Tổng quan tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn gia súc việt nam trong 20 năm qua (1982-2002)

Trong 20 năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia súc đã có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi tăng (giá cố định năm 1994) từ 11651 tỷ năm 1992 lên đến 21199,7 tỷ năm 2002, tăng 82%. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc đã có những tiến bộ đáng kể. Sản xuất thức ăn công nghiệp tăng cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối so với tổng số thức ăn gia súc tiêu thụ. Chỉ tính riêng trong khoảng từ năm 1996 đến năm 1999, sản lượng thức ăn công nghiệp tăng từ 0,04 triệu tấn năm 1990 tăng lên 1,05 triệu tấn năm 1996 lên đến 2,7 triệu tấn năm 2000 và 3,5 triệu tấn trong năm 2003 và có xu hướng càng ngày càng tăng.

doc35 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn gia súc việt nam trong 20 năm qua (1982-2002), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN GIA SÚC VIỆT NAM TRONG 20 NĂM QUA - TỪ 1982 ĐẾN 2002 Lã Văn Kính, Huỳnh Thanh Hoài Hội thảo: "Đánh giá tình hình nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn gia súc của Việt nam trong thời gian qua và định hướng nghiên cứu trong thời gian tới" Bộ Nông nghiệp và PTNT - Hội đồng khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT - Ban Chăn nuôi Thú y - Hà nội - 11/2003   1. Đặt vần đề 2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm 3. Tình hình nghiên cứu về tiêu hoá, hấp thu và lợi dụng các chất dinh dưỡng trên các đối tượng gia súc gia cầm khác nhau và các loại thức ăn khác nhau 4. Tình hình nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm 5. Tình hình nghiên cứu về bảo quản, chế biến, sử dụng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm 6. KẾT LUẬN 1. Đặt vần đề Trong 20 năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia súc đã có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi tăng (giá cố định năm 1994) từ 11651 tỷ năm 1992 lên đến 21199,7 tỷ năm 2002, tăng 82%. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc đã có những tiến bộ đáng kể. Sản xuất thức ăn công nghiệp tăng cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối so với tổng số thức ăn gia súc tiêu thụ. Chỉ tính riêng trong khoảng từ năm 1996 đến năm 1999, sản lượng thức ăn công nghiệp tăng từ 0,04 triệu tấn năm 1990 tăng lên 1,05 triệu tấn năm 1996 lên đến 2,7 triệu tấn năm 2000 và 3,5 triệu tấn trong năm 2003 và có xu hướng càng ngày càng tăng. Có được những thành tựu đó là nhờ chính sách cùng mở cửa của Đảng và Nhà Nước ta cùng sự cố gắng nổ lực của các doanh nghiệp và đóng góp không nhỏ của các nhà khoa học về dinh dưỡng thức ăn gia súc. Trong 20 năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi và đặc biệt là trong lãnh vực thức ăn gia súc đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn gia súc đã góp phần cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và hướng tới xuất khẩu. Các nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn gia súc trong 20 năm qua tập trung vào: Xác định thành phần hoá học gần úng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng đang được chú ý thực hiện. Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với nhu cầu năng lượng. Nghiên cứu về chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm. 2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điều kiện tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng về chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng làm cho cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao. Mặt khác, sự tiến bộ về mặt di truyền trong ngành trồng trọt đã tạo ra các giống mới có giá trị dinh dưỡng ngày càng được cải thiện do đó đòi hỏi dữ liệu thành phần hoá học của thức ăn phải luôn được cập nhật mới.  2.1 Giai đoạn trước năm 1992 (1982-1992) Trước năm 1992 đã có một số công trình nghiên cứu xác định thành phần hoá học của các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Đáng kể nhất là chương trình hợp tác giữa Viện Chăn nuôi quốc gia và Viện Trung tâm Nghiên cứu Nông hoá phục vụ nông nghiệp Liên Xô đã cho ra đời cuốn sổ tay: thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt nam. Cuốn sổ tay này được bổ sung những số liệu phân tích trong hai kế hoạch hợp tác 1981-1985 và 1986-1990 giữa Viện Chăn nuôi Việt Nam và Viện Trung Tâm Nghiên cứu Nông hoá phục vụ nông nghiệp Liên Xô. Đây là tập hợp những số liệu phân tích thức ăn ở các vùng khác nhau do Viện Chăn nuôi, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, trường Đại học Nông nghiệp II Huế phân tích. Cuốn sổ tay này đã tổng hợp và hiệu chỉnh các kết quả phân tích thành phần hoá học của các loại thức ăn gia súc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và có đưa ra tỷ lệ tiêu hoá của các loại nguyên liệu tham khảo từ tài liệu nước ngoài để làm cơ sở để tính toán giá trị năng lượng trao đổi cho các loại gia súc, gia cầm. Trong giai đoạn này cũng có một số nghiên cứu xác định thành phần hoá học và thành phần axít amin của một số loại nguyên liệu thức ăn, tuy nhiên các nghiên cứu này khá tản mạn, chưa được hệ thống hoá. Các phòng thí nghiệm phân tích thức ăn của các Viện, Trường cũng đã tiến hành phân tích xác định thành phần hoá học của các loại thức ăn gia súc, nhưng số lượng chưa nhiều. Phân tích xác định thành phần axít amin cũng đã được tiến hành trong giai đoạn này, cho một số kết quả nhất định. Hoàng Kim Nhuệ (1979) đã xác định các hợp chất chứa nitơ và thành phần axít amin của một vài loại cỏ họ lúa làm thức ăn cho gia súc. Nguyễn Nghi (1984) đã tiến hành phân tích dưới sự giúp đỡ của phòng phân tích thuộc Viện Nghiên cứu nông hóa phục vụ nông nghiệp Liên Xô xác định thành phần axít amin của một số loại thức ăn gia súc thường dùng ở Việt Nam. Tác giả đã tiến hành phân tích xác định thành phần của 17 axít amin của 63 mẫu thức ăn gia súc các loại bao gồm thức ăn xanh, rau bèo, cỏ hòa thảo và bộ đậu, thức ăn củ quả, ngũ cốc, hạt họ đậu và khô dầu của chúng, bột cá và một số phụ phẩm nông nghiệp. Từ kết quả phân tích này tác giả cũng đã đề nghị phương pháp tính giá trị sinh học của protein trong các loại thức ăn khác nhau. Bên cạnh việc xác định thành phần hoá học thông thường và thành phần axít amin, Nguyễn Nghi và Bùi Thị Gợi (1984) cũng đã tiến hành phân tích xác định thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của một số loại thức ăn gia súc ở nước ta. Các tác giả đã tiến hành phân tích 131 mẫu thức ăn gia súc bao gồm thức ăn thô xanh, rau bèo, cỏ hòa thảo và bộ đậu, thức ăn củ quả, ngũ cốc, hạt họ đậu và khô dầu của chúng, bột cá và cám gạo. Các chất khoáng được phân tích xác định bao gồm canxi, phốt pho, kali, sắt, đồng, kẽm và man gan. Kết quả cho thấy hàm lượng các nguyên tố canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm và man gan trong rong, bèo, rau xanh tương đối phong phú và đáp ứng đủ nhu cầu của gia súc. Trong khi đó, hầu hết các loại thức ăn tinh và củ quả phổ biến ở nước ta đều giàu sắt, nhưng thường thiếu các nguyên tố canxi, phốt pho, đồng, kẽm, man gan. Đây là vấn đề cần chú ý khi phối hợp khẩu phần cần bổ sung các chất khoáng cho phù hợp đảm bảo nhu cầu của gia súc. Vũ Văn Độ (1990) cũng đã tiến hành nghiên cứu thành phần và hàm lượng một số khoáng vi lượng trong đất và thức ăn gia súc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 1987-1989. 