Tổng quan kinh tế đất đai

I. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của khoa học kinh tế đất đai I.1. Vị trí của khoa học kinh tế đất đai Do sự giới hạn của diện tích đất đai trên bề mặt đất nói chung và lảnh thổ quốc gia nói riêng. Do sự thiếu hụt nguồn vốn và thiếu hụt lao động kết hợp với đất đai Chính 3 nguồn thiếu hụt này hình thành 1 khái niệm đó là TÍNH KHAN HIẾM về đất đai. Có thể nói tính khan hiếm hình thành nên các quyết định về mặt kinh tế, con người luôn đối mặt với sự khan hiếm này để tạo ra các sản phẩm xã hội đáp ứng nhu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, đất đai chiếm vị trí quan trọng trong sự giàu có cũng như làm tăng nguồn của cải xã hội cho mỗi quốc gia, vì vậy khoa học kinh tế đất đai xứng đáng chiếm lỉnh một vị trí vững vàng trong hệ thống khoa học kinh tế.

doc42 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 5311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan kinh tế đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục lục Trang Chương I: TỔNG QUAN KINH TẾ ĐẤT ĐAI 2 I. Vị trí và vai trò của kinh tế đất đai 2 II. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế đất đai 2 III. Cơ sở khoa học của kinh tế đất đai 3 IV. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế đất đai 4 Chương II: ĐẤT ĐAI VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT ĐAI 5 I. Đặc điểm và vai trò của đất đai 5 II III. IV. Quỹ đất đai và phương pháp phân loại đất đai Phương pháp phân tích kinh tế đất đai Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai 5 Chương III: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 7 I. Quan hệ sở hữu và sử dụng đất đai 7 II. Lịch sử phát triển quan hệ đất đai ở Việt Nam 7 III. Phát triển quan hệ đất đai trong nền kinh tế thị trường 8 Chương IV: PHÂN VÙNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 9 I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất đai 9 II. Lý luận về đất trung tâm 9 III. Quá trình phân vùng sử dụng đất đai 13 IV. Nhân tố xác định phân vùng đất đai đô thị 13 V. Tác dụng của lý luận phân vùng trong định giá đất đai 14 Chương V: ĐỊA TÔ VÀ GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI 16 I. Địa tô 16 II. Giá trị đất đai 20 III. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng đất đai 22 IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá đất đai 23 V Phương pháp định giá đất đai 23 Chương VI: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẤT ĐAI 24 I. Một số khái niệm chung 24 II. Đầu tư và quy hoạch sử dụng đất đai 24 III. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư 26 CÂU HỎI ÔN TẬP 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHỤ LỤC 31 Chương I TỔNG QUAN KINH TẾ ĐẤT ĐAI I. Vị trí, nhiệm vụ và vai trò của khoa học kinh tế đất đai I.1. Vị trí của khoa học kinh tế đất đai Do sự giới hạn của diện tích đất đai trên bề mặt đất nói chung và lảnh thổ quốc gia nói riêng. Do sự thiếu hụt nguồn vốn và thiếu hụt lao động kết hợp với đất đai Chính 3 nguồn thiếu hụt này hình thành 1 khái niệm đó là TÍNH KHAN HIẾM về đất đai. Có thể nói tính khan hiếm hình thành nên các quyết định về mặt kinh tế, con người luôn đối mặt với sự khan hiếm này để tạo ra các sản phẩm xã hội đáp ứng nhu cầu của con người cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, đất đai chiếm vị trí quan trọng trong sự giàu có cũng như làm tăng nguồn của cải xã hội cho mỗi quốc gia, vì vậy khoa học kinh tế đất đai xứng đáng chiếm lỉnh một vị trí vững vàng trong hệ thống khoa học kinh tế. I.2. Nhiệm vụ của khoa học kinh tế đất đai Nhiệm vụ đầu tiên của kinh tế đất đai là giải quyết bài toán có sự kết hợp hiệu quả giữa ba nguồn lực sản xuất nói trên để tạo ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Nhiệm vụ kế tiếp nghiên cứu những xu thế, quy luật vận động của các loại đất đai sử dụng trên phạm vi quốc gia, nhằm tìm ra các phương hướng, các giải pháp sử dụng đất đai có hiệu quả nhất. I.3. Vai trò của khoa học kinh tế đất đai Vai trò của kinh tế đất đai là môn học cơ sở của chuyên ngành quản lý đất đai vì vậy nó sẽ cung cấp căn cứ khoa học cho các môn học khác trong chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành quản lý đất đai như: + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân loại quỹ đất đai quốc gia cho môn học Thống kê đất đai. + Nghiên cứu các nguyên lý điều chỉnh nhà nước về mối quan hệ đất đai làm căn cứ luận cho các môn học Luật đất đai và Quản lý hành chính về đất đai. + Nghiên cứu các vấn đề về giá trị và đề xuất phương pháp đánh giá giá trị kinh tế đất đai, hỗ trợ phương pháp luận cho môn học Định giá đất đai. + Nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng đất đai, giữa giá trị và đầu tư phát triển quỹ đất đai, tập trung nghiên cứu những quy luật không gian phân bổ đầu tư sử dụng đất đai, từ đó đề xuất những cơ sở khoa học cho môn học Quy hoạch sử dụng đất đai. II. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của khoa học kinh tế đất đai Khách thể nghiên cứu là sự vật, là quá trình khách quan Chủ thể nghiên cứu là con người đứng tại một vị trí nhất định nghiên cứu một phương diện, khía cạnh nào đó của khách thể. Vị trí nghiên cứu được gọi là góc độ nghiên cứu, còn phương diện nghiên cứu chính là đối tượng của nghiên cứu khoa học. Cần phân biệt đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Có thể nói đối tượng nghiên cứu là những quy luật thuộc về bản chất của sự vật, còn đối tượng khảo sát là những hiện tượng, là các hình thái thể hiện của những quy luật này. Vận dụng vào khoa học kinh tế đất đai: - Khách thể nghiên cứu của khoa học kinh tế đất đai là quỹ đất đai. - Đối tượng nghiên cứu là những quy luật sử dụng đất đai trong quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội. - Đối tượng khảo sát là các loại đất đai, loại hình sử dụng đất đai và các đối tượng sử dụng đất đai xuất hiện trong một không gian và thời gian cụ thể, (đây là những hình thái cụ thể của những quy luật sử dụng đất đai). Cần phân biệt các khái niệm khác nhau như lãnh thổ, đất và đất đai. + Lãnh thổ: là một hiện tượng địa lý – dân tộc, là nơi cư trú của cộng đồng dân tộc trong không gian và thời gian xác định + Đất Là hiện tượng địa lý tự nhiên, là lớp bề mặt trái đất hiểu theo nghĩa rộng hơn so với khái niệm thổ nhưỡng. Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. + Đất đai là kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh tế xã hội của con người. Về mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng đất. Nó là hiện tượng địa - kinh tế xã hội. III. Cơ sở khoa học của kinh tế đất đai - Kinh tế đất đai được xác định là môn học kinh tế chuyên ngành thuộc khoa học kinh tế, nên kinh tế đất đai dựa trên cơ sở nền tảng của kinh tế học chính trị Mác - Lê nin và kinh tế học nghiên cứu các quy luật sử dụng đất đai trong quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội. Vì vậy Cơ sở khoa học của môn học kinh tế đất đai được dựa trên các nền tảng sau: Mô hình Tam Diện trong sử dụng đất, lý thuyết kinh tế học cổ điển I.1. Mô hình Tam diện trong sử dụng đất Quá trình sử dụng đất đai nói riêng và bất động sản nói chung luôn chịu sự chi phối, tác động của ba nhân tố: tự nhiên, kinh tế, pháp lý. Chính ba nhân tố này hình thành nên mô hình Tam diện giúp cho con người sử dụng đất đạt hiệu quả và hạn chế được các nguy cơ rủi ro tiềm tàng, ở đây: Nhân tố tự nhiên thể hiện: khả năng thực tại của đất đai, tức cho biết các tính chất sinh, lý hóa của đất đai, nhân tố này dùng để cung cấp nguyên liệu thô, vị trí, địa bàn.. cho các hoạt động của con người. nhóm này có thể trực tiếp tạo nên những thuận lợi lẫn khó khăn cho con người trong quá trình sử dụng đất. Ngoài ra nhân tố này còn ảnh hưởng đến tổng số lượng tài nguyên có thể cung cấp và tổng số lượng nhu cầu của con người từ các nguồn tài nguyên đó. Nhân tố kinh tế thể hiện: khả năng chấp nhận về mặt kinh tế trong việc sử dụng đất đai Tức nó quan tâm đến sự hoạt động của hệ thống giá cả, giá trị. Nó tác động đến từng chủ sử dụng đất đai. Nó giải quyết các vấn đề về chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận tương ứng với từng điều kiện đầu tư của từng người. Nhân tố pháp lý thể hiện: khả năng chấp nhận về mặt thể chế, pháp luật. Tức nó quan tâm đến môi trường pháp luật của chủ thể sử dụng đất. Moi trường pháp luật