au loạt bài vềkỹnăng phỏng vấn, một phần trong quản lý nhân sựdành
cho các lãnh đạo cấp trung - hay còn gọi là Cán bộquản lý nhóm trực tiếp, xin giới
thiệu tiếp loạt bài vềKỹnăng quản lý nhóm dựán. Tài liệu training dành cho nhân
viên FPT - do thầy VũVăn Tuấn - công ty Organizational Capacity Development
(ODC) biên soạn. Xin vui lòng dùng trong hạn chế.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trắc nghiệm năng lực quản lý nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm năng lực quản lý nhóm
Sau loạt bài về kỹ năng phỏng vấn, một phần trong quản lý nhân sự dành
cho các lãnh đạo cấp trung - hay còn gọi là Cán bộ quản lý nhóm trực tiếp, xin giới
thiệu tiếp loạt bài về Kỹ năng quản lý nhóm dự án. Tài liệu training dành cho nhân
viên FPT - do thầy Vũ Văn Tuấn - công ty Organizational Capacity Development
(ODC) biên soạn. Xin vui lòng dùng trong hạn chế.
Để bắt đầu, xin mời mọi người tham gia một tình huống trắc nghiệm gồm
có 20 câu hỏi theo suốt quá trình thực hiện dự án. Mỗi câu trả lời sẽ có điểm từ 0
đến 5 điểm, mọi người khi trả lời yêu cầu có giải thích vì sao mình chọn đáp án
đó. Ai có số điểm trên 75/100 thì xin chúc mừng, bạn là một người quản lý nhóm
thiên tài (hihi, mình được 73/100 - sắp thành thiên tài - hay thiên tai ). Và đây là
tình huống:
Tổ chức bạn vừa ký hợp đồng với khách hàng bên ngoài. Hợp đồng này kéo
dài trong một năm và chia nhỏ ra từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn nghiên cứu và phát triển: 6 tháng.
- Giai đoạn thử nghiệm: 1 tháng.
- Tổ chức sản xuất: 5 tháng.
Bên cạnh những rủi ro trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, cả ban
quản lý trong tổ chức của bạn và khách hàng đều khẳng định tầm quan trọng của
việc đảm bảo hoàn thành dự án đúng hạn, tiết kiệm chi phí và với kết quả tốt.
Khi chuẩn bị bàn luận chứng kỹ thuật sáu tháng trước đây, bạn đã lên kế
hoạch và dự toán ngân sách cho dự án. Cán bộ dự án dự tính sẽ bao gồm 5 nhân
viên làm toàn bộ thời gian cho dự án cùng với sự ủng hộ và hỗ trợ của các nhân
viên của các bộ phận chức năng khác. Vì nguồn lực của tổ chức có hạn, do vậy
ban giám đốc quyết định phân phối cán bộ cho dự án như sau:
- Tiến: là một kỹ sư tài ba, đôi chút hay tự ái, song phối hợp rất tốt với bạn
ở các dự án trước. Bạn đã đề nghị đích danh Tiến và rất may là anh ta đã được cấp
trên đồng ý cho dù dự án của bạn chưa phải là dự án được ưu tiên cao trong đơn vị
tại thời điểm này. Tiến được đánh giá cao cả về mặt chuyên môn kỹ thuật và năng
lực quản lý. Có lẽ anh được xếp vào một trong các kỹ sư giỏi nhất đơn vị. Tiến sẽ
được biệt phái hoàn toàn cho dự án của bạn torng suốt thời gian diễn ra dự án.
- Bình: Bắt đầu làm tại đơn vị hơn một năm trước đây và có thể hơi ủy mị.
Người quản lý trực tiếp của Bình đặt rất nhiều hy vọng vào anh ta. Ông ta muốn
đào tạo Bình qua việc tham gia vào dự án này. Bình cũng là người được biệt phái
hoàn toàn cho dự án.
