151. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Công thức phân tử hai chất trong hỗn hợp A là:
a) CH4, C2H6 b) C2H4, C3H6 c) C3H4, C4H6 d) C3H8, C4H10
152. Đốt cháy hoàn toàn a mol hiđrocacbon A, thu được tổng số mol CO2 và H2O là 4a mol. A là:
a) Đồng đẳng axetilen b) Etilen c) Parafin d) Propilen
153. Đehiđrat hóa rượu A bằng cách đun nóng A với H2SO4 đậm đặc ở khoảng nhiệt độ 170-180˚C, thu được chất hữu cơ là một anken duy nhất. A có công thức dạng nào?
a) CnH2n + 2O b) CnH2n + 1OH c) CnH2n + 1CH2OH d) CxHyCH2OH
154. X là một rượu mà khi đốt cháy rượu này tạo số mol H2O > số mol CO2. X là:
a) Rượu đơn chức no mạch hở b) Rượu đa chức no mạch hở
c) Rượu no mạch hở d) Tất cả đều sai
155. A là một chất hữu cơ mạch hở, chứa một loại nhóm chức. A tác dụng được kim loại kiềm tạo khí hiđro, nhưng không tác dụng được dung dịch kiềm. Khi làm bay hơi hết 3,68 gam A thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,04 gam khí axetilen đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. A là:
a) Etyleglicol b) Glixerin c) Rượu tert-butylic d) Rượu neopentylic
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm hóa hữu cơ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm hóa hữu cơ 2
151. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Công thức phân tử hai chất trong hỗn hợp A là:
a) CH4, C2H6 b) C2H4, C3H6 c) C3H4, C4H6 d) C3H8, C4H10
152. Đốt cháy hoàn toàn a mol hiđrocacbon A, thu được tổng số mol CO2 và H2O là 4a mol. A là:
a) Đồng đẳng axetilen b) Etilen c) Parafin d) Propilen
153. Đehiđrat hóa rượu A bằng cách đun nóng A với H2SO4 đậm đặc ở khoảng nhiệt độ 170-180˚C, thu được chất hữu cơ là một anken duy nhất. A có công thức dạng nào?
a) CnH2n + 2O b) CnH2n + 1OH c) CnH2n + 1CH2OH d) CxHyCH2OH
154. X là một rượu mà khi đốt cháy rượu này tạo số mol H2O > số mol CO2. X là:
a) Rượu đơn chức no mạch hở b) Rượu đa chức no mạch hở
c) Rượu no mạch hở d) Tất cả đều sai
155. A là một chất hữu cơ mạch hở, chứa một loại nhóm chức. A tác dụng được kim loại kiềm tạo khí hiđro, nhưng không tác dụng được dung dịch kiềm. Khi làm bay hơi hết 3,68 gam A thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,04 gam khí axetilen đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. A là:
a) Etyleglicol b) Glixerin c) Rượu tert-butylic d) Rượu neopentylic
156. Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylpentanol-3 là chất nào?
a) 2-Metylpenten-2 (2-Metylpent-2-en) b) 4-Metylpenten-2
c) 3-Metylpenten-2 d) 2-Metylpenten-1
157. X là một rượu, khi đốt cháy X thu được a mol CO2 và b mol H2O. Đặt T =a/b. X thuộc loại rượu nào? Biết rằng trị số T tăng dần đối với các chất đồng đẳng của X có khối lượng phân tử tăng dần.
