Tổng quan về tư pháp quốc tế

Lịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự cấp  các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản Qui chế pháp lý nhân thân  chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sống Qui chế pháp lý lãnh thổ  phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại

doc118 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sách giáo khoa Tư pháp quốc tế của đđại học luật Hà nội Sách chuyên khảo về tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế - Lê Thị Nam Giang Tư pháp quốc tế ( 3 tập ) Nguyễn Ngọc Lâm Tư pháp quốc tế Việt nam Đỗ Văn Đại - Tạp chí Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý Tạp chí Luật học Tạp chí nghiên cứu pháp lý Văn bản Trong nước Bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự Nghị định 138/2006 hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp Quốc tế Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam với các nước ( 14 hiệp định ) TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ I Khái niệm tư pháp quốc tế Lịch sử ra đời của tư pháp quốc tế : Thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đế quốc La mã tan rã và hình thành nên các quốc gia ở châu Âu cùng với sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động giao thương. Trong khi đó, phương Đông vẫn hạn chế việc đi lại, hướng nội, tự cung tự cấp è các qui chế pháp lý mới dần dần hình thành, bao gồm 2 qui chế cơ bản Qui chế pháp lý nhân thân à chịu sự điều chỉnh của pháp luật của nước đang sinh sống Qui chế pháp lý lãnh thổ à phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở tại Vào thế kỷ 19, thuật ngữ tư pháp quốc tế chính thức ra đời ở Mỹ và được sử dụng phổ biến trên thế giới Tư Quan hệ giữa cá nhân tổ chức, không có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước ( Công à Quan hệ có sự tham gia của yếu tố quyền lực nhà nước ) Pháp Luật Quốc tế Liên quốc gia, yếu tố nước ngoài è Tư pháp quốc tế là pháp luật về quan hệ giữa các cá nhân tổ chức có yếu tố nước ngoài Một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ không có khái niệm về luật quốc tế mà áp dụng khái niệm Luật xung đột ( conflict of law ) à xuất phát từ quan điểm là nhiệm vụ cơ bản nhất của tư pháp quốc tế là giải quyết xung đột pháp luật giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia Nhưng trong thực tế, tư pháp quốc tế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác bên cạnh nhiệm vụ giải quyết xung đột à thuật ngữ tư pháp quốc tế vẫn phổ biến Tư pháp quốc tế là 1 ngành luật quốc gia ( tuy có tính liên quốc gia ) và luôn luôn gắn liền với 1 quốc gia à vẫn nằm trong phạm vi pháp luật của quốc gia Chú ý Không nên ghép chung công pháp với tư pháp do Đối tượng điều chỉnh là khác nhau : công pháp áp dụng cho các quốc gia, tư pháp áp dụng cho cá nhân Luật quốc tế không giải quyết các vụ việc cho cá nhân đơn lẻ Ví dụ A công dân Việt nam và B công dân Việt nam đang cư trú ở Mỹ. B quyết định đầu tư về Việt nam để kinh doanh bất động sản và nhờ A đứng tên cho các tài sản tại Việt nam. Nhưng sau đó, A đã chiếm đoạt toàn bộ tài sản và B đã khởi kiện. Tòa nào sẽ thụ lý ? Luật no sẽ p dụng ? Nếu B là người nước ngoài ? II Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế 1 - Đối tượng điều chỉnh Là các quan hệ xã hội ( mà pháp luật nhắm đến để điều chỉnh ) tồn tại khách quan ( khác với quan hệ pháp luật tồn tại theo ý chí của nhà nước ) có những đặc thù riêng : những quan hệ có tính chất dân sự ( tư ) và có yếu tố nước ngoài Tính dân sự Chủ thể đa phần là cá nhân, pháp nhân, không mang yếu tố công quyền Quan hệ được xác lập trên nguyên tắc tự do tự nguyện và bình đẳng Khách thể là lợi ích của cá nhân, nhu cầu hàng ngày, gắn liền với đời sống dân sự Ý chí của các bên đóng vai trò quyết định Chú ý Tính chất của quan hệ được xác định theo chủ thể, cách thức thiết lập quan hệ, mục đích của quan hệ, nội dung của quan hệ Yếu tố nước ngoài Điều 758 luật dân sự 2005 qui định chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 yếu tố sau đây thì được xem là quan hệ có yếu tố nước ngoài Chủ thể có yếu tố nước ngoài : có thể bao gồm cả nhà