Vinamilk được thành lập từ 1976, kinh doanh trong lĩnh vực sữa và gần đây đã liên doanh với Tập đoàn SAB Miller -nhà sản xuất bia lớn thứ 2 của Mỹ để bắt tay vào sản xuất 1 loại sản phẩm hoàn toàn mới - Bia không chứa cồn.
1, Tầm nhìn Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh,bền vững nhất tại Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn.
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5551 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về Vinamilk: Phân tích tình hình chi phí của Vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 1
__
Vinamilk được thành lập từ 1976, kinh doanh trong lĩnh vực sữa và gần đây
đã liên doanh với Tập đoàn SAB Miller - nhà sản xuất bia lớn thứ 2 của Mỹ để
bắt tay vào sản xuất 1 loại sản phẩm hoàn toàn mới - Bia không chứa cồn.
1, Tầm nhìn
Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực phẩm có
lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại Việt Nam bằng
chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn.
2.Sứ mệnh
Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ
phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa
hóa lợi ích của cổ đông công ty. Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm
được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ.
Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng, sáng tạo là người bạn đồng hành
của Công ty và xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.
3. Chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam: “Luôn thỏa
mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và
dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh,
tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.” (Tổng giám đốc-Bà Mai
Kiểu Liên).
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến
lược phát triển kinh doanh.
4. Thị trường
a. Thị trường trong nước:
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản
phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc
(2007). Hiện tại công ty có trên 220 nhà phân phối trên hệ thống phân phối sản
phẩm Vinamilk và có trên 140.000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc.
Đồng thời Vinamilk còn thực hiện bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị
trong toàn quốc.
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 2
Thị phần của Vinamilk năm 2007
25%
75%
Vinamilk Khác
*Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay Vinamilk có một số nhà sản xuất cạnh tranh
trong ngành như : Dutch Lady, Hanoimilk, Elovi v.v
*Lợi thế cạnh tranh: Vinamilk tin rằng thành công đến nay và tiềm năng
tăng trưởng trong tương lai nhờ sự phối hợp của các thế mạnh dưới đây:
• Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt;
• Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh;
• Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp;
• Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy
• Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường;
• Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh
doanh bền vững;
• Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
b, Phân vùng thị trường quốc tế
Vinamilk tập trung hiệu quả kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt nam,
nơi chiếm khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua. Công ty
cũng xuất khẩu sản phẩm ra ngoài Việt Nam đến các nước như: Úc, Cambodia,
Iraq, Kuwait, The Maldives, The Philippines, Suriname, UAE và Mỹ.
5. Sản phẩm chính:
-VINAMILK: Sữa tươi, Sữa chua ăn, Sữa chua uống, Sữa chua men sống,
Kem, Phô mai
- DIELAC: Dành cho bà mẹ, Dành cho trẻ em, Dành cho Người lớn
- RIDIELAC: Dành cho trẻ em, Dành cho Người lớn
- V-FRESH: Sữa đậu nành, Nước Trái cây
- CAFE MOMENT: Café hòa tan, Café rang xay
- SỮA ĐẶC: Ông thọ, Ngôi sao Phuơng Nam.
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 3
__
*Để tiếp cận và phân tích vấn đề này, nhóm thực hiện đi từ những
phân tích chung đến phân tích cụ thể CPKD của Vinamilk theo kết cấu
(Trong đó chúng tôi chỉ xem xét CPKD=CPQL+CPBH không bao gồm
chi phí thu mua) nhằm cung cấp một cái nhìn từ khái quát đến cụ thể.
I. Phân tích chung
Phần phân tích chung chi phí kinh doanh dưới đây nhằm thu thập chính xác
số liệu về chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm (2005,2006,2007,
qua đó đánh giá khái quát tình hình chung đối với biến động CPKD và chất
lượng quản lý CPKD,chỉ ra những nguyên nhân tổng quát từ đó làm, cơ sở để
định hướng phân tích cụ thể.