a) X là rượu đơn chức no mạch hở, CnH2n+1OH b) X là rượu thơm, chứa một nhân thơm
c) X là rượu có công thức dạng CnH2n+ 2Ox hay CnH2n+2-x(OH)x
d) X là rượu đa chức hay đơn chức có một vòng, no
158. X là một chất hữu cơ được tạo bởi ba nguyên tố là C, H và O. Đốt cháy 1 mol X thu được 8 mol CO2 và 4 mol H2O. Tỉ khối hơi của X so với metan bằng 9,5. X thuộc chức hóa học nào trong các chức dưới đây? Biết rằng X có chứa nhân thơm trong phân tử
a) Axit hữu cơ b) Ete c) Rượu thơm d) Phenol
159. Axit axetic tác dụng được với chất nào dưới đây?
a) Canxi cacbonat b) Natri phenolat c) Natri etylat d) Cả (a), (b) và (c)
160. Hai chất A, B đều được tạo bởi ba nguyên tố C, H, O. Đốt cháy A, cũng như B đều tạo CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng như nhau, mCO2 : mH2O = 11 : 6. Từ A có thể điều chế B qua hai giai đoạn:
a) A: C2H5OH; B: HO-CH2-CH2-OH b) A: CH3CH2CH2OH; B: CH3CHOHCH2OH
c) A: C3H7OH; B: C2H5COOH d) C4H8(OH)2; B: C4H6(OH)4
161. Nếu chỉ dùng nước brom và các phuơng tiện thích hợp, có thể nhận biết được mấy khí trong ba khí đựng riêng trong các bình mất nhãn: Etan, Etilen, Axetilen?
a) Một khí, đó là Etan b) Hai khí c) Ba khí d) Không thể phân biệt được
162. Hỗn hợp A gồm 0,1 mol acrolein (propenal, anđehit acrilic) và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp A qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp B gồm bốn chất, đó là propanal, propanol-1, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp B so với metan bằng 1,55. Số mol H2 trong hỗn hợp B bằng bao nhiêu?
a) 0,05 b) 0,10 c) 0,15 d) 0,20
163. Khối lượng riêng của một khí ở điều kiện tiêu chuẩn bằng 1,875 gam/lít. Khối lượng của 1 mol khí này là:
a) 42 đvC b) 54,375 gam c) 1,875 gam d) Tất cả đều sai
164. Khí nào không có mùi?
a) Metan b) Amoniac c) Hiđro clorua d) Ozon
165. Cần lấy bao nhiêu lít mỗi khí etan và propan đem trộn để thu được 4 lít hỗn hợp khí K mà tỉ khối của K so với hiđro bằng 19,375?
a) Mỗi khí lấy 2 lít b) 1,5 lít etan; 2,5 lít propan
c) 2,5 lít etan; 1,5 lít propan d) 1 lít etan; 3 lít propan
166. Cho 19,5 gam benzen tác dụng với 48 gam brom (lỏng), có bột sắt làm xúc tác, thu được 27,475 gam brom benzen. Hiệu suất của phản ứng brom hóa benzen trên bằng bao nhiêu?
a) 40% b) 50% c) 60% d) 70%
167. Xem ba chất: (I): CH3(CH2)3CH3; (II): CH3CH2CH(CH3)2; (III): C(CH3)4. Thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần của ba chất trên là:
a) (I) < (II) < (III) b) (II) < (III) < (I) c) (III) < (II) < (I) d) (III) < (I) < (II)
168. Một axit yếu có nồng độ 0,1M, có độ điện ly (phần trăm phân ly ion) là 5,75%. Hằng số phân ly ion của axit này bằng bao nhiêu?
a) 3,3.10-3 b) 3,5.10-4 c) 4,2.10-5 d) 3,3.10-5
169. Polime
là sản phẩm trùng hợp hay đồng trùng hợp của:
a) C9H18 b) Penten với Butađien-1,3 c) C4H8 và C5H8 d) Isobutylen và isopren
170. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp bằng oxi, thu được 16,72 gam CO2 và 2,8 lít khí nitơ (đktc). Công thức hai amin đó là:
a) C2H5NH2; C3H7NH2 b) Metylamin; Etylamin c) C3H9N; C4H11N d) C4H11N; C5H13N
171. Xét các chất: (I): Amoniac; (II): Anilin; (III): Metylamin;
(IV): Đimetylamin; (V): Điphenylamin; (VI): Nước
Độ mạnh tính bazơ các chất tăng dần như sau:
a) (VI) < (I) < (III) < (IV) < (II) < (V) b) (V) < (II) < (VI) < (I) < (III) < (IV)
c) (VI) < (V) < (II) < (I) < (III) <(IV) d) (VI) < (II) < (V) < (IV) < (III) < (I)
172. Lấy 100 cm3 cồn 95˚ cho tác dụng với Natri dư. Biết C2H5OH có khối lượng riêng là 0,79 gam/cm3. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là:
a) 21,38 lít b) 18,27 lít c) 10,69 lít d) 36,55 lít
73. Axít nào mạnh nhất trong bốn axit dưới đây?
a) Axit propanoic b) Axit axetic c) Axit Cloaxetic d) Axit β-Clopropionic
174. A là một hiđrocacbon. 200 ml hơi A có khối lượng riêng 2,535 gam/l ở 55˚C và 720 mmHg. Công thức phân tử của A là:
a) C2H6 b) C4H10 c) C5H12 d) C6H6
175. Hỗn hợp A có khối lượng 25,1 gam gồm ba chất là axit axetic, axit acrilic và phenol. Lượng hỗn hợp A trên được trung hòa vừa đủ bằng 100 ml dung dịch NaOH 3,5M. Tổng khối lượng ba muối thu được sau phản ứng trung hòa là:
a) 33,15 gam b) 32,80 gam c) 31,52 gam d) 34,47 gam
176. M là một kim loại. Lấy 2,496 gam muối clorua M hòa tan trong nước tạo dung dịch và cho tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3, lọc tách kết tủa AgCl, thu được dung dịch, cô cạn dung dịch này, thu được 3,132 gam một muối nitrat khan. M là:
a) Đồng b) Magie (Magnesium, Mg) c) Nhôm d) Bari
177. Cần bao nhiêu thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,12M để phản ứng vừa đủ với 0,244 gam axit bezoic?
a) 8,33 ml b) 16,67 ml c) 17,6 ml d) 35,2 ml
178. Chất có công thức tổn quát dạng:
a) CnH2n – 22 b) CnH2n – 20 c) CnH2n – 18 d) CnH2n – 16
179. Cho hỗn hợp khí A gồm: 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,36 mol hiđro đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp khí B qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình brom tăng 1,64 gam và có hỗn hợp khí C thoát ra khỏi bình brom. Khối lượng của hỗn hợp khí C bằng bao nhiêu?
a) 13,26 gam b) 10,28 gam c) 9,58 gam d) 8,20 gam
180. Nếu tỉ khối của hỗn hợp B (ở câu 179) so với hiđro bằng 149/11 thì hiệu suất hiđro cộng các hiđrocacbon không no ở câu 180 trên bằng bao nhiêu?
a) 100% b) 70,52% c) 88,89% d) 60,74%
181. Chất nào dưới đây không có đồng phân cis, trans?
a) 2,4-Đimetylpenten-2 (2,4-Đimetylpent-2-en) b) Buten-2
c) 2-Metylbuten-2-ol-1 d) 1,2-Đibrom eten
182. Xét các chất: (I): Axit axetic; (II): Phenol; (III): Glixerin ; (IV): Axit fomic; (V): Rượu metylic; (VI): Nước; (VII): Axit propionic. Độ mạnh tính axit các chất tăng dần như sau:
a) (VI) < (V) < (III) < (II) < (VII) < (I) < (IV) b) (V) < (VI) < (II) < (III) < (VII) < (I) < (IV)
c) (V) < (III) < (VI) < (II) < (VII) < (I) < (IV) d) (V) < (VI) < (III) < (II) < (VII) < (I) < (IV)
