Đập đất (hay đập đất đá) là một loại xây dựng bằng các loại đất hiện có ở vùng xây dựng như : sét, á sét, á cát, cát, sỏi, cuội. Đập đất có cấu tạo đơn giản, vững chắc, có khả năng cơ giới hóa cao khi thi công và trong đa số trường hợp có giá thành hạ nên là loại đập được ứng dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các nước.
Đập đất đá là loại đập không tràn có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong các hồ chứa hoặc cùng với các loại đập và công trình khác tham gia nhiệm vụ dâng nước trong các hệ thống thủy lợi hay xây dựng nhằm mục đích chỉnh trị dòng sông.
Từ mấy nghìn năm trước công nguyên, đập đất đá đã được xây dựng nhiều ở Ai cập, Ấn độ, Trung quốc và các nước Trung Á của Liên xô với mục đích dâng và giữ nước để tưới hoặc phòng lũ. Về sau, đập đất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thủy lợi nhằm lợi dụng tổng hợp tài nguyên dòng nước.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về đập vật liệu địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TỔNG QUAN
VỀ ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
Trang
I.1
Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5
I.2
Đập vật liệu địa phương và xu hướng phát triển của nó. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6
I.3
Điều kiện làm việc và phân loại đập vật liệu địa phương.. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
10
I.4
Nền của đập vật liệu địa phương. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
14
CHƯƠNG II
NHỮNG SỰ CỐ CỦA ĐẬP VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
II.1
Giới thiêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
16
II.2
Đập Suoth Fork. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
16
II.3
Đập Apisara .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
17
II.4
Đập aphaies . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
17
II.5
Đập Chalm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
18
II.6
Đập Horse Creek. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
18
II.7
Đập Liman . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
19
II.8
Đập Marshall Creek. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .
19
II.9
Đập Hatchtowaln. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .
20
II.10
Đập Table Rockcove. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . .
20
II.11
Đập Enlish . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . .
21
II.12
Đập Uede haibit. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .
21
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
I. 1 MỞ ĐẦU
Đập đất (hay đập đất đá) là một loại xây dựng bằng các loại đất hiện có ở vùng xây dựng như : sét, á sét, á cát, cát, sỏi, cuội... Đập đất có cấu tạo đơn giản, vững chắc, có khả năng cơ giới hóa cao khi thi công và trong đa số trường hợp có giá thành hạ nên là loại đập được ứng dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các nước.
Đập đất đá là loại đập không tràn có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong các hồ chứa hoặc cùng với các loại đập và công trình khác tham gia nhiệm vụ dâng nước trong các hệ thống thủy lợi hay xây dựng nhằm mục đích chỉnh trị dòng sông.
Từ mấy nghìn năm trước công nguyên, đập đất đá đã được xây dựng nhiều ở Ai cập, Ấn độ, Trung quốc và các nước Trung Á của Liên xô với mục đích dâng và giữ nước để tưới hoặc phòng lũ. Về sau, đập đất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thủy lợi nhằm lợi dụng tổng hợp tài nguyên dòng nước.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của nhiều ngành khoa học như cơ học đất, lý luận thấm, địa chất thủy văn và địa chất công trình v.v... cũng như việc ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa và thủy cơ hóa trong thi công cho nên đập đất càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, các nước đã xây dựng hàng nghìn đập đất (riêng Nhật đã có 1281 đập đất cao hơn 15 m) trong đó có trên 70 đập cao hơn 75 m. Những đập đất cao hơn 100 m giới thiệu trong bảng 1-1.
Các công trình thuỷ công nói chung và đập đất đá nói riêng là loại công trình thường xuyên chịu áp lực nước và được sử dụng rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới khi xây dựng các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông thuỷ v.v....Các đập đất đã xuất hiện khá sớm, từ hàng nghìn năm trước công nguyên (như ở Trung quốc thời cổ đại đã có đê đập ven sông Hoàng Hà, ở Ấn Độ đã thời cổ cũng đã có đê đập ngăn nước lũ của sông Hằng, ở Việt Nam từ thời Lý đã có đê ven sông Hồng v.v...).