được thể hiện thông qua các văn bản pháp quy như: Hiến pháp, luật, nghị định. Tự nhiên Kinh tế Thể chế Mô hình tam diện ràng buộc việc sử dụng đất trong thực tế phải tuân thủ nghiêm ngặc mối quan hệ ba chiều giữa ba nhân tố trên, nhừm mục đích đạt được các tiêu chuẩn của sự phát triển bền vững, đó là: Sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường; Sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế cao; Sử dụng đất phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật; I.2. Lý thuyết kinh tế học cổ điển (cung cầu) trong sử dụng đất I.2.1. Lý thuyết cầu về đất đai 1. Khái niệm 2. Phân loại cầu về đất đai 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu 4. Phương pháp xác định cầu và độ co giãn của cầu đất đai I.2.2. Lý thuyết cung về đất đai 1. Khái niệm 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung đất đai 3. Độ co giãn của cung đất đai I.3. Các quy luật kinh tế cơ bản 1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Khái niệm: Tác động của quy luật: 2. Quy luật sản phẩm biên giảm dần Khái niệm:Trong quá trình sản xuất, khi một yếu tố đầu vào nào đó tăng lê, còn yếu tố đầu vào khác bị hạn chế thì đến một lúc nào đó mức tăng sản lượng đầu ra sẽ giảm đi khi tăng thêm một đơn vị đầu vào. Tác động của quy luật:biểu thị mối quan hệ giữa lượng đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.. Từ đó giúp các nhà quản lý biết được điểm dừng ở đâu để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. 3. Quy luật chi phí cơ hội gia tăng Khái niệm:Chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi chúng ta quyết định lựa chọn đối tượng này mà không chọn đối tượng khác. Giá trị mất đi bằng giá trị của đối tượng không được lựa chọn. Trong quá trình sử dụng nguồn lực ở điều kiện có hạn, để sản xuất một sản phẩm A nào đó thì chúng ta phải hi sinh nhiều sản phẩm B. người ta gọi quy luật này là quy luật chi phí cơ hội gia tăng. Tác động của quy luật: 4. Quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân Khái niệm: Tác động của quy luật: 5. Quy luật giá trị: Khái niệm: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí sức lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Trong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hoá trao đổi được với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Tác động của quy luật giá trị - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá - Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm - Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo 6. Quy luật cung cầu: cho chúng ta biết rằng: Nếu ở 1 mức giá nhất định mà cung>cầu à giá giảm và ngược lại. Một sự gia tăng giá, sẽ dẫn đến cầu giảm và cung tăng và ngược lại Giá thị trường là nơi gặp nhau giưa cung và cầu Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị Khi cung giá trị 7. Quy luật cạnh tranh Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Quy luật cạnh tranh: Trong nền sản xuất hàng hoá, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hoá . IV. Phương pháp nghiên cứu kinh tế đất đai - Điều tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, toán thống kê, hệ thống được sử dụng rộng rãi và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu khoa học kinh tế đất đai. - Ngoài ra, các phương pháp như: phương pháp phân tích chi phí lợi ích, phương pháp định lượng cũng được sử dụng thường xuyên Chương II ĐẤT ĐAI VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT ĐAI I. Đặc điểm và vai trò của đất đai 1. Khái niệm đất đai Đất đai là sự vật địa lý - kinh tế, kết quả của mối quan hệ tổng hoà giữa đất và hoạt động kinh tế xã hội của con người trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định. Về mặt không gian thì đất đai bao gồm cả phần diện tích bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng đất. Đất đai được hiểu ở góc độ tổng thể là trái đất hay trong phạm vi một không gian giới hạn, như trong phạm vi lãnh thổ quốc gia là quỹ đất đai quốc gia, trong phạm vi địa giới hành chính là quỹ đất đai của cấp hành chính tương ứng, trong phạm vi ranh giới địa chính là quỹ đất đai của chủ thể sử dụng đất đai. 2. Đặc điểm của đất đai Đất đai là sự vật địa