Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các.Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB.) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì
yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
II. Thực trạng thu hút, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA tại Việt Nam
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
1. Tình hình thu hút vốn ODA sau tháng 10/1993
Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng lượng đạt 37,011 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2006, tổng giá trị ODA cam kết là 37,011 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết.
ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB.
21 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về đầu tư ODA tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ODA.
Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các.Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì
yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
II. Thực trạng thu hút, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA tại Việt Nam
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
Tình hình thu hút vốn ODA sau tháng 10/1993
Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng lượng đạt 37,011 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2006, tổng giá trị ODA cam kết là 37,011 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết.
ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB.
Bảng 1: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
1993
1.860,80
816,68
413
1994
1.958,70
2.597,86
725
1995
2.311,50
1.443,53
737
1996
2.430,90
1.597,42
900
1997
2.377,10
1.685,81
1.000
1998
2.192,00
2.444,30
1.242
1999
2.146,00
1.503,15
1.350
2000
2.400,50
1.772,02
1.650
2001
2.399,10
2.427,42
1.500
2002
2.462,00
1.826,17
1.528
2003
2.838,40
1.772,98
1.422
2004
3.440,70
2.569,22
1.650
2005
3.748,00
2.529,11
1.782
2006
4.445,60
2.824,58
1.785
Tổng số
37.011,30
27.810,25
17.684,00
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau thành công của Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Nha Trang vào tháng 6 năm 2006, Hội nghị CG thường niên tháng 12 năm 2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại trực tiếp với các nhà tài trợ trên tinh thần thẳng thắn, mang tính xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm như thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, phát triển xã hội và môi trường bền vững, xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực, hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Tại Hội nghị này Việt Nam và các nhà tài trợ đã thông qua mức cam kết ODA kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay là 4,445 tỷ USD và cho thấy xu thế gia tăng liên tục nguồn vốn ODA cam kết trong suốt thời gian qua.
Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam
Trên cơ sở số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đa phương và song phương, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA (như hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình). Tính từ năm 1993 đến 9/2006, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết ước đạt khoảng 31,6 tỷ USD. Trong đó, vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định; viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD.
Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài. 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu đãi hơn.
Trong năm 2006, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua việc ký kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.824,58 tiệu USD, trong đó ODA vốn vay là 2.423,64 triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại 400,94 triệu USD. Nguồn vốn ODA được ký kết tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Công nghiệp- năng lượng (30,78%); Giao thông vận tải-Bưu chính viễn thông (20,51%); Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14,31%); Tài chính ngân hàng (13,19%).
Bảng 2: Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006
Đơn vị: Triệu USD
Ngành lớn
Tổng số
ODA vay
ODA viện trợ
%
Công nghiệp-năng lượng
869,43
861,46
7,97
30,78
Giao thông vân tải-Bưu chính viễn thông
579,42
579,07
0,35
20,51
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
404,06
377,68
26,38
14,31
Tài chính ngân hàng
372,62
291,02
81,60
13,19
Y tế-Giáo dục-Xã hội
219,53
131,76
87,77
7,77
Khoa học-Công nghệ-Môi trường
186,00
171,40
14,60
6,59
Quản lý Nhà nước-Cải cách hành chính
233,80
0
23,80
0,84
Ngành khác
169,72
11,25
158,47
6,01
Tổng số
2.824,58
2.423,64
400,94
100
Tình hình giải ngân vốn ODA
Nguồn vốn ODA đã được giải ngân tính cho ngân sách Nhà nước (không bao gồm phần giải ngân cho các khoản chi tại nước tài trợ, chi cho chuyên gia...) trong giai đoạn từ năm 1993 đến hết năm 2006 ước đạt khoảng 15,9 tỷ USD, bằng 64,9% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết và bằng khoảng 55,0% tổng lượng ODA đã cam kết trong thời kỳ này.
Tỷ lệ giải ngân thấp này đồng hành với việc tiến độ giải ngân vốn ODA chậm, chỉ đáp ứng được 70 – 80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kỳ kế hoạch.
Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao (chủ yếu là chi cho chuyên gia, mua sắm thiết bị, máy móc và đào tạo). Các dự án đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm (chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như đền bù, di dân và tái định cư).
Tổng mức giải ngân năm 2006 đạt trên 1.785 triệu USD, cao hơn kế hoạch đề ra (1.750 triệu USD), trong đó vốn vay đạt khoảng 1.550 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 235 triệu USD. trong tổng giá trị giải ngân năm 2006, vốn vay của 5 ngân hàng phát triển (WB, ADB, JBIC, KFW và AFD) đạt trên 1.400 triệu USD, chiếm 78,5% tổng số vốn ODA giải ngân.
Đa phương hoá quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ
Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên (áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn.
Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), IMF.
Bảng 3: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu
Cho Việt Nam giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ
Số lượng vốn cam kết
Nhật Bản
8.469,73
WB
5.329,82
ADB
2.900,97
Pháp
912,26
Đức
597,35
Đan Mạch
549,48
Thuỵ Điển
412,83
Trung Quốc
301,08
ôxtrâylia
282,32
EU
269,83
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài ra còn có trên 350 NGOs hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại.
Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết trong thời kỳ 1993 - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%.
Bảng 4: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà
tài trợ đa phương và UNDP
Đơn vị tính: Triệu USD
Vùng
Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB)
Ngân hàng Thế giới (WB)
Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP)
Tây Nguyên
50,81
70,29
Đồng bằng sông Cửu Long
135,71
434,61
Miền núi trung du phía bắc
137,14
133,58
4,62
Đồng bằng sông Hồng
239,23
210,31
2,08
Bắc Trung Bộ
273,08
209,83
1,60
Duyên hải miền Trung
337,10
186,96
14,86
Đông Nam Bộ
409,39
329,25
7,65
Liên vùng
795,03
2.560,19
12,70
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bảng 5: Cơ cấu ODA theo vùng (1993-2006) của các nhà tài trợ song phương
Đơn vị tính: Triệu USD
Nhà tài trợ
Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long
Miền núi trung du phía bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ
Duyên hải miền Trung
Đông Nam Bộ
Liên vùng
Vương quốc Anh
1,53
1,77
1,40
2,15
131,04
Canađa
10,18
1,14
1,98
13,3
13,3
Đan Mạch
35,89
56,6
19,82
27,77
62,41
3,57
1,02
128,18
CHLB Đức
19,67
32,01
55,00
36,94
55,63
14,98
9,14
160,24
Hà Lan
6,30
23,03
2,00
19,34
3,07
14,43
47,22
Hàn Quốc
1,00
24,10
6,50
5,90
75,5
55,94
Nhật Bản
819,62
1.038,60
894,95
1.239,61
138,11
211,98
1.418,24
2.473,68
ôxtrâylia
2,16
118,06
3,86
6,68
10,45
35,37
2,25
4,9
Phần Lan
1,92
8,50
84,02
43,91
1,96
8,00
23,45
Pháp
38,24
9,77
43,81
92,62
35,37
48,05
125,96
264,40
Thuỵ Điển
5,31
63,93
6,77
26,696
51,09
22,62
63,93
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
IV. Tầm quan trọng của vốn đầu tư ODA tại Việt Nam
Vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Việt Nam.
Việt Nam đã tranh thủ được một nguồn vốn ODA khá lớn bổ sung cho đầu tư, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 1996 - 2000, đầu tư bằng vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn xã hội, bằng 24% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50% vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Với tỷ lệ vốn ODA trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, ODA đã góp phần nhất định vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ vốn giải ngân trong tổng đầu tư toàn xã hội qua các năm cụ thể như sau:
Bảng 6: Vốn ODA giải ngân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
1. GDP
24578
26581
28113
29455
31429
33566
35983
38588
2. Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội
6636
7328
6986
7508
8736
10279
11341
14655
3. Vốn FDI
2400
2655
1761
1351
1607
2200
1550
2650
4. Vốn ODA
726
1000
1242
1350
1650
1710
1527
1720
5. Vốn ODA/ tổng vốn
đầu tư (%)
10,9
13,6
17,8
17,9
18,9
14,7
13,5
11,7
6. Vốn ODA/GDP (%)
2,95
3,76
4,41
4,58
5,25
4,40
4,20
4,25
Căn cứ vào chính sách ưu tiên sử dụng ODA của Chính phủ, Việt Nam đã định hướng nguồn vốn này ưu tiên cho các lĩnh vực như giao thông vận tải; phát triển năng lượng điện; phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp; cấp thoát nước và bảo vệ môi trường; y tế, giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ...