183. Khí nào có khối lượng riêng (ở đktc) bằng khối lượng riêng của khí oxi ở 0˚C; 0,5atm?
a) Khí sunfurơ (Sulfurous, SO2) b) Etan c) Axetilen d) Một khí khác
184. Trùng hợp hoàn toàn 12,5 gam vinyl clorua, thu được m gam polime PVC. Số đơn vị mắt xích –CH2-CHCl- trong m gam PVC là:
a) 0,2 b) 1,2.1023 c) 1,2.1022 d) 3,01.1024
185. Dãy dung dịch các chất nào dưới đây đều tác dụng được với Cu(OH)2?
a) Glucozơ; Mantozơ; Glixerin; Axit propionic
b) Etylenglicol; Glixerol; Saccarozơ; Propenol
c) Axit axetic; Mantozơ; Glucozơ; Natri phenolat
d) Glucozơ; Axit fomic; Propylenglicol; Rượu benzylic
186. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C4H11N là:
a) 4 b) 6 c) 8 d) 10
187. Cho 2,87 gam hỗn hợp A gồm hai anđehit, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng acrolein, tác dụng hoàn toàn với lượng dư bạc nitrat trong amoniac. Lượng kim loại bạc thu được nếu đem hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 672 ml khí NO (đktc). Công thức hai chất trong hỗn hợp A là:
a)C4H7CHO; C5H9CHO b)C2H3CHO; C3H5CHO c)C3H5CHO; C4H7CHO d)C5H9CHO; C6H11CHO
188. Phần trăm khối lượng mỗi anđehit có trong hỗn hợp A ở câu (187) là:
a) 40,24%; 59,76% b) 45,12%; 54,88% c) 30,97%; 69,03% d) 39,02%; 60,98%
189. A là một chất hữu cơ có chứa N. Lấy 1,77 gam A đem oxi hóa hết bằng lượng dư CuO, nung nóng, thu được CO2, H2O và nitơ đơn chất. Cho hấp thụ hết H2O trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, khối lượng bình axit tăng 2,43 gam. Hấp thụ CO2 hết trong bình đựng dung dịch KOH, khối lượng bình tăng 3,96 gam. Khí nitơ thoát ra có thể tích là 336 ml ở đktc. Tỉ khối hơi của A so với hiđro là 29,5. A là:
a) C2H7N b) C2H8N2 c) C3H9N d) C2H5NO3
190. Xem các chất: (I): Rượu n-propylic; (II): Rượu n-butylic; (III): Rượu n-amylic. Sự hòa tan trong nước tăng dần như sau:
a) (I) < (II) < (III) b) (III) < (II) < (I) c) (II) < (I) < (III) d) (III) < (I) < (II)
191. Cho 4,65 gam anilin phản ứng với nước brom, thu được 13,2 gam chất không tan 2,4,6-tribrom anilin. Khối lượng brom đã phản ứng là bao nhiêu?
a) 19,2 gam b) 24 gam c) 9,6 gam d) 8,55 gam
192. Nhóm chất hay dung dịch nào có chứa chất không làm đỏ giấy quì tím?
a) HCl, NH4Cl b) CH3COOH, Al2(SO4)3 c) cả (a) và (b) d) H2SO4, phenol
193. Nhóm chất hay dung dịch nào có chứa chất không làm xanh giấy quì tím?
a) NaOH, K2CO3 b) NH3, Na2S c) KOH, anilin d) Metylamin, Đimetylamin
194. Lấy 5,64 gam phenol đem nitro hóa bằng lượng dư dung dịch axit nitric, thu được 10,305 gam axit picric (2,4,6-trinitro phenol). Hiệu suất phản ứng nitro hóa phenol bằng bao nhiêu?
a) 100% b) 75% c) 90% d) 80%
195. Cặp chất nào dưới đây là hai chất đồng phân nhau?
a) Mantozơ; Fructozơ b) Glucozơ; Saccarozơ c) Tinh bột; Sorbitol d) Saccarozơ; Mantozơ
196. Dung dịch chất nào không làm đổi màu quì tím?
a) Axit amino axetic (Glixin) b) Axit glutamic (Axit 2-amino pentanđioic)
b) Lizin (Axit 2,6-điamino hexanoic) d) Xôđa (Soda, Natri cacbonat)
197. A là một chất hữu cơ. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol A thì thu được 40 mol CO2 và 28 mol H2O. Khi hiđro hóa hoàn toàn A thì thu đuợc chất C40H82. Phân tử A có chứa bao nhiêu liên kết π?