nước, Cá nhân à 1 bên chủ thể là người nước ngoài hay người Việt nam định cư ở nước ngoài Pháp nhân à 1 bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài Chú ý Pháp luật Việt nam căn cứ vào nơi đăng ký thành lập là ở nước ngoài để xác định quốc tịch của pháp nhân. Tuy nhiên có quốc gia căn cứ vào nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp để xác định quốc tịch nước ngoài Quốc gia à 1 bên chủ thể không phải là quốc gia sở tại Chú ý Phải phụ thuộc vào sự công nhận của chính quốc gia sở tại cũng như chế định công nhận của luật quốc tế Khách thể có yếu tố nước ngoài Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở nước ngoài Ví dụ Hợp đồng mua bán ký kết ở nước ngoài Hợp đồng gia công ký ở Việt nam nhưng hoạt động gia công thực hiện ở nước ngoài Hai công dân Việt nam cùng góp tiền mua nhà ở Mỹ và tranh chấp về quyền sở hữu Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài Là sự kiện làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài Ví dụ Công dân Việt nam du lịch ở nước ngoài gặp nạn và quyết định lập di chúc ở nước ngoài à sự kiện chết làm phát sinh quan hệ thừa kế & việc lập di chúc quyết định bản chất của quan hệ thừa kế : theo di chúc à vì xảy ra ở nước ngoài nên có yếu tố nước ngoài Chú ý Nếu không xác định được theo nơi xảy ra sự kiện thì sẽ xác định theo hệ thống pháp luật tác động lên sự việc Ví dụ Người du lịch nếu chết trên tàu biển trong vùng biển quốc tế thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của quốc gia mà tàu mang quốc tịch Quan hệ lao động, hôn nhân gia đình, thương mại, thừa kế … đều có thể là quan hệ dân sự à phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế khá rộng và có tính liên hệ với nhiều ngành luật khác trong pháp luật quốc gia Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế không chỉ bao gồm các quan hệ pháp luật nội dung mà còn điều chỉnh 1 số quan hệ tố tụng, có tính chất đặc thù riêng của tư pháp quốc tế. Ví dụ : công nhận thi hành bản án, tương trợ tư pháp … à thuật ngữ Luật xung đột không bao hàm được những nội dung này như thuật ngữ tư pháp quốc tế Ý nghĩa Gíup phân biệt được quan hệ là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế với quan hệ là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật công hay các ngành luật khác trong nước à Áp dụng đúng pháp luật để giải quyết chính xác Xác định được thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước 2 - Phương pháp điều chỉnh Là cách thức ngành luật tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Mỗi một ngành luật có phương pháp điều chỉnh đặc thù khác nhau. Ví dụ : ngành luật dân sự : thỏa thuận, ngành luật hành chính : mệnh lệnh, ngành luật hình sự : quyền uy phục tùng, Tư pháp quốc tế có 2 phương pháp điều chỉnh Phương pháp thực chất ( trực tiếp giải quyết vấn đề ) Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật thực chất ( là qui phạm qui định 1 cách cụ thể cách thức hành xử của các chủ thể liên quan ) à được áp dụng phổ biến và là phương pháp điều chỉnh cơ bản của tư pháp quốc tế Chú ý Phần lớn các qui phạm pháp luật trong nước là qui phạm pháp luật thực chất Ví dụ Hợp đồng dân sự chỉ được xem là hợp pháp khi được lập thành văn bản và được công chứng Có thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) à Gía trị ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) à Gía trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia liên quan Ví dụ Việc kết hôn giữa chàng trai Việt nam 20 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi là hợp pháp Ưu nhược điểm Phương pháp này giúp giải quyết hiệu quả, đưa ra được câu trả lời trực tiếp, cụ thể nhưng Số lượng các điều ước quốc tế ký kết thì chưa nhiều và số lượng qui phạm thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều à cơ sở áp dụng còn hạn chế Không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được với tốc độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Ví dụ : khi mục tiêu hạn chế gia tăng dân số không còn nữa thì qui định về lứa tuổi kết hôn sẽ không còn phù hợp Việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức Phương pháp xung đột ( gián tiếp giải