Vốn ODA đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế.
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam thường được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng.
Hơn 4,5 tỷ USD vốn ODA với 101 dự án do Trung ương quản lý đã và đang được thực hiện để phát triển ngành giao thông vận tải, chủ yếu tập trung cho đường bộ, đường biển và giao thông nông thôn.
Vốn ODA đã được sử dụng để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới 3.676 km đường quốc lộ; khôi phục và cải tạo khoảng 1.000 km đường tỉnh lộ; Quốc lộ 5, quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội-Vinh; đoạn TP. Hồ Chí Minh-Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh-Nha Trang); làm mới và khôi phục 188 cầu, chủ yếu trên các Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18 với tổng chiều dài 33,7 km; cải tạo và nâng cấp 10.000 km đường nông thôn và khoảng 31 km cầu nông thôn quy mô nhỏ; Cầu Mỹ Thuận; xây dựng mới 111 cầu nông thôn với tổng chiều dài 7,62 km (khẩu độ bình quân khoảng 25 – 100 m).
Vốn ODA đã đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 cho cảng Hải Phòng để có thể bốc xếp được 250.000 TEV/năm; nâng cấp cảng Sài Gòn có công suất bốc xếp từ 6,8 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm; xây dựng mới cảng nước sâu Cái Lân; cải tạo cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.
Nguồn vốn ODA đầu tư cho việc phát triển ngành điện với tổng cam kết cho đến năm 2003 là 3,7 tỷ USD, hiện chiếm 40,3% trong tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn (Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Hàm Thuận - Đa Mi, Sông Hinh, Đa Nhim, Phả Lại 2, Trà Nóc) có công suất thiết kế chiếm 40% tổng công suất của các nhà máy điện ở Việt Nam xây dựng trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000. Tổng công suất phát điện tăng thêm do đầu tư bằng nguồn vốn ODA là 3.403 MW, bằng tổng công suất điện từ trước cho tới năm 1995. Trong ngành năng lượng điện, vốn ODA còn đầu tư để phát triển hệ thông đường dây và mạng lưới điện phân phối điện, bao gồm các dự án đường dây 500 KV Plâyku – Phú Lâm, đường dây 220 KV Tao Đàn – Nhà Bè, gần 50 trạm biến áp của cả nước, cải tạo nâng cấp mạng lưới điện thành thị và nông thôn ở trên 30 tỉnh và thành phố.
Trong số 4,45 tỉ USD vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt nam đưa ra tháng 12 năm 2006, các nước tài trợ cũng dành ưu tiên viện trợ cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhật bản, nước ở vị trí dẫn đầu với mức cam kết 890,3 triệu USD cho biết số ưu tiên này sẽ ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể là tuyến đường săt cao tốc Bắc – Nam và bảo vệ môi trường. Pháp với vốn viện trợ cam kết lớn thứ hai trong các nhà tài trợ và đứng đầu khối EU là 370,4 triệu USD cũng cho biết nguồn vốn ODA sẽ được sử dụng trong bốn lĩnh vực ưu tiên là giao thông đô thị, đường sắt, môi trường (quản lý nước và rác thải), phát triển nông thôn. Ngoài ra, các cam kết này cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực y tế và hiện đại hoá ngành tài chính. Nguồn vốn ODA dành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam.