- Cành: Cô đã làm việc ở tổ chức này được 20 năm và chưa bao giờ làm
việc trong dự án trước đây của bạn. Cành cũng được biệt phái hoàn toàn cho dự
án.
- Giang: Anh ta đã làm việc ở đơn vị được 6 năm, nhưng cũng chưa bao giờ
làm việc cùng dự án với bạn. Người quản lý của Giang nói với bạn rằng Giang sẽ
chỉ dành nửa thời gian làm việc cho dự án của bạn cho đến khi nào anh ta hoàn
thành công việc cần thiết của một dự án khác. Về mặt lý thuyết, Giang sẽ có khả
năng làm việc hoàn toàn trong dự án của bạn sau 1 hoặc 2 tháng nữa. Giang cũng
được đánh giá là một trong các nhân viên có khả năng của tổ chức.
Ban quản lý mới thông báo cho bạn rằng sẽ không còn ai nữa cho vị trí thứ
5 trong dự án. Bạn sẽ phải tăng công việc cho các thành viên khác. Điều rõ ràng là
khách hàng không hoàn toàn yên tâm và thoải mái với thực tế này.
Trong các tình huống dưới đây, xin hãy chọn một câu trả lời mà bạn cho là
tốt nhất. Xin lưu ý rằng các cá nhân này chỉ làm việc với bạn "tạm thời", họ sẽ làm
việc "lâu dài" với những người quản lý trực tiếp trong đơn vị họ, cho dù hiện nay
tất cả họ đang làm việc tại văn phòng dự án bạn.
Tình huống 1:
Các thành viên trong dự án đã được thông báo là có cuộc họp đầu tiên vào
sáng hôm nay. Tất cả họ đã nhận được thư báo về địa điểm, thời gian của cuộc họp
đầu tiên này. Tuy nhiên, họ chưa nhận được các thông tin chi tiết liên quan đến dự
án trừ một điều là dự án sẽ kéo dài ít nhất là một năm. Đối với tổ chức bạn thì đây
được xem là một dự án dài hạn. Chiến lược của bạn trong cuộc họp này nên là:
A - Vì các thành viên trong nhóm dự án đã nhận thức rõ động lực của việc
tham gia dự án này. (Nếu không, họ đã không được phân công vào dự án), do vậy,
trong cuộc họp bạn chỉ đơn giản chào đón họ và phân công công việc.
B - Phân tích và chỉ rõ những lợi ích mà nhóm dự án sẽ nhận được, qua đó
tạo ra động lực khuyến khích các thành viên trong nhóm. Trong cuộc họp bạn hạn
chế tối đa các thảo luận về chi tiết dự án.
C - Bạn sẽ giải thích chi tiết về nội dung, yêu cầu của dự án và đề nghị các
thành viên góp ý kiến. Bạn cố gắng khuyến khích mọi người đưa ra các giải pháp
và có các quyết định mang tính tập thể.
D - Cuộc họp này nên tập trung vào việc thảo luận và xác định các chi tiết
về mặt kỹ thuật của dự án như: các yêu cầu, các tiêu chuẩn thực hiện, và những
mong muốn về kết quả khi dự án hoàn thành.