quyết vấn đề ) Tư pháp quốc tế tác động lên các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh thông qua các qui phạm pháp luật xung đột Ví dụ Việc kết hôn tại Việt nam giữa chàng trai Nga 18 tuổi và cô gái Pháp 18 tuổi cũng hợp pháp, nhưng phải viện dẫn thông qua luật hôn nhân gia đình của Việt nam Có thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc gia ( qui phạm thực chất thông thường ) à Gía trị ràng buộc chỉ trong phạm vi quốc gia. Ví dụ Đa số các qui phạm trong chương 7 bộ luật dân sự là qui phạm xung đột thông thường các điều ước quốc tế ( qui phạm thực chất thống nhất ) à Gía trị ràng buộc đối với tất cả các quốc gia liên quan Ví dụ Qui phạm trong hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với Nga là qui phạm xung đột thống nhất Ưu nhược điểm Phương pháp này có thể giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết được nhiều vấn đề, có tính thích ứng cao. Việc xây dựng qui phạm xung đột khá đơn giản, hiệu quả, linh hoạt. Không cần nhiều qui phạm xung đột để thích ứng với từng quan hệ cụ thể, thậm chí có thể sử dụng 1 qui phạm xung đột cho một hay nhiều nhóm quan hệ. Nhưng các qui phạm xung đột chỉ giải quyết gián tiếp vấn đề cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế è Hai phương pháp được phối hợp sử dụng đồng thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong thực tế : nếu có qui phạm thực chất thì áp dụng để giải quyết trực tiếp, nếu không có thì áp dụng qui phạm xung đột Chú ý Nếu vấn đề cần giải quyết không được qui định bởi qui phạm thực chất lẫn qui phạm xung đột điều chỉnh thì sẽ áp dụng biện pháp tương tự III Chủ thể của tư pháp quốc tế 1 Khái niệm Chú ý Nhà nước cũng có tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ : di sản không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, công ty ký kết hợp đồng với nhà nước để thực hiện dự án công Chủ thể của tư pháp quốc tế là các chủ thể tham gia vào quan hệ mà tư pháp quốc tế điều chỉnh, Chủ thể của tư pháp quốc tế thường thể hiện yếu tố nước ngoài ( 1 bên hay cả 2 bên ) Chủ thể phổ biến của tư pháp quốc tế là các thể nhân và pháp nhân, ngoài ra nhà nước cũng có thể tham gia quan hệ trong những trường hợp cụ thể cá biệt 2 Các nhóm chủ thể của tư pháp quốc tế A Cá nhân – Người nước ngoài Người nước ngoài là người không có quốc tịch của quốc gia sở tại ( nơi cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết vấn đề ), bao gồm Người có quốc tịch nước ngoài ( có thể đa quốc tịch nhưng phải không có quốc tịch Việt nam ) Người không có quốc tịch à không có liên hệ mật thiết với 1 hệ thống pháp luật của 1 quốc gia nào à phải xác định theo các nguyên tắc chung : nơi sinh, nơi sinh sống … Qui chế pháp lý áp dụng cho người nước ngoài : dựa trên các chế độ đối xử cơ bản như Chế độ tối huệ quốc : Người nước ngoài từ các quốc gia nước ngoài khác nhau thì được đối xử tương tự nhau Chế độ đãi ngộ như công dân : Hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân của quốc gia sở tại Chế độ có đi có lại : Quốc gia A đối xử tốt với công dân của B tương tự quốc gia B đối xử tốt với công dân của A, theo nghĩa tích cực Chế độ đãi ngộ đặc biệt : Nhân viên ngoại giao hưởng các quyền và nghĩa vụ đặc biệt Chế độ báo phục quốc : Cũng chính là nguyên tắc có đi có lại nhưng theo nghĩa tiêu cực, dùng để trả đũa lẫn nhau Chú ý Chế độ tối huệ quốc và đãi ngộ như công dân thường được áp dụng và ghi nhận trong các điều ước quốc tế Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được luật dân sự 2005 qui định. Ví dụ điều 761 luật dân sự qui định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài B Pháp nhân nước ngoài Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch Việt nam Quốc tịch của pháp nhân thường được xác định theo Nơi đăng ký thành lập à ở các nước áp dụng luật thành văn Nơi đặt trụ sở chính à ở các nước áp dụng luật bất thành văn ( Anh, Mỹ ) Nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh chính à Trung đông Chú ý Cũng có trường hợp quốc gia xác định theo quốc tịch của chủ tịch công ty, người có cổ phần cao nhất. Pháp nhân cũng có thể có nhiều quốc tịch ( nghĩa vụ tăng lên, phải đóng thuế