Hiểu biết đầy đủ về các triệu chứng hư hỏng của rung động và tiếng ồn là bước đầu tiên trong quy trình khắc phục tiếng ồn.
Trước hết, hãy quan sát các loại, triệu chứng và nguyên nhân hư hỏng của rung động và tiếng ồn khác nhau như là các hướng dẫn trong chủ đề này.
24 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu TOYOTA: Kỹ thuật viên chuẩn đoán cao cấp: Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-1-
Hiện tượng và nguyên nhân
Khái quát của chương
Hiểu biết đầy đủ về các triệu chứng hư hỏng của rung động và tiếng ồn là bước đầu tiên trong quy
trình khắc phục tiếng ồn.
Trước hết, hãy quan sát các loại, triệu chứng và nguyên nhân hư hỏng của rung động và tiếng ồn
khác nhau như là các hướng dẫn trong chủ đề này.
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-2-
Khái quát Trải nghiệm NVH
Khi rung động và tiếng ồn phát sinh, để nhận định
xem đó có phải là một hư hỏng hay không, cần phải
hiểu rõ các loại rung động và tiếng ồn khác nhau để
phát hiện nguồn phát sinh.
Các rung động và tiếng ồn điển hình được trình bày
dưới đây:
1. Rung nẩy thân xe
2. Lắc tay lái
3. Rung tay lái
4. Rung bàn đạp ga
5. Rung cần chuyển số
6. Chạy xe không thoải mái/tính êm dịu chuyển
động
7. Tiếng khó chịu
8. Tiếng ồn do mặt đường
9. Tiếng ồn hoa lốp
10. Tiếng ù ù của thân xe
11. Tiếng gõ của thân xe
12. Tiếng ồn động cơ
13. Tiếng ồn gió
14. Tiếng rít của bánh răng hộp số
15. Tiếng rít của bánh răng vi sai
16. Rung li hợp
17. Rung động khi khởi hành (rung động do tăng
tốc)
18. Rung khi quay khởi động động cơ
19. Rung động khi chạy không tải
20. Rung động trong khi phanh
21. Tiếng rít của phanh
(1/1)
Rung nẩy của thân xe Hiện tượng
“Rung nẩy” được định nghĩa là rung động theo chiều đứng hoặc chiều
ngang của thân xe và vô lăng, cùng với rung động của các ghế ngồi.
Thường không thể cảm nhận được rung nẩy khi xe chạy dưới tốc độ
khoảng 80 km/h. Lớn hơn tốc độ này, rung nẩy tăng lên rõ rệt nhưng
sau đó đạt tới mức đỉnh ở một tốc độ nhất định.
Gợi ý:
Tần số rung động được gọi là “rung nẩy” tương tự với tần số của một
rung động của một súng vặn ốc chạy bằng khí nén khi được dùng để
xiết chặt các đai ốc v.v..
Các nguyên nhân chính
· Độ đảo, độ không cân bằng hoặc độ không đồng đều của lốp quá
lớn.
· Các cộng hưởng giữa động cơ, lò xo, vô lăng, ghế ngồi và thân xe.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-3-
Rung nẩy thân xe Cơ chế
1. Độ đảo và độ không cân bằng của lốp sẽ làm
cho lốp phát sinh một lực rung trong khi vận
hành xe.
2. Rung động này được khuyếch đại và lại làm rung
các cầu xe.
3. Và rung động của các cầu xe được truyền đến
thân xe và động cơ qua hệ thống treo.
4. Khi các rung động được truyền cộng hưởng với
thân xe, thân xe sẽ rung mạnh. Ngoài ra, khi
rung động của các cầu xe cộng hưởng với các
rung động của động cơ, động cơ sẽ rung rất
mạnh, và lại làm cho thân xe rung mạnh hơn
nữa.
5. Các rung động của thân xe được truyền đến vô
lăng và các ghế ngồi làm cho thân xe, các ghế và
vô lăng rung.
(1/2)
Đôi khi thân xe có thể rung nẩy xen kẽ theo chiều
đứng và theo chiều ngang với khoảng cách thời
gian xấp xỉ 10 giây. Đó là do sự chênh lệch nhỏ về
các bán kính quay của lốp, tạo ra sự chênh lệch ở
các điểm lắc đảo tương đối giữa lốp bên phải và
bên trái, hoặc giữa các lốp trước và sau. Vì vậy,
trong khi lái thử xe trên đường để thử rung nầy thân
xe, điều quan trọng là phải giữ tốc độ đều trong ít
nhất 10 giây một lần, trước khi chuyển sang tốc độ
khác.