Đáp án Tình huống 1:
A - Bạn có thể thực hiện giải pháp này trong trường hợp uy tín lãnh đạo của
bạn được thể hiện rõ. Vì trước đây, ba người trong số những người tham gia dự án
này chưa làm việc cho bạn, do vậy cần phải có một số hành động để thể hiện mình
(0 điểm)
B - Sự khuyến khích và động viên toàn nhóm sẽ rất có ích. Việc xây dựng
nhóm cần phải được bắt đầu bằng việc chỉ ra cho nhân viên thấy họ sẽ có được
những lợi ích như thế nào khi tham gia vào dự án. Thường thường, đây là phương
pháp tiếp cận tốt nhất cho các dự án dài hạn (5 điểm)
C - Đây là phương pháp tiếp cận tốt nhất nếu như mọi nhân viên đều hiểu
rõ dự án. Tuy nhiên trong trương hợp này, không nên hy vọng quá nhiều vào sự
đóng góp của nhân viên khi mới bắt đầu dự án (3 điểm)
D - Cách tiếp cận theo kiểu này là quá mạnh, trong thời điểm này bạn nên
nhấn mạnh vào việc xây dựng nhóm. Đối với các dự án dài hạn, trước tiên, mọi
người nên có cơ hội để biết về những người cùng làm việc với mình (2 điểm)
Tình huống 2:
Bạn phát cho các thành viên trong nhóm mỗi người một bản copy của luận
chứng kinh tế kỹ thuật của dự án (bản chính thức mang đấu thầu và đã thắng thầu)
cùng một mẩu thư "mật" mô tả các giả định và những hạn chế mà bạn đã cân nhắc
khi viết bản dự án đề xuất. Bạn đề nghị nhóm xem xét lại các tài liệu và chuẩn bị
đưa ra các kế hoạc chi tiết thực hiện dự án vào cuộc họp vào ngày thứ hai tới.
Trong cuộc họp xây dựng kế hoạch ngày thứ hai, bạn phát hiện ra rằng Tiến
(người đã làm việc với bạn trước đây) đã thực hiện vai trò "chịu trách nhiệm" và
làm một số công việc mà đáng ra thuộc trách nhiệm của người khác. Bạn nên:
A - Không làm gì cả. Điều này có thể là một tình huống có lợi. Tuy nhiên,
bạn muốn hỏi liệu các thành viên khác có muốn xem xét các kế hoạch của Tiến
hay không.
B - Hỏi riêng các thành viên trong nhóm dự án về cảm nhận của họ đối với
hành của Tiến. Nếu họ có gì phàn nàn thì trao đổi lại với Tiến.
C - Đề nghị các thành viên tự xây dựng lịch trình dự án và sau đó so sánh
kết quả với nhau.
D - Trao đổi riêng với Tiến về những tác động của các hành vi của anh ta
đối với hoạt động lâu dài của nhóm dự án.
Đáp án tình huống 2:
A - Không làm gì cả. Không nên phản ứng quá mức. Bạn có thể cải thiện
được hiệu suất công việc mà không làm tổn hại về mặt tinh thần. Trước tiên. Hãy
xem xét những ảnh hưởng của Tiến đến toàn nhóm. Nếu các thành viên khác chấp
nhận Tiến như là một người lãnh đạo không chính thức, vì trước đây anh ta đã làm
việc cho bạn, thì kết quả có thể rất khả quan (5 điểm)
B - Việc này có thể làm cho cả nhóm tin rằng có một vấn đề gì đó giữa bạn
và Tiến, nhưng trong thực tế không có vấn đề gì cả (0 điểm)
C - Điều này làm tăng năng suất công việc và sự cố gắng của mọi người và
nó thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Hiệu suất công việc có thể không giống
nhau (2 điểm)
D - Đây có thể là một quyết định vội vàng và có thể làm cho Tiến phản ứng
quá mức và làm giảm hiệu suất làm việc (3 điểm)
Tình huống 3:
Nhóm của bạn đang gặp khó khăn trong việc đặt ra các lịch trình thực tế
thỏa mãn các yêu cầu quan trọng của khách hàng. Họ luôn đưa ra các câu hỏi thích
đáng và dường như là luôn có các quyết định đúng, song vẫn còn nhiều khó khăn.
A - Bạn sẽ chẳng làm gì cả. Nếu nhóm của bạn tốt, cuối cùng rồi họ cũng
giải quyết được vấn đề này.
B - Khuyến khích các thành viên của nhóm tiếp tục công việc, và gợi ý với
họ về một số giải pháp có thể. Sau đó để ho tự quyết định và giải quyết vấn đề
này.