lý - kinh tế nên nó có hai thuộc tính tự nhiên và xã hội tạo ra khả năng đáp ứng các nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Thuộc tính tự nhiên bao gồm các đặc tính không gian như diện tích bề mặt, hình thể, chiều dài, chiều rộng và vị trí cùng với các đặc điểm về địa chất, địa chấn, địa hình, địa mạo và các tính chất sinh lý hóa của đất kết hợp với giá trị đầu tư vào đất đai. Thuộc tính xã hội của đất đai chính là vị thế của đất đai - là hình thức đo sự mong muốn về mặt xã hội gắn với đất đai tại một vị trí nhất định, là những thuộc tính phi vật thể. Vị thế cũng được hiểu là tổng hòa các quan hệ xã hội, được hình thành từ các tương tác thị trường và phi thị trường. Vị thế đất đai được xác định thông qua số lượng, chất lượng và cường độ quan hệ xã hội. Đất đai có vị thế cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng thiết lập cho người sử dụng đất đai được nhiều hay ít mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ đô thị, với những người láng giềng và với các đối tác khác Cường độ quan hệ bị ảnh hưởng bởi yếu tố khoảng cách không gian, giảm dần phi tuyến theo sự tăng dần của khoảng cách, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Vị thế xã hội của đất đai là phạm trù tổng hợp các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật cấu thành giá đất. Vị thế đất đai được phản ánh thông qua các đặc điểm kinh tế - xã hội và pháp luật của đất đai. Các thửa đất có các điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật như nhau thì có cùng một mức vị thế xã hội. Vị thế đất đai khác với vị trí đất đai. Vị thế là thuộc tính xã hội của đất đai, còn vị trí là thuộc tính không gian của nó. Vị thế của đất đai là thuộc tính không gian tâm lý của con người, còn vị trí của đất đai là thuộc tính không gian địa lý tự nhiên. Khái niệm vị thế không đồng nhất với khái niệm vị trí, “Đồng sàng, dị mộng”. Vị trí địa lý của đất đai là bất biến, nhưng khả năng sinh lời của đất đai thay đổi theo sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội và pháp luật. Vậy tại sao trong nghiên cứu cũng như trong thực tế định giá đất đai thường chỉ nói đến “vị trí, vị trí và vị trí”? Phải chăng vị trí địa lý là yếu tố cấu thành giá trị của đất đai, là thuộc tính quan trọng mà các nhà định giá cần phải quan tâm? Trước hết cần xem xét mối quan hệ giữa vị trí địa lý của đất đai và giá trị của nó. Từ thực tế có thể khẳng định giữa chúng không có quan hệ với nhau. Vị trí tự bản thân nó, tức vị trí trong trạng thái “trần trụi” không có ảnh hưởng tác động đến giá trị đất đai, không phải là thuộc tính mà nhà định giá cần quan tâm. Thuộc tính vị trí của đất đai mà các nhà định giá muốn nói đến chính là vị trí trong không gian kinh tế - xã hội. Ở đây, có thể nói, vị trí địa lý đã được bao phủ bởi các thuộc tính kinh tế - xã hội của đất đai, đấy chính là vị thế, thuộc tính tạo ra “khả năng sinh lời của vị trí”, lợi ích so sánh của các đơn vị diện tích đất đai ở các vị trí khác nhau. Đất đai có khả năng tái tạo và nâng cao chất lượng về mặt tự nhiên và vị thế xã hội thông qua hoạt động đầu tư của con người. - Ngoài 2 đặc điểm trên, đất đai còn có các đặc điểm sau: Tính cố định về vị trí: Đất đai là hàng hóa bất động sản dù được chuyển nhượng nhưng chỉ là các quyền sử dụng khai thác lợi ích từ đất đai, mà không thể di chuyển thửa đất đó đến vị trí mong muốn. Vị trí đất đai là cố định, nên lợi ích và giá trị của đất đai gắn liền với từng vị trí cụ thể, chịu tác động của yếu tố vùng và khu vực như: + Những yếu tố tự nhiên; + Điều kiện kinh tế; + Tính chất xã hội; + Điều kiện môi trường. Tính dị biệt: Những điểm khác nhau về vị trí thửa đất, diện tích, hình thể, cảnh quan, khác nhau về các đặc tính chất lượng tự nhiên và vị thế xã hội làm cho mỗi thửa đất đều có đặc điểm riêng, tạo nên tính dị biệt của đất đai. Vì tính dị biệt mà mỗi thửa đất đai là một loại sản phẩm hàng hóa riêng biệt, nên việc xác định cung, cầu và giá cả thị trường đất đai trở nên phức tạp hơn. Tính lâu bền (về vật lý và kinh tế): Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai không thể hủy hoại nếu được sử dụng hợp lý trong quá trình tái sản xuất xã hội, vì