Rung nẩy thân xe thường xuất hiện do các lốp
không cân bằng hoặc bị mòn không đều; Vì vậy,
hầu như có thể loại bỏ rung lắc thân xe bằng cách
hiệu chỉnh cân bằng của lốp hoặc giảm độ lắc đảo
của lốp.
(2/2)
Lắc tay lái Hiện tượng
Lắc tay lái là tình trạng mà vô lăng dao động từ 5 đến 15 lần trong một
giây theo chiều quay. Nó xuất hiện ở mức tốc độ tương đối hạn chế
nhưng cao, thường lớn hơn 80 km/h và các dao động của vô lăng
không thay đổi.
Gợi ý:
Lắc tay lái giống như các rung động của một súng vặn ốc bằng khí
nén khi dùng để xiết chặt các đai ốc.
Các nguyên nhân chính:
· Lốp không cân bằng, đảo hoặc không đồng đều.
· Cộng hưởng giữa các lốp và vô lăng
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-4-
Lắc tay lái Cơ chế
1. Độ đảo hoặc không cân bằng trong một lốp xe sẽ
tạo ra lực rung trong khi xe đang chuyển động.
2. Lực rung này tạo ra một mômen quán tính ở
ngõng trục, làm cho các lốp lắc theo chiều
ngang. Vì vậy tay lái sẽ dao động theo chiều
ngang.
3. Lúc này trục lái, thanh răng lái và các thanh nối
tác động như một lò xo cứng, và vô lăng tác
động như một vặt nặng trong ví dụ đã được đưa
ra từ đầu cuốn sách này.
4. ở một tốc độ nào đ của xe, các răng, các rung
động ngang của các lốp do lực li tâm tạo ra sẽ
cộng hưởng với hệ thống lái, làm cho vô lăng
dao động theo chiều kim đồng hồ và ngược
chiều kim đồng hồ.
(1/1)
Rung tay lái Hiện tượng và cơ chế
Đây là trạng thái làm cho vô lăng dao động theo chiều kim đồng hồ và
ngược kim đồng hồ, giống như sự rung của tay lái, nhưng ở các tốc
độ thấp hơn; nói chung là dưới 80 km/h. Hiện tượng này bắt nguồn từ
đường gồ ghề hoặc phanh khi các lốp hoặc phanh mòn không đều.
1. Các nguyên nhân chính
· Đường xóc.
· Lốp bị biến dạng hoặc rung động đột ngột theo chiều đứng do
phanh gây ra khi các lốp hoặc phanh mòn không đều.
· Các cộng hưởng giữa các lốp, hệ thống lái và hệ thống treo.
· Có độ rơ trong các thanh nối của hệ thống lái, sự giảm lực cản do
mòn, hoặc thiếu độ cứng hoặc cứng vững của các thanh nối này.
2. Các cơ chế của sự phát triển rung động
Đường xóc, các biến dạng ở lốp, hoặc các dao động theo chiều đứng
khi phanh có thể gây ra mọi rung động quanh ngõng trục trước làm
cho vô lăng rung. Các bộ phận truyền các rung động này, và các triệu
chứng rung động giống như sự lắc tay lái.
Gợi ý:
Mặc dù rung tai lái và lắc tay lái dường như giống nhau, nhưng chúng
có nguồn gốc khác nhau. Sự lắc tác động vào tay lái do hệ thống lái
cộng hưởng với các rung động của lốp không cân bằng, đảo và không
đồng đều. Mặt khác, sự rung tay lái là một dao động tự duy trì do việc
phanh trên đường gồ ghề gây ra.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-5-
Rung bàn đạp ga Hiện tượng và cơ chế
Đây là rung động có tần số cao xuất hiện ở tốc độ động cơ cao hơn ,
nhưng không liên quan với tốc độ của xe. Bạn có thể cảm nhận được
nó bằng bàn chân của mình khi đặt chân lên bàn đạp ga, nhưng bàn
đạp này không rung mạnh theo chiều nhả bàn đạp.
1. Các nguyên nhân chính
· Rung động của động cơ
· Rung động và các cộng hưởng ở cáp bướm ga hoặc thanh nối.
· Dây cáp bướm ga hoặc thanh nối thiếu cứng vững.