Với nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước, cũng như tốc độ phát triển của nghành năng lương như hiện nay, chắc chắn rằng trong tương lai các đập đất đá ở các đầu mối thủy điện sẽ còn được xây dựng nhiều hơn nữa ở nước ta.
Đặc điểm chính của các đập đất đá là thường xuyên chịu áp lực nước tĩnh và động .Qua phân tích sự làm việc và tổng kết các công trình đã được xây dựng, khai thác vận hành người ta nhận thấy rằng các công trình thuỷ công như các đập đất đá là loaị công trình có nhiều vấn đề kĩ thuật hơn cả. Sự có mặt thường xuyên của dòng thấm trong thân và nền của các công trình thuỷ công đã dẫn dến sự tăng kích thước mặt cắt ngang của chúng cũng như đòi hỏi quá trình thi công nghiêm ngặt, cho nên giá thành công trình cao hơn rất nhiều giá thành các công trình không chịu tác dụng của dòng nước ( ví như so với các công trình kiến trúc trên mặt đất ).
Để hạn chế tới mức tối thiểu nhất tác hại các loại ngoại lực bên ngoài tác động lên các đập đất đá mà vẫn đảm bảo tính kinh tế kĩ thuật, nhất thiết phải hiểu được bản chất của của các loại nội lực phát sinh trong thân và nền công trình .
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của các loại máy tính, đặc biệt là sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của các phần mềm ứng dụng, đã cho phép chúng ta gải quyết được rất nhiều vấn đề khoa học và công nghệ phức tạp đặt ra đối với các công trình thuỷ công như các đập đất đá.
Nói chung, với nền khoa học và công nghệ còn non trẻ của nước ta, cũng như økinh nghiệm trong thiết kế xây dựng và khai thác các công trình thuỷ công còn chưa nhiều, nên vấn đề nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế các công trình thuỷ công ở Việt nam là cần thiết và cấp bách. Đối với ngành năng lượng cũng như Tổng công ty điện lực nói riêng, nơi đang đảm nhiệm thiết kế và xây dựng hàng loạt các công trình thuỷ công-thuỹ điện (như Hoà Bình, Trí An, Thác Mơ, Hàm Thuận - Đa Mi, Đại Ninh v.v...) thì việc nghiên cứu thành lập ngân hành ngân hàng dữ liệu an toàn đập vật liêu địa phương rõ ràng là hết sức cần thiết và cấp bách. Bởi vì kết qủa nghiên cứu, tổng kết theo vấn đề này, khi ứng dụng vào thiết kế không chỉ làm cho công trình an toàn và hợp lý về mặt kỹ thuật, mà còn giảm giá thành công trình; đồng thời đề tài này cũng gíup nâng cao dần trình độ thiết kế của các kỹ sư, góp phần nhỏ vào việc đưa cơ quan tư vấn hòa nhập vào trình độ chung của khu vực.
Tuy nhiên, như mọi người đã biết, thiết kế công trình thủy điện nói chung và các đập đất đá nói riêng là mặt công việc hết sức phức tạp, yêu cầu mặt khối lượng nhân lực khá lớn tham gia (thường là một Viện Thiết kế một Công ty) và kéo dài trong một thời gian nhất định. Sau khi đã có đầy đủ tài liệu cơ bản (địa hình, địa chất, thủy văn.v.v...) nói chung công việc thiết kế được tiến hành qua các bước như khảo sát thực địa, tính toán thủy văn, thủy năng kinh tế năng lượng để lựa chọn phương án tuyến công trình, tính toán kết cấu để lực chọn kết cấu công trình (theo vật liệu và kích thước) tính toán kinh tế lập tiến độ thi công, lập bản kỹ thuật và bản vẽ thi công .v.v...
I.2. ĐẬP VẬT LIÊỤ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NÓ
Đập đất – đá là một loại đập được xây dựng bằng các loại đất hiện có ở vùng xây dựng như : sét, á sét, á cát, cát, sỏi, cuội... Đập đất - đá có cấu tạo đơn giản, vững chắc, có khả năng cơ giới hóa cao khi thi công và trong đa số trường hợp có giá thành hạ nên là loại đập được ứng dụng rộng rãi nhất trong hầu hết các nước.