C - Chủ động tham gia tích cực giúp nhóm giải quyết vấn đề. Giám sát chặt
chẽ quá trình xây dựng kế hoạch cho đến khi hoàn thành.
D - Nhận trách nhiệm về mình và trực tiếp giải quyết vấn đề cho nhóm. Bạn
có thể sẽ phải tiếp tục định hướng họ
Đáp án tình huống 3:
A - Bạn có thể tạo sức ép cho các thành viên trong nhóm bằng cách để cho
cả nhóm phải quá cố gắng. Động lực làm việc có thể bị ảnh hưởng và kết quả sẽ
dẫn đến sự thất vọng hay không hài lòng (1 điểm)
B - Các thành viên của nhóm luôn hy vọng nhận được sự ủng hộ và ý kiến
góp ý từ người quản lý dự án. Làm nhu vậy, bạn sẽ củng cố được mối quan hệ với
cả nhóm (5 điểm)
C - Phương pháp tiếp cận này sẽ tốt nếu như có rất ít sự quan tâm của bạn.
Bạn cần phải để cho nhóm tự suy nghĩ, tìm ra giải pháp mà không cần có những
hướng dẫn tiếp theo (4 điểm)
D - Hành động này là quá sớm và nó có thể cản trở sự sáng tạo. Nhóm có
thể sẽ để cho bạn làm tất cả mọi việc (0 điểm)
Tình huống 4:
Nhóm của bạn đã lập được một lịch trình lạc quan cho dự án. Những người
quản lý các bộ phận chức năng của Tổ chức đã xem xét lịch trình này và khẳng
định rằng họ không thể giúp nhóm bạn thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Tâm lý
của nhóm bạn hiện đang rất nặng nề. Họ đã mong đợi được chấp nhận những góp
ý xây dựng chứ không phải là nhận những lời phản đối "nhẫn tâm" như vậy. Bạn
nên:
A - Không làm gì cả. Đây là chuyện bình thường của các dự án kiểu này và
nhóm của bạn cần phải học để đối phó với nó.
B - Triệu tập một cuộc họp đặc biệt để nhóm thảo luận vè vấn đề này và đề
nghị nhóm góp ý kiến. Cố gắng để giải quyết vấn đề này.
C - Gặp riêng từng người trong nhóm để động viên và giải thích. Nói cho
họ biết về chách giải quyết vấn đề này ở những dự án trước bằng những sự "đánh
đổi" và tác động liên tiếp. Điều này thể hiện rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ, ủng
hộ và có lời khuyên cho nhóm hoạt động.
D - Nhận trách nhiệm về mình và tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách
thay đổi lịch trình dự án
Đáp án tình huống 4
A - Nếu như đang có một vấn đề thì cần phải làm một điều gì đó để giải
quyết nó. Những loại vấn đề này không tự nó mất đi (0 điểm)
B - Điều này sẽ làm cho vấn đề phức tạp hơn và có thể làm cho tình hình
trở nên tồi tệ đi. Tổ chức họp nhóm có thể chứng minh được sự ủng hộ của bạn đối
với nhóm, nhưng cũng có thể ngược lại (1 điểm)
C - Các cuộc họp riêng sẽ cho phép bạn đánh giá lại tình hình và củng cố
các mối quan hệ cá nhân đối với các nhân viên. Bạn sẽ có thê đánh giá được tầm
quan trọng của vấn đề (5 điểm)
D - Đây là một quyết định vội vàng. Thay đổi lịch trình của nhóm có thể
làm cho tinh thần làm việc của nhóm trở nên xấu đi. Tình huống này đòi hỏi phải
có sự lập lại kế hoạch, nhưng không nên thay đổi quá nhiều ngay một lúc ( 2 điểm)
Tình huống 5:
Các phòng chức năng đã bắt đầu làm việc, nhưng vẫn còn chỉ trích về lịch
trình dự án. Nhóm của bạn rất không hài lòng với một số người từ các phòn ban
tham gia cùng tực hiện dự án. Nhóm cho rằng họ là những người không đủ khả
năng thực hiện các yêu cầu của công việc. Bạn nên:
A - Không làm gì cho đến khi bạn hoàn toàn chắc chắn (với những bằng
chứng cụ thể) rằng những người được phân công này không thể thực hiện và hoàn
thành các công việc cần thiết.