1. Biểu phân tích
*Công thức áp dụng:
Tổng CPKD = Chi phí bán hàng + Chi phí quản lí doanh nghiệp
Biến động
2006/2005
Biến động
2007/2006
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
1. Tổng CPKD:
CPBH+CPQL
734.540
1,012.284
1.178.997
277.774
37,8
166.713
16,5
2. DT thuần
5.638.784
6.619.102
6.648.193
980.318
17,4
29.091
0,4
3. Tsf
13%
15,3%
17,7%
2,3%
17,7
2,4%
15,7
4. U
-
152,239.346
159,556.632
-
-
7.317.286
4,8
5. Tsf Bq một
số DN trong
ngành
11,1%
11,8%
12%
0,7%
6,3
0,2%
1,7
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 4
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
Vì không tìm được số liệu về tỷ suất phí (Tsf) của ngành sản xuất thực
phẩm nên chúng tôi đã tính Tsf bình quân của một số doanh nghiệp hoạt động
trong ngành này để có một con số tương đối trong quá trình so sánh. Bảng tính
Tsf bình quân của các công ty này được đính trong phần Phụ lục.
2. Đánh giá chung
a. Về biến động tổng chi phí kinh doanh
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, tổng chi phí kinh doanh của công ty
tăng tương đối nhanh trong hai năm đầu thời kỳ này, năm 2005 chỉ là 734.540
triệu chiếm 13 % tổng doanh thu nhưng năm 2006 đã là 1.012.284 triệu, chiếm
15,3% tổng doanh thu, biến động 2005 – 2006 là 37,8% tương ứng với gần
277.774 triệu đồng. Năm 2007, tổng chi phí kinh doanh của công ty là
1.178.997 triệu đồng, chiếm tới 17,7 % tổng doanh thu, biến động 2006 – 2007
là 16,5 %, tương ứng với gần 166.713 triệu. Như vậy, về mặt tuyệt đối và
tương đối, mức biến động về mặt chi phí giữa năm 2006-2007 đều thấp hơn
năm 2005-2006.
Nhưng khi nhìn vào biến động doanh thu của 3 năm này ta có thể thấy phần
trăm biến động của chi phí lớn hơn so với phần trăm biến động của doanh thu.
Biến động 2006/2005 cho thấy trong khi chi phí kinh doanh tăng 37,8% thì
doanh thu chỉ tăng có 17,4%, tương tự biến động 2007/ 2006 cũng vẫn với xu
thế trên, 16,5% biến động của chi phí kinh doanh so với 0,4% của doanh thu.
Xin đưa ra thêm một tính toán để so sánh:
Năm 2006: 5,0
8,37
4,17
%
%
CPTL
DTTL ; Năm 2007: 02,0
5,16
4,0
%
%
CPTL
DTTL
Số liệu trên cho thấy tình hình trở nên khá tệ vào năm 2007 khi tỉ lệ tăng
doanh thu quá thấp so với chi phí kinh doanh.
b. Về Chất lượng quản lý chi phí kinh doanh
Để đánh giá được chất lượng quản lí chi phí, cần phải phân tích được chỉ
tiêu tỷ suất phí (Tsf), tức là để thu về một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí, đặc biệt là khi so sánh Tsf của doanh nghiệp với Tsf ngành
sẽ phần nào cho ta thấy tính hiệu quả của hệ thống quản lí. Con số này càng
cao thì càng thể hiện sự quản lí kém.
Đối với Công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk, tỷ suất phí năm 2006 tăng
2,3% so với năm 2005 từ 13% lên đến 15,3% và năm 2007 lên đến 17,7% -
tăng 2,4% so với 2006. Điều này có nghĩa là tổng chi phí kinh doanh trên
doanh thu thuần của các năm tăng lên theo tỷ lệ tương ứng. Mức chênh lệch tỷ
suất chi phí qua các kỳ này đều lớn hơn 0, ở mức tầm 2,3%; 2,4 %.