vậy đất đai có thời hạn sử dụng vật lý và kinh tế vĩnh viễn. Tính khan hiếm: Khái niệm khan hiếm gắn liền với phạm trù nhu cầu và cầu. Tuy nhiên tính khan hiếm chỉ là tương đối vì nó mang tính không gian và thời gian, vì có nơi khan hiếm do nhu cầu nhiều nhưng có nơi không ai cần, có thời gian khan hiếm nhưng cũng có khi dư thừa. Tính thích ứng: Xuất phát từ sự thay đổi về nhu cầu mà đất đai có thể chuyển đổi từ hình thức sử dụng này sang hình thức sử dụng khác. Đất đai có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau: nông lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của con người về vị thế xã hội và chất lượng tự nhiên. Tính tăng trị: Tức là sự gia tăng giá trị đất đai. Giá trị của đất đai có xu hương tăng dần do giá trị đầu tư vào đất đai và nhu cầu về đất đai ngày càng tăng. 3. Vai trò của đất đai đối với hoạt động kinh tế xã hội - Đất là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nào - Đất là điều kiện vật chất chung cho mọi ngành nghề và cho hoạt động của con người - Là đối tượng lao động: cho môi trường để tác động như xây dựng nhà cửa, nuôi trồng - Là công cụ lao động: cho con người làm việc trên nó - Là tư liệu sản xuất đặc biệt - Là cơ sở không gian bố trí lực lượng sản xuất và phát triển đô thị - Là nhân tố sản xuất đầu vào và là tài sản bất động sản. Vậy tại sao nói Đất Đai là TLSX đặc biệt? Vì nó khác với các tư liệu sản xuấ khác ở những điểm sau: - Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện và tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con người; là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Còn các TLSX khác đều là kết quả lao động của con người tạo ra. - Đặc điểm số lượng: Đất đai mang tính khan hiếm, bị giới hạn ranh giới đất liền với địa cầu, nên nó không thể gia tăng về số lượng; Ngược lại TLSX khác có thể gia tăng về số lượng theo nhu cầu của xã hội. - Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, tính chất sinh, lý hóa của đất; các TLSX khác có thể đòng nhất về chất lượng, quy cách, tiêu chuẩn - Tính thay thế: Không thể thay thế đất đai bằng một TLSX khác được; còn TLSX khác có thể được thay thế bởi một tư liệu sản xuất khác có hiệu quả kinh tế hơn. - Tính cố định về vị trí: Đất đai chỉ có thể sử dụng cố định ở một nơi; trong khi đó TLSX khác có mặt ở mọi nơi - Tính vỉnh cửu: Nếu được sử dụng hợp lý thì đất đai có thể sử dụng vỉnh cửu; trong khi đó TLSX khác bị hư hỏng dần dần và bị thay thế bởi tlsx khác. Bổ sung: Đối tượng lao động: là toàn bộ những vật mà trong quá trình lao động con người tác động vào bằng công cụ lao động để sản xuất ra của cải vật chất Công cụ lao động: là những vật dụng mà con người dung nó để tác động trực tiếp đến đối tượng lao động. Nó bao gồm các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ Tư liệu sản xuất: một vật hay toàn bộ những vật mà người lao động dung nó để tác động lên đối tượng lao động nhằm sản xuất ra của cải vật chất Đât đai là đối tượng lao động bởi vì: nó là vật mà con người có thể tác động bằng công cụ lao động để sản xuất ra sản phẩm. Đất đai là công cụ lao động bởi lẻ: nó là vật dụng mà con người có thể dung nó để tác động lên đối tượng lao động. Đất đai là tư liệu sản xuất bởi vì đất đai nó vừa là đói tượng lao đông, vừa là công cụ lao động. II. Quỹ đất đai và phương pháp phân loại đất đai 1. Khái niệm và quá trình hình thành quỹ đất đai quốc gia - Loại hình sử dụng đất đai: là một thửa đất cụ thể có ranh giới rõ ràng trên thực địa được sử dụng thường xuyên có hệ thống cho một nhu cầu nhất định của con người. Ranh giới thửa đất được xác định thông qua sự tương phản giữa các loại hình sử dụng khác nhau. - Loại đất đai: tập hợp từ các thửa đất có mục đích sử dụng chung cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người, ranh giới của loại đất đai là ranh giới quy ước, tức được xác định bằng các mốc giới địa chính, hay xác định trên bản đồ quy hoạch. - Quỹ đất đai: tập hợp từ các loại đất đai. - Quá trình hình thành quỹ đất đai: Quỹ đất đai quốc gia hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc và các hoạt động KT-XH trong cộng đồng đó, trong quá trình đó phạm vi đất
Tài liệu liên quan