1.Phần giá trị gia tăng tạo ra trong sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế được phản ánh qua chỉ tiêu :
a.GDP
b.GO
c.NI
d.GDI
2.Chỉ tiêu tốc độ tăng GDP/người phụ thuộc vào:
a.Tốc độ tăng trưởng GDP.
b. Mức tăng trưởng GDP.
c. Tốc độ tăng dân số tự nhiên.
d.Cả (a) và (c).
3.Một nước có thể không muốn tối đa hoá tăng trưởng kinh tế nếu như tăng trưởng dẫn tới những tác động sau:
a.Tăng thu nhập của người giàu, giảm thu nhập của người nghèo
b.Giảm các tài nguyên không tái tạo được
c.Chi phí của xã hội cao hơn nhiều so với chi phí cá nhân
d.Tất cả các tác động nói trên
4.Nếu sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức sống dân cư, với các số liệu năm 2005: ở Hàn Quốc là 15 830$ tính theo tỷ giá hối đoái chính thức và 21 850$ tính theo ngang giá sức mua; các số liệu tương ứng của Việt Nam là 620$ và 3010$, có thể nhận xét: mức sống trung bình của người Hàn Quốc cao hơn người Việt Nam:
a.35,2 lần
b.25,5 lần
c.7,2 lần
d.5,2 lần
5.Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP và mức giá cả chung của nền kinh tế sẽ giảm đi khi:
a.Giảm mức vốn đầu tư
b.Tăng mức vốn đầu tư
c.Giảm tỷ lệ công suất máy hoạt động
d.Giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo.
6.Chỉ tiêu GDP của Việt Nam không phụ thuộc vào :
a.Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp Việt Nam hoạt động ở trong nước
b.Giá trị gia tăng của các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt nam
c.Giá trị gia tăng của các công ty Việt nam hoạt động tại nước ngoài
d.Giá trị gia tăng của các hoạt động dịch vụ tại Việt Nam.
7.Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển thường cao hơn các nước phát triển là do:
a.Qui mô nền kinh tế của các nước đang phát triển nhỏ
b.Lợi thế của nước đi sau
c.Nguồn lực của các nước đang phát triển chưa được sử dụng hết
Tất cả các yếu tố trê
4 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 6713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Kinh tế Phát triển Đề 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 1
Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng
Phần giá trị gia tăng tạo ra trong sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế được phản ánh qua chỉ tiêu :
GDP
GO
NI
GDI
Chỉ tiêu tốc độ tăng GDP/người phụ thuộc vào:
Tốc độ tăng trưởng GDP.
Mức tăng trưởng GDP.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên.
Cả (a) và (c).
Một nước có thể không muốn tối đa hoá tăng trưởng kinh tế nếu như tăng trưởng dẫn tới những tác động sau:
Tăng thu nhập của người giàu, giảm thu nhập của người nghèo
Giảm các tài nguyên không tái tạo được
Chi phí của xã hội cao hơn nhiều so với chi phí cá nhân
Tất cả các tác động nói trên
Nếu sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người để đánh giá mức sống dân cư, với các số liệu năm 2005: ở Hàn Quốc là 15 830$ tính theo tỷ giá hối đoái chính thức và 21 850$ tính theo ngang giá sức mua; các số liệu tương ứng của Việt Nam là 620$ và 3010$, có thể nhận xét: mức sống trung bình của người Hàn Quốc cao hơn người Việt Nam:
35,2 lần
25,5 lần
7,2 lần
5,2 lần
Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP và mức giá cả chung của nền kinh tế sẽ giảm đi khi:
Giảm mức vốn đầu tư
Tăng mức vốn đầu tư
Giảm tỷ lệ công suất máy hoạt động
Giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Chỉ tiêu GDP của Việt Nam không phụ thuộc vào :
Giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp Việt Nam hoạt động ở trong nước
Giá trị gia tăng của các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt nam
Giá trị gia tăng của các công ty Việt nam hoạt động tại nước ngoài
Giá trị gia tăng của các hoạt động dịch vụ tại Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển thường cao hơn các nước phát triển là do:
Qui mô nền kinh tế của các nước đang phát triển nhỏ
Lợi thế của nước đi sau
Nguồn lực của các nước đang phát triển chưa được sử dụng hết
Tất cả các yếu tố trên
Theo A. Smith,nguồn gốc cơ bản để tạo ra mọi của cải cho đất nước là:
Đất đai
Tiền
Lao động
Vốn
Mô hình tăng trưởng của trường phái tân - cổ điển và trường phái hiện đại, có sự thống nhất trong quan điểm cho rằng:
Yếu tố vốn đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Chính phủ đóng vai trò rất mờ nhạt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Vốn và lao động kết hợp với nhau theo một tỷ lệ không cố định.
