Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, là công cụ của Đảng, Nhà nước, phục vụ
an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao dân trí văn minh xã hội.
Nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc
dân hay trong tổng tổng sản phẩm quốc nội. Trước đây ngành
viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) chỉ chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về ngành bưu chính viễn thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ
NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
THÔNG TIN VIỄN THÔNG.
1.1.1. Vị trí, vai trò của thông tin viễn thông.
Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, là công cụ của Đảng, Nhà nước, phục vụ
an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao dân trí văn minh xã hội.
Nó đóng góp một phần không nhỏ trong tổng sản phẩm quốc
dân hay trong tổng tổng sản phẩm quốc nội. Trước đây ngành
viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) chỉ chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991. Ngày
nay ngành viễn thông Việt Nam chiếm được vị trí ngày càng cao
hơn trong nền kinh tế quốc dân: Tỷ trọng của ngành viễn thông
trong GDP ở các năm gần đây như sau: 1995 – 1,75%, 1996 – 2,1%,
1997 – 2,2%, 1998 – 2,4% (Nguồn: Niên giám thống kê 1995 -
1999).
Trong năm 2002 mạng Viễn thông Việt nam đã phát triển
mới trên một triệu (1.200.000) máy điện thoại, đưa tổng số máy
điện thoại trên mạng toàn quốc lên hơn 5.567.000 máy, đạt mật
độ 6,92 máy/100 dân. Tổng doanh thu phát sinh đạt 21.000 tỷ
đồng, vượt 6,6% so với kế hoạch, tăng 12,89% so với năm 2001.
(Doanh thu viễn thông chiếm khoảng 96% trong tổng
doanh thu bưu chính viễn thông – 20.160 tỷ đồng), nộp ngân
sách Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch đăng ký
với Nhà nước. Thông tin di động Vinaphone đã khai thác chuyển
vùng quốc tế với hơn 30 nước; Mobiphone khai thác chuyển
vùng trên 40 nước.
Tính bình quân cho cả thời kỳ 1993 – 2000, mức đóng góp
của ngành Bưu chính viễn thông (mà chủ yếu là viễn thông) vào
hiệu quả kinh tế xã hội như sau:
Về đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Giai đoạn 1993 –
2000, tính trung bình cứ 1 đồng vốn của Tổng công ty bỏ ra thì
tăng thu được cho ngân sách nhà nước là 0,16 đồng hay cứ 1000
đồng vốn đầu tư bỏ ra thì ngân sách Nhà nước thu thêm được
160 đồng. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các ngành khác:
Trong số 17 Tổng công ty 91, mức nộp ngân sách của Tổng công
ty Bưu chính Viễn thông Việt nam đứng thứ hai, sau Tổng công
ty Dầu khí.
Về đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong
thời kỳ 1993 – 2000, trung bình cứ 1 đồng giá trị tổng sản phẩm
quốc nội của cả nước tăng thêm thì đầu tư của Tổng công ty
đóng góp là 0,026 đồng hay nói cách khác cứ 100 đồng GDP
tăng trưởng của cả nước thì trong đó có có 2,6 đồng của Tổng
công ty. Xếp theo thứ tự, mức đóng góp cho sự tăng trưởng của
nền kinh tế trong 17 Tổng công ty 91, Tổng công ty BCVTVN
đứng thứ 3 sau Tổng công ty Dầu khí và Điện lực.
Bưu chính viễn thông nói chung, ngành viễn thông nói
riêng từ khi thành lập cho đến nay luôn là công cụ phục vụ đắc
lực cho sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền
trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn
hóa, ngoại giao, giáo dục… Thông tin viễn thông giữ vai trò quan
trọng trong việc truyền đạt các đường lối chính sách của Đảng,
Nhà nước, phổ cập pháp luật đến nhân dân.
