Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

Mục tiêu của thẩm định tài chính: Ngăn chặn các dự án xấu Bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ Xác định các thành phần của dự án có thống nhất với nhau không Đánh giá nguồn và độ lớn của rủi ro Xác định làm thế nào để giảm rủi ro và xây dựng các cơ chế chia sẻ rủi ro Cung cấp thông tin để thiết kế lại dự án

ppt61 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Thẩm định dự án đầu tư ThS Phùng Thanh Bình Đại học Kinh tế TP.HCM Khoa Kinh tế Phát triển Email: ptbinh@ifa.edu.vn Mục tiêu bài giảng Giới thiệu tổng quan về thẩm định dự án Các quan điểm thẩm định dự án Mục tiêu của thẩm định dự án Phương pháp luận của thẩm định dự án Vai trò của thẩm định dự án Quy trình thẩm định tài chính dự án Vị trí của thẩm định dự án trong doanh nghiệp Phụ lục Giới thiệu Phân tích Lợi ích – Chi phí Dự án Chương trình Phân tích thị trường Phân tích kỹ thuật Phân tích nhân lực, … Phân tích tài chính Phân tích kinh tế Phân tích xã hội Chính sách Giá kinh tế Giá thị trường Phân tích rủi ro Khả thi Tiền khả thi Phân tích lợi ích chi phí của một dự án được gọi là “thẩm định dự án” Dự án có thể là ‘dự án tư’ hoặc ‘dự án công’ Thẩm định tài chính: Các dự án tư và những dự án công có thể tạo ra nguồn thu Thẩm định kinh tế và xã hội: Các dự án công và những dự án tư đặc thù hoặc các dự án có yếu tố nước ngoài Giới thiệu Các quan điểm thẩm định cơ bản: Dự án: Giá thị trường, ngân lưu ròng trước thuế hoặc ngân lưu ròng sau thuế (quan điểm tổng đầu tư) Tư nhân: Giá thị trường, ngân lưu ròng sau thuế (quan điểm chủ đầu tư) Nền kinh tế: Ngân lưu ròng của dự án được điều chỉnh theo giá kinh tế và có tính các lợi ích, chi phí phi thị trường Giới thiệu tài chính kinh tế Khác biệt giữa phân tích* tài chính và phân tích* kinh tế Ra quyết định thế nào? Giới thiệu Các câu hỏi thẩm định dự án phải trả lời? Mục tiêu của dự án là gì? Thẩm định dự án để làm gì? Thế nào là một dự án tốt/xấu? Để biết dự án tốt hay xấu cần những thông tin gì? Dự án có những cấu thành tách rời hay không? Dự án có rủi ro không? Dự án có phải là phương án tốt nhất hay không? Giới thiệu Mục tiêu của thẩm định tài chính: Ngăn chặn các dự án xấu Bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ Xác định các thành phần của dự án có thống nhất với nhau không Đánh giá nguồn và độ lớn của rủi ro Xác định làm thế nào để giảm rủi ro và xây dựng các cơ chế chia sẻ rủi ro Cung cấp thông tin để thiết kế lại dự án Giới thiệu Mục tiêu của thẩm định kinh tế: Quyết định xem nên để khu vực tư nhân hay khu vực công thực hiện dự án Ước tính tác động ngân sách của dự án Quyết định xem liệu các phương án thu hồi chi phí có hiệu quả và công bằng không Đánh giá tác động môi trường tiềm năng của dự án và sự đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Giới thiệu Phương pháp luận của thẩm định dự án là gì? So sánh trước và sau dự án; hay So sánh có với không có dự án? Giới thiệu Vai trò của thẩm định dự án Giúp người phân tích: Có một khung phân tích hệ thống, đơn giản Dễ dàng kiểm tra tính nhất quán khi phân tích Giúp người ra quyết định: Dễ dàng thẩm định/đánh giá kết quả phân tích Dễ dàng kiểm tra tính nhất quán của kết quả phân tích Dễ dàng nhận biết các dữ liệu và giả định của dự án Một bảng tính Excel được chia thành 5 phần: Bảng thông số: chứa các thông tin của dự án Phân tích dự ána: đánh giá dự án theo quan điểm tổng đầu tư (theo giá thị trường) Phân tích tư nhânb: đánh giá dự án theo quan điểm chủ đầu tư (theo giá thị trường) Phân tích hiệu quảc: tính giá dự án