Tổng quan về sự phát triển của ngành Công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam

- Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam là tổchức xã hội, chuyên ngành vềvật liệu xây dựng: xi măng, gốm sứxây dựng, thuỷtinh xây dựng, đá xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu lợp Composite - Hội có chức năng tưvấn, phản biện, giám định xã hội vềquy hoạch , đầu tưphát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam, vềchủtrương chính sách về hiệu quảkinh tế, kỹthuật của các dựán đầu tư; Nắm bắt thông tin khoa học công nghệ, kỹthuật hiện đại của thếgiới đểphổbiến cho các doanh nghiệp ứng dụng đầu tưphát triển toàn ngành; Tổchức triển lãm, hội chợ, hội thảo trong và ngoài nước

pdf11 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về sự phát triển của ngành Công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Tổng quan về sự phát triển của ngành Công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam TS.Trần Văn Huynh Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam Hà Nội, ngày 5/11/2008 Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam – VABM - Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam là tổ chức xã hội, chuyên ngành về vật liệu xây dựng: xi măng, gốm sứ xây dựng, thuỷ tinh xây dựng, đá xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu lợp Composite… - Hội có chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội về quy hoạch , đầu tư phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam, về chủ trương chính sách về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của các dự án đầu tư; Nắm bắt thông tin khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại của thế giới để phổ biến cho các doanh nghiệp ứng dụng đầu tư phát triển toàn ngành; Tổ chức triển lãm, hội chợ, hội thảo trong và ngoài nước - Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam được thành lập tháng 8 năm 1984, đến nay đã có 100 Hội viên tập thể là các doanh nghiệp tiêu biểu của các thành phần kinh tế và 150 Hội viên cá nhân là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia về Vật liệu xây dựng của các trường Đại học, Viện nghiên cứu thiết kế, Tổng công ty, Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các nhà quản lý. - Hội xuất bản tạp chí Vật liệu xây dựng đương đại - Website của Hội: hoivlxdvn.org - Email: hoivlxdvn@fpt.vn - Trụ sở chính của Hội: 235 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội VP Miền Nam: Lầu 4, 19 Hồ Tùng Mậu, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh VP Miền Trung: 517 Trần Cao Vân, Tp.Đà Nẵng Tổng quan ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam 1. Tiềm năng khoáng sản làm Vật liệu xây dựng ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng Đến nay đã thăm dò khảo sát gần 3.000 mỏ theo 6 vùng kinh tế trên toàn quốc STT Tên loại khoáng sản Số mỏ Trữ lượng (triệu tấn) Trữ lượng (triệu m3) 1 Đá vôi sản xuất xi măng 351 44.738 2 Đất sét sản xuất xi măng 260 7.601 3 Phụ gia xi măng 152 3.947 4 Cao lanh 258 1.181 5 Feldspat 44 52 6 Cát trắng sản xuất thuỷ tinh 45 1.619 7 Đá ốp lát 229 4.738 8 Đất sét gạch ngói 694 3.610 9 Cát sỏi xây dựng 323 2.079 10 Đá xây dựng 554 53.609 11 Đolomit 37 2.801 12 Sét chịu lửa 214 49 - Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực rất quan trọng hàng đầu cho việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam 2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Vật liệu xây dựng trong những năm qua - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, hợp tác, liên doanh, liên kết với các nước, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của thế giới, khai thác tiềm năng khoáng sản trong nước. Trong 20 năm qua ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Đến nay, sản phẩm Vật liệu xây dựng Việt Nam