Đập đất–đá là loại đập không tràn, có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong các hồ chứa hoặc cùng với các loại đập và công trình khác tham gia nhiệm vụ dâng
nước trong các hệ thống thủy lợi hay xây dựng nhằm mục đích chỉnh trị dòng sông.
Từ mấy nghìn năm trước công nguyên, đập đất - đá đã được xây dựng nhiều ở Ai cập, Ấn độ, Trung quốc và các nước Trung Á của Liên xô (cũ) với mục đích dâng và giữ nước để tưới hoặc phòng lũ. Về sau, đập đất - đá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống thủy lợi nhằm lợi dụng tổng hợp tài nguyên dòng nước.
ngày nay, nhờ sự phát triển của nhiều ngành khoa học như cơ học đất, lý luận thấm, địa chất thủy văn và địa chất công trình v.v... cũng như việc ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa và thủy cơ hóa trong thi công cho nên đập đất - đá càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, các nước đã xây dựng hàng nghìn đập đất - đá (riêng Nhật đã có 1281 đập đất cao hơn 15 m) trong đó có trên 70 đập cao hơn 75 m. Những đập đất cao hơn 100 m giới thiệu trong bảng 1-1.
Những đập đất - đá cao hơn 100 m
bảng 1-1
Số
TT
Tên đập
Tên nước
Chiều
cao (m)
Chiều dài
(m)
Khối lượng
1000 (m3)
Năm kết thúc XD
1
Nurek ( Nurek )
Liên Xô
300
1850
95.000
1982
2
Orovin (Oroville)
Mỹ
224
1520
61.000
3
Xitviptơ (Swift)
Mỹ
156
640
12.200
1959
4
Anđecxôn Rănsơ
(AndersonRanch
Mỹ
139
412
7.400
1950
5
Navajô (Navajo)
Mỹ
124
1160
19.000
1960
6
Xerơ Pôngxông
Pháp
122
600
14.500
-
7
Hiks (Hicks)
Mỹ
122
8
Matmac (Mattmarh)
Thụy sĩ
115
780
10.000
-
9
Benmô
Tân Tây Lan
110
1070
12.200
-
10
Đôratlam
Pakitxtăng
110
4000
30.000
-
11
Hin coric
Mỹ
105
595
8.415
1962
12
Lucky-Peak
Mỹ
104
519
4.816
1956
13
Caxita (Vasitas)
Mỹ
101
640
1.997
Các đập cao nhất Hoa Kỳ.Bao gồm các đập cao từ 500 feet (170m) ở Hoa Kỳ đã xây dựng xong, đang vận hành bình thường. Tính đến thời điểm tháng 1/2007
STT
Tên đập
Trên sông
Vị trí XD (Bang)
Chiều cao đập (feet)
Chiều cao đập (mét)
Năm hoàn thành
1
Oroville
Feather
California
770
262,4
1968
2
Hoover
Colorado
Nevada
730
248,8
1936
3
Dworshak
N. Fork Clearwater
Idaho
717
244,4
1973
4
Glen Canyon
Colorado
Arizona
710
242,0
1964
5
New Bullards Bar
North Yuba
California
645
219,8
1969
6
Seven Oaks
Santa Ana
California
632
215,4
1999
7
New Melones
Stanislaus
California
625
213,0
1979
8
Mossyrock
Cowlitz
Washington
606
206,5
1968
9
Shasta
Sacramento
California
602
205,2
1945
10
Don Pedro
Tuolumne
California
585
199,4
1971
11
Hungry Horse
S. Fork Flathead
Montana
564
192,2
1953
12
Grand Coulee
Columbia
Washington
550
187,4
1942
13
Ross
Skagit
Washington
540
184,0
1949
14
Trinity
Trinity
California
538
183,4
1962
15
Yellowtail
Bighorn
Montana
525
178,9
1966
16
Cougar
S. Fork McKenzie
Oregon
519
176,9
1964
17
Flaming Gorge
Green
Utah
502
171,1
1964
Đập đất - đá cao nhất hiện nay là đập Nurek (Liên Xô cũ) cao 300 m,tiếp đến là đập Orovin (Mỹ) cao 224 m và đập đất bồi cao nhất là đập Migêtraurơxcơ (Liên xô cũ) cao 80 m. trong những năm gần đây, trên phạm vi thế giới đang có xu hướng xây dựng nhiều đập đất - đá cao. Tổng số những đập đất - đá có chiều cao hơn 75 m xây dựng và thiết kế từ 1960 trở lại đây chiếm 80% trong toàn bộ các loại đập cao, đứng hàng đầu về tốc độ phát triển so với các loại đập khác. Con số đó nói lên xu hướng và triển vọng của đập đất - đá trong sự nghiệp xây dựng công trình thủy lợi- thuỷ điện.