theo quan điểm nền kinh tế (theo giá kinh tế) Phân tích phân phối: tính giá dự án cho từng nhóm thụ hưởng (theo giá kinh tế) Khung phân tích hệ thống Người phân tích ‘cung cấp’ thông tin cho người ra quyết định – người ‘thẩm định’ hoặc ‘đánh giá’ dự án. Hỗ trợ quá trình ra quyết định chứ không ‘thay thế’ quá trình ra quyết định. Người ra quyết định sử dụng kết quả phân tích, cùng với các thông tin khác để ra quyết định. Vai trò của thẩm định dự án Quy trình thẩm định tài chính dự án Ý tưởng Khái niệm dự án Phân tích bối cảnh Phân tích thị trường Phân tích kỹ thuật Phân tích nhân lực, … Giả định tính toán Trung gian (ra) Trung gian (vào) + NPV IRR PP DSCR NCF WACC Phân tích rủi ro Viết báo cáo + + + Vị trí của thẩm định dự án (trong doanh nghiệp) Thẩm định dự án Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Quyết định đầu tư Cấu trúc vốn D/E Quyết định tài trợ Tỷ lệ chia cổ tức Quyết định chia cổ tức Mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: Tối đa hóa giá trị tài sản Các dự án đầu tư trong doanh nghiệp có thể được chia thành 3 loại sau đây: Các dự án độc lập (independent projects) Các dự án loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive projects) Các dự án dự phòng (contingent projects) Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt các dự án tạo doanh thu với các dự án tiết kiệm chi phí. Phân loại các dự án đầu tư (trong doanh nghiệp) Theo Dayananda et al. (2003), một đề xuất đầu tư điển hình của một công ty lớn, quy trình này có thể được minh họa qua sơ đồ sau đây: Quy trình thẩm định dự án (trong doanh nghiệp) Mục tiêu doanh nghiệp Kế hoạch chiến lược Nhận diện các cơ hội đầu tư Sàn lọc sơ bộ các cơ hội đầu tư Thẩm định tài chính dự án (phân tích định lượng) Phân tích định tính Chấp nhận/bác bỏ (các) dự án Chấp nhận Bác bỏ Thực hiện Giám sát, kiểm soát, đánh giá lại Tiếp tục, mở rộng, hoặc ngừng dự án Kiểm toán sau thực thi Theo Richard Dobbins & Richarcd Pike, (2007), thì quy trình thẩm định đầu tư trong doanh nghiệp có thể được thể hiện theo sơ đồ sau đây: Quy trình thẩm định dự án (trong doanh nghiệp) Các bên hữu quan Cổ đông Người lao động Khách hàng Xã hội Những kỳ vọng và các giá trị của quản trị cao cấp Các mục tiêu và Chính sách cơ bản Các mục tiêu, cơ hội và chiến lược đầu tư Các chương trình hành động Các trách nhiệm chức năng Lập ngân sách vốn Rà soát lại đầu tư Thẩm định bên trong Ngân lưu Nhu cầu thay thế Sản phẩm mới Chất lượng sản phẩm Khả năng quản lý Quy trình quyết định đầu tư Thẩm định bên ngoài Tài trợ Thị trường Nhân lực Công nghệ Xã hội Chính trị QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN Theo USAID (2009), các bước trong thẩm định dự án thường bao gồm: Khái niệm hoặc nhận diện dự án Định nghĩa hoặc chuẩn bị dự án Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi và tài trợ dự án Thiết kế chi tiết Thực hiện và giá sát Thẩm định và đánh giá tác động hậu dự án Khái niệm/ Nhận dạng Định nghĩa/ Chuẩn bị Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi Thiết kế chi tiết Thực hiện/ giám sát Đánh giá hậu dự án Quy trình phát triển dự án Giai đoạn nhận diện Mục đích chủ yếu là nhằm thiết lập thành quả mong muốn cơ bản của một dự án và nhận diện những dự án ‘tiềm năng’ có mức độ ưu tiên cao. Nhóm dự án tiềm năng tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế. Quá trình nhận diện hàm ý việc thực hiện hai hoạt động sau đây: Nhận diện các ‘khoảng trống’ trong nền kinh tế Xác định các ngành/khu vực ưu tiên Giai đoạn nhận diện Các vấn đề khó khăn trong việc nhận diện dự án: Thiếu tài chính và