rất đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước và bước đầu đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Bảng tổng sản lượng một số chủng loại Vật liệu xây dựng cả nước trong giai đoạn 2000 – 2007 STT Chủng loại Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Xi măng Triệu tấn 13,298 16,10 21,12 24,12 26,15 30,80 32,4 36,8 2 Gạch ốp lát Ceramic, Granite Triệu m2 42 67,83 96,33 110,2 120 170 180 230 3 Sứ vệ sinh Triệu sp 2,2 2,67 3,15 4,43 6,55 7,25 8,0 8,5 4 Kính xây dựng Triệu m2 30,71 30,72 38,77 38,35 43,68 74,76 81,31 80 5 Vật liệu xây Triệu viên 9.087 10.300 11.995 14.101 15.991 18.128 21.293 22.000 6 Vật liệu lợp Triệu m2 38,04 53,04 67,04 71,42 76,74 92,22 99,58 101 7 Đá xây dựng Triệu m3 22,169 30,9 36,72 53,25 55,13 70,8 79 88 8 Đá ốp lát Triệu m2 1,52 1,65 1,8 2,0 2,5 3,2 4,5 6,0 9 Cát xây dựng Triệu m3 33,27 43 50,09 53,21 58,1 66,4 73 80 - Năm 2007 sản lượng xi măng tăng 2,76 lần so với năm 2000 và 14 lần so với năm 1990 - Sản lượng gạch ốp lát ceramic, granite tăng 5,5 lần so với năm 2000 và tăng 115 lần so với năm 1990. Năng lực sản xuất gạch ốp lát hiện nay lên đến 312 triệu m2 (trong đó có 54 triệu m2 gạch framile, có 6 triệu m2 gạch cotto) - Sứ vệ sinh tăng 3,86 lần so với năm 2000 và tăng 280 lần so với năm 1990 - Kính xây dựng tăng 2,6 lần so với năm 2000 và tăng 35 lần so với năm 1990 - Đá ốp lát tăng 4 lần so với năm 2000 và tăng 400 lần so với năm 1990. Bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu một số loại mặt hàng Vật liệu xây dựng chủ yếu Đơn vị: triệu USD STT Sản phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Gạch ốp lát ceramic, framile 4,722 9,122 12,702 36,473 48,1 53,516 110,542 2 Sứ vệ sinh 5,692 3,602 7,571 13,706 18,1 28,313 38,505 3 Thủy tinh xây dựng 1,635 3,199 4,283 9,682 10 88,527 35,423 4 Đá ốp lát 15,326 19,438 23,931 29,99 37 60,735 89,150 Tổng cộng 27,375 35,361 48,487 89,85 113,2 231 283 - Trước năm 1995 hầu hết các loại Vật liệu xây dựng cao cấp đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, sang đến năm 1995 khi đã phát triển trong nước, hàng Vật liệu xây dựng nội địa đã thay thế dần hàng nhập khẩu. Đến năm 2000 bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Mới đầu kim ngạch xuất khẩu không lớn, nhưng tỉ lệ tăng trưởng tương đối cao, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 10,3 lần so với năm 2001 bình quân tăng hàng năm 47,50%. - Hàng Vật liệu xây dựng Việt Nam có mặt trên 100 thị trường các nước là cơ sở để phát triển trong hội nhập quốc tế. - Bên cạnh đó, hàng năm Việt Nam còn phải nhập khẩu một số chủng loại mặt hàng như nguyên liệu để sản xuất (caolanh, felolsput,frite, men, màu, bông sợi thuỷ tinh, đá granite), phụ kiện sứ vệ sinh, một số loại sản phẩm như kính màu, kính phản quang, kính an toàn, kính mỹ thuật, gạch ốp lát, đá granite khối, sứ vệ sinh... - Tổng kim nghạch nhập khẩu năm 2007 là 203.129.915 USD STT Chủng loại Kim ngạch xuất khẩu USD 1 Nguyên liệu sản xuất 82.761.271 2 Kính xây dựng 30.103.029 3 Gạch ốp lát 37.786.988 4 Đá xây dựng 36.009.883 5 Phụ kiện sứ vệ sinh 11.691.959 6 Sứ xây dựng 4.775.785 3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 - Quyết định số 121/2008 QĐ-TTg ngày 29/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 - Trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, thế mạnh về thị trường và lao động, để phát triển bền vững ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại bảo đảm hài hoà 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. - Đầu tư phát triển Vật liệu xây dựng trên cơ sở lựa chọn quy mô, công suất hợp lý, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, từng bước loại bỏ cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. - Đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, đồng thời lựa