Ở Mỹ, nếu tính từ 1963 trở lại đây thì đập bằng vật liệu địa phương, trong đó chủ yếu là đập đất chiếm 75% trong toàn bộ những đập đã xây dựng trong cùng thời gian Ở Canađa cũng trong thời gian đó chỉ xây dựng 1 đập bê tông duy nhất còn là đập bằng vật liệu địa phương. Ở Anh, trước 1964 đập bằng vật liệu địa phương chỉ chiếm 45 tổng số các loại đập mà từ 1964 lại đây đã nâng tỷ số lên 67%.
Trong các nước đặc biệt là ở Liên xô (cũ), Trung quốc đập đất- đá hiện đang phát triển mạnh mẽ.
Đối với nước ta, đập đất - đá là loại công trình dâng nước phổ biến nhất khi xây dựng những hồ chứa. Những hồ chứa nước đã xây dựng ở nước ta hầu hết là sử dụng đập bằng vật liệu địa phương, trong đó đập đất chiếm tuyệt đại đa số. Bảng 1-2 giới thiệu một số đập bằng vật liệu tại chỗ ở nước ta đã xây dưng đến cuối năm 1971.
Do đặc điểm về địa hình, địa chất, vật liệu xây dựng, phương tiện thi công... của nước ta, trong tương lai đập đất- đá còn có triển vọng phát triển rộng rãi hơn nữa.
Sở dĩ trong những năm gần đây đập bằng vật liệu địa phương trong đó có đập đất- đa đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng như vậy và hiện đang có xu hướng phát triển nhanh hơn nữa về số lượng cũng như quy mô công trình là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây .
1. Yêu cầu chất lượng của nền đối với đập đất không cao lắm so với những loại đập khác. Đập đất hầu như có thể xây dựng được với bất kỳ điều kiện địa chất, địa hình và khí hậu nào. Những vùng có động đất cũng có thể xây dựng được đập đất. Ưu điểm này rất cơ bản, bởi vì càng ngày những tuyến hẹp, có địa chất tốt thích hợp cho các loại đập bê tông càng ít cho nên các nước dần dần đi vào khai thác các tuyến rộng, nền yếu, chỉ thích hợp cho đập bằng vật liệu tại chỗ.