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 5
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp quản lý chi phí chưa tốt, cần làm tỷ suất
phí của doanh nghiệp giảm qua các kỳ kinh doanh, sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận
của doanh nghiệp tăng lên.
Bên cạnh đó, so sánh Tsf của công ty với tỷ suất phí của một số doanh
nghiệp cùng ngành, ta thấy Tsf của Vinamilk cao hơn khá nhiều. Nếu nhìn vào
Phụ lục Tỷ suất phí bình quân một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất thực
phẩm, ta dễ dàng thấy được thường các công ty lớn sẽ có Tsf cao hơn.
Hơn nữa, nếu coi tỷ suất phí là chất lượng quản lý chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp và xem như là yếu tố này mang tính chất chất lượng và ổn định
qua các kỳ kinh doanh và khi thay đổi nó sẽ ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp thì khi tỷ suất phí tăng lên dẫn đến U >0 và doanh nghiệp bội
chi, đây là phần lãng phí.
Ý nghĩa của U là chênh lệch giữa chi phí phát sinh ở kỳ kinh doanh sau với
chi phí phát sinh tại kỳ trước tính theo chất lượng quản lý của chi phí gốc, cụ
thể ở đây phần bội chi của doanh nghiệp ở các năm 2006 và 2007 lần lượt là
152.239,346 và 159.556,632 triệu đồng.
Tuy vậy cũng chưa thể khẳng định hoàn toàn chắc chắn rằng doanh nghiệp
đã quản lý chi phí tồi vì còn có những điều kiện bất bình thường làm tăng chi
phí mà không phải do năng lực quản lý của doanh nghiệp.
3. Nguyên nhân tổng quát ảnh hưởng đến chất lượng quản lý CPKD.
a. Nguyên nhân khách quan
* Do cạnh tranh: Năm 2005, thị trường sữa bắt đầu tăng trưởng mạnh
với mức bình quân khoảng 20 % - 22 %/năm, trong đó sữa bột dành cho trẻ em
chiếm 34% (theo bài “Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá” cập
nhật ngày 14-07-2005 trên báo điện tử Vietnamnet). Người tiêu dùng khi mua
sữa bột thường quan tâm đến những nhãn hiệu ngoại như Abbott hay Dutch
Lady, Nestlé, và đây thực sự cũng không phải một thế mạnh của Vinamilk. Vì
thế, trong năm này, công ty đã bỏ ra một khoản chi phí lớn để phát triển sản
phẩm Dielac.
* Do giá tăng:
- Kể từ cuối năm 2006, giá sữa tăng vọt. Tuy Nhà nước đã giảm thuế nhập
khẩu sữa từ 30% xuống còn 25% nhưng khi nhập khẩu từ thị trường EU hay
Hoa Kỳ thì vẫn phải chịu thuế suất cao. Sản lượng sữa bò trong nước chỉ đáp
ứng được 25% mỗi năm, ngành chăn nuôi bò sữa thủ công chưa được đầu tư
dài hạn, sản lượng thấp, nông dân ép giá trong khi Vinamilk chính là đối tượng
chủ yếu đầu tư cho các trang trại nuôi bò. Đến năm 2007, hai nước cung cấp
sữa lớn nhất là Úc và New Zealand gặp hạn hán nên lượng cung giảm, giá nhập
khẩu nguyên liệu tăng 60% so với năm trước.
- Một biến động chung của thế giới đó là chỉ số giá mặt hàng sữa tăng dần
theo từng năm
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 6
Chỉ số giá một số mặt hàng sữa quốc tế
(tính theo lượng giá trị thương mại xuất khẩu)
- Lạm phát, giá xăng tăng, tỷ giá hối đoái tăng cũng góp phần khiến chi phí
tăng. Việc giá cả tăng nói chung đã khiến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn phải yêu cầu công ty hỗ trợ và chia sẻ về giá đối với người chăn nuôi.
