doanh của họ có dễ hiểu không? mục tiêu kinh doanh của họ là gì? công việc kinh doanh đó có những gì rủi ro? các báo cáo về công việc quản lý công ty đưa ra cho các cổ đông có thật không?... Chúng ta nên đọc các nhận xét của ban quản lý về mục tiêu kinh doanh, doanh số, lãi và các con số hoạt động khác của công ty trong các bản báo cáo 5 năm gần nhất hoặc có thể là nhiều hơn. Sau đó so sánh các nhận xét này với kết quả hoạt động thực tế của công ty, để chúng ta có một đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động, về đội ngũ quản lý có năng động? chuyên nghiệp và say mê? Thứ hai là chúng ta hãy nghiên cứu kỹ cách quản lý, chính sách và sản phẩm của công ty; Liệu công ty có đội ngũ quản lý mạnh không? Liệu công ty có giữ uy tín với khách hàng? Sản phẩm có duy trì được sự trung thành với khách hàng? Những câu hỏi đặt ra như trên về chất lượng quản lý của công ty có vẻ hơi chủ quan. Tuy nhiên nếu bạn có chiến lược mua bán cổ phiếu của một công ty nhất định bạn nên tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo của công ty càng nhiều càng tốt. Một số nhà đầu tư nổi tiếng thường cho rằng “nên mua cổ phiếu như thể anh có thể trở thành đối tác làm ăn với công ty đó”. Thứ ba là xem xét các con số tài chính của công ty; Ta phải tìm hiểu xem công ty có lịch sử lâu dài về việc tăng doanh số và lãi với mức tăng trưởng cao hay không? mức nọ của công ty có hợp lý? Công ty có lịch sử trả lãi cổ đông đều đặn hay không?.. hãy so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh về các con số tài chính, chất lượng quản lý, sản phẩm và dịch vụ. Thứ tư là đánh giá xem xét giá cổ phiếu của công ty có hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường hay không? Để trả lời câu hỏi này bạn có thể hỏi các trung tâm dịch vụ chứng khoán, tham khảo nguồn thông tin trên thị trường hoặc tính toán các hệ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty. Tất cả các nghiên cứu đánh giá thông tin này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta. Hiện nay với sự trợ giúp của Internet, thông qua các webside của các công ty việc tìm kiếm các câu trả lời để đưa đến các quyết định đầu tư không còn là khó. Ra quyết định đầu tư Trước khi ra quyết định, chúng ta hãy đánh giá cả rủi ro lẫn lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu đó, hãy so sánh việc đầu tư vào cổ phiếu có lợi hay không và các chứng khoán khác có lợi hơn loại chứng khoán mình đã chọn? Bạn nên xem xét có nên sở hữu chứng khoán trong thời gian dài hay không? Khi mà các dấu hiệu cảnh báo về một thị trường cạnh tranh khốc liệt của cổ phiếu và các thay đổi tiêu cực trong quản lý của công ty? Mặc dầu trên thực tế đầu tư cũng có những yếu tố may mắn nhưng để trở thành nhà đầu tư thành đạt về lâu dài thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn, kỷ luật, kiến thức và kỹ năng. Phải có những yếu tố đó thì chúng ta mới dự đoán được lãi, giá cổ phiếu và những nguồn thu tiềm năng. Điều lưu ý hơn cả là chúng ta có thể dự tính được tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoặc lãi trong vòng 5 năm đến 10 năm tới. Nhận định chiến lược đầu tư, trang bị cho mình kiến thức về cổ phiếu của công ty mình dự định mua, kiên nhẫn, cân nhắc kỹ càng, tính toán hệ số tài chính, dự đoán lãi và giá cổ phiếu gần với giá thực tế trong tương lai nhất, chắc chắn bạn sẽ là người thành công nhất. Theo TBKTVN Biểu đồ giá và Support & Resistance (25-04-2009 18:22:29) Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định. Xác lập giá Có 2 phương pháp để biểu diễn mức giá dọc theo trục y (trục tung) là: arithmetic (số học) và logarithmic (thuộc hàm log). Cách arithmetic biểu diễn 10 điểm cách đều nhau trên đường chéo cho dù mức giá có khác nhau. Mỗi đơn vị đo đều như nhau. Nếu giá cổ phần tăng từ 10 lên 80 sau 6 tháng thì sẽ xuất hiện sự dịch chuyển từ 10 lên 20 và sự dịch chuyển này cũng tương đương với sự dịch chuyển từ 70 lên 80. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên không tương đương về phần trăm. Cách logarithmic đo sự tăng giảm của giá cả theo phần trăm. Tăng từ 10 lên 20 nghĩa là tăng 100%. Cũng thế với bước tăng từ 20 lên 40 và từ 40 lên 80. Cả 3 sự dịch chuyển trên có khoảng cách trên đường chéo như nhau . Hầu hết các chương trình về biểu đồ cho rằng dạng logarithmic là dạng semi-log, vì trục thời gian vẫn được biểu diễn theo kiểu số học. Biểu đồ trên minh họa cho sự khác nhau của 2 dạng. Ở dạng semi-log, khoảng cách giữa 50 và 100 cũng bằng khoảng cách giữa 100 và 200. Còn đối với dạng arithmetic thì khoảng cách giữa 100 và 200 lớn hơn nhiều so với 50 và 100. Ưu điểm của 2 dạng biểu diễn trên: -Dạng arithmetic hữu ích khi biên độ giá tương đối hẹp. - Dạng arithmetic hữu ích để biểu diễn những biểu đồ và những giao dịch trong thời gian ngắn. Sự chuyển dịch giá(đặc biệt là giá cổ phần) được biểu diễn tuyệt đối và phản ánh sư chyển dịch của dollar với dollar. -Dạng semi-log hữu ích khi giá cả tăng giảm mạnh, vượt hoặc mở rộng khung thời gian. -Các đường biểu diễn không quá chênh lệch trong dạng semi-log. -Dạng semi-log hợp cho những biểu đồ có thời gian dài để dự đoán mức tăng phần trăm sau 1 khoảng thời gian dài. Những dịch chuyển lớn trở nên cân đối hơn. -Cổ phần và tài sản thế chấp được đánh giá tương đối qua việc dùng các tỷ lệ như PE, giá/thu nhập, giá/sổ thu chi. Điều này cũng giúp phân tích sự chuyển dịch giá theo phần trăm 1 cách hợp lý. Kết luận Cho dù có nhiều kỹ thuật khác nhau về biểu đồ thì không hẳn một phương pháp sẽ tốt hơn phương pháp khác. Dữ liệu có thể giống nhau nhưng mỗi phương pháp có cách trình bày riêng với những ưu và khuyết điểm khác nhau. Mức giá của tài sản thế chấp đươc trình bày thế nào, biểu đồ thanh hay biểu đồ candlestick, biểu diễn dạng arithmetic hay semi-log không phải là yếu tố quan trọng nhất. Và cuối cùng, dữ liệu thì luôn giống nhau và sự biến động giá vẫn là sự biến động giá. Khi tất cả được nói và làm, kỹ năng phân tích sự biến động giá là yếu tố phân loại nhà đánh giá có thành công hay không. Lựa chọn sử dụng biểu đồ nào còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân và cách giao dịch hay đầu tư riêng của mỗi người. Môt khi bạn đã chọn được dạng biểu đồ thì nên kèm theo đó nhũng dự đoán và học cách tốt nhất để dự đoán. Đổi đi đổi lại có thể gây ra xáo trộn và không làm rõ đượctrọng tâm của bài phân tích. Lỗi phân tích hiếm khi gây ra bởi biểu đồ. Do đó nên xem lại bài phân tích trước khi đổ lỗi cho biểu đồ. Chìa khóa để phân tích biểu đồ là quyết tâm, đặt trọng tâm và sự thống nhất: -Quyết tâm: Học những điều cơ bản về phân tích biểu đồ, ứng dụng kiến thức đã học thường xuyên. -Trọng tâm: Giới hạn số lượng biểu đồ, dấu hiệu và cách thức thực hiện của bạn. Học cách sư dụng chúng và cách sử dụng chúng cho thật tốt. -Sự thống nhất: Duy trì những dạng biểu đồ bạn dùng và nghiên cứu chúng thường xuyên(nghiên cứu mỗi ngày nếu có thể). Support and Resistance Support và resistance đại diện quan trọng cho mối quan hệ giữa cung và cầu. Trên thị trường tài chính, giá cả phụ thuộc vào sự tăng giảm của cung và cầu. Cung tăng đồng nghĩa với xu hướng giảm, kì vọng giá giảm và việc bán. Cầu tăng đồng nghĩa với xu hướng tăng , kì vọng giá tăng và việc mua. Những từ này được dùng với ý nghĩa như nhau. Khi nhu cầu tăng giá sẽ tăng còn khi cung tăng thì giá sẽ giảm. Khi cung và cầu đạt mức cân bằng thì giá sẽ ổn định. Support là gì? Support là mức giá mà tại đó