2. Các cơ chế phát triển rung động
(1) Rung động của động cơ làm cho cáp bướm ga hoặc thanh nối
rung lên.
(2) Các rung động của cáp bướm ga hoặc thanh nối này truyền đến
bàn đạp ga, làm nó rung lên.
Gợi ý:
Ngoài rung động truyền trực tiếp từ động cơ, còn có rung động truyền
từ dây cáp điều khiển bướm ga đến dây hoặc thanh điều khiển ga.
(1/1)
Rung cần chuyển số Hiện tượng và cơ chế
Loại rung động này làm cho cần chuyển số dao động, thường xảy ra ở
tốc độ động cơ tương đối cao và dễ nhận ra rõ hơn gần số vòng quay
làm nó rung. Trong các loại rung khác nhau của cần chuyển số, nếu
rung động này xuất hiện khi động cơ đang chạy không tải, hãy xem
mục về “rung khi chạy không tải”.
1. Các nguyên nhân chính
· Động cơ không được điều chỉnh chính xác
· Không cân bằng ở các bộ phận quay hoặc chuyển động tịnh tiến
của động cơ.
· Cộng hưởng ở cần chuyển số, hoặc cần chuyển số thiếu độ cứng
vững.
· Có độ rơ giữa cần chuyển số và thanh nối, hoặc các bạc lót bị mòn.
2. Các cơ chế làm phát triển rung động
(1) Các xe có động cơ ở phía trước, dẫn động bánh sau (FR)
· Các dao động mômen hoặc mất cân bằng của các bộ phận quay
hoặc chuyển động tịnh tiến của động cơ tạo ra các rung động uốn
trong hệ thống truyền lực. Hơn nữa, các góc nối hoặc một trục c
cđăng không cân bằng có thể làm tăng thêm các rung động này.
· Phần vỏ hộp số phần kéo dài rung mạnh, tạo ra một lực rung truyền
đến cần chuyển số.
· Cần chuyển số dao động vì nó được lắp trên phần kéo dài của hộp
số. Bất cứ độ rơ nào ở cần chuyển số cũng khuếch đại thêm rung
động này.
(2) Các xe có động cơ ở phía trước, dẫn động bánh trước (FF)
· Một động cơ không được căn chỉnh chính xác sẽ chạy không đều
và làm cho cụm cần chuyển số bị rung.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-6-
Sự khó chịu khi đi xe Hiện tượng và cơ chế
ở đây, chúng ta không quan tâm nhiều đến các rung động của xe,
nhưng quan tâm đến sự dập dềnh và lắc ngang của toàn bộ xe, nghĩa
là việc truyền mọi chỗ gồ ghề của mặt đường vào thân xe. Những hiện
tượng này xuất hiện khi xe chạy qua các ổ gà hoặc các mặt đường
không bằng phẳng ở các tốc độ đặc biệt.
1. Các nguyên nhân chính
· Mặt đường có ổ gà hoặc không bằng phẳng.
· Rung động của lốp.
· Rung động của hệ thống treo
2. Phát triển của sự khó chịu
(1) Thân xe lắc ngang khi chạy qua các ổ gà hoặc mặt đường không
bằng phẳng. Các dao động này được truyền đến hệ thống treo.
(2) Các dao động trong hệ thống treo làm cho thân xe dập dình liên
tục, làm cho hành khách có cảm giác như xe đang lắc ngang.
(1/2)
Tham khảo Liên quan đến việc đi xe thoải mái
1. Sự khó chịu khi đi xe chịu ảnh hưởng của khối lượng
được treo và khối lượng không được treo. Nói chung,
nếu khối lượng được treo lớn thì thân xe thường rung ít
hơn, dẫn đến việc đi xe rất thoải mái. Nếu khối lượng
không được treo lớn thì đi xe trở nên khó chịu.
Cũng như vậy, nếu lực giảm chấn của bộ giảm chấn bị
giảm đi, hoặc lực của lò xo quá mạnh sẽ tạo ra cảm giác
“bồng bềnh” hoặc “xóc”.
2. Về sự khó chịu khi đi xe do đặc điểm của hệ thống treo
thay đổi theo yêu cầu thiết kế của xe (loại thể thao, sử
dụng trong gia đ nh v.v...), cần phải lưu ý đến các yêu
cầu của người sử dụng và kiểu xe.