nhiều lần à thường lợi bất cập hại, và gây khó khăn trong việc quản lý, xử lý pháp nhân) Pháp nhân luôn phải chịu tác động đồng thời của 2 hệ thống pháp luật : Pháp luật của quốc gia sở tại à Chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân được tiến hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch à Các vấn đề pháp lý của pháp nhân : sáp nhập, chia tách, giải thể phá sản … sẽ do pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch chi phối Chú ý Pháp luật của quốc gia sở tại tuyệt đối không thể can thiệp vào các vấn đề pháp lý của pháp nhân. Trong khi đó pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch có thể chi phối các hoạt động cụ thể của pháp nhân Qui chế pháp lý áp dụng cho pháp nhân sẽ dựa trên chế độ tối huệ quốc ( # qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn ) Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được qui định tại điều 765 luật dân sự C Quốc gia Quốc gia là chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế: là chủ thể có chủ quyền à Pháp luật các nước đều thừa nhận các quyền miễn trừ của quốc gia : Quyền miễn trừ tư pháp à quốc gia không thể bị xét xử bởi bất kỳ tòa án của bất kỳ quốc gia nào ( nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ), quốc gia không bị áp dụng các biện pháp pháp lý trong quá trình tố tụng. Ví dụ phong tỏa tài khoản quốc gia được miễn trừ áp dụng các biện pháp thi hành án Quyền bất khả xâm phạm về tài sản Không có chủ thể nào được xử lý tài sản quốc gia (nếu không có sự đồng ý của chính quốc gia đó ) Không có hệ thống pháp luật nào được xử lý ??? ( quốc gia tự xử lý, theo qui định của pháp luật quốc gia ) è Nhằm bảo vệ chủ quyền của quốc gia. Nhưng trong thực tế, quốc gia thường phải từ bỏ 1 hay toàn bộ những quyền trên để có thể thực hiện ký kết, giao dịch IV Nguồn của tư pháp quốc tế 1 Khái niệm Về lý luận chung, nguồn là nơi xuất phát, là nơi chứa đựng à Nguồn luật là nơi chứa đựng các qui phạm pháp luật, có thể tồn tại dưới 3 hình thức Văn bản qui phạm pháp luật Tập quán pháp Tiền lệ pháp à được ghi nhận trong các bản án hay phán quyết trước đây Đặc điểm Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng các qui phạm và nguyên tắc được áp dụng để điều chỉnh đối với các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Nguồn của tư pháp quốc tế có thể tồn tại trong các văn bản qui phạm pháp luật, tập quán pháp hay tiền lệ pháp Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên quan đến pháp luật quốc tế è nguồn của tư pháp quốc tế bao gồm Điều ước quốc tế : Văn bản qui phạm pháp luật Pháp luật quốc gia : có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào Tập quán quốc tế : Tiền lệ pháp Các loại nguồn khác 2 Các loại nguồn của tư pháp quốc tế A Điều ước quốc tế Là sự thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thể Ví dụ Hiệp định tương trợ tư pháp, Công ước Viên chứa đựng các qui phạm điều chỉnh các quan hệ thương mại Chú ý Các điều ước quốc tế khi đáp ứng điều kiện có hiệu lực ( qui định trong pháp luật quốc tế và quốc gia, hay trong chính điều ước ) thì sẽ trở thành nguồn của công pháp quốc tế Để trở thành nguồn của tư pháp quốc tế, các điều ước quốc tế phải đồng thời đáp ứng được 2 điều kiện Điều kiện về nội dung Các điều ước quốc tế phải nhằm mục đích điều chỉnh hay có nội dung qui định về các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Ví dụ Hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định thương mại, đầu tư, điều ước quốc tế đa phương, hiệp định áp dụng cho hợp đồng là nguồn của tư pháp quốc tế Hiệp định biên giới trên bộ giữa Việt nam và Trung quốc không là nguồn của tư pháp quốc tế do chỉ điều chỉnh quan hệ về biên giới giữa 2 quốc gia ( quan hệ công pháp quốc tế ) Điều kiện có hiệu lực của các điều ước quốc tế Về chủ thể ký kết : phải là chủ thể của luật quốc tế và phải đúng thẩm quyền được pháp luật ( của quốc gia hay các tổ chức quốc tế ) qui định Về hình thức : phải được lập thành văn bản Chú ý Điều ước quân tử chỉ là là lời hứa giữa các vua, không được lập thành văn bản nhưng được tự nguyện tôn trọng à từng được áp dụng trong lịch sử nhưng hiện nay không còn