Một công ty đang sản xuất ở điểm E với 100 (đơn vị) sản lượng, 10 (đơn vị) lao động và 20 (đơn vị) vốn. Nếu muốn tăng quy mô sản lượng lên 300 đơn vị, theo quan điểm của trường phái cổ điển, tổ hợp vốn và lao động (K,L) sử dụng là:
(60, 10)
(60, 30)
(20, 30)
(20,10)
Theo số liệu thống kê 2007:GDP ngành nông nghiệp là 11 tỷ USD, vốn đầu tư đạt 1,75 tỷ USD. Nếu năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 3,4%, thì hệ số ICOR ngành nông nghiệp 2008 (tính theo mô hình Harrod-Domar) là:
5,09
4,87
4,68
4,25.
Mô hình Harrod – Domar được dựa trên giả thiết:
Tỷ lệ vốn – sản lượng và vốn – lao động không đổi
Hai yếu tố lao động và vốn có thể thay thế nhau trong quá trình sản xuất
Nền kinh tế không có thất nghiệp
Tất cả những giả thiết trên.
Theo Marx, chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội đo lường thu nhập của nền kinh tế không tính đến:
Giá trị sản phẩm trung gian của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất.
Giá trị sản phẩm cuối cùng của các ngành sản xuất sản phẩm vật chất
Giá trị hoạt động của các ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Giá trị hoạt động của các ngành tài chính, ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nước A là 7,0%, của vốn sản xuất là 6,5% và của lao động là 4 %. Sử dụng hàm Cobb-Douglas gồm ba yếu tố K, L, T (Y=Kα.Lβ.T) với hệ số biên của K là 0,6, tỷ lệ đóng góp của yếu tố T vào tăng trưởng GDP là :
26%
21%
27%
33%
Nhà kinh tế học Collin Class (đầu thế kỷ 19) căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của sản xuất đã chia nền kinh tế thành 3 nhóm ngành, trong đó ngành khai thác khoáng sản:
Là nhóm ngành riêng.
Nằm trong cùng nhóm với ngành nông nghiệp
Nằm trong cùng nhóm với công nghiệp
Nằm trong cùng nhóm với ngành dịch vụ.
Bằng quan sát thực nghiệm, E. Engel nhận thấy rằng: khi thu nhập của các gia đình tăng lên đến một mức độ nào đó thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm giảm đi. Điều đó có nghĩa là hệ số co giãn của cầu hàng hoá này theo thu nhập:
Âm (nhỏ hơn không)
Lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1
Bằng 1
Lớn hơn 1
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình thay đổi:
Số lượng ngành kinh tế
Tỷ trọng mỗi ngành trong GDP
Vai trò, vị trí của từng ngành kinh tế
Tất cả các nội dung trên
Theo quan điểm của A. Fisher, dưới ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, khu vực dễ thay thế lao động nhất là:
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tất cả các khu vực trên
Điều kiện để chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp (khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động) trong mô hình của Lewis là tiền lương trong khu vực công nghiệp:
Bằng mức sản phẩm biên của lao động nông nghiệp
Bằng mức sản phẩm trung bình của lao động nông nghiệp
Cao hơn mức sản phẩm biên của lao động nông nghiệp
Cao hơn mức sản phẩm trung bình của lao động nông nghiệp
Theo Oshima, trong giai đoạn “hướng tới việc làm đầy đủ” cần:
Đầu tư theo chiều rộng cho cả hai khu vực
Đầu tư theo chiều sâu cho cả hai khu vực
Đầu tư theo chiều rộng cho khu vực nông nghiệp, đầu tư theo chiều sâu cho khu vực công nghiệp
Đầu tư theo chiều rộng cho khu vực công nghiệp, đầu tư theo chiều sâu cho khu vực nông nghiệp
Mục đích cuối cùng của quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia là :
Tăng mức thu nhập bình quân đầu người
Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển
Tăng phúc lợi cho tất cả mọi người
Tất cả các mục đích trên
Hệ số GINI dùng để đánh giá :
Mức độ nghèo đói của một quốc gia
Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia trên thế giới
Mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của một quốc gia
Không phải nhận định nào kể trên
Để đánh giá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập người ta dùng các thước đo sau, loại trừ
Hệ số giãn cách thu nhập
Đường cong Lorenz
Tiêu chuẩn 40
Chỉ số phát triển con người (HDI)
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 đã xác định: đến năm 2010, tuổi thọ trung bình ở nước ta là:
69
70
71
72
Phân phối lại thu nhập nhằm mục đích :
Lấy của người giàu chia cho người nghèo
Nâng cao thu nhập thực tế của người nghèo
Nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư
Giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập.
Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phát triển là :
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Cả (a) và (b)
Tiền công lao động trên thị trường lao động nông thôn các nước đang phát triển ở mức cân bằng cung cầu, có nghĩa là:
Người nông dân chia việc để làm
Không có hiện tượng thất nghiệp hữu hình
Không có hiện tượng thất nghiệp trá hình
Cả (a) và (b)
Ở các nước đang phát triển, thất nghiệp hữu hình chủ yếu tập trung vào :
Công chức nhà nước
Thanh niên
Những người sống ở nông thôn
Tất cả các đối tượng trên.
Nước A có dân số tuổi lao động là 51 triệu người; ước tính tỷ trọng dân số tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế là 15% và dự kiến tỷ lệ thất nghiệp là 5,5%. Dân số tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế có việc làm trong cùng thời kỳ là (triệu người).
48,19
43,35
40,96
39,55
Chất lượng lao động được hiểu là :
Trình độ chuyên môn của người lao động
Sức khỏe của người lao động
Tác phong làm việc của người lao động
Tất cả các yếu tố nêu trên
Ở một quốc gia, với mức tăng trưởng dân số hàng năm là 2% thì thu nhập bình quân đầu người hàng năm có thể tăng 2,5% nếu:
Tỷ lệ đầu tư là 10% và mức ICOR là 4
Tỷ lệ đầu tư là 10% và mức ICOR là 4,5
Tỷ lệ đầu tư là 17,1% và mức ICOR là 3,8
Tỷ lệ đầu tư là 20% và mức ICOR là 10
Yếu tố nào sau đây cấu thành nên vốn sản xuất:
Giá trị khấu hao máy móc thiết bị
Khối lượng tiền được sử dụng trong lưu thông
Giá trị máy móc thiết bị đang hoạt động sản xuất
Giá trị nguyên vật liệu đang sử dụng cho hoạt động sản xuất
Trên thị trường vốn đầu tư, khi lãi suất cho vay giảm xuống (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) sẽ làm cho:
Đường cầu vốn đầu tư dịch sang phải
Đường cầu vốn đầu tư dịch sang trái
Điểm cầu vốn đầu tư di chuyển xuống dưới theo đường cầu đầu tư
Điểm cầu vốn đầu tư di chuyển lên trên theo đường cầu đầu tư
Dưới góc độ tiếp nhận, các hình thức Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là:
ODA không hoàn lại
ODA cho vay không phải trả lãi suất
ODA cho vay với mức lãi suất ưu đãi
Tất cả các phương thức trên
Khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi ngân sách của Việt Nam hiện nay là:
Chi thường xuyên
Chi đầu tư phát triển
Chi các khoản trợ cấp
Chi trả lãi suất các khoản tiền vay của Chính phủ
Đặc điểm nào dưới đây không phải là nguyên tắc chung của Thương mại Quốc tế:
Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất
Cải tiến sự phân phối của cải và thu nhập
Đôi bên cùng có lợi
Tăng sự phụ thuộc của một quốc gia vào thị trường Thế giới
Yếu tố nào trong các yếu tố sau không tác động đến xu hướng giảm mức thu nhập của các nước xuất khẩu sản phẩm thô:
Cung xuất khẩu sản phẩm thô giảm
Cầu xuất khẩu sản phẩm thô giảm
Cung xuất khẩu sản phẩm thô tăng
Tất cả các yếu tố trên
Kho đệm dự trữ quốc tế nhằm ổn định giá của các mặt hàng sơ chế xuất khẩu bằng cách:
Mua hàng khi giá cao, bán hàng khi giá giảm
Mua hàng khi giá cao, bán hàng khi giá cao
Mua hàng khi giá giảm, bán hàng khi giá cao
Mua hàng khi giá giảm, bán hàng khi giá giảm
Bảo hộ bằng thuế quan thực tế là:
Đánh thuế cao vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đánh thuế cao vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đánh thuế thấp vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế thấp vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đánh thuế thấp vào thành phẩm nhập khẩu và đánh thuế cao vào nguyên liệu nhập khẩu
“Hệ số trao đổi hàng hóa” được xác định bằng:
Giá bình quân sản phẩm xuất khẩu trên giá bình quân sản phẩm nhập khẩu
Giá bình quân sản phẩm nhập khẩu trên giá bình quân sản phẩm xuất khẩu
Giá trị sản phẩm xuất khẩu trên giá trị sản phẩm nhập khẩu
Giá trị sản phẩm nhập khẩu trên giá trị sản phẩm xuất khẩu