3. Mặc dù có thể chia rung động thành các loại khác nhau
bao gồm lắc dọc, lắc ngang và dập dình, trong thực tế
tất cả các rung động này có thể xuất hiện đồng thời.
(2/2)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-7-
Tiếng ồn khó chịu Hiện tượng và cơ chế
Tiếng khó chịu có nghĩa là tiếng va đập một lần như tiếng búa đập vào
một vật thể. Cùng với một tiếng ồn lớn, va đập này được cảm nhận
qua vô lăng, các ghế ngồi và sàn xe. Loại va đập này xuất hiện khi xe
chạy qua một khe rãnh hoặc một ổ gà trên đường.
1. Các nguyên nhân chính
· Các đặc điểm bao của lốp.
· Các bộ phận của hệ thống treo bị mòn (các bạc lót, các bộ giảm
chấn, v.v...)
2. Các cơ chế của sự phát triển rung động và tiếng ồn
(1) Một va đập theo chiều dọc tác động vào lốp làm cho nó biến dạng
từng phần, khi xe chạy qua một ổ gà hoặc một khe rãnh ở trên
đường.
(2) Va đập này được tiếp tục truyền đến các đ n treo. Do đ các bạc
lót của hệ thống treo bị nén lại, truyền tiếng ồn hoặc rung động đột
ngột tới thân xe.
(1/2)
Gợi ý:
Các đặc tính của lốp, hình dạng và các hệ số đàn hồi của các bạc lót
của đòn treo có các ảnh hưởng quyết định nhất trong sự phát triển
tiếng ồn khó chịu.
1. Các đặc tính của lốp
(1) Các lốp có các đặc điểm truyền rung động thấp có thể hấp thụ các
rung động: Thông thường chúng là các loại lốp mềm.
(2) Lốp có các đặc tính bao tốt:
Vì lốp bố tròn có các dải sợi cứng trong hoa lốp, nên đặc tính bao của
chúng kém các đặc tính bao của lốp bố chéo.
Lực tác động được tạo nên tại thời điểm lốp chạy qua một ổ gà hoặc
một rãnh trên đường là sự kết hợp giữa sự truyền rung động của lốp
với đặc tính bao. Vì vậy, khi lốp bố tròn với đặc tính bao kém hơn so
với lốp bố chéo lăn qua một rãnh hoặc một ổ gà trên đường, nó sẽ
truyền va đập này vào hệ thống treo ở các tốc độ thấp của xe. Nhưng
ở tốc độ cao, các vách bên mềm hơn của lốp bố tròn có thể hấp thụ
các va đập như vậy.
2. Các bạc lót đòn treo của hệ thống treo
Các rãnh cắt dọc ở các bạc lót đòn treo được thiết kế để giảm nhẹ các
va chạm tác động dọc theo xe bằng cách làm cho các bạc này uốn
cong đi. Các vòng trung gian tạo ra độ cứng vững theo chiều ngang.
(2/2)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-8-
Tiếng ồn do mặt đường Hiện tượng và cơ chế
Tiếng ầm ầm hoặc gầm rú liên tục với độ cao âm thanh không đổi là
tiếng ồn do mặt đường. Âm lượng của tiếng ồn này tăng lên theo tốc
độ của xe. Tiếng ồn này xuất hiện chủ yếu khi xe chạy trên đường có
bề mặt lát xấu.
1. Các nguyên nhân chính
· Các ổ gà hoặc hố nhỏ trên mặt đường
· Các lốp cộng hưởng với độ nhấp nhô của mặt đường
· Rung động của hệ thống treo (do các hằng số lò xo không thích
hợp của các bạc lót bằng cao su)
2. Các cơ chế phát triển tiếng ồn
(1) Khi xe chạy trên đường có bề mặt lát xấu, tạo ra các rung động
nhỏ ở các lốp. Khi các rung động này đạt đến một tần số nhất định,
chúng gây ra các cộng hưởng ở các lốp làm khuếch đại các rung
động này.
(2) Các rung động này được truyền từ hệ thống treo đến thân xe, và
tiếng kêu gầm rú phát ra từ các tấm ốp của thân xe.
(1/1)
Tiếng ồn hoa lốp Hiện tượng và cơ chế
Loại tiếng ồn này thường xuất hiện ở xe có lốp kiểu vấu hình khối khi
xe chạy trên đường lát. Âm lượng của nó tăng theo tốc độ của xe.