nhân lực có kỹ năng cần thiết để nhận diện dự án và phân tích các kế hoạch hợp lý (resource scarcity) Thiếu các kỹ năng đề xuất các phương án khác nhau của dự án (project scarcity) Giai đoạn nhận diện Các nguồn hình thành ý tưởng dự án: Các bộ/sở/ban/ngành liên quan Kế hoạch phát triển địa phương ở các cấp Đại biểu quốc hội Các nhóm thụ hưởng Các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế Các nguồn khác Giai đoạn nhận diện Giai đoạn chuẩn bị Xác định lại các thành phần được mô tả trong giai đoạn nhận dạng dự án và đưa ra các bước cần thiết cho giai đoạn thẩm định (bao gồm nghiên cứu tiền khả thi và khả thi) Thường bao gồm: Mô tả các mục tiêu Nhận diện các vấn đề chủ yếu (chi tiết hơn so với giai đoạn nhận dạng) Thiết lập lịch biểu cho các các giai đoạn khác nhau của chu trình phát triển dự án Bao gồm đầy đủ các mô-đun kỹ thuật, thể chế, tài chính, và kinh tế phù hợp với các mục tiêu dự án Giai đoạn chuẩn bị Cần xem xét các chính sách và thủ tục của chính phủ Cần xem xét môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương Cần xem xét các phương án khác nhau về kỹ thuật và thể chế Giai đoạn chuẩn bị Là một trong hai thành phần chính của thẩm định dự án Là nỗ lực đầu tiên để xem xét tiềm năng chung của dự án Thông tin phân tích được thu thập từ giai đoạn chuẩn bị Nghiên cứu tiền khả thi Nội dung: 1. Mô-đun thị trường 2. Mô-đun kỹ thuật - Mô-đun môi trường - Mô-đun nhân lực - Mô-đun thể chế 3. Mô-đun tài chính 4. Mô-đun kinh tế 5. Mô-đun xã hội Nghiên cứu tiền khả thi Phân tích rủi ro Phân tích thị trường Có nhu cầu về hàng hóa/dịch vụ của dự án không ‘Dự báo’ nhu cầu (số lượng và giá) các sản phẩm chính trong suốt vòng đời dự án Khảo sát các loại thuế, trợ cấp, các quy định chung, và xu hướng thay đổi công nghệ Khảo sát đặc điểm nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh Là bước quan trọng nhất trong thẩm định Phân tích kỹ thuật ‘Dự báo’ số lượng và giá theo loại nhập lượng cần thiết trong giai đoạn đầu tư và theo năm hoặc doanh số trong giai đoạn vận hành Lao động cần thiết theo loại hình và thời gian Quy mô, thiết kế, vị trí và công nghệ của dự án Thủ tục mua sắm vật tư và cung cấp dịch vụ tư vấn Công việc chính của công đoạn này là gì? Mô-đun kỹ thuật cung cấp các thông tin sau đây (theo USAID, 2009): Mô-đun môi trường Mô-đun nhân lực và quản lý Mô-đun thể chế Mô-đun tài chính Mô-đun kinh tế Do tầm quan trọng của nó, nên các mô-đun tài chính và kinh tế thường được trình bày riêng. Phân tích kỹ thuật Nhiều dự án (sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng) có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhưng không được phản ánh trong chi phí tư nhân của dự án. Vấn đề môi trường, nhất là biến đổi khí hậu ngày càng được quan tâm. Chính sách môi trường có thể buộc dự án phải tính các chi phí (đầu tư và vận hành) kiểm soát ô nhiễm. Phân tích môi trường Phân tích nhân lực, quản lý Nhu cầu về cán bộ quản lý dự án (*) Yêu cầu và khả năng huy động các loại lao động cần thiết cho cả giai đoạn xây dựng và vận hành ‘Dự báo’ mức lương cạnh tranh cho cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật Các yêu cầu về lao động nên được chia theo chuyên môn và kỹ năng Xác định nhu cầu đào tạo Nghiên cứu các quy định về lao động Vấn đề này rất quan trọng đối với các dự án công hoặc các dự án có tài trợ từ nước ngoài Xem xét các định chế tài chính liên quan Xem xét các chính sách và thủ tục của nhà nước liên quan đến việc thực hiện và vận hành dự án Các vấn đề có tính đặc thù khác (các thể chế phi chính thức) Phân tích thể chế (*) Phân