giá trị Về nội dung : phải đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc tế và các nguyên tắc chung của pháp luật ( tinh thần pháp luật : công bằng hợp lý ) Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế trong các trường hợp Áp dụng cho các quốc gia thành viên của điều ước Các bên chủ thể không là các quốc gia thành viên của điều ước trong quan hệ cũng có thể thỏa thuận chọn điều ước quốc tế để áp dụng ( khi không trái với pháp luật của các quốc gia liên quan ) à thường áp dụng để giải quyết các quan hệ hợp đồng Chú ý Trong công pháp quốc tế, các quốc gia không phải là thành viên của điều ước vẫn có quyền sử dụng điều ước quốc tế : như là những qui phạm tập quán à áp dụng theo thỏa thuận lựa chọn Điều ước quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao nhất và luôn được ưu tiên áp dụng để xử lý à Nếu có sự khác biệt với pháp luật quốc gia thì quốc gia sẽ phải áp dụng các qui định của điều ước quốc tế Chú ý Ngoại lệ là Hoa kỳ không áp dụng ưu tiên điều ước quốc tế trong tư pháp quốc tế Trong công pháp quốc tế, điều ước quốc tế chỉ là loại nguồn cơ bản, không có giá trị cao hơn pháp luật quốc gia B Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia được coi là nguồn của tư pháp quốc tế là toàn bộ hệ thống của pháp luật quốc gia, bao gồm tất cả các hình thức nguồn có thể chứa đựng bên trong hệ thống : văn bản, tập quán, án lệ Pháp luật quốc gia là loại nguồn phổ biến và được áp dụng rất rộng rãi trong tư pháp quốc tế ( do số lượng điều ước quốc tế được ký kết còn giới hạn, khác với pháp luật quốc gia có phạm vi bao quát rất rộng các lĩnh vực khác nhau) Pháp luật quốc gia sẽ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong các trường hợp Có sự dẫn chiếu của qui phạm pháp luật xung đột Dựa vào sự thỏa thuận giữa các bên Ví dụ Tuy có những trường hợp điều chỉnh đương nhiên như sự áp dụng của pháp luật quốc gia lên cá nhân có quốc tịch, nhưng khi xử lý thực tế vẫn cần có sự cụ thể hóa bằng các qui định trong các qui phạm xung đột để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng à Các quốc gia không được đương nhiên áp dụng pháp luật của mình để giải quyết Pháp luật quốc gia là nguồn của tư pháp quốc tế là loại nguồn có giá trị pháp lý cao và được ưu tiên áp dụng sau điều ước quốc tế ( chỉ khi quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế ) C Tập quán quốc tế Về nguyên tắc, tập quán là những cách thức xử sự có Tính lịch sử truyền thống à hình thành trong 1 thời gian dài Tính ổn định à không thay đổi, thường xuyên, lập đi lập lại Được thừa nhận rộng rãi trong 1 khu vực địa lý hay trong 1 cộng đồng nào đó Tính hợp pháp à phù hợp với các qui định của pháp luật, hay các nguyên tắc chung của pháp luật ( do tập quán thường được áp dụng ở những lĩnh vực mà pháp luật chưa có qui định cụ thể ) è Tập quán quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế là những qui tắc xử sự được hình thành lâu đời trong thực tiễn pháp lý quốc tế, được thừa nhận rộng rãi trong 1 cộng đồng hay khu vực địa lý nhất định, được áp dụng ổn định thường xuyên, lập đi lập lại, có nội dung phù hợp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế Chú ý Tập quán trong công pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể luật quốc tế ( quốc gia ) à khác với tập quán của tư pháp quốc tế là cách thức hành xử của các chủ thể cá thể trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Ví dụ Hành xử trên biển Đông của các quốc gia là tập quán của công pháp quốc tế Hành xử của các chủ tàu trong khu vực cảng hay vùng biển là tập quán của tư pháp quốc tế Tập quán quốc tế là loại nguồn được áp dụng chủ yếu trong các quan hệ thuộc lĩnh vực thương mại, hàng hải. Ví dụ Quan hệ pháp luật về sở hữu không áp dụng tập quán mà chỉ áp dụng pháp luật quốc gia mà thôi à tránh được sự tùy tiện trong giải quyết Trong khi đó, tập quán phát huy vai trò rất tốt trong lĩnh vực thương mại, hàng hải à Do bản chất của các quan hệ pháp luật dân sự khác ( dân sự, hôn nhân, lao động ) có tính chất ổn định và thường nằm trong phạm vi điều chỉnh của các qui định của pháp luật quốc gia do không quá phức tạp. Nhưng các điều kiệ