Một số đập đất đá đã được xây dựng ở Việt Nam
Bảng 1 - 2
STT
Ký hiệu công trình
Loại đập
Chiều cao (m)
1
Thác Bà
đá đổ, lỗi giữa
45, 00
2
Cấm sơn
đất, hỗn hợp
42, 00
3
Cẩm ly
đá xêp, tường nghiêng
30, 00
4
Tà Keo
đất, đồng chất
30, 00
5
Khuôn Thần
đất, đồng chất
27, 00
6
Suối Hai
đất, tường nghiêng
24, 80
7
Thượng Tuy
đất, đồng chất
24, 50
8
Đồng Ngư
đất, đồng chất
23, 00
9
Đại Lãi
đất, tường nghiêng
20, 00
10
Ngãi Sơn
đất, hỗn hợp
20, 00
11
Đồng Mô
đất, hỗn hợp
17, 50
12
La Ngà
đất, tường nghiêng
17, 00
13
Vân Trục
đất, đồng chất
16, 00
14
Đa Nhim (Đơn dương)
đất đồng chát
29.00
14
Hoà Bình
đa đổ, lỗi giữa
128, 00
15
Trị An (đập chính)
đất-đá hỗn hợp
45,00
16
Trị An (Suối rộp)
đất, đồng chất
42,00
17
Thác Mơ (đập chính)
đất- đá hỗn hợp
48,00
18
Thác Mơ (Đức Hạnh)
đất, đồng chất
46,00
19
Đa Nhim (Đ. Dương)
đất, đồng chất
43.00
20
Hàm Thuận(đ.chính)
đá đổ, lỗi giữa
94.00
21
Hàm Thuận(đập phụ)
đất đồng chất
58.00
22
Đa Mi (đập chính)
đá đổ, lỗi giữa
72,00
23
Yaly, (đập chính)
đá đổ, lõi giữa
75.00
2. Với những thành tựu nghiên cứu trong các lĩnh vực cơ học đất, lý luận thấm, trạng thái ứng suất cùng với sự phát triển của công nghiệp chất dẻo làm vật chống thấm, người ta có thể sử dụng được tất cả mọi loại đất hiện có ở vùng xây dựng để đắp đập và mặt cắt đập ngày càng có khả năng hẹp lại. Do đó giá thành công trình ngày càng hạ thấp và chiều cao đập càng được nâng cao. Người ta đã tính được rằng nếu lựa chọn được loại đất có thành phần hạt thích hợp và dầm nén tốt thì ứng suất cho phép trong thân đập có thể đạt đến 110 kg/cm2 và như vậy có thể xây dựng được đập cao đến 650 m.
3. Sử dụng những phương pháp mới để xây dựng những màng chống thấm sâu trong nền thấm nước mạnh. Đặc biệt dùng phương pháp phun các chất định kết khác nhau như xi măng sét vào đất nền. Có khả năng tạo thành những màng chống thấm sâu đến 200 m.
4. Có khả năng cơ giới hóa hoàn toàn các khâu đào đất, vận chuyển và đắp đất với những máy móc có công suất lớn do đó rút ngắn được thời gian xây dựng, hạ giá thành công trình và hầu như dần dần có thể loại trừ hoàn toàn lực lượng lao động thủ công.
5. Giảm xuống đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại vật liệu hiếm như xi măng, sắt, thép v.v... và từ đó giảm nhẹ được các hệ thống giao thông mới và phương tiện giao thông.
6. Do những thành tựu về nghiên cứu và kinh nghiệm xây dựng các loại công trình tháo nước, đặc biệt là do phát triển-việc xây dựng đường hầm mà giải quyết được vấn đề tháo nước ngoài thân đập với lưu lượng lớn.
7. Xu hướng hiện nay trong thiết kế và xâydựng người ta thường dùng đập đất đá hỗn hợp (hay còn gọi là đập có vật liệu ngẫu nhiên, không chọn lọc – đào hố móng ra được loại nào thì cứ mang vào đắp đập) và đập bê tông bản mặt.
Đập đất đá hỗn hợp có ưu điểm trội hơn đập đồng chất về việc tận dụng các loại vật liệu ở công trường, nhất là các loại đất đào hố móng và có thể sử dụng để quai bằng đá ở hạ lưu để làm thân đập, làm cho giá thành công trình rẻ mà vẫn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật nên loại đập này hiện đang có xu hướng phát triển mạnh.
Đập bê tông bản mặt là đập có thân đập là đá đổ còn các bản bê tông được lát kín ở mái thượng lưu đập. Đập bê tông bản mặt có ưu điểm mặt chông thấm tốt độ bền và độ ổn định cao vì vậy loại đập này hiện cũng đang có xu hướng phát triển mạnh nhấtlà khi cần xây dựng những đập cao.
I. 3 ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ PHÂN LOẠI
ĐẬP VẬT LIÊỤ ĐỊA PHƯƠNG
I / Tính chất làm việc của đập đất- đá.
Là một loại công trình dâng nước mà xây dựng bằng vật liệu địa phương (các loại đất - đá) cho nên trong quá trình khai thác, đập đất- đa mang những đặc tính sau đây.
1. Đập đất đá có khối lượng lớn và chịu tác dụng các ngoại lực khá phức tạp cho nên thân và nền đập cần bảo đảm điều kiện ổn định chống trượt của hai mái dốc trong mọi trường hợp.