Trong quá trình phân công lao động xã hội, các ngành của
nền kinh tế quốc dân như: Bưu điện, giao thông vận tải, xây
dựng đường sá, cung ứng vật tư kỹ thuật… được gọi là các ngành
thuộc kết cấu hạ tầng. Những ngành này giữ vai trò then chốt
trong việc tạo ra điều kiện hoạt động cần thiết, chung nhất cho
toàn bộ nền sản xuất xã hội. Theo xu hướng phát triển kinh tế
hiện nay, những ngành này ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong
nền kinh tế quốc dân. Vì viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ
tầng, tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển, cho nên
ngành viễn thông cần phải được đầu tư với tốc độ nhanh, đi
trước một bước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát
triển. Nếu như các ngành thuộc kết cấu hạ tầng chậm phát triển
hay bị lạc hậu thì hiệu quả hoạt động của nền sản xuất toàn xã
hội sẽ không cao. Sự phát triển của các phương tiện thông tin, sự
tăng trưởng của sản lượng dịch vụ được cung ứng bởi ngành bưu
điện, một mặt nó làm tăng thu nhập quốc dân của đất nước, mặt
khác nó làm tăng hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Đây là hiệu quả kinh tế của ngành bưu điện. Chính vì
vậy cần phải tăng tốc độ phát triển của các ngành thuộc kết cấu
hạ tầng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, ngành viễn thông còn phục vụ trực tiếp đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân, phục vụ nhu cầu giao lưu
tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ sử dụng dịch vụ viễn
thông mọi người tiết kiệm thời gian đi lại, công sức, chi phí,
giảm tắt nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường… bảo vệ
và giữ gìn tài sản cũng như sức khỏe của nhân dân.
1.1.2. Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế
giới.
Theo ITU (International Telecommunicaiotions Union –
Liên minh Viễn thông quốc tế), xu hướng phát triển thị trường
viễn thông có thể được tóm tắt bằng bốn từ: Tư nhân hoá;
Cạnh tranh; Di động và Toàn cầu hoá.
Để chuyển sang bốn xu hướng trên, ngành viễn thông đã
có một bước tiến thật đáng kể. Trên thực tế, ngành viễn thông
chuyển biến quá nhanh, đến nỗi người ta chưa kịp kêu gọi một
cuộc cách mạng thì cuộc cách mạng đã diễn ra. Rất nhiều quốc
gia đã bắt đầu bước vào cuộc cách mạng này.
1.1.2.1. Tư nhân hoá
Trong lĩnh vực viễn thông, quá trình tư nhân hoá được tiến
hành theo một số bước. Trước tiên là việc tách quản lý nhà nước
với sản xuất kinh doanh, cổ phần hoá các doanh nghiệp độc
quyền, bán cổ phiếu ra công chúng và tiến tới sở hữu tư nhân
chiếm cổ phần đa số. Cuối những năm 1980, các nước phát triển
đã thực hiện tách bưu chính và viễn thông và bắt đầu tư nhân
hoá các tổ chức Bưu chính, Viễn thông. Các nước châu Á cũng
đi theo xu hướng này.
Tại Việt nam, dưới ảnh hưởng của toàn cầu hoá và hội
nhập, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ theo hướng tự do hoá
phù hợp với lộ trình đã định để các nhà khai thác trong nước có
thể nâng cao khả năng cạnh tranh của họ bằng việc ứng dụng
các thành tựu công nghệ của thế giới và hạ tầng cơ sở thông tin
liên lạc hiện có. Từ năm 2000, Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ
Bưu chính Viễn thông) đã cấp một số giấy phép dịch vụ viễn
thông cho: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL);
Công ty Viễn thông điện lực – (ETC); Công ty Cổ phần dịch vụ
Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), sau khi nhận được giấy
phép SPT đã ký hợp đồng hợp tác thương mại với đối tác Hàn
quốc (Viễn thông SLD);Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải
(VISHIPEL)…
Cho đến nay, hơn nữa số quốc gia trên thế giới đã thực
hiện tư nhân hoá hoàn toàn hoặc từng phần các nhà khai thác
viễn thông chủ đạo của nuớc mình. Thậm chí tại những nước
chưa làm được điều này, thị phần của khu vực kinh tế tư nhân đã
tăng lên đáng kể. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà khai thác di
động tư nhân mới ra đời, thông qua việc cấp giấy phép của
Chính phủ chứ không phải thông qua quá trình tư nhân hoá.
Những nước có nhà khai thác chủ đạo là tư nhân chiếm 85%
doanh thu viễn thông trên thế giới. Còn ở những nước chỉ có các
nhà khai thác thuộc sở hữu Nhà nước, doanh thu chỉ chiếm 2%
thế giới.