tích tài chính Tổng hợp các thông tin từ các phân tích trên để lập (các) bảng thông số hoàn chỉnh Xây dựng báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (TIPV) Xây dựng báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (EPV) Ước lượng suất chiết khấu tài chính Tính toán các tiêu chí (tài chính) đánh giá dự án Là cơ sở để nhận diện các biến số chủ yếu làm dữ liệu đầu vào cho phân tích kinh tế và xã hội (*) Giúp xác định ‘mức’ và ‘cơ cấu’ giá hoặc phí sử dụng phù hợp (*) để đảm bảo dự án đứng vững về mặt tài chính Giúp xác định thủ tục/chính sách điều chỉnh giá và trợ cấp trong tương lai (*) Phân tích tài chính Phân tích tài chính trả lời các câu hỏi: Mức độ chắc chắn của các hạng mục chi phí và doanh thu trong phân tích tài chính? Nhân tố nào ảnh hưởng đến các biến này? Đối với các dịch vụ công, mức phí sử dụng bao nhiêu sẽ đảm bảo dự án đứng vững về mặt tài chính? Quy trình/tần suất điều chỉnh mức giá ra sao? Phân tích tài chính Nguồn tài trợ dự án từ đâu? Tài trợ có những ưu đãi gì không? Nguồn tài trợ vốn lưu động từ đâu (doanh thu hay tín dụng)? Ngân lưu ròng tối thiểu phải là bao nhiêu để có thể tiếp tục tự vận hành dự án? Ngân lưu ròng hoặc suất sinh lời tài chính có đủ lớn để dự án khả thi về mặt tài chính hay không? Nếu không, thì nguồn tài trợ nào sẵn có để cam kết thực hiện dự án? Phân tích tài chính Hai quan điểm trong phân tích tài chính: Ngân lưu tự do đối với tổng đầu tư (còn gọi là quan điểm tổng đầu tư) Ngân lưu thặng dư đối với chủ đầu tư sau khi đã trả nợ (còn gọi là quan điểm chủ đầu tư) Phân tích tài chính Cần phân biệt giữa phân tích tài chính của: Các dự án đầu tư ‘tự tài trợ’ (self-financing investment projects) Các dự án đầu tư ‘không tự tài trợ’ (nonself-financing investment projects) Phân tích tài chính Các kế hoạch chủ yếu cần thực hiện trong phân tích tài chính: Kế hoạch đầu tư Kế hoạch tài trợ Kế hoạch hoạt động Kế hoạch kết thúc Phân tích tài chính Kết hợp thông tin từ các phân tích thị trường và kỹ thuật để thiết lập một kế hoạch chi tiết cho các khoản chi tiêu vốn kỳ vọng suốt giai đoạn đầu tư của dự án. Chi tiêu vốn bao gồm: đất đai, xây dựng, máy móc, thiết bị, và lao động xây dựng và quản lý. Kế hoạch đầu tư Cung cấp các ước tính giá trị thanh lý của các tài sản chính yếu và nhu cầu vốn lưu động ròng ở cuối vòng đời dự án. Phân loại các khoản chi tiêu vốn theo hàng ngoại thương/phi ngoại thương. Phân loại lao động theo kỹ năng và nguồn tuyển dụng sẵn có. Kế hoạch đầu tư Cho biết các khoản ngân lưu ‘âm’ dự kiến sẽ được tài trợ như thế nào suốt giai đoạn đầu tư và giai đoạn hoạt động của dự án. Nhận diện các cổ đông và xác định thời gian dự kiến tham gia; và chính sách chia cổ tức (nếu cần). Nhận diện nhà tài trợ và xác định thời gian dự kiến tham gia; và lịch vay & trả nợ. Kế hoạch tài trợ Kết hợp thông tin từ các phân tích thị trường và kỹ thuật để thiết lập một kế hoạch chi tiết cho giai đoạn hoạt động của dự án. Cung cấp các dự báo về doanh số và chi phí hoạt động hàng năm suốt giai đoạn hoạt động. Kế hoạch hoạt động Dự báo nhu cầu vốn lưu động ròng (net working capital) hàng năm. Xác định nhu cầu nhân lực hoạt động và quản lý theo kỹ năng và nguồn tuyển dụng sẵn có hàng năm suốt giai đoạn hoạt động. Phân loại vật tư đầu vào theo hàng ngoại thương và phi ngoại thương. Kế hoạch hoạt động Xuất phát điểm của phân tích kinh tế là tư ngân lưu ròng (trước thuế) theo quan điểm tổng đầu tư. Nếu không có biến dạng và ngoại tác, thì giá thị trường có thể là thước đo hợp lý cho các lợi ích và chi phí kinh tế biên. Trong trường hợp