B - Thông cảm với nhóm và động viên họ thích ứng với tình trạng này cho
đến khi tìm được phương án tốt hơn thay thế.
C - Đánh giá rủi ro có thể xảy ra và đề nghị nhóm có ý tưởng giải quyết. Cố
gắng xây dựng một kế hoạch dự phòng trong trường hợp vấn đề trở nên nghiêm
trọng.
D - Gặp gỡ trực tiếp các nhà quản lý chức năng và nói rõ về mối quan tâm
và lo lắng của bạn. Đề nghị họ cử những nhân viên khác.
Đáp án tình huống 5:
A - Nước đến chân mới nhảy không phải là một cách quản lý tốt. Vì sao lại
phải trì hoãn đến khi điều đó xảy ra và sau đó lại lãng phí thời gian để lập lại kế
hoạch? (0 điểm)
B - Tình huống này đòi hỏi có sự quan tâm ngay lập tức của bạn. Sự cảm
thông với nhóm có thể không giúp được gì nếu như mọi người đang trông chờ vào
sự lãnh đạo của bạn (2 điểm)
C - Đây là sự kết hợp đúng đắn giữa việc lấy ý kiến của mọi người và việc
lập kế hoạch dự phòng cho các tình huống bất trắc có thể xảy ra. Đối với những
tình huống này, sự kết hợp này là rất quan trọng (5 điểm)
D - Điều này có thể làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn trừ khi bạn chứng
minh được rằng trên thực tế, những nhân viên này thực hiện công việc hoàn toàn
không tốt (1 điểm)
Tình huống 6:
Kết quả công việc của Bình với tư cách thành viên của nhóm dự án bắt đầu
giảm sút. Bạn không biết chắc chắn là có phải đơn giản chỉ vì anh ta thiếu kỹ
năng, không thể chịu đựng được những sức ép lớn, hoặc là anh ta không thể đảm
nhận thêm một công việc nảy sinh do vị trí thứ 5 của dự án bị bỏ trống. Bạn nên:
A - Không làm gì cả. Vấn đề này có thể chỉ là tạm thời và bạn chưa tìm
thấy những ảnh hưởng cụ thể nào của nó đối với dự án.
B - Trao đổi riêng với Bình, tìm ra nguyên nhân và đề nghị anh ta có cách
giải quyết.
C - Triệu tập cuộc họp và thảo luận về mức độ và tình hình giảm sút năng
suất và kết quả công việc. Đề nghị nhóm đưa ra các giải pháp và hy vọng là Bình
sẽ nhận ra vấn đề.
D - Phỏng vấn những thành viên khác trong nhóm xem họ giải thích các
hành động của Bình như thế nào. Đề nghị họ giúp Bình bằng cách góp ý với anh
ta.
