Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 06 tháng đầu năm 2008

Tình hình kinh tế xã hội Việt nam 06 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ điều chỉnh giảm để kiềm chế lạm phát, tạo thế tăng trưởng bền vững, duy chỉ có thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, ngoại tệ, giá cả đã có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. 6 tháng đầu năm GDP tăng trưởng 6,5%. Sản xuất nông nghiệp đạt 18 triệu tấn thóc (sản lượng lớn thứ 2 sau năm 2006), giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 93.100 tỉ đồng tăng 4,3%. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt 326.000 tỉ đồng tăng 16,5%, Xuất khẩu đạt 29,7 tỉ USD, tăng 31,8%. Nhập khẩu đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% với mức nhập siêu 14,7 tỉ USD làm cho khan hiếm ngoại tệ đẩy tỉ giá lên cao, tác động đến tăng giá lạm phát. Chỉ số lạm phát 06 tháng đầu năm là 18,44%, tuy nhiên tháng 6 đã khống chế được giá tiêu dùng là 2,14% là điều đáng mừng. Bước sang tháng 7, tình hình thị trường tài chính giá cả đã có nhiều dấu hiệu tích cực, thị trường chứng khoán đã dần dần khôi phục, các Ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, nhiều mặt hàng đã bước đầu giảm giá. Đầu tư nước ngoài đạt hơn 31 tỉ USD trong đó có những dự án lớn như Cảng và Luyện kim Vũng Áng Hà Tĩnh 7,897 tỉ USD, lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa 6,2 tỉ USD, khu du lịch tổng hợp Hồ Tràm Vũng Tàu 4,23 tỉ USD Những yếu tố trên đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

doc5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam 06 tháng đầu năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan thị trường Bảo hiểm Việt Nam 06 tháng đầu năm 2008 12/08/2008 Tình hình kinh tế xã hội Việt nam 06 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ điều chỉnh giảm để kiềm chế lạm phát, tạo thế tăng trưởng bền vững, duy chỉ có thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, ngoại tệ, giá cả đã có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. 6 tháng đầu năm GDP tăng trưởng 6,5%. Sản xuất nông nghiệp đạt 18 triệu tấn thóc (sản lượng lớn thứ 2 sau năm 2006), giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 93.100 tỉ đồng tăng 4,3%. Giá trị sản lượng công nghiệp đạt 326.000 tỉ đồng tăng 16,5%, Xuất khẩu đạt 29,7 tỉ USD, tăng 31,8%. Nhập khẩu đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% với mức nhập siêu 14,7 tỉ USD làm cho khan hiếm ngoại tệ đẩy tỉ giá lên cao, tác động đến tăng giá lạm phát. Chỉ số lạm phát 06 tháng đầu năm là 18,44%, tuy nhiên tháng 6 đã khống chế được giá tiêu dùng là 2,14% là điều đáng mừng. Bước sang tháng 7, tình hình thị trường tài chính giá cả đã có nhiều dấu hiệu tích cực, thị trường chứng khoán đã dần dần khôi phục, các Ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, nhiều mặt hàng đã bước đầu giảm giá. Đầu tư nước ngoài đạt hơn 31 tỉ USD trong đó có những dự án lớn như Cảng và Luyện kim Vũng Áng Hà Tĩnh 7,897 tỉ USD, lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa 6,2 tỉ USD, khu du lịch tổng hợp Hồ Tràm Vũng Tàu 4,23 tỉ USD… Những yếu tố trên đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. I. Bảo hiểm Phi nhân thọ Nền kinh tế tiếp tục phát triển với sự tăng trưởng của