Tổng quan về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước - Chuyên đề 4: Cải cách doanh nghiệp nhà nước

TIẾN TRÌNH SẮP XẾP ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Tính từ đầu thập niên 90 đến nay đã tiến hành 4 đợt tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: + Đợt thứ nhất 1990-1993: Nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này là chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990. Hai văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là: Quyết định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT.

pdf29 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước - Chuyên đề 4: Cải cách doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHUYÊN ĐỀ 4: CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. (1) Quá trình cải cách từ 1991 đến nay. (2) Quá trình cổ phần hóa DNNN. (3) Xây dựng Tập đoàn kinh tế nhà nước. TIẾN TRÌNH SẮP XẾP ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Tính từ đầu thập niên 90 đến nay đã tiến hành 4 đợt tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: + Đợt thứ nhất 1990-1993: Nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này là chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990. Hai văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là: Quyết định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT. + Đợt thứ nhất 1990-1993: Lần đầu tiên Nhà nước quy định các điều kiện để thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp nhà nước thể hiện được đặc trưng của một doanh nghiệp như các điều kiện về vốn pháp định; ngành nghề kinh doanh; quy mô; luận chứng, phương án kinh doanh v.v... Đợt thứ hai 1994-1997: Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế; đồng thời sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản cấp trên của doanh nghiệp nhà nước. Đợt thứ hai 1994-1997: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp nhà nước quan trọng và lần đầu tiên có ở nước ta là Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995); Quyết định số 90/TTg, số 91/TTg về tổ chức các Tổng công ty nhà nước; Chỉ thị số 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp tổng thể các doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 28/CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đánh dấu của giai đoạn này là sự ra đời của các Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình mới và phân biệt rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Đợt thứ ba 1998-2001: Đây là giai đoạn tiếp tục củng cố sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV (khóa VIII); được cụ thể hóa với các văn bản của Chính phủ như: Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg; Nghị định 44/1998/NĐ-CP; Nghị định số 103/1999/NĐ-CP v.v Giai đoạn này tập trung vào các nhiệm vụ như: Đợt thứ ba 1998-2001: - Phân loại doanh nghiệp nhà nước để tiến hành cổ phần hóa. - Thực hiện cơ chế giao, bán, khoán, cho thuê. - Củng cố các Tổng công ty nhà nước. - Áp dụng các biện pháp để lành mạnh hóa tài chính. - Thực hiện các chính sách để nâng cao sức cạnh tranh bảo đảm khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đợt thứ tư từ năm 2002 đến nay: Đây là giai đoạn đang triển khai thực hiện các nội dung về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX). Những kết quả đạt được sau 3 đợt sắp xếp: + Giảm số lượng doanh nghiệp nhà nước: từ 12.300 còn khoảng 3ooo doanh nghiệp. + Quy mô vốn mỗi doanh nghiệp tăng: quy mô vốn bình quân một doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỷ đồng lên 22 tỷ đồng, số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng trở xuống đã giảm từ 50% (1994) xuống còn 18,2% (năm 2000); số doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng tăng từ 10% lên 25%. Những kết quả đạt được sau 3 đợt sắp xếp: + Đóng góp của DNNN vào nền kinh tế và ngân sách nhà nước tăng cao hơn so với trước khi sắp xếp. Điều đó cho thấy DNNN giảm số lượng, nhưng thực lực mạnh hơn, đóng góp nhiều hơn. + Xây dựng được 18 Tổng công ty 91 và 77 Tổng công ty 90 trong các ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng bao gồm hơn 1.600 doanh nghiệp thành viên, chiếm 28,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước, 65% vốn nhà nước và 61% lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. Những tồn tại, yếu kém sau 3 đợt sắp xếp: + Chủ yếu mới thực hiện việc thu gọn đầu mối về số lượng doanh nghiệp, chưa có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu và chất lượng hoạt động. + Quy mô vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm gần 60%, trong đó có hơn 18% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. + Còn 31% doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả và 29% doanh nghiệp liên tục thua lỗ. Những tồn tại, yếu kém sau 3 đợt sắp xếp: + Cơ chế quản lý và chính sách còn nhiều tồn tại, chưa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển như: (1) quyền quản