này, nếu dự án nhỏ thì phân tích tài chính có thể là đại diện tốt cho phân tích kinh tế. Phân tích kinh tế Phân tích kinh tế Nhận dạng và ước lượng giá kinh tế cho các hạng mục có giá thị trường của dự án Nhận dạng và lượng hóa bằng tiền các ngoại tác của dự án và đề xuất phương án xử lý (tăng đầu tư ban đầu, tăng chi phí hoạt động, …) Nhận dạng và ước lượng bằng tiền các hàng hóa/dịch vụ công của dự án (WTP) Ước lượng suất chiết khấu xã hội cho dự án Tính toán các tiêu chí (kinh tế) đánh giá dự án Sản phẩm chủ yếu của phân tích kinh tế bao gồm: Ngân lưu kinh tế của dự án (còn gọi là bảng lợi ích – chi phí của dự án) Suất chiết khấu xã hội Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án như NPV, IRR và tỷ số B/C Phân tích kinh tế Thường sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của: Một dự án công (cung cấp hàng hóa công) Một dự án tư (có gây tác động môi trường) Một chính sách Một chương trình (như chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm, tái chế, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, v.v.) Phân tích kinh tế Phân tích kinh tế trả lời các câu hỏi: Mức độ khác biệt giữa giá tài chính và giá kinh tế của các biến số dự án do những biến dạng gây ra là bao nhiêu? Khi đánh giá ngân lưu kinh tế ròng (net economic cash flows) với một suất chiết khấu xã hội thì liệu dự án có NPV dương không? Phân tích kinh tế Phân tích xã hội Nhận diện và lượng hóa (nếu có thể) các tác động lên các bên liên quan khác nhau của dự án Mô-đun này có liên hệ chặt chẽ với các yếu tố được đề cập trong các thẩm định tài chính và kinh tế Bao gồm phân tích phân phối (nhóm liên quan) và phân tích nhu cầu cơ bản Câu hỏi phân tích xã hội trả lời: Mục tiêu xã hội của dự án là gì? Ai ăn ốc, ai đổ vỏ? Nếu thực hiện các cách khác để đạt cùng mục tiêu xã hội như dự án này thì chính phủ sẽ phải tốn bao nhiêu về tài chính/kinh tế (hiệu quả chi phí)? Các nhu cầu cơ bản là gì và tác động của dự án đến các nhu cầu này ra sao? Phân tích xã hội Nghiên cứu khả thi Mục tiêu thẩm định giai đoạn này cũng giống như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi Nếu được chấp thuận, thì bước tiếp theo là phải thu xếp vốn và tiến hành thiết kế chi tiết cho dự án Bước đi đầu tiên trong việc đánh giá tính vững mạnh tổng quát của dự án. Mục tiêu là xây dựng cơ sở cho nghiên cứu khả thi. Những điểm lưu ý: Duy trì tính nhất quát về chất lượng thông tin Sử dụng thông tin thứ cấp sẵn có Đối với lợi ích, nên sử dụng ước lượng bị thiên lệch xuống; đối với chi phí, nên sử dụng ước lượng bị thiên lệch lên. Bước đi tiếp theo sau khi nghiên cứu tiền khả thi quyết định là dự án đủ hấp dẫn để tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn. Những điểm cần lưu ý: Cải thiện độ chính xác của các biến chủ yếu Tiến hành các điều tra, khảo sát cấp cơ sở để tính toán lại các phân tích bối cảnh, thị trường, kỹ thuật, nhân lực, tài chính và kinh tế. Phân tích chi tiết về rủi ro và các cơ chế xử lý rủi ro. Tiền khả thi Khả thi Đưa ra quyết định sau khi nghiên cứu khả thi: tiến hành, hoãn hay hủy bỏ dự án Phân tích rủi ro Suất chiết khấu điều chỉnh rủi ro/hoặc ngân lưu điều chỉnh rủi ro Phân tích độ nhạy Phân tích kịch bản Phân tích mô phỏng Monte Carlo (MCS) Đề xuất mẫu báo cáo thẩm định Tóm tắt dự án Giới thiệu dự án Phương pháp thực hiện Phân tích kết quả Kết luận và đề xuất Phụ lục Đề xuất mẫu báo cáo thẩm định Tóm tắt dự án Nguồn vốn và sử dụng vốn Các giả định tính toán chính Phân tích tài chính Phân tích rủi ro Hợp đồng phát triển dự án Tổ chức thực hiện dự án Phụ lục
Tài liệu liên quan