a) 26 b) 15 c) 10 d) 13
198. X, Y, Z là ba chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam mỗi chất đều thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Chọn kết luận đúng nhất:
a) X, Y, Z là ba chất đồng phân nhau. b) X, Y, Z là ba chất đồng đẳng nhau.
c) X, Y, Z có cùng công thức đơn giản. d) X, Y, Z được tạo bởi ba nguyên tố hóa học.
199. Trong các chất hóa học: HCOOH, CaCO3, C3H5(OH)3, KCN, Al4C3, CH3CHO, CO2, CaC2, C6H6, C6H12O6, số công thức ứng với hợp chất hữu cơ gồm bao nhiêu chất?
a) 9 b) 8 c) 7 d) 5
200. Dẫn hỗn hợp hai khí fomanđehit và hiđro qua ống sứ có chứa bột Ni làm xúc tác, đun nóng. Cho hấp thụ hết khí và hơi các chất có thể hòa tan trong nước vào bình đựng lượng nước dư, được dung dịch D. Khối lượng bình tăng 14,1 gam. Dung dịch D tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, lọc lấy kim loại đem hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít NO duy nhất (đktc). Khối lượng rượu metylic thu được do fomandehit cộng hiđro là bao nhiêu gam?
a) 9,6 gam b) 5,1 gam
c) 6,4 gam d) 11,2 gam
201. Trường hợp nào dưới đây dẫn điện được?
a) HCl (khí) b) HCl (lỏng) c) HCl (dung dịch) d) Cacbon (kim cương)
202. Trung bình một người tiêu thụ khoảng 2400 kJ năng lượng để bơi trong một giờ. Nguồn năng lượng này được cung cấp từ thực phẩm. Hai nguồn năng lượng chủ yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta là các chất bột đường và các chất béo. Năng lượng cần trong quá trình hoạt động của cơ thể thì phù hợp với nhiệt đốt cháy của các thực phẩm cung cấp. Nhiệt đốt cháy của glucozơ (C6H12O6, một loại đường) và stearin (một loại chất béo, C57H110O6, một triglyxerit giữa glyxerin với axit béo stearic) như sau:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + 2 803 kJ
2C57H110O6 + 163O2 114CO12 + 110H2O + 75 520 kJ
Để có năng lượng cung cấp cho một giờ bơi lội, thì người đó phải được cung cấp lượng glucozơ hoặc chất béo stearin theo tỉ lệ khối lượng bằng bao nhiêu để có năng lượng tương đương?
a) 2,7 : 1 b) 3 : 2 c) 2 : 9 d) 1 : 25
203. Chất hữu cơ A có công thức dạng CxH2xOzNtBrt. Tỉ khối hơi của A so với NO bằng 7. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A, thu được 37,2 gam CO2 và H2O (Các sản phẩm cháy còn lại là nitơ và brom đơn chất). Công thức phân tử của A là:
a) C5H10O3NBr b) C4H8O4NBr c) C3H6O5NBr d) C6H12O2NBr
204. Thực hiện phản ứng cracking hoàn toàn m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon. Cho hỗn hợp A qua dung dịch nước brom có hòa tan 11,2 gam Br2. Brom bị mất màu hoàn toàn. Có 2,912 lít khí (đktc) thoát ra khỏi bình brom, khí này có tỉ khối so với CO2 bằng 0,5. Xác định trị số của m.