Đáp án tình huống 6:
A - Các vấn đề nên được làm rõ để tìm giải pháp thích hợp cho nó. Trên
thực tế, vấn đề này có thể tự mất đi hoặc đơn giản do Bình không nhận ra rằng kết
quả công việc của anh ta chưa đạt tiêu chuẩn (0 điểm)
B - Thông tin phản hồi lại ngay là điều tốt nhất. Bình cần phải được biết về
các đánh giá của bạn. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của bạn tới việc giúp đỡ anh
ta tiến bộ (5 điểm)
C - Đây không phải là vấn đề của nhóm. Vì sao lại đề nghị nhóm làm công
việc của chính bạn? Bạn nên trực tiếp giải quyết là tốt nhất. (0 điểm)
D - Như đã nói ở trên, đây là vấn đề của bạn, không phải là vấn đề của
nhóm. Bạn có thể hỏi ý kiến của nhóm, nhưng đừng có đề nghị nhóm làm công
việc của bạn (0 điểm)
Tình huống 7:
Giang, người chỉ dành một nửa thời gian cho các công việc của dự án, đã
nộp cho bạn bản báo cáo về tiến trình làm việc của dự án trong thời gian qua. Bản
báo cáo này sẽ được gởi cho khách hàng và cán bộ quản lý cấp cao sau khi bạn
phê chuẩn. Báo cáo này là là có thể chấp nhận được về mặt hình thức nhưng nó
hoàn toàn không phải là bản báo cáo mà bạn mong đợi từ phía Giang. Giang nói
rằng, trong hai tuần vừa qua, anh ta quá bận với các công việc của một dự án khác
và mong bạn thông cảm. Bạn nên:
A - Thông cảm với Giang và đề nghị anh ta viết lại bản báo cáo.
B - Nói với Giang rằng bảng báo cáo này là hoàn toàn không thể chấp nhận
được nếu anh ta là một thành viên chính thức của dự án.
C - Yêu cầu cả nhóm giúp đỡ Giang viết lại bản báo cáo bởi vì một bản báo
cáo tồi sẽ ảnh hưởng tới cả nhóm.
D - Yêu cầu một thành viên khác của dự án viết lại bản báo cáo của Giang.
Đáp án tình huống 7:
A - Giang đã không có được một bản báo cáo tốt vì phải hoàn thành một dự
án khác. Giang cần thêm thời gian để có đươc bản báo cáo hoàn hảo hơn. Hãy cho
anh ta cơ hội để làm việc đó (5 điểm)
B - Gây áp lực đối với Giang có thể không phải là biện pháp tốt nhất bởi vì
anh ta đã hoàn toàn hiểu vấn đề. Động viên bằng việc gây áp lực thường không
phải là phương pháp tốt (3 điểm)
C - Các thành viên khác của nhóm không nên làm phức tạp vấn đề này trừ
khi đây là một báo cáo nhóm.
D - Như đã nói ở trên, đừng có đặt gánh nặng lên thành viên khác của
nhóm, trừ khi là họ tự nguyện.
Tình huống 8:
Bạn đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu và phát triển của dự án và đang
bước sang giai đoạn hai: giai đoạn thử nghiệm. Bây giờ đang là tháng thứ 7 mà dự
án được tiến hành trong 12 tháng. Các kết quả của giai đoạn một chỉ ra rằng bạn
đã quá lạc quan khi dự đoán về giai đoạn hai và có một khả năng rất cao là bạn sẽ
không hoàn thành đúng thời hạn của dự án ít nhất 2 tuần. Khách hàng của bạn có
thể sẽ không hài lòng. Bạn sẽ:
A - Không làm gì cả. Nhất định sẽ có giải pháp cho các vấn đề đó và dự án
sẽ kết thúc đúng thời hạn.
B - Tổ chức cuộc họp tất cả các thành viên của dự án để thảo luận về tinh
thần làm việc của mỗi người trước nguy cơ có thể không đạt tiến độ của dự án.
Nếu tinh thần làm việc được nâng lên thì vấn đề này có thể được giải quyết.
C - Tổ chức cuộc họp nhóm dự án để tìm kiếm giải pháp nâng cao năng
suất làm việc trong giai đoạn hai. Bạn hy vọng rằng cả nhóm sẽ tìm ra được giải
pháp.
D - Đây là sự kiện bất ổn và bạn cần phải thể hiện vai trò lãnh đạo của
mình. Bạn cần phải tiến hành kiểm tra và giúp đỡ nhóm của bạn trong việc tìm ra
giải pháp hợp lý nhất.