1. Nguyên nhân chính
· Các hiệu ứng nén khí của kiểu hoa lốp
2. Các cơ chế phát triển tiếng ồn
(1) Khi lốp lăn trên mặt đường, không khí bị cuốn vào giữa các rãnh
của hoa lốp, và không khí bị nén lại khi tiếp xúc với mặt đường.
(2) Khi lốp tiếp tục quay, không khí thoát ra khỏi hoa lốp- điều này
được gọi là “hiệu ứng nén khí” – và không khí dãn ra khi được giải
phóng, tạo ra tiếng kêu lốp bốp. Các tiếng động này được nhân lên
tạo ra tiếng gầm rú.
Gợi ý:
Các lốp có kiểu hoa lốp dễ hút không khí có xu hướng tạo ra tiếng
gầm rú lớn hơn. Nói khác đi kiểu hoa lốp vấu hình khối dễ tạo ra tiếng
ồn hơn là kiểu hoa lốp có đường gân.
(1/1)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-9-
Tiếng ù ù của thân xe Hiện tượng
Bạn cảm thấy loại tiếng ồn này như một áp lực trong tai mình, và
nguồn gốc của nó bạn thường không biết. Cao độ âm thanh của nó
tăng (tần số) theo tốc độ của xe. Nó xuất hiện trong một phạm vi tốc
độ xe tương đối hẹp quanh 10km/h, hoặc khoảng 50 vòng/phút nếu
quan sát tốc độ của động cơ.
Các nguyên nhân chính
· Động cơ không được điều chỉnh chính xác
· Lực quán tính do chuyển động tịnh tiến của các pittông, hoặc sự
không cân bằng trong động cơ
· Trục các đăng không cân bằng
· Góc nối trục các đăng không chính xác
· Các cộng hưởng ở ống xả
· Tiếng ồn của khí xả
· Các cộng hưởng ở các bộ phận phụ của động cơ
· Rung động do các ứng suất xoắn ở trục các đăng và các bán trục.
(1/2)
Tham khảo Tiếng ù ù của thân xe
Như nhiều bạn đã từng biết, khi bạn cho xe leo dốc cao hoặc chạy
qua một đường hầm ở tốc độ cao, sự thay đổi áp suất khí quyển
nhanh chóng tạo ra áp lực trên các màng nhĩ của bạn. Điều này có thể
làm tai bạn khó chịu. Tiếng ù ù thân xe cũng gây ra áp lực tương tự
trong tai bạn. Điều này do các dao động lớn về áp suất không khí ở
trong xe gây ra.
(2/2)
Tiếng ù ù của thân xe Cơ chế
1. Góc nối của trục các đăng
· Khi có góc nối ở trục các đăng, sẽ có hai dao
động mômen trong mỗi vòng quay của trục các
đăng. Các dao động này trở nên lớn hơn khi góc
nối tăng lên.
· ở tốc độ nào đ của xe các dao động mômen này
sẽ làm cho hệ thống truyền lực rung, và truyền
qua các bạc lót đ n trro của hệ thống treo phía
sau hoặc các lò xo, làm cho các tấm ốp của thân
xe rung. Điều này dẫn đến tiếng ù ù của thân xe.
(1/5)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-10-
Tiếng ù ù của thân xe Cơ chế
2. Trục các đăng không cân bằng
· Khi trục các đăng không cân bằng, tạo ra lực li
tâm có xu hướng làm cho các đầu trục các đăng
cong ra ngoài và quay theo các vòng tròn lớn
quanh đường tâm của trục. Dĩ nhiên là điều này
thực tế không xảy ra vì trục các đăng được cố
định ở cả hai đầu. Tuy nhiên, nó sẽ làm cho trục
rung sau mỗi lần trục quay.
· Lực rung này có xu hướng làm cong trục các
đăng.
· Lực rung này tiếp tục được truyền qua các (giá
bắt động cơ) chân máy phía sau, ổ đỡ giữa của
trục các đăng, các bạc lót của hệ thống treo phía
sau, và các tấm ốp của thân xe. Các tấm ốp thân
xe bị rung sinh ra tiếng ù ù của thân xe
(2/5)
3. Các rung động của ống xả
· ống xả dài và nhỏ nên dễ bị rung. Một yếu tố
quan trọng khác làm cho ống xả rung mạnh là vì
nó được gắn vào động cơ, là nguồn rung động
lớn nhất trong xe.