2.2 Giai đoạn sau năm 1992 (1992-2002) Tiếp nối các kết quả phân tích trong giai đoạn trước, việc xác định thành phần hoá học của thức ăn gia súc trong giai đoạn này đã tập hợp số liệu phân tích của nhiều mẫu hơn, chủng loại phong phú hơn và hệ thống hoá thành các nhóm thức ăn với giai đoạn tuổi, giống khác nhau cũng như các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn này tập trung phân tích xác định thành phần axít amin với số lượng và chủng loại mẫu phong phú hơn và đã phân tích xác định thành phần của tất cả các axít amin và được kiểm chứng với các phòng thí nghiệm ở nước ngoài. Đồng thời từ số liệu phân tích thành phần hoá học thông thường, các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này cũng đã đưa ra một số phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi của các loại thức ăn, ước tính thành phần axít amin từ protein thô. Nghiên cứu xác định thành phần hoá học của các nguyên liệu thức ăn, Viện Chăn nuôi 1995 đã cho xuất bản cuốn thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn gia súc, gia cầm ở Việt Nam. Cuốn sách là tập hợp thành phần hoá học phân tích được của hơn 4248 mẫu nguyên liệu thức ăn, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc. Đây là tập hợp của các kết quả được xuất bản từ các năm 1962, 1983 và 1992 và có bổ sung thêm 398 mẫu mới. Cuốn sách bao gồm thành phần hoá học gần đúng của các loại thức ăn cho lợn, gà và gia súc nhai lại. Bên cạnh đó sách còn trình bày thành phần axít amin của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm, giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn và gia cầm được tính theo các phương trình tương quan hồi quy dựa vào tỷ lệ tiêu hoá của các nguyên liệu tham khảo từ tài liệu nước ngoài. Ở phía Nam, năm 1996 Đinh Huỳnh đã tập hợp các kết quả phân tích thành phần hoá học của hơn 400 mẫu các loại nguyên liệu thức ăn gia súc chủ yếu ở khu vực phía Nam và chủ yếu cho gia súc nhai lại. Nguyễn Nghi và ctv (1995) cũng đã có công trình nghiên cứu xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của 250 mẫu của 52 loại thức ăn dùng cho chăn nuôi bò sữa khu vực thành phố Hồ Chí Minh (gồm cỏ trồng, cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, cây thức ăn xanh, cỏ ủ). Đinh Văn Cải và ctv (2001) cũng đã phân tích gần 300 mẫu thức ăn cho trâu bò. Từ kết quả của dự án hợp tác với ACIAR về giống và thức ăn cho lợn và đề tài độc lập cấp nhà nước về thức ăn cho lợn, gà tiến hành trong 7 năm, từ năm 1996 đến 2002, Lã Văn Kính và các cộng tác viên ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam đã tập hợp các số liệu phân tích của hơn 850 mẫu nguyên liệu thức ăn các loại (được thu thập chủ yếu ở khu vực phía Nam) vào cuốn sách thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn cho lợn gà. Trong cuốn sách này cũng đã tập hợp được số liệu về thành phần axít amin của hơn 450 mẫu nguyên liệu thức ăn gia súc của Việt Nam nhưng được phân tích bởi công ty Ajinomoto, Thái lan; Viện Nghiên cứu động vật, Queensland, Úc; và phòng phân tích thức ăn gia súc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Các phương trình tương quan ước tính giá trị axít amin dựa vào hàm lượng protein thô của nguyên liệu cũng đã được công bố ở đây. Ngoài ra trong cuốn sách này còn đưa ra các phương trình tương quan ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi của các loại nguyên liệu thức ăn cho lợn, gà. Các phương trình tương quan với hệ số hiệu chỉnh của nó có thể tính toán giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi với độ chính xác tương đối cao khi so với giá trị ở các bảng thành phần hoá học khác trong và ngoài nước. Dựa vào các phương trình tương quan này giúp cho các cơ sở sản xuất có thể ước tính một cách nhanh chóng và tương đối chính xác giá trị năng lượng trong thức ăn.  