(Theo Vietnamnet)
* Do hội nhập kinh tế: vì những cam kết khi gia nhập WTO, chính phủ phải
dần xóa bỏ trợ cấp cho các ngành, không can thiệp vào việc hỗ trợ giá.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Để phát triển hệ thống phân phối, trong năm 2006, Vinamilk đã đầu tư 12
tỷ đồng xây dựng chuỗi cửa hàng V.Mart tại TP Hồ Chí Minh.
Cũng trong năm 2006, sự kiện sữa tươi Vinamilk tuy được quảng cáo là
nguyên chất nhưng lại bị phát hiện là sữa pha đã khiến người tiêu dùng hoặc
ngừng hoặc hạn chế mua sản phẩm này. Công ty đã phải xây dựng một chiến
lược quảng cáo mới cùng với hàng loạt chương trình khuyến mại lớn để khắc
phục.
Điều này giải thích tại sao chi phí kinh doanh lại tăng vọt so với năm 2005
(cùng với một số lí do khách quan đã nêu ở trên).
- Vinamilk áp dụng hệ thống quản lí tổng thể nguồn lực ERP từ năm 2003
nhưng nó chỉ thực sự tỏ ra hoạt động tích cực vào năm 2007 và giúp công ty
giảm được chi phí.
Điều này thể hiện ở việc biến động chi phí 2007 – 2006 nhỏ hơn biến động
năm 2006 – 2005.
- Việc liên tục ứng dụng những dây chuyền hiện đại trong khâu sản xuất
cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong việc làm tăng chi phí kinh doanh .
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 7
Những nguyên nhân cơ bản trên không chỉ giải thích sự biến động của chi
phí mà còn cho thấy một tỷ suất phí cao vừa do tác động bên trong vừa do rất
nhiều nguyên nhân khách quan tác động mà công ty không thể kiểm soát được.
Cuối cùng, có thể thấy mặt mạnh của Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp
đứng đầu ngành về doanh thu nhưng hạn chế của nó là quản lí chi phí chưa
thực sự hiệu quả.
4. Định hướng phân tích cụ thể
Từ những đánh giá chung về tình hình biến động chi phí kinh doanh, chất
lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp và những nguyên nhân tổng quát , Phần
phân tích cụ thể CPKD của doanh nghiệp theo kết cấu cần định hướng đến 2
mục tiêu chính sau:
+Thứ nhất, Đánh giá được hoạt động quản lý tổng chi phí kinh doanh theo
từng khâu: Khâu quản lý doanh nghiệp, và khâu bán hàng. Qua đó thấy được
biến động của từng loại chi phí và sự thay đổi tỉ trọng của từng loại chi phí
trong tổng CPKD đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng chi phí của từng khâu
đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thứ hai, đề ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể để kiểm soát từng loại chi
phí (CPBH, CPQL)
II. Phân tích Chi phí Kinh doanh theo kết cấu.
(CPKD gồm: CPBH, CPQL)
1. Biểu phân tích CPKD theo kết cấu.
(3 năm 2005, 2006, 2007)
Xem bảng dưới.
2. Đánh giá biến động và chất lượng quản lý từng loại chi phí.
-Chi phí của doanh nghiệp liên tục tăng lên qua các năm:
+ Tốc độ tăng chi phí từ năm 2005 lên 2006 cao hơn tốc độ tăng chi phí từ
năm 2006 lên năm 2007
+ Trong các thành phần của chi phí kinh doanh, chi phí bán hàng là chi phí chính
của doanh nghiệp, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 80% tổng chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp.