Bảng 7: Một số dự án lớn sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức
STT
Tên dự án
Địa điểm
Thời gian thực hiện
Tổng vốn đầu tư
Dự án vay vốn JBIC
1
Dự án cầu Bính
Thành phố Hải phòng
1994-2001
176,5
2
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 5
1994-2003
215,6
3
Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 1)
1994-2002
162,2
4
Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 2)
1995-2004
211
5
Khôi phục cầu đường sắt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh
1994-2004
119
Cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp
1994-2002
40
Dự án khôi phục 10 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất
1994-2006
1074
Dự án cải tạo cảng Sài Gòn
1995-2000
500
Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất
1995-2001
807
Cảng Cái Lân
1996-2004
108,4
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
1997-2005
251
Hệ thống thông tin duyên hải
1997-2003
34
Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10
1998-2005
302
Cải tạo nâng cấop quốc lộ 18
1998-2005
232
Mở rộng cảng Tiên Sa
1999-2004
113
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
1999-2004
1933
Cầu Thanh Trì &đoạn Nam Vành đai III Hà Nội
2000-2005
410
Cầu Cần Thơ
2000-2006
370
Dự án cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn 1 và 2
2000-2007
2540
Cầu Bãi Cháy
2001-2005
180
Khôi phục cầu Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ-Năm Căn
2003-2007
50
Dự án đường Đông Tây
2003-2006
9700
Dự án khôi phục 44 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất
Tuyến đường sắt Thống Nhất
2004-2010
2472
Dự án vay vốn WB
24
Dự án giao thông nội thị 2
1994-1999
162
Dự án hai tuyến đường thuỷ
1996-2001
61
Dự án khôi phục quốc lộ 1-WB 1
1997-2003
236,6
Dự án khôi phục quốc lộ 1 – WB3
1997-2004
89
Dự án giao thông nội thị 1
2000-2004
145
Dự án khôi phục quốc lộ 1 – WB 2
2001-2005
145
Dự án giáo dục đại học
Các trường đại học
1998-2005
108
Dự án phát triển giáo viên tiểu học (giai đoạn 1)
10 tỉnh, thành phố
2001-2005
36
Dự án vay vốn ADB
32
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh
1997-2002
204,9
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Lạng Sơn
1999-2005
196,5
Dự án khôi phục quốc lộ 1 đoạn Quảng Ngãi-Nha Trang
1999-2005
189,54
Dự án đường xuyên á
2000-2004
46
Dự án nâng cấp quốc lộ 9
2001-2005
130
Dự án nâng cấp tỉnh lộ
2003-2006
121
Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
Các địa phương
1999-2004
121
Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)
Các địa phương
2005-2010
80
Dự án phát triển giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn II)
Các địa phương
2005-2010
80
Các nước và tổ chức khác
41
Trung tâm sản xuất chương trình - Đài Truyền hình Việt nam- Chính phủ Nhật Bản tài trợ
Hà Nội
1997-2001
2004-2007
Dự án đóng tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển- ORET- Hà Lan tài trợ
Thành phố Hải Phòng
2002-2005
800
Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1 –CHLB Đức tài trợ
Thành phố Đà Nẵng
2002-2006
701
Dự án 5 trường dạy nghề-Hàn Quốc tài trợ
Các địa phương
2004-2007
43
Dự án 10 trường dạy nghề-Đức tài trợ
Các địa phương
2005-2006
12,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
Tổng nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo ước khoảng 550 triệu USD, chiếm khoảng 8,5 – 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, như dự án giáo dục tiểu học, trung học và đại học, dự án đào tạo nghề...
Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc đều được cải thiện hàng năm.
ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà điều quan trọng là đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, như phòng chống đại dịch HIV/AIDS, phòng chống ma túy...
ODA đã có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực, phát triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính...
Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn các cán bộ được đào tạo và tái đào tạo về khoa học, công nghệ và kinh tế. ODA cũng mang lại những kinh nghiệm quốc tế có giá trị đối với sự nghiệp phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước, pháp luật.
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODA, một số bộ luật quan trọng đã được chuẩn bị đúng hạn và được Chính phủ trình Quốc hộ thông qua góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế trong tiến trình của Việt Nam gia nhập WTO như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng...;
Việc cải thiện và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như trình độ khám chữa bệnh thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại tại hai bệnh viện lớn là Chợ Rẫy và Bạch Mai và các dự án hợp tác kỹ thuật của Nhật Bản trong lĩnh vực y tế cũng đã góp phần nâng cao năng lực của độ