Tóm lại: Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu về xác định thành phần hoá học thức ăn không ngừng phát triển. Các thông số sau đã được phân tích: Thành phần hoá học gần đúng của hầu hết các loại thức ăn (khoảng 6500 mẫu) với các chỉ tiêu ẩm độ, protein thô, xơ thô, ADF, NDF, béo thô, khoáng tổng số, NaCl, Ca, P tổng số, đường, tinh bột, năng lượng thô, năng lượng trao đổi, giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu. Thành phần axít amin trong các loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gà (khoảng 600 mẫu) và các phương trình tương quan ước tính thành phần axít amin. Thành phần khoáng vi lượng trong một số thức ăn khoảng 300 mẫu như Fe, Cu, Mn, Zn, Co, I nhưng số liệu chưa nhiều, chưa đại diện, đây là điều cần thiết tiến hành nghiên cứu xác định trong thời gian tới. Vô cùng ít số liệu phân tích thành phần các vitamin, độc tố, chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn… Hầu hết các số liệu trên đây đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và được các cơ sở sản xuất thức ăn và người chăn nuôi tin cậy. 3. Tình hình nghiên cứu về tiêu hoá, hấp thu và lợi dụng các chất dinh dưỡng trên các đối tượng gia súc gia cầm khác nhau và các loại thức ăn khác nhau Nghiên cứu tỷ lệ tiêu hoá của các loại nguyên liệu làm thức ăn trên các đối tượng gia súc gia cầm khác nhau là một công việc hết sức quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng thực tế bởi con vật. Các loại thức ăn có thể có cùng thành phần dinh dưỡng như nhau nhưng có tỷ lệ tiêu hoá khác nhau thì giá trị dinh dưỡng của nó đối với con vật sẽ khác nhau. Hơn nữa, với cùng một loại nguyên liệu thức ăn nhưng tỷ lệ tiêu hoá cũng khác nhau ở các loại động vật khác nhau, ví dụ tỷ lệ tiêu hoá cám gạo ở gà khác ở lợn, khác ở trâu bò. Các nghiên cứu về tỷ lệ tiêu hoá thức ăn trên thế giới đã được tiến hành từ rất sớm và họ đã ra được cơ sở dữ liệu về tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn. Ở Việt nam, nghiên cứu về xác định tỷ lệ tiêu hoá, hấp thu thức ăn cho các đối tượng gia súc gia cầm ở nước ta cũng được bắt đầu từ những năm 70 bởi Nguyễn Nghi, Đinh Huỳnh, Trần Cừ và ctv (1979), song đây là những thí nghiệm tương đối đơn giản và mới chỉ chú ý tới các thành phần gần đúng như protein thô, béo thô… Trong vài năm trở lại đây, nghiên cứu tiêu hoá đã tiến bước xa hơn, như xác định giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi, xác định tỷ lệ tiêu hoá protein và axít amin của các nguyên liệu thức ăn. Lê Văn Thọ (2001) đã xác định tỷ lệ tiêu hoá biểu kiến ở hồi tràng của protein và axít amin trong các sản phẩm đậu tương (đậu tương ép đùn, đậu tương rang, khô dầu đậu tương Argentina và khô dầu đậu tương Ấn độ) bằng kỹ thuật đặt ống dò trường diễn sau van hồi-manh tràng ở lợn. Lê Đức Ngoan và ctv (2002) xác định tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng của protein và axít amin của một số nguyên liệu thức ăn protein (bột cá, khô dầu lạc, bột đậu tương, bột đầu tôm và bã đậu tương) trên lợn Móng Cái. Lã Văn Kính và ctv (2002) nghiên cứu xác định năng lượng tiêu hoá và tỷ lệ tiêu hoá hồi tràng của một số nguyên liệu thức ăn cho lợn gồm thức ăn năng lượng: bắp, tấm, cám gạo, cám mỳ, sắn và thức ăn protein: cá sấy 60% protein; đậu tương không vỏ Argentina; đậu tương có vỏ Ấn độ; đậu tương có vỏ Malaixia; đậu tương không vỏ Mỹ. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá năng lượng và protein của một số loại nguyên liệu thức ăn cho gà cũng đã bước đầu được tiến hành trong vài năm qua. Hoàng Văn Tiến và ctv (1997) đã xác định giá trị năng lượng trao đổi của 6 loại nguyên liệu thức ăn chính gồm: bắp vàng, gạo tẻ, lúa, khô dầu đậu tương, bột cá Đà Nẵng, khô dầu lạc trên 20 gà thịt (10 trống và 10 mái) lúc 7 tuần tuổi. Nguyễn Thị Mai và ctv (2001) xác định giá trị năng lượng trao đổi của bắp, đậu tương, các loại khô dầu đậu tương (nội địa, Ấn Độ, Argentina), các loại bột cá (cá sấy Kiên Giang, cá nguyên con, cá Peru, cá Thuỵ Điển) trên gà trống trưởng thành 6 tháng tuổi. Lã Văn Kính và ctv (2002) xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hoá protein của một số loại nguyên liệu thức ăn (thức ăn năng lựơng: bắp, tấm gạo, cám gạo và sắn; thức ăn protein: bột cá lạt (cá tạp), bột cá sấy Kiên Giang, bột cá Peru, đậu tương hạt đã xử lý nhiệt, khô dầu đậu tương cả vỏ và tách vỏ của Argentina, khô dầu đậu tương Ấn Độ, khô dầu lạc, khô dầu mè, bột thịt và gluten bắp) trên 40 gà trống tơ 12 tuần tuổi được cắt bỏ manh tràng. Gần đây, trên gia súc nhai lại, để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề tiêu hoá dạ cỏ, các nhà nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực môi trường và phân giải chất hữu cơ trong dạ cỏ. Đào Lan Nhi và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hoá, cân bằng nitơ trên trâu vỗ béo 18-24 tháng tuổi. Thí nghiệm cân bằng nitơ trên 4 trâu đực tơ 24 tháng tuổi theo phương pháp ô vuông latin với 4 khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh khác nhau theo vật chất khô là 0%, 30% (sắǹ, cám), 15% (cám, rỉ mật) và 30% (sắǹ, bột lá keo dậu) cho tỷ lệ lợi dụng nitơ lần lượt là 27,35, 35,11, 37,63 và 40,33%. Đoàn Đức Vũ và ctv (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần đến môi trường dạ cỏ và khả năng tiêu hoá của bò sữa, sử dụng 4 bò mổ lỗ dò dạ cỏ bố trí theo ô vuông latin. Thí nghiệm 1 gồm 4 khẩu phần cho tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô và xơ thô sau 48 giờ lần lượt là 49,55 và 36,31% (khẩu phần 1: rơm không ủ); 54,62 và 40,21% (khẩu phần 2: rơm ủ urea); 57,62 và 46,15% (khẩu phần 3: bánh dinh dưỡng) và 57,09 và 45,89% (khẩu phần 4: rơm ủ urea+bánh dinh dưỡng). Thí nghiệm 2 gồm 4 khẩu phần có tỷ lệ tinh/thô khác nhau cho tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô và xơ thô sau 48 giờ lần lượt là 52,75 và 40,85% (tỷ lệ tinh/thô: 77/23); 51,91 và 40,34% (tỷ lệ tinh/thô: 60/40); 60,46 và 49,23% (tỷ lệ tinh/thô: 40/60) và 67,82 và 58,77% (tỷ lệ tinh/thô: 25/75). Nguyễn Thị Mùi và ctv (1999) nghiên cứu đánh giá khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng chủ yếu của dê đối với 6 loại thức ăn xanh (cỏ ghi nê, mía cây, cỏ lông para, ngọn lá Trichantera gigantea, ngọn lá mít và ngọn lá cây đậu (Flemingia macrophylla) bằng phương pháp in vivo. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng hệ số tiêu hoá vật chất khô và protein đều cao ở các loại thức ăn thí nghiệm. Hệ số tiêu hoá vật chất khô dao động từ 50,6% ở đậu Flemingia đến 75,6% ở chè Trichantera, trong khi hệ số tiêu hoá protein dao động từ
Tài liệu liên quan