Đáp án tình huống 8:
A - Không làm việc gì khi có những điều bất thường xảy ra là quyết định
rất tồi tệ. Điều này có thể làm cho nhóm thất vọng và mọi thứ mà bạn đã xây dựng
nên có thể bị phá hủy.
B - Vấn đề ở đây là sự trì hoãn lịch trình dự án, chứ không phải là vấn đề về
tinh thần làm việc của nhân viên. Trong trường hợp này, buộc mọi người thảo luận
về tinh thần làm việc là điều không hợp lý.
C - Việc để nhóm ra quyết định là có thể được nhưng có thể gặp khó khăn
vì hạn chế về thời gian. Hiệu suất công việc có thể sẽ không liên quan tới tiến độ
thực hiện dự án (3 điểm)
D - Đây là thời điểm cả nhóm đang trông chờ vào sự lãnh đạo cứng rắn của
bạn. Hiệu quả của nhóm trong trường hợp này không phải là vấn đề quan trọng vì
họ không thể giải quyết được mọi vấn đề (5 điểm)
Tình huống 9:
Những cố gắng thay đổi lịch trình của bạn đã thành công. Các nhà quản lý
chức năng đã có sự ủng hộ đầy đủ và bạn muốn mọi việc sẽ tiến hành theo đúng
lịch trình này. Bạn nên:
A - Không làm gì cả. Nhóm của bạn đã xem xét kỹ các vấn đề và đang tiến
hành tất cả các công việc mà họ phải làm.
B - Cố gắng áp dụng một số hình thức khuyến khích cả bằng tiền và không
bằng tiền cho nhóm của bạn (ví dụ: thưởng cho các nhà quản lý một số ngày nghỉ,
hay tổ chức các buổi ăn tối cho cả nhóm)
C - Thường xuyên có lời động viên cho các thành viên nhóm dự án và cùng
chia sẻ các ý tưởng để rút ngắn thời gian của giai đoạn III.
D - Rõ ràng là trước đây vai trò lãnh đạo của bạn là rất hiệu quả. Tiếp tục
phát huy vai trò này để bảo đảm tiến trình của giai đoạn III.
Đáp án tình huống 9:
A - Một cái vỗ nhẹ vào lưng sẽ không gây ra xúc phạm. Mọi người cần
được biết họ làm tốt như thế nào (0 điểm).
B - Sự động viên khuyến khích luôn là một ý tưởng tốt, nhưng có lẽ không
nên sử dụng hình thức thưởng bằng tiền (3 điểm)
C - Bạn vừa phải động viên khuyến khích nhóm vừa phải trao quyền hạn và
trách nhiệm cho nhóm trong giai đoạn III (5 điểm)
D - Nhóm của bạn đã thể hiển được khả năng của mình ngoại trừ đối với sự
kiện này. Sự lãnh đạo theo kiểu thống trị lúc này là không phù hợp. (0 điểm)
Tình huống 10:
Bây giờ đang là cuối tháng thứ 7. Mọi công việc đều được tiến hành như kế
hoạch. Mọi người rất hăng hái làm việc. Bạn nên:
A - Mọi việc đã tốt rồi, không cần bạn làm gì nữa
B - Tìm kiếm các giải pháp tốt hơn các công việc của nhóm. Nhấn mạnh về
vai trò quan trọng của các thành viên trong nhóm dự án.
C - Họp nhóm đê khẳng định rằng lịch trình sẽ không thay đổi. Xây dựng
các kế hoạch dự phòng cho dự án.
D - Đảm bảo chắc chắn rằng nhóm vẫn đang tập trung vào các mục tiêu của
dự án.
Đáp án tình huống 10:
A - Đây là phương pháp tiếp cận tốt nhất. Tất cả mọi việc đều tốt đẹp. (5
điểm)
B - Vì sao lại gây xáo động cho một mối quan hệ công việc và