người ta cho rằng nhu cầu đủ nhiều để mức giá không giảm mạnh. Khi giá giảm đến mức support hoặc rẻ hơn nữa thì người mua sẽ có khuynh hướng mua tiếp và ngược lại người bán sẽ không bán. Trước khi giá giảm tới mức support, hiện tuợng cầu vượt quá cung xuất hiện và hiện tuợng này sẽ ngăn giá giảm xuống dưới mức support. Support không phải luôn ở mức ổn định và việc mức support giảmbáo hiệu cung vượt quá cầu. Khi đó người ta có xu hướng bán nhiều hơn mua. Mức support bị phá vỡ và mức support mới thấp hơn dự báo người bán đang mất hy vọng và họ sẵn sàng bán với giá thấp. Thêm vào đó, người mua sẽ không mua cho đến khi giá giảm dưới support hoặc giảm so với mức trước đó. Khi mức support bị phá vỡ, 1 mức support khác thấp hơn sẽ được thiết lập. Mức support được thiết lập căn cứ vào đâu? Mức support thường thấp hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường sẽ an toàn nếu giao dịch gần mức support hoặc tại mức support. Kỹ năng phân tích không phải là ngành nghiên cứu chính xác và đôi khi rất khó xác định mức support chính xác. Hơn nữa, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tụt xuống dưới mức support 1 cách đột ngột. Đôi khi không hợp lý khi cho rằng mức support bị phá vỡ nếu giá giảm gần 1/8 so với mức support. Vì lý do này nhiều nhà giao dịch và đầu tư đã tạo ra vùng support. Resistance là gì? Resistance là mức giá mà tại đó người ta cho rằng việc bán ra đủ nhiều để giữ giá không tăng mạnh. Khi giá tăng đến mức resistance thì người bán có khuynh hướng tiếp tục bán và người mua thường dừng lại. Trước khi gía chạm tới mức resistance thì cung sẽ vượt quá cầu ,ngăn giá tăng trên mức resistance. Resistance thường không giữ nguyên và mức resistance bị phá vỡ dự báo cầu vượt quá cung. Việc mức resistance bị phá vỡ cho thấy người ta mua nhiều hơn bán. Mức resistance bị phá vỡ và mức resistance mới cao hơn cho thấy người mua sẵn sàng mua ngay cả với giá cao. Hơn nữa, người bán sẽ không bán cho đến khi giá tăng trên mức resistance hoặc tăng hơn trước đó. Khi mức resistance bị phá vỡ thì 1 mức resistance mới cao hơn sẽ được thiết lập. Mức resistance được thiết lập căn cứ vào đâu? Mức resistance thường cao hơn mức giá hiện tại nhưng thông thường giao dịch tại mức resistance hoặc gần mức này là an toàn. Thêm vào đó, sự chuyển dịch giá có thể đột biến và tăng trên mức resistance 1 cách đột ngột. Đôi khi thật bất hợp lý khi cho rằng mức resistance bị phá vỡ nếu giá tăng gần 1/8 so với mức resistance được thiết lập. Vì vậy nhiều nhà giao dịch và đầu tư thường lập nên vùng resistance. Phương pháp nào để thiết lập support và resistance? Support và resistance giống như những hình ảnh phản chiếu trong gương và có nhiều điểm chung. Mức cao và mức thấp: Support có thể được thiết lập dựa vào mức thấp trước đó và tương tự, resistance có thể được tạo bởi mức cao trước đó. Biểu đồ trên biểu diễn phạm vi giao dịch rộng từ tháng 1-99 đến tháng 3-2000. Support được tạo nên bởi mức thấp tháng 10 gần mức 33. vào tháng 12, giá cổ phần quay lại mức support vào khoảng 33-35 và mức thấp là gần 34. Cuối cùng vào tháng 2 giá cổ phần 1 lần nữa quay lại mức support và mức thấp là gần 33 1/2. Sau mỗi lần mức support dội lên, giá giao dịch cổ phần lại tăng lên mức resistance. Mức resistance ban đầu được tạo nên từ mức support là 42. 5 đã bị phá vỡ ở tháng 9. Sau khi mức support bị phá vỡ thì nó trở thành mức resistance. Từ mức thấp của tháng 10, giá cổ phần tăng đến mức resistance mới(mà trước đó là mức support)khoảng gần 42.5. Khi giá cổ phần không vượt qua 42.5 thì lúc đó mưc resistance được xác định. Giá cổ phần sau đó tăng đến mức 42. 5 2 lần nữa rồi lại giảm dưới mức resistance 2 lần. Support = Resistance Một điều