Biểu phân tích chi phi kinh doanh theo kết cấu.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Biến động theo năm
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu
ST
TT
(%)
Tsf
(%)
ST
TT
(%)
Tsf
(%)
ST
TT
(%)
Tsf
(%) ST
TL
(%)
TT
(%)
Tsf
(%) ST
TL
(%)
TT
(%)
Tsf
(%)
1.CFKD
734540
100
13,0
1012284
100
15,3
1178997
100
17,7
277744
37,8
0
2,3
166713
16,5
0
2,5
a/ CFBH
654102
89
11,6
899396
88,8
13,6
974805
82,7
14,7
245294
37,5
-0,2
1,9
75409
8,4
-6,1
1,1
b/ CFQL
80438
11
1,4
112888
11,2
1,7
204192
17,3
3,0
32450
40,3
0,2
0,3
91304
80,9
6,1
1,4
2. DTT 5638784 6619102 6648193 980318 17,4 29091
0,4
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 9
+Tuy nhiên chi phí bán hàng lại có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, thay vào đó
là sự tăng lên của tỷ trọng chi phí quản lý trong tổng chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp. Năm 2006, tỉ trọng tương ứng giữa 2 thành phần CFBH và CFQL là 89% và
11% , năm 2007 tỉ lệ này là 88.8% và 11.1%.
Mức biến động các năm của CFQL cũng liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm
2006 CFQL tăng 40.3% (CFBH tăng 37.5 %) đến năm 2007 CFQL tăng 80.9 %
(CFBH chỉ tăng 8.4%).
+Có thể thấy biến động chi phí bán hàng của doanh nghiệp qua ba năm
giảm dần, trong khi đó, chi phí là chỉ tiêu có biến động ngược chiều với lợi
nhuận, điều này cho thấy chi phí bán hàng đang có tác động tích cực vào kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu của doanh nghiệp tăng lên qua các năm, song tốc độ tăng lại có
xu hướng giảm mạnh cụ thể năm 2006 doanh thu của doanh nghiệp tăng lên
980318 triệu trong khi đó năm 2007 con số này chỉ đạt 29091 triệu. Trong khi
đó các thành phần chi phí CFQL và CFBH đều tăng mạnh,điều này dẫn đến tỉ
suất phí của Doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm. Năm 2006 mức tăng là
2.3% và 2007: 2.7%.
- Từ chỉ tiêu tỷ suất phí có thể thấy doanh nghiệp quản lý chi phí kinh
doanh chưa thật hiệu quả, không tương ứng với khả năng doanh thu mà doanh
nghiệp có thể đạt được.
3. Nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến chất lượng quản lý CPKD
*Chất lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp được xem xét trong
mối quan hệ giữa giữa chất lượng kiểm soát việc tăng chi phí so với tốc
độ tăng doanh thu mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Vì vậy thực chất việc quản lý CPKD chưa hiệu quả của doanh nghiệp
là do tốc độ tăng CPQL,CPBH của DN lớn hơn tốc độ tăng doanh thu mà
DN thực tế đạt được. Xem xét nguyên nhân của việc tăng CPQL, CPBH
và những nguyên nhân thực tế làm giảm doanh thu theo dự kiến của DN
sẽ lý giải tại sao chất lượng quản lý CPKD của doanh nghiệp chưa thật
sự hiệu quả.
a. Nguyên nhân của việc tăng CPQL và CPBH.
+ Tốc độ tăng chi phí từ năm 2005 lên 2006 cao hơn tốc độ tăng chi phí từ
năm 2006 lên năm 2007 đặc biệt là thành phần chi phí quản lý tăng cao. Vì:
- Nhận thức được vai trò quyết định của nguồn nhân lực đến mọi quá
trình phát triển của công ty, Vinamilk đang từng bước tập trung hơn vào vấn đề
quản lý và giữ chân những nhân sự giỏi, đó là một yếu tố khiến chi phí quản lý
có xu hướng tăng cao , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp
trong những năm gần đây.