chọn sản phẩm Việt Nam có lợi thế để xuất khẩu. - Đa dạng hoá các hình thức đầu tư thu hút mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển. Dự báo nhu cầu phát triển Vật liệu xây dựng đến năm 2020 (theo Quyết định số 121/2008 QĐ-TTg) STT Chủng loại Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1 Xi măng Triệu tấn 59,02 88,5 112 2 Gạch ốp lát ceramic, granite Triệu m2 206 302 414 3 Sứ vệ sinh Triệu sp 9 13 21 4 Kính xây dựng Triệu m2 93 135 200,4 5 Vật liệu xây Trong đó VL xây không nung Tỷ viên 25 2,5 32 6,4 – 8 42 12,6 – 16,8 6 Vật liệu lợp Triệu m2 126 171 224 7 Đá xây dựng Triệu m3 104 148 204 8 Cát xây dựng Triệu m3 97 136 190 9 Đá ốp lát (tác giả bổ sung) Triệu m2 7,0 10 - 11 14 - 15 - Để đạt những mục tiêu trên từ nay đến năm 2020 cần đầu tư: + Về xi măng: tập trung đầu tư các dự án xi măng có công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, công suất chủ yếu từ 4.000, 6.000, 10.000 tấn clinker/ngày, với tổng công suất thiết kế 60 triệu tấn xi măng, cải tạo các nhà máy xi măng lò quay công nghệ thiết bị kỹ thuật lạc hậu, loại bỏ dần các nhà máy xi măng lò đứng để đến năm 2020 cơ bản xóa bỏ xi măng lò đứng. Đầu tư các trạm phát điện sử dụng nhiệt khí thải của lò nung clinker, giảm lượng khí thải CO2 ô nhiễm môi trường. + Về gốm sứ: Trước mắt không đầu tư mới, đầu tư chiều sâu để khai thác hết năng lực hiện có 312 triệu m2 gạch ceramic, cotto, 10 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, nâng cao chất lượng chủng loại sản phẩm để xuất khẩu đạt 20-30% sản lượng. Đầu tư khai thác chế biến nguyên liệu cao lanh, tràng thạch, sản xuất frite, men, mầu, phụ kiện sứ vệ sinh, bồn tắm, bồn massage. + Về kính xây dựng: Đầu tư sản xuất các loại kính cao cấp, kính phản quang, cách nhiệt, kính an toàn, có độ dày đến 20mm, kính màu, kính mỹ thuật, bông sợi thủy tinh, đẩy mạnh hàng xuất khẩu. + Đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung lên 30-40%, giảm dần gạch đất sét nung từ ruộng hoa màu. Đầu tư phát triển sản xuất bê tông nhẹ đạt 10triệu m3 vào năm 2020. + Đầu tư trang thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến đá ốp lát hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. + Phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu Vật liệu xây dựng đến năm 2010 đạt 400- 600 triệu USD, năm 2015 đạt 1 tỉ USD và đến năm 2020 đạt 1,5-2 tỉ USD. Về hợp tác giữa Việt nam và Cộng hòa Italia trong lĩnh vực Vật liệu xây dựng - Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có sự hợp tác với các công ty của Italia như công ty Sacmi, công ty Sitti, công ty Velko, công ty Nasetti để cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho hàng loạt các nhà máy sứ vệ sinh, gạch ceramic, gạch Granite, gạch Cotto, gạch ngói đất sét nung; Với công ty Breton, Stone để sản xuất đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát granite, cẩm thạch; với công ty Bedeschi, công ty Ventomatic cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng. - Với ngân hàng Italia để vay vốn nhập thiết bị. - Với thương vụ Italia của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Trong thời gian tới cần tăng cường hợp tác với các đối tác Italia để đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới chất lượng cao, đào tạo đội ngũ chuyên gia. - Đầu tư phát triển ngành Công nghiệp Xi măng Việt Nam - Đầu tư phát triển sản xuất gốm sứ cao cấp - Đầu tư sản xuất đá ốp lát cao cấp - Đầu tư sản xuất men, màu, bông sợi thủy tinh - Đầu tư phát triển sản xuất bê tông nhẹ - Thiết bị nội thất - Khai thác chế biến nguyên liệu Sự hợp tác với Italia trong thời gian qua rất có hiệu quả, đã góp phần phát triển ngành VLXD Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn và hy vọng mối quan hệ này sẽ phát triển hơn trong tương lai. Xin cảm ơn các bạn!
Tài liệu liên quan