nông nghiệp, công nghiệp, thương mại xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và đầu tư toàn xã hội đã tạo đà cho các Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Phi nhân thọ một tiềm năng khai thác tốt. Tuy nhiên, biến động của thị trường chứng khoán cũng làm cho các DNBH thận trọng hơn trong việc đầu tư từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn và dự phòng nghiệp vụ vào lĩnh vực này. 06 tháng đầu năm bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 5.562 tỉ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.700 tỉ đồng, PVI 1.124 tỉ đồng, Bảo Minh 997 tỉ đồng, PJICO 511 tỉ đồng. Chiếm tỉ trọng lớn là các nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới 1.699 tỉ đồng, BH thân tàu và TNDS chủ tàu 602 tỉ đồng, BH sức khỏe và tai nạn con người 583 tỉ đồng. Toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 1.940 tỉ đồng tỉ lệ bồi thường 35%. Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm BH Con người 55,5%, BH Thân tàu và TNDS chủ tàu 49,2%, BH Xe cơ giới 44,5%. Top 3 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm Bảo Long 50,4%, PVI 43%, Bảo Minh 41,3%. Như vậy tỉ lệ bồi thường 6 tháng đầu năm có nhiều khả quan nhưng chưa xét đến những tổn thất đã xảy ra đang xử lý hồ sơ bồi thường.  1. Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm Xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao nhất, đạt 1.700 tỉ đồng. Dẫn đầu là Bảo Việt 523 tỉ đồng, Bảo Minh 319 tỉ đồng, PJICO289 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 756 tỉ đồng, chiếm 44,4%. Doanh nghiệp bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường cao là QBE 69,5%, Bảo Minh 57%, Bảo Long 55,8%, PTI 59,2% Tuy phí Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe ô tô tăng 1,5 lần (theo QĐ23/2007/QĐ-BTC) nhưng mức trách nhiệm tăng 1,7 lần (50 trđ) giảm bớt rủi ro loại trừ, bồi thường thiệt hại về người không phân biệt lỗi của chủ xe đã làm cho số tiền bồi thường tăng nhanh. Từ tháng 7/2007 đến 30/6/2008, có đến trên 60% vụ giải quyết bồi thường theo QĐ 23 cũ (theo thời hạn của giấy chứng nhận bảo hiểm) nhưng bắt đầu từ 01/7/2008 sẽ phải tuân thủ bồi thường theo QĐ 23/2007/QĐ-BTC sẽ chắc chắn làm tăng số tiền bồi thường hơn nữa, nhất là đối với xe mô tô phí bảo hiểm giữ nguyên, mức trách nhiệm giữ nguyên nhưng chịu ảnh hưởng của yếu tố giảm loại trừ và tăng bồi thường về người do không phân biệt lỗi. Yếu tố quan trọng khác làm tăng số tiền bồi thường là vật giá leo thang với chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng. Tại kỳ họp ban bán chuyên trách tháng 6/2008 đã đưa ra khuyến nghị các DNBH cần sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng bảo hiểm vỏ xe, vật chất xe. Kiên quyết loại bỏ những rủi ro phi kỹ thuật, rủi ro không kiểm soát được dễ trục lợi bảo hiểm, rủi ro không định danh được dễ vận dụng sai. Cần thống nhất xem xét nâng mức khấu trừ từ 200.000đ (năm 1995) nâng cao trách nhiệm bảo quản giữ gìn xe trong trường hợp tổn thất không phải là tai nạn giao thông mà chỉ là va chạm trong đi vào đường hẹp, ra vào garage, ra vào cơ quan như xước sơn, vỡ kính gương, vỡ vỏ đèn… Các DNBH cần có một bước chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo sử dụng đại lý bán bảo hiểm xe cơ giới đi đôi với việc tinh giảm bộ máy khai thác trực tiếp. Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các DNBH về dự thảo NĐ sửa đổi NĐ 115 trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới, trong đó có quy định trách nhiệm của các DNBH xây dựng hệ thống dữ liệu về tai nạn, giải quyết bồi thường và tình hình chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm đồng thời quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới. 6 tháng đầu năm, các DNBH đã đóng góp Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông để tuyên truyền trên truyền hình Việt Nam chuyên mục Trên từng cây số, xây dựng tiểu phẩm an toàn giao thông và bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, khảo sát thực tế kinh nghiệm tại Singapore và Thái Lan, hỗ trợ đầu tư cho các công trình đang được triển khai nhằm hạn chế điểm đen về tai nạn giao thông tại Tam Điệp - Ninh Bình, Gia Lai, Đắc Nông, bồi thường nhân đạo 02 trường hợp với số tiền là 20 trđ. 2. Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm kỹ thuật có doanh thu đứng thứ hai trên thị trường 1.191 tỉ đồng, tăng 17% so với cùng kì 2007, trong đó BH Xây dựng lắp đặt 457 tỉ đồng tăng 14,7%, BH thiết bị điện tử đạt 32 tỉ đồng tăng 669% so với cùng kì 2007, BH máy móc thiết bị đạt 18 tỉ đồng giảm 46,2% so với cùng kì 2007, Bảo hiểm Dầu khí đạt 326 tỉ đồng, giảm 20,4%. Ngoài ra các nghiệp vụ BH khác trong BH Kỹ thuật đạt 432 tỉ đồng cũng tăng 150%. Dẫn đầu doanh thu BH Xây dựng lắp đặt là PVI 217 tỉ đồng, Bảo Việt 122 tỉ đồng, BIC 24,7 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu BH máy móc thiết bị là UIC 4 tỉ đồng và Bảo Việt 3,6 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu Bảo hiểm Dầu khí PVI 323 tỉ đồng, UIC 2,4 tỉ đồng. Dẫn đầu doanh thu BH Thiết bị điện tử là PTI 27 tỉ đồng, Bảo Việt 2,3 tỉ đồng, MIC 2,2 tỉ đồng. Top 03 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao trong BH Kỹ thuật là PJICO 62,2%,  Bảo Minh 60%, Bảo Long 56%. Thị trường bảo hiểm kỹ thuật cạnh tranh gay gắt. Tỉ lệ phí bảo hiểm sau 05 năm đã giảm tới trên 50% trong khi cảnh báo thiên tai tại Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều và mức tàn phá ngày một tăng. Các Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã soạn thảo nhiều đơn chào mua bảo hiểm với nhiều điều khoản, điều kiện bảo hiểm mở rộng, khấu trừ giảm hoặc không có, phí bảo hiểm hạ song điều đáng tiếc là vẫn còn có DNBH chấp nhận. Nhiều dự án được chia nhỏ thành nhiều gói thầu nhiều hạng mục công trình để tham gia ở từng DNBH khác nhau với thời hạn bảo hiểm và biểu phí khác nhau trong cùng một số rủi ro cơ bản làm khó khăn cho tái bảo hiểm. Nhiều chủ dự án không nắm rõ được bảo hiểm xây dựng lắp đặt nhưng vẫn tổ chức đấu thầu bảo hiểm nên các DNBH khó có thể đáp ứng được thư mời thầu (chưa nắm được rủi ro và nhà thầu nên khó định phí) ngỡ ngàng khi công bố người thắng thầu (không theo chuẩn mực của bảo hiểm) đồng thời ép DNBH phải đặt cọc thực hiện hợp đồng, trích lại 5% bảo lãnh sau khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm… Tại hội nghị tháng 6/2008, Ban bảo hiểm kỹ thuật đã nhất trí xây dựng quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt chung của HHBHVN trên cơ sở QĐ 33 của Bộ Tài chính đồng thời kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương ra Thông tư hướng dẫn về đấu thầu dịch vụ bảo hiểm phù hợp đới đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 3. Bảo hiểm tàu thuỷ Bảo hiểm Thân tàu và TNDS của chủ tàu có doanh thu đứng thứ ba trên thị trường 602 tỉ đồng tăng 45,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu về doanh thu là PVI 193 tỉ đồng, Bảo Việt 187 tỉ đồng, Bảo Minh 106 tỉ đồng. Tổng số tiền bồi thường là 296 tỉ đồng chiếm 49,2% doanh thu. Doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao là Bảo Long 50,4%, , PVI 43%, Bảo Minh 41,3%. Thị trường tiếp tục cạnh tranh gay gắt bằng hạ phí bảo hiểm. Nhiều con tàu, đội tàu sau 5 năm tỉ lệ phí chỉ còn 30% đến 40%. Theo thống kê của VINARE, bảo hiểm thân tàu biển từ năm 2001 đến năm 2007 tổn thất phải bồi thường đều trên 100% doanh thu: năm 2001 bồi thường 3,37 triệu USD (78,5%), năm 2002 là 6,429 triệu USD (126,9%), năm 2003 là 2,834 triệu USD (45%), năm 2004 là 11,876 triệu USD (175%), năm 2005 là 16,279 triệu USD (141,5%), năm 2006 là 15,917 (154%), năm 2007 là 15,071 triệu USD (115,5%). Đã có doanh nghiệp bảo hiểm bị tòa tuyên án vì ký kết hợp đồng bảo hiểm không đúng với quy tắc, điều khoản bảo hiểm  đăng ký với Bộ Tài chính, nên tổn thất vẫn phải bồi thường và hoàn phí cho người tham gia bảo hiểm. Tình trạng đội ngũ sĩ quan thuyền bộ, thuyền viên thiếu và yếu trầm trọng trong khi đội tàu phát triển nhanh. Chất lượng tàu đa số là tàu già hoặc tàu cũ được hoán cải hoặc tàu mới mua nhưng lắp máy móc thiết bị Trung Quốc nên chất lượng không cao. Đội tàu Việt Nam được sếp tốp cuối cùng về an ninh an toàn cảng biển, 100% phải kiểm tra trước khi vào cảng quốc tế và có rủi ro bắt giữ cao. Bảo hiểm tàu đánh bắt xa bờ đã được chính phủ chỉ đạo tài trợ 40% phí bảo hiểm thân tàu và 100% phí bảo hiểm thuyền viên nhưng chưa có triển khai cụ thể và các doanh nghiệp bảo hiểm chưa mặn mà vì rủi ro cao, khó quản lý phạm vi hoạt động của chủ tàu cũng như phòng tránh rủi ro thời tiết xấu. Bảo hiểm đóng tàu vẫn tiếp tục cạnh tranh theo các thủ pháp trước đây như: hạ phí, chia phí theo thời gian để bảo hiểm giai đoạn cuối, chỉ bảo hiểm hạ thuỷ. Nay phát sinh thêm thủ pháp mới là bảo hiểm với thời hạn một năm, phần còn lại (rủi ro cao) được coi là gia hạn và giảm phí. Đã có doanh nghiệp phải bồi thường tổn thất chỉ một con tàu hạ thuỷ nhưng ước tính có đến mười năm nữa tiếp tục thu phí bảo hiểm đóng tàu của toàn doanh nghiệp cũng không đủ bù đắp cho tổn thất này. Tại hội nghị Ban Bảo hiểm tàu thuỷ tháng 6 năm 2008 đã nhất trí cần soạn thảo quy tắc, điều khoản bảo hiểm tàu hoạt động trên vùng biển Việt Nam để Hiệp hội ra quyết định ban hành. 4. Bảo hiểm con người. Bảo hiểm Con người đạt doanh thu 577,8 tỉ đồng tăng 44,3% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 264,5 tỉ đồng, Bảo Minh 133,9 tỉ đồng, PVI 41 tỉ đồng. Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường là 320,7 tỉ đồng chiếm 55,5% doanh thu. Bồi thường có tỉ lệ cao là PJICO 83%, Bảo Việt 65%, PTI 63,5%, Bảo Minh 63%, Bảo Ngân 54%, Groupama 51% Tình hình viện phí, thuốc men và kỹ thuật điều trị ngày càng tăng giá làm tăng chi phí bồi thường của DNBH. Một số sản phẩm bảo hiểm con người ra đời từ những năm 1990 nay đã tỏ ra lạc hâu nên các DNBH cần nghiên cứu triển khai sản phẩm bảo hiểm mới có sức hấp dẫn và đủ sức cạnh tranh, bổ sung những khiếm khuyết của chế độ bảo hiểm y tế nhà nước hiện nay, phù hợp với từng lứa tuổi, địa vị xã hội, thu nhập của từng người. Bảo hiểm y tế và sức khỏe theo Quy tắc điều khoản của AON đến nay do mở rộng bổ sung quá nhiều điều khoản, điều kiện trong khi đó phí bảo hiểm lại giảm đang được khuyến cáo các DNBH cần thận trọng khi chấp nhận bảo hiểm. Các DNBH cần hợp tác với nhau tìm kiếm tổ chức cung cấp dịch vụ cứu trợ y tế và tai nạn quốc tế để cạnh tranh với SOS lựa chọn nhà cung cấp tối ưu, xây dựng mẫu đơn bảo hiểm thống nhất để triển khai bảo hiểm người Việt nam du lịch lữ hành quốc tế. Các DNBH cần phát triển sản phẩm bảo hiểm người nước ngoài du lịch lữ hành tại Việt nam, bảo hiểm cho các cơ sở tổ chức hoạt động mang tính mạo hiểm (đu quay, lướt ván, nhảy dù, ca nô, bể bơi, sàn nhảy,…) Các DNBH cần tích cực hơn nữa trong khâu tuyển dụng đào tạo và phát triển đội ngũ đại lý khai thác bảo hiểm con người thay thế cho nhân viên khai thác trực tiếp. Tại hội nghị tháng 06/2008, Ban nghiệp vụ bảo hiểm con người đã nhất trí cùng nhau xây dựng Quy tắc biểu phí bảo hiểm người Việt Nam du lịch lữ hành quốc tế trên cơ sở dự thảo của Bộ Tài chính năm 2007. 5. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 472,3 tỉ đồng tăng 59,8% so với cùng kì năm 2007. Dẫn đầu là Bảo Việt 153 tỉ đồng, Bảo Minh 85 tỉ đồng, PJICO 56,7 tỉ đồng, PVI 41,7 tỉ đồng. Bồi thường có tỉ lệ cao là Bảo Long 74,8%, MIC 29%, PTI 25%. Nhìn chung, tình trạng cạnh tranh vẫn xảy ra gay gắt. Các khuyến cáo của Hiệp hội Bảo hiểm về hàng xá, hàng sắt thép nguyên thanh, gỗ cây trên xà lan, thu phí tàu già có rủi ro cao nhưng vẫn có doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận để giành dịch vụ. Tình trạng mất hàng không rõ nguyên nhân vẫn xảy ra như: hàng xá với mặt hàng kho đậu, thức ăn gia súc, lương thực thực phẩm, phân bón; mất hàng khi containner hoặc kiện hàng còn nguyên đai, nguyên kiện. Việc mất cắp hàng do cạy chốt cánh cửa container (nguyên kẹp chì) hoặc phá đáy containner đã làm đau đầu cả người xuất lẫn người nhập khẩu, làm mất uy tín quốc gia đang được lực lượng Công an khám phá, truy bắt. Tại hội nghị Ban Bảo hiểm hàng hoá tháng 6 năm 2008, đã nhất trí đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm: - Sửa đổi bản thảo luận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá vận chuyển. - Nghiên cứu tiến tới không bảo hiểm hàng xá với điều khoản mất cắp, giao thiếu hàng vì rủi ro này không quản lý được, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không chấp nhận bảo hiểm, tổn thất gấp nhiều lần doanh thu vì rủi ro đạo đức. - Kiên quyết không chấp nhận bảo hiểm hoặc bồi thường cho những rủi ro phi kỹ thuật như đóng gói không đảm bảo yêu cầu, mất hàng trong container, mất hàng trong kiện còn nguyên đai. 6. Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đạt doanh thu 457 tỉ đồng đã tăng 9% so với cùng kỳ năm 2007. Dẫn đầu doanh thu là Bảo Minh 119,6 tỉ đồng tiếp đến là Bảo Việt 89,5 tỉ đồng, PVI 88,5 tỉ đồng, PJICO 28 tỉ đồng. Bồi thường có tỉ lệ cao là VASS 59,4%, PTI 52,6% Doanh thu bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bắt đầu tăng dần cho những hợp đồng theo hình thức tự nguyện đã hết hạn. Tuy nhiên, việc bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi liền với điều kiện: cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy (khoảng 10%) đã hạn chế việc tham gia bảo hiểm. Tình trạng cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm sang cả phạm vi bảo hiểm khác. Một toà nhà khách sạn trên một tầng có mức phí bảo hiểm không bằng chiếc xe hơi là điều đáng kinh ngạc. Những tài sản có giá trị không cao không phải tái bảo hiểm ra nước ngoài không phải áp dụng mức phí quốc tế thì hạ phí bảo hiểm để dành giật dịch vụ. Điều này có nghĩa là các Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm, chấp nhận ôm tất cả rủi ro xấu về mình đồng thời làm khổ lây cho các doanh nghiệp khác khi nhận tái bảo hiểm trong nước theo hợp đồng cố định. Các doanh nghiệp bảo hiểm cần sửa đổi bổ sung hợp đồng, quy tắc, điều khoản, điều kiện bảo hiểm tránh đưa ra những điều kiện, điều khoản bảo hiểm phi kỹ thuật bao trùm sang cả bảo hiểm khác. Hiệp hội đã đưa ra những cảnh báo về bảo hiểm các resort giá trị tài sản không lớn nhưng thiệt hại kinh doanh rất cao vì bị tác động của mưa, bão, sóng, gió, lốc... song vẫn có doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm với mức phí hạ. Một số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi tư vấn cho khách hàng không đề cập đến hoặc cố tình không biết Nghị định 130, Thông tư 41, Quyết định 28 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc làm cho khách hàng thắc mắc hoặc đòi hỏi chỉ mua bảo hiểm tự nguyện. Tại hội nghị Ban Bảo hiểm cháy nổ đã nhất trí soạn thảo hợp đồng (mẫu đơn) bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ Công an xem xét xoá bỏ giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy như một loại giấy phép con đối với doanh nghiệp kinh doanh và gây khó khăn cho việc bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. II. Bảo hiểm nhân thọ 1. Doanh thu Bảo hiểm nhân thọ Kết quả 6 tháng năm 2008, Tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỉ đồng (trong đó phí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 4.853 tỉ đồng), tăng 13,58% so với năm 2006. Xét về mặt tổng doanh thu phí, dẫn đầu là Prudential với 2051 tỉ, tiếp đến là Bảo Việt với 1.709 tỉ đồng, Manulife là: 508 tỉ đồng. Trước những khó khăn về kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng đột biến, thị trường chứng khoán suy giảm trong 6 tháng đầu năm các DNBH Nhân thọ đã có nhiều cố gắng, số phí bảo hiểm khai thác mới trong 6 tháng vẫn có mức tăng trưởng cao, đạt 997 tỉ đồng. so với cùng kỳ năm trước tăng ấn tượng 40 %. Các sản phẩm hỗn hợp vẫn là các sản phẩm bán được nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2008 với doanh thu gần 610 tỉ đồng, bên cạnh đó các sản phẩm đầu tư (liên kết chung và liên kết đơn vị) tuy mới được tung ra thị trường từ đầu năm 2008 nhưng đã đóng góp doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới chiếm 16.68% tổng số doanh thu khai thác mới (154 tỉ đồng), là sản phẩm bảo hiểm đóng góp doanh thu nhiều thứ hai trên tổng doanh thu khai thác mới. 2. Số lượng hợp đồng bảo hiểm Tổng số hợp đồng bảo hiểm mới khai thác trong 6 tháng năm là 600.765 hợp đồng trong đó sản phẩm chính là 271.539 hợp đồng chính, số hợp đồng khai thác mới so với cùng kỳ năm ngoái tăng không đáng kể. Dẫn đầu là Prudential 260.388 hợp đồng (114.206 hợp đồng chính), Bảo Việt 200.215 hợp đồng (76.719 hợp đồng chính), AIA 42.857 hợp đồng (trong đó có 22.085 hợp đồng chính). Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 543.177 hợp đồng (trong đó có 287.706 hợp đồng chính) tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng hết hiệu lực tăng là điều đã được dự đoán trước trong bối cảnh kinh tế Việt Nam không thuận lợi đã ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu của các hộ gia đình. Số hợp đồng hết hiệu lực cao nhất thuộc về Bảo Việt nhân thọ 243.247 hợp đồng (trong đó có 123.935 hợp đồng chính), Prudential là 209.422 hợp đồng (114.725 hợp đồng chính), AIA 42.260 hợp đồng (trong đó có 23.305 hợp đồng chính). Số lượng hợp đồng khôi phục trong kỳ là 66.214 hợp đồng (hợp đồng chính là 33.338 hợp đồng) giảm 22.35 % so với cùng kỳ năm trước. Prudential là doanh nghiệp có số hợp đồng khôi phục cao nhất với 57.166 hợp đồng (29.242 hợp đồng chính), tiếp đến là Dai-ichi là 4.743 hợp đồng chính (1.708 hợp đồng chính), AIA có số lượng khôi phục là 2.615 hợp đồng (có 1.194 hợp đồng chính). Tổng số hợp đồng có hiệu lực đến 30/06/2008 là 8.249.930 hợp đồng tăng 18,76% so với cùng kỳ năm trước (riêng đối với sản phẩm chính là 4.181.133 hợp đồng, tăng 14,37% với so với cùng kỳ năm trước). Dẫn đầu là Bảo Việt Nhân thọ 3.568.805 hợp đồng (1.684.723 hợp đồng chính), Prudential là 2.991.2621 hợp đồng (trong đó có 1.571.926 hợp đồng chính), AIA là 944.969 hợp đồng (trong đó có 482.369 hợp đồng chính). 3. Trả tiền bảo hiểm Trong 6 tháng đầu năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hợp đồng đáo hạn và cho người tham gia bảo hiểm gây sự cố bảo hiểm với số tiền là 1.459,4 tỉ đồng tăng 39,58% so với cùng kỳ năm trước.  Dẫn đầu là Bảo Việt nhân thọ 913 tỉ đồng, Prudential 352 tỉ đồng, Manulife 103 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bảo hiểm trả giá trị hoàn lại 818 tỉ đồng, tăng 33.66% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu chi trả hoàn lại là Prudential là 324 tỉ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ với 323 tỉ đồng, Manulife là 81 tỉ đồng. Số lượng hợp đồng chấm dứt trước hạn tăng lên khiến cho giá trị hoàn lại từ những hợp đồng này tăng nhiều với cùng kỳ năm trước. 4. Số lượng đại lý bảo hiểm Số lượng đại lý bảo hiểm được tuyển dụng trong trong kỳ là 25.075 người. Tổng số đại lý của các DNBH Nhân thọ là 66.777 người tăng nhẹ là 1,6 % so với cùng kỳ năm ngoái. Các DNBH Nhân thọ có số đại lý nhiều nhất lần lượt là Prudential với 28.758 người, Bảo Việt Nhân thọ là 16.583 người, Dai-ichi Life là 6.608 đại lý. . Nói tóm lại, trong 06 tháng đầu năm 2008 thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã bắt đầu chịu tác động bởi những ảnh hưởng do khó khăn của nền kinh tế Việt Nam từ cuối năm 2007 khi số lượng hợp đồng khai thác mới không tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Các DNBH Nhân thọ đã tập trung nhiều vào tính hiệu quả khai thác của các hợp đồng bảo hiểm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay bằng cách phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, nâng cao số tiền bảo hiểm từ đó tăng được doanh thu phí bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm liê
Tài liệu liên quan