lý nhà nước đối với DNNN; (2) vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu; (3) quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của DN; (4) việc chuyển DNNN kinh doanh sang cơ chế Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần; (5) vai trò của Hội đồng quản trị; (6) chuyển cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn; (7) cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp; (8) gắn lợi ích vật chất với trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động v.v Một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình tổ chức và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Sau khi có Nghị quyết Trung 3 (khóa IX), từ cuối năm 2001 đến nay, việc tổ chức sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề mà Chính phủ đang nỗ lực giải quyết: + Số lượng doanh nghiệp nhà nước còn khá lớn (trên 3000 doanh nghiệp), trong đó số lượng có quy mô nhỏ (vốn dưới 5 tỷ đồng) còn chiếm trên 26%. + Một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình tổ chức và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. + Tuy Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết Trung ương 3 (ban hành 11 văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ), nhưng còn rất nhiều văn bản phải được thể chế hóa như: cơ chế quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước; tiêu chí đánh giá hiệu quả và cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước; việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện quy chế tài chính trong doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhà nước hiện hành. DNNN đóng góp vào GDP Tư nhân 39,3% 38,4% Nhà nước Tập thể 16% 6,3% nước ngoài DNNN đóng góp vào giải quyết việc làm 39% Nhà nước Tư nhân 42,9% Nước ngoài 18,1% (năm 2004) Một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình tổ chức và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. + Trong chính sách còn tồn tại vấn đề rất then chốt là nâng cao quyền tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý lao động, tiền lương, quyết định nhân sự v.v đồng thời cơ chế trách nhiệm cũng như cơ chế giám sát để bảo đảm việc thực hiện các quyền đó một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích chung. ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Mặt tích cực: - DNNN đã chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt và sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế. - Chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, thu ngân sách, xuất khẩu. - Là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội. - Ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. - Trình độ và năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. - Hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên. - Đời sống người lao động được cải thiện. Mặt hạn chế, yếu kém: - Quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu. - Quản lý yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động. - Kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực và sự hỗ trợ của Nhà nước. - Hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp. “Hiệu quả, DNNN đang đứng trước thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém: - Chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước và DNNN; yêu cầu sắp xếp đổi mới phát triển DNNN. - Những ý kiến khác nhau chậm được tổng kết và kết luận. - Quản lý nhà nước đối với DNNN còn nhiều yếu kém, vướng mắc. - Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập chưa đồng bộ chưa tạo động lực mạnh mẽ cho doanh nghiệp phát triển. - Một bộ phận cán bộ DNNN chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và bản chất. MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Vận dụng các mô hình tập đoàn đang tồn tại trên thế giới: - Các loại tập đoàn truyền thống của Châu Aâu. - Các loại tập đoàn truyền thống của khu vực Đông Á. - Các loại tập đoàn của Bắc Mỹ. Bản chất của tập đoàn kinh tế nhà nước: -Tập hợp các loại hình doanh nghiệp mang tính nhà nước hoạt động dựa trên quan hệ lợi ích thay cho quan hệ hành chính; chuyển từ cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn của nhà nước. - Cơ cấu đa sở hữu, nhưng sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. - Giữ vai trò nồng cốt của kinh tế nhà nước. Mô hình tổ chức: - Vận dụng các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành; - Dựa trên 3 loại hình Tổng công ty nhà nước. - Tổ chức linh hoạt theo từng lĩnh vực và ngành nghề, phù hợp với mục tiêu thành lập công ty nhà nước. - Phát triển dựa trên các công cụ thị trường. - Hình thức công ty cổ phần sẽ trở thành loại hình kinh doanh phổ biến. THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ 5 Câu 1: Về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta, bạn hiểu thế nào về sự bình đẳng của các thành phần kinh tế. Câu 2: Bạn đánh giá như thế nào về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Tài liệu liên quan