2. Do tác dụng của sóng do gió trong hồ chứa tác dụng lên đập đất- đá gây hư hỏng mái dốc thượng lưu. Vì vậy đối với mái dốc thượng lưu cần phải dùng những hình thức bảo hộ chắc chắn để chống sự phá hoại đó.
Mưa rào và sự thay đổi nhiệt độ cũng gây nên hư hỏng mái dốc hạ lưu, cho nên cũng cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ mái dốc hạ lưu.
3. Do nước thấm qua thân đập, nền đập và thấm vòng quanh bờ làm mất nước ở hồ chứa và có ảnh hưởng xấu đến ổn định của đập (xói ngầm và trượt mái dốc), cho nên cần phải có những biện pháp chống thấm khi cần thiết. ngoài ra thấm còn gây nguy hiểm ở những vùng tiếp xúc của đập đất với những công trình khác (bê tông, thép, gỗ...) hoặc ở vùng dòng thấm ra mái dốc hạ lưu, cũng như đối với trường hợp nước trong hồ chứa hạ xuống đột ngột.
II / Phân loại đập đất-đá
Đập đất – đá được phân loại theo chiều cao cột nước, phương pháp xây dựng, kết cấu mặt cắt ngang đập, thiết bị chống thấm ở nền và cấp công trình.
1. theo chiều cao cột nước thực tế (độ chênh lệch mức nườc thượng lưu lớn nhất) đập được coi là :
Theo tiêu chuẩn của Liên Xô ( cũ ) :
a) Đập cao với cột nước lớn nhất > 50 m
b) Đập trung bình 15 – 50 m
c) Đập thấp > 15 m
Từ chiều cao cột nước trước đập và tính chất vật liệu nền đập mà có thể xác định cấp đập (cấp công trình) theo bảng 1-3 .
Bảng 1-3
Cấp đập
Trị số cột nước lớn nhất (m)
Nền đá
Nền đất
I
> 75
> 50
II
> 50 - 75
> 25 - 50
III
> 20 - 50
> 15 - 25
IV
> 20
> 20
Đập tạm thời như đê quai, đê dẫn dòng ... đều thuộc cấp V. Trường hợp đập tạm thời mà nếu khi hư hỏng có thể gây tác hại lớn trên mặt bằng thi công hoặc cho vùng dân cư, công nghiệp... thì có thể nâng lên cấp IV.
Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn của Hiệp hội đập cao Quốc tế, thì đập cao trên 15 m đã được xem là đập cao
2. Theo phương pháp thi công, đập có thể phân thành :
a) Đập đất đắp là loại đập mà ở thân đập được làm chặt bằng cách dầm nén theo từng lớp.
b) Đập đất bồi là loại đập mà tất cả các khâu khai thác, vận chuyển và bồi đất lên thân đập được tiến hành theo phương pháp cơ giới thủy lực.
c) Đập đất đắp bằng đổ đất trong nước được thi công bằng cách cho nước vào trong các ô trên mặt đập rồi đổ đất vào các ô đó.
d) Đập đất đắp bằng phương pháp nổ mìn định hướng tức là cho nổ mìn theo hướng định trước để đưa những khối đất lớn ở hai bên bờ vào lấp sông à đắp đập.
3. Theo kết cấu mặt cắt ngang, đập đất có thể phân làm 4 loại :
a) Đập đất đồng chất. Đập được xây dựng bằng một loại đất như cát, á cát, á sét v.v...
b) Đäp hỗn hợp. Đập xây dựng bằng nhiều loại đất có tính chất cơ lý khác nhau. Đối với đập hỗn hợp có thể bố trí các loại đất trong thân đập như sau : đất có tính chống thấm tốt đặt ở phía thượng lưu ,hoặc ở giữa thân đập. Đập đất hỗn hợp đất đá là vật liệu gồm đất và đá
c) Đäp có tường nghiêng. Đập có màng choáng thấm nằm nghiêng theo mái dốc thượng lưu. Màng chống thấm có thể làm bằng loại vật liệu dẻo như sét, á sét, than bùn , hoặc làm bằn