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 10
Theo đại diện công ty : “Mặc dù Công ty không phụ thuộc vào bất kỳ cá
nhân nào trong Hội đồng Quản trị hoặc Ban tổng Giám đốc, sự thành công của
chúng tôi phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng, năng lực và sự phấn đấu của cả Hội
đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, cũng như khả năng tuyển dụng và giữ
nhân tài để tiếp bước cho các vị trí này. Khả năng tiếp tục thu hút, giữ và động
viên nhân sự chủ chốt và cao cấp là thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Tổng
Giám đốc có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Sự cạnh tranh về nhân sự
có kỹ năng và năng lực là cao, và việc mất đi sự đóng góp của một hay nhiều
nhân sự ở những vị trí này mà không có đủ nhân sự thay thế hoặc không có khả
năng thu hút nhân sự mới có năng lực với chi phí hợp lý sẽ làm ảnh hưởng lớn
đến kết quả kinh doanh và hoạt động của Công ty”.
-Tháng 12 năm 2006 VNM đã thành lập 2 công ty con 100% vốn điều
lệ để kinh doanh trong lĩnh vưc bất động sản và bò sữa, đòi hỏi 1 khoản chi phí
quản lý khá lớn. Hơn nữa tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 công ty có 3981
nhân viên tăng 823 nhân viên tức là tăng đến 26,1 % so với cùng kỳ năm ngoái,
chính điều này đã phát sinh tăng chi phí quản lý đáng kể trong năm 2006. Với
việc tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất trong năm 2007 chi phí quản lý của công
ty tăng vọt 91304 triệu đồng, tăng đến 80,9 % so với năm 2006
-Vinamilk đầu tư vào lĩnh vực y tế hiện đại đó là mở phòng khám đa
khoa An Khang Clinic, đặt tại 87A Cách Mạng Tháng Tám, TPHCM, vốn đầu
tư trên 10 tỉ đồng, do Vinamilk làm chủ đầu tư. Ngày 6-6-2006, phòng khám
này chính thức khai trương đi vào hoạt động. Do đây là một lĩnh vực mới nên
đẩu tư cho chi phí quản lý của doanh nghiệp theo đó cũng phải gia tăng nhằm
thu được lợi nhuận ở một lĩnh vực hoàn toàn mới trong danh mục kinh doanh
của công ty.
- Ngày 19-01-2006 Vinamilk đã liên doanh với tập đoàn SAB Miller -
tập đoàn sản xuất bia lớn thứ 2 của Mỹ - để xây dựng nhà máy sản xuất bia tại
Bình Dương. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư ban đầu là 45 triệu USD,
Vinamilk và SAB Miller mỗi bên góp 50% vốn.
Cũng như lĩnh vực y tế, lĩnh vực này là nội dung mới trong danh mục kinh
doanh của doanh nghiệp, nó đòi hỏi công ty phải đầu tư một khoản không nhỏ
cho chi phí đào tào cán bộ quản lý ở lĩnh vực này cũng như tăng thêm vào danh
sách các khoản chi phí cho công tác quản lý.
-10-1-2007 Vinamilk liên doanh với Hà Lan xây trang trại nuôi bò
sữa. UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định cho Công ty CAMPINA - liên doanh
giữa Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và tập đoàn sữa hàng đầu Hà
Lan - Campina - đầu tư 1,26 triệu euro xây dựng trạng trại bò sữa kiểu mẫu tại
tỉnh Lâm Đồng.
Hoạt động này đòi hỏi VNM phải đầu tư không chỉ vật lực mà cả nhân lực
nhằm giám sát, điều hành hoạt động của trang trại nuôi bò sữa, hướng đến mục
tiêu ban đầu mà doanh nghiệp mong muốn khi hợp tác xây dựng trang trại chăn
nuôi này.
_Phân tích chi phí kinh doanh của Vinamilk_
_ Lớp Anh 3 Luật Kinh doanh Quốc tế K45_ 11
-Ngày 7-9-2007, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức nhận
bàn giao, đưa vào sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
tổng thể trên quy mô toàn doanh ng