"Tr ẻ hóa" vườn cà phê già cỗi

Đồng Nai hiện có hơn 6 ngàn hécta cà phê đã vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp. Thế nhưng, nhiều nhà vườn không lỡ chặt bỏ để trồng mới, vì cây cà phê trồng lại ngay rất èo uột. Gần đây, một nông dân đã cải tạo thành công vườn cà phê già cỗi để có năng suất cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu "Tr ẻ hóa" vườn cà phê già cỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
"Trẻ hóa" vườn cà phê già cỗi Đồng Nai hiện có hơn 6 ngàn hécta cà phê đã vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp. Thế nhưng, nhiều nhà vườn không lỡ chặt bỏ để trồng mới, vì cây cà phê trồng lại ngay rất èo uột. Gần đây, một nông dân đã cải tạo thành công vườn cà phê già cỗi để có năng suất cao. * Giúp cây cà phê trẻ lại Gia đình bà Stần Lộc Mùi, ở ấp Tân Bình, xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) có hơn 1 hécta cà phê đã già cỗi. Dù đầu tư chăm sóc rất kỹ, song năng suất vườn cà phê của bà chỉ đạt khoảng 0,8 - 0,9 tấn/hécta. Cuối năm 2009, theo hướng dẫn của Trạm khuyến nông bà đã dùng phương pháp đốn đau để giúp vườn cà phê trẻ lại. Lúc đầu, bà chưa tin tưởng vào phương pháp này nên chỉ làm thí điểm gần 3 sào (gần 3.000m2). Thế nhưng, chỉ sau vài tháng thấy cây cà phê đốn đau phát triển tốt bà đã quyết định cải tạo cả vườn cà phê đã gần 20 năm tuổi của mình. Bà Mùi cho biết: "Vào tháng 8- 2009, tôi cưa gần 3 sào cà phê già cỗi. Sau đó, chăm sóc cho cây nảy chồi cao khoảng 30cm thì ghép chồi giống cà phê TR4. Chỉ sau hơn 8 tháng, cây cà phê đã phát triển như cà phê trồng mới năm thứ 3 và bắt đầu cho trái. Dự tính, vụ cà phê tới đây sẽ thu 50kg/sào, vừa đủ chi phí đầu vào. Với tốc độ phát triển của cây như hiện nay, năm thứ 2 năng suất có thể đạt gần 200kg/sào và tôi có thể thu lời". Thăm vườn cà phê của bà Mùi, chúng tôi thấy cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh và mới đốn đau chưa đầy một năm cây đã ra hoa và cho trái. Theo bà Mùi, chi phí đầu tư năm đầu cho vườn cà phê sau khi đốn đau chỉ hơn 10 triệu đồng/hécta, bằng 1/3 chi phí của cây cà phê thời kỳ kinh doanh. Thuận lợi nhất của mô hình này là ngay năm đầu cây đã cho thu hoạch đủ chi phí và rút ngắn thời gian cho trái 2 năm so với trồng mới. Và như vậy, nông dân sẽ tiết kiệm được khoảng 40 triệu đồng/hécta tiền đầu tư. * Cần nhân rộng mô hình Hiện Đồng Nai có khoảng 17 ngàn hécta cà phê, trong đó hơn 1/3 diện tích cà phê đã ở vào thời kỳ già cỗi, năng suất rất thấp. Tuy nhiên, nếu nông dân chặt bỏ, phải luân canh cây trồng khác 2 - 3 năm sau mới trồng lại được. Do đó, nhiều nhà vườn chấp nhận để nguyên vườn cà phê già cỗi trồng xen các loại cây ăn trái. Phương pháp này khiến cây trồng rất dễ bị sâu bệnh và lợi nhuận thu được không cao. Cây cà phê trước khi thực hiện phương pháp đốn đau phải trị sạch bệnh. Sau đó cưa cây cách mặt đất khoảng 50cm, khi cây nảy mầm chọn 4 chồi tốt để dưỡng, đồng thời chọn chồi cà phê giống tốt, năng suất cao để ghép. Khi chồi ghép phát triển tốt, chỉ giữ lại 2 chồi để cây tập trung dưỡng chất nuôi cành sẽ hiệu quả hơn. Sau khi đốn đau khoảng 2 tháng nên thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ các chồi phát sinh để cây phát triển tốt. Ông Trần Quốc Khanh, Phó chủ tịch UBND xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) cho hay: "Cả xã có 1.500 hécta cà phê thì hơn 500 hécta đã ở vào thời kỳ già cỗi. Vì vậy, tới đây xã sẽ tổ chức hội thảo để nhân rộng mô hình này, giúp bà con trong xã cải tạo các vườn cà phê già cỗi". Ông Trần Việt Cường, Trưởng trạm khuyến nông Cẩm Mỹ, nói: "Sau khi thu hoạch, nông dân tiến hành đốn đau vườn cà phê già cỗi và lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, bón phân qua đường ống thì ngay năm đầu năng suất cà phê có thể đạt gần 1 tấn/hécta và năm thứ 2 năng suất sẽ đạt khoảng 2 tấn/hécta. Đây là giải pháp tốt nhất giúp nông dân làm trẻ lại vườn cà phê già cỗi mà không tốn nhiều chi phí. Trong khi cây cà phê rút ngắn được thời gian cho trái gần 2 năm so với trồng mới và năng suất không thua kém gì cây trồng mới". Đồng Nai hiện có hơn 6 ngàn hécta cà phê già cỗi, nếu nông dân tăng thu nhập bằng cách trồng xen nhiều loại cây trồng khác sẽ không là giải pháp tốt. Vì trong một vườn trồng nhiều loại cây, chăm sóc không đúng cách rất dễ phát sinh sâu bệnh gây hại. Đồng thời, sẽ rất khó thực hiện các quy trình kỹ thuật mới để giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất cây trồng.
Tài liệu liên quan