a) m = 5,22 gam b) m = 6,96 gam c) m = 5,80 gam d) m = 4,64 gam
205. Đốt cháy hoàn toàn 2,29 gam chất hữu cơ A cần dùng 3,64 lít không khí (đktc, không khí gồm 20% O2, 80% N2 theo thể tích). Các chất thu được sau phản ứng cháy (gồm CO2, H2O và N2) được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch giảm 3,09 gam và có 2,552 lít một khí trơ (27,3˚C; 1,4atm) thoát ra. Một thể tích hơi A có cùng khối lượng với 14,3125 thể tích khí metan trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của A là:
a) C7H7N3O6 b) C6H3N3O7 c) C6H9N2O7 d) C12H20O6
206. A là một chất hữu cơ được tạo bởi ba nguyên tố là C, H và O. Thành phần khối lượng oxi của A là 69,565%. Cho biết A có chứa một nhóm chức trong phân tử. A là:
a) Fomanđehit b) Axit acrilic c) Vinyl axetat d) Một chất khác
207. Xem các chất: (I): CH3COONa; (II): ClCH2COONa; (III): CH3CH2COONa; (IV): NaCl. So sánh sự thủy phân của các dung dịch cùng nồng độ mol/l của các muối trên.
a) (I) < (II) < (III) < (IV) b) (IV) < (III) < (II) < (I) c) (IV) < (II) < (I) < (III) d) (IV) < (II) < (III) < (I)
208. Hãy sắp theo thứ tự sự thủy phân tăng dần của các muối trong dung dịch có cùng nồng độ mol/l sau đây: (I): NH4Cl; (II): CH3NH3Cl; (III): (CH3)2NH2Cl; (IV): C6H5NH3Cl
a) (I) < (II) < (III) < (IV) b) (III) < (II) < (I) < (IV) c) (IV) < (III) < (II) < (I) d) (II) < (III) < (I) < (IV)
209. A là một este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hơi A (đktc), thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức phân tử của A là:
a) C8H8O2 b) C8H4O2 c) C8H16O2 d) Một công thức khác
210. Nếu đem xà phòng hóa hết 2,72 gam este A (tìm được ở câu 209) thì cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,4M. A có tên là:
a) Metyl benzoat b) Benzyl fomiat c) p-Metyl phenyl fomiat d) Cả ba chất trên đều phù hợp
211. Xenlulozơ, Protein, Tinh bột được coi là:
a) Thuộc nhóm chức rượu b) Thuộc loại aminoaxit c) Các hợp chất tổng hợp d) Các polime tự nhiên
212. Cho 24,6 gam hỗn hợp gồm ba rượu đơn chức tác dụng hết với Natri, thu được 37,8 gam hỗn hợp ba muối natri ancolat. Chọn phát biểu đúng nhất:
a) Trong hỗn hợp A không thể có metanol b) Trong hỗn hợp A có thể có metanol
c) Trong hỗn hợp A có thể có rượu alylic d) Trong hỗn hợp A phải có metanol
213. A là một chất hữu cơ đơn chức. A không tác dụng được kim loại kiềm. Đốt cháy a mol A, thu được 7a mol CO2 và 3a mol H2O. Khi cho 2,44 gam A tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần dùng vừa đủ 40 ml. A là:
a) Axit benzoic b) p-Cresol c) Phenyl fomiat d) Metyl benzoat
214. A là một este. 11,8 gam A tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Đem chưng cất thu đươc rượu metylic và một muối. Đốt cháy hết lượng muối này, thu được CO2 và m gam xôđa. Trị số của m là:
a) 10,6 gam b) 21,2 gam c) 5,3 gam d) Một trị số khác
215. Cho biết tỉ khối hơi của A (ở câu 215) so với heli bằng 29,5. Este A là:
a) Metyl n-butirat b) Đimetyl oxalat c) Đimetyl malonat d) Metyl benzoat
216. Người ta hòa tan 2,64 gam vitamin C (axit ascorbic) trong nước để thu được 50 ml dung dịch. Cho biết 10 ml dung dịch này trung hòa vừa đủ 15 ml dung dịch NaOH 0,2M. Biết rằng trong dung dịch 1 mol vitamin phân ly tạo 1 mol H+. Khối lượng phân tử của vit