Chúng ta có thể tham khảo thêm dữ liệu về xu hướng tư
nhân hoá những công ty viễn thông chủ đạo tại Đông á ở phụ
lục 1.1, trang 62.
1.1.2.2. Cạnh tranh
Làn sóng cạnh tranh đã và đang lan tràn khắp nơi, mặc dù
hầu hết các quốc gia vẫn duy trì độc quyền trong các dịch vụ
viễn thông cố định như: như dịch vụ điện thoại nội hạt và đường
dài. Tuy nhiên rất nhiều nước hiện nay đã cho phép cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động và internet. Hiện
nay ở nhiều nước đang phát triển số thuê bao di động đã vượt số
thuê bao cố định. Ở những nước mà luật pháp không cho phép
các nhà khai thác dịch vụ viễn thông đa dạng kinh doanh điện
thoại quốc tế, cạnh tranh cũng đã len lỏi trong các mảng dịch vụ
khác như dịch vụ gọi lại, điện thoại thẻ, chuyển vùng di động và
VOIP. Các lĩnh vực dễ chuyển sang cạnh tranh là những lĩnh vực
mà do sự phát triển của công nghệ, chính phủ khó có điều kiện
cung cấp dịch vụ, ví dụ như các dịch vụ gia tăng giá trị. Lý do
hình thành các nhà khai thác công cộng mới là để giảm giá
thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Dữ liệu về sự cạnh tranh của các nhà khai thác lớn ở
Châu á Thái Bình Dương được trình bày trong bảng phụ lục 1.2,
trang 63.
1.1.2.3. Di động hóa
Trong thời gian đầu đưa ra các dịch vụ di động, hầu hết
các nhà khai thác đã không nhận thấy mối đe dọa đối với các
dịch vụ điện thoại có dây. Dự báo tăng trưởng dịch vụ di động
trước đây rất thấp. Một vài dự báo đầu thập kỷ 90 cho rằng tốc
độ tăng trưởng hàng năm của nữa đầu thập kỷ 90 là 15%. Các
công ty sản xuất máy đầu cuối di động dự báo thị trường toàn
cầu chỉ là 100 triệu thuê bao vào năm 2000. Tuy nhiên thực tế
rất khác, tốc độ tăng trưởng trong nữa đầu thập kỷ 90 đã đạt
48,8% và hiện tại số thuê bao cho năm 2000 gấp 4 lần con số
mà các nhà sản xuất máy đầu cuối đã dự báo.
Trong tương lai, phần lớn các cuộc quốc tế có thể sẽ được
thực hiện từ các thiết bị cầm tay. Những thiết bị như vậy sẽ nhận
được các thông tin cập nhật từ các trang Web, từ các nguồn
thông tin đa dạng trên khắp thế giới.
1.1.2.4. Toàn cầu hóa:
Toàn cầu hoá đã và đang ảnh hưởng đến ngành viễn
thông theo 3 hướng:
- Thứ nhất là hoạt động toàn cầu. Rất nhiều nhà khai thác viễn
thông mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia khác. Các quốc gia
cũng rất chú trọng đến chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai là các thỏa thuận khu vực và đa phương. Các chính
phủ đang rất coi trọng các bước triển khai tự do hóa thị trường
của họ theo các thỏa thuận viễn thông cơ bản của WTO.
- Thứ ba là các dịch vụ toàn cầu mới. Những dịch vụ này bao
gồm chuyển vùng thông tin di động, hệ thống vệ tinh toàn cầu,
thẻ điện thoại và các dịch vụ khác cho phép khách hàng tiếp tục
sử dụng dịch vụ khi đi ra nước ngoài. Các dịch vụ thông qua
Internet di động thế hệ thứ ba trong tương lai ngay từ đầu đã
được thiết kế với qui mô toàn cầu chứ không phải qui mô quốc
gia.
Ngành viễn thông toàn thế giới đang đứng trước bước dịch
chuyển lớn lao, đòi hỏi các nhà khai thác chủ đạo cũng phải tự
thay đổi chính mình cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
đầy biến động mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.