· Khi ống xả cộng hưởng với rung động của động
cơ, rung động này được khuếch đại tiếp và
truyền theo đường của các vòng đệm chữ O và
các vòng kẹp của ống giảm thanh đến thân xe,
gây ra tiếng ù ù của thân xe. Để cách li khu vực
có hư hỏng, bạn có thể lần lượt tháo các vòng
đệm chữ O này.
(3/5)
4. Rung động của các bộ phận phụ của động cơ
Nếu các giá bắt máy phát điện, bơm trợ lực lái,
hoặc máy nén điều hoà không khí được làm bằng
vật liệu không đủ cứng vững, chúng sẽ cộng hưởng
với rung động của động cơ. Rồi rung động này
được truyền qua các chân máy đến thân xe, tạo ra
tiếng ù ù của thân xe
(4/5)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-11-
Tiếng ù ù của thân xe Cơ chế
Gợi ý:
Tiếng ù ù của thân xe có thể liên quan đến tốc độ của động cơ hoặc
tốc độ nào đó của xe.
Có thể xác định được tốc độ này theo các phương pháp sau đây:
1. Nó có xuất hiện khi tốc độ động cơ không?
2. Nó có xảy ra khi đang chạy tự động không?
(5/5)
Tiếng gõ của thân xe Hiện tượng
âm lượng (biên độ) của tiếng ồn này thay đổi theo chu kỳ, đến với bạn
dưới dạng sóng. Tần số của tiếng ồn này tăng khi tăng tốc độ của xe.
Tiếng ồn này xuất hiện ở những tốc độ động cơ và/hoặc tốc độ xe
nhất định, trong một phạm vi tương đối hẹp.
Thậm chí có thể dễ dàng nhận thấy tiếng gõ nhẹ ở thân xe vì kiểu
tiếng ồn lớn-và- nhỏ theo chu kỳ của chúng.
(1/7)
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Kiến thức cơ bản về NVH Hiện tượng và nguyên nhân
-12-
Tiếng gõ của thân xe Hiện tượng
Tiếng gõ được tạo ra như thế nào?
Phải có hai âm thanh riêng biệt để tiếng gõ xuất hiện
1. Khi hai âm thanh riêng biệt có các tần số khác nhau một chút, A và
B đồng thời xuất hiện, âm lượng của chúng thay đổi theo chu kỳ,
dẫn đến tiếng gõ.
2. Khi các điểm cao trên núi (hoặc các điểm thấp ở thung lũng) của
hai tần số rung động khác nhau, A và B, chồng lên nhau, chúng tạo
ra tiếng ồn lớn hơn. Và khi các điểm cao và các điểm thấp của hai
tần số rung động khác nhau chồng lên nhau, chúng tạo ra tiếng ồn
nhỏ.
Có thể trình bầy tần số của tiếng gõ như sau:
Tần số A - tần số B = Tần số của tiếng gõ
Trong số những tiếng ồn mà chúng ta dễ cảm nhận nhất là tiếng gõ có
các tần số là 2 đến 6 chu kỳ trong 1 giây, hoặc 2 đến 6 Hz.
Mặc dầu chúng ta đã thảo luận về tiếng gõ của thân xe dưới dạng các
âm thanh hỗn hợp, khái niệm này về sự phát triển theo chu cũng có
thể áp dụng cho vào các rung động, là nguồn của các âm thanh.
Các nguyên nhân chính
· Sự chênh lệch về các tần số rung động ở động cơ và hệ thống
truyền lực (độ trượt của bộ biến mô, hoặc tỉ số truyền của hộp số).
· Sự chênh lệch về các rung động ở động cơ và lốp xe (tỷ lệ giảm tốc
của bộ vi sai)
Các chênh lệch về tần số rung trong động cơ và các bộ phận phụ (tỷ
số truyền của puli trục khuỷu đến các puli của các hệ thống phụ).
(2/7)
1. Độ trượt của bộ biến mô
(1) Tiếng ồn do sự không cân bằng gây ra
· Nếu có sự cân bằng trong cánh bơm, và sự không cân
bằng khác ở sau bánh tua bin, như ở trục các đăng,
mỗi bộ phận trong các bộ phận này đều sẽ tạo ra rung
động.
· Vì bản chất bộ biến mô luôn có độ trượt, độ mất cân
bằng tương đối giữa cánh bơm và trục