1. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là:
a. Tài sản đang có người sở hữu
b. Tài sản đang có người quản lý
c. Tài sản đang có người chiếm hữu bất hợp pháp
d. Tài sản đã thoát ly khỏi chủ sở hữu hoặc người quản lý
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm về Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1. Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là:
a. Tài sản đang có người sở hữu
b. Tài sản đang có người quản lý
c. Tài sản đang có người chiếm hữu bất hợp pháp
d. Tài sản đã thoát ly khỏi chủ sở hữu hoặc người quản lý
2. A là kỹ sư xây dựng đã có hành vi lấy vật liệu xây dựng về xây nhà mình. Khi lấy vật liệu A đã đề nghị thủ kho ghi vào sổ. Sau khi xây xong nhà mình A đã trả lại bằng tiền là 150 triệu đồng. Vì việc làm đó của A mà công trình đã không hoàn thành đúng kế hoạch và bị phạt hợp đồng. A phạm tội quy định tại:
a. Điều 142 BLHS.
b. Điều 144 BLHS
c. Điều 165 BLHS.
d. Điều 278 BLHS
3. Tức giận vì bị giám đốc T cho thôi việc, A dùng búa phá chiếc xe Inova của T và T đã phải sửa chiếc xe này hết 15 triệu đồng. A phạm tội gì?
a. Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 BLHS)
b. Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 BLHS)
c. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145)
d. Tội phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 BLHS
4. Những tài sản nêu sau đây, tài sản nào là đối tượng tác động của tội phạm quy định tại Điều 143 BLHS?
a. Đường ống dẫn dầu.
b. Đường dây điện thoại từ trung ương xuống địa phương
c. Xe ô tô tải của Bộ X.
d. Cầu trên đường tỉnh lộ
5. Khẳng định nào đúng?
a. Gian dối là đặc trưng của lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải mọi hành vi gian dối đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản
b. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội có hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản
c. Tội phạm quy định tại Điều 143 BLHS là tội phạm chỉ có thể được thực hiện bằng hành động
d. Đối tượng tác động của tội phạm quy định tại Điều 145 BLHS chỉ là tài sản của Nhà nước
Người chưa có tiền án, tiền sự có hành vi buôn lậu một lượng hàng hóa có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
a. 120 triệu đồng.
b. 100 triệu đồng
c. 80 triệu đồng.
d. 60 triệu đồng
Hàng cấm nêu trong tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) là:
a. Ma túy.
b. Vũ khí quân dụng
c. Chất nổ.
d. Tất cả đều sai
Người buôn lậu các loại vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
a. 200 triệu đồng
b. 150 triệu đồng
c. 100 triệu đồng
d. Bất kể giá trị nào
Có coi là buôn lậu không, nếu một người bán đồ chơi kích động bạo lực, có số lượng lớn tại chợ Đồng Xuân nhưng có căn cứ chứng minh rằng hàng đó được nhập lậu qua biên giới?
a. Không coi là buôn lậu
b. Phải coi là buôn lậu
c. Tùy từng trường hợp cụ thể
d. không biết có coi là buôn lậu hay không.
10. Người vận chuyển hàng cấm mà hàng đó không thuộc phạm vi quy định tại các Điều từ 193 đến 196, 230, 232, 233, 236 và 238, có số lượng lớn, qua biên giới nhằm bán trục lợi thì phạm tội gì?
a. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 154).
b. Tội buôn lậu (Điều 153)
c. Tội buôn bán hàng cấm (Điều 155).
d. a và c
11. P và Q góp vốn, thoả thuận với nhau như sau: P mua hàng từ Trung Quốc có giá trị 200 triệu đồng, vận chuyển trái phép hàng hóa vào Việt Nam để Q bán trục lợi thì P phạm tội quy định tại:
a. Điều 153 BLHS.
b. Điều 154 BLHS.
c. Điều 155 BLHS.
d. Cả Điều 153 và Điều 154 BLHS.
12. Mã Phương Bảo vượt biên giới sang Trung Quốc mua vài vật dụng trị giá 5 triệu đồng để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình thì phạm tội gì?
a. Tội buôn lậu (Điều 153).
b. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới (Điều 273)
c. Cả 2 tội nêu ở đáp án a và b.
d. Không phạm tội
13. Mặt hàng nào sau đây là hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 155 BLHS?
a. Chất phóng xạ Uranium.
b. Súng quân dụng AK
c. Các loại pháo nổ.
d. Thuốc phiện
14. Người vận chuyển hàng cấm mà hàng đó không thuộc phạm vi quy định tại các Điều từ 193 đến 196, 230, 232, 233, 236 và 238, có số lượng lớn, nhằm bán ở ra nước ngoài để trục lợi thì phạm tội gì?
a. Tội vận chuyển hàng cấm (Điều 155 BLHS).
b. Tội buôn lậu (Điều 153 BLHS)
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
d. Tội buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS)
15. Người lắp ráp những chi tiết của hàng hóa mà biết là hàng đó bị Nhà nước cấm, nhưng không phải hàng cấm thuộc phạm vi quy định tại các Điều từ 193 đến 196, 230, 232, 233, 236 và 238, có số lượng lớn, thì phạm tội gì
a. Tội sản xuật hàng cấm
b. Tội kinh doang trái phép
c. Tội sản xuật hàng giả
d. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
16. Người buôn bán hàng giả nhưng không biết đó là hàng giả thì phạm tội gì?
a. Tội buôn bán hàng giả.
b. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b.
d. Không phạm tội
17. Người sản xuất, buôn bán hàng giả (chưa có tiền án, tiền sự, chưa gây hậu quả nghiêm trọng) tương đương với hàng thật có giá trị từ bao nhiêu trở lên thì bị coi là phạm tội.
a. 20 triệu đồng.
b. 25 triệu đồng
c. 30 triệu đồng
d. 35 triệu đồng
18. Người sản xuất hàng giả tương đương với hàng thật có giá trị 100 triệu đồng và mang hàng đó bán ra thị trường để thu lời bất chính thì bị xử lý về tội gì?
a. Tội buôn bán hàng giả.
b. Tội sản xuất hàng giả
c. Cả 2 tội nêu tại đáp án a và b
d. Không phạm tội
19. Vì sao người buôn bán hàng mã có giá trị 35 triệu đồng không bị xử lý về tội phạm quy định tại Điều 156 BLHS?
a. Vì đó không phải là hàng giả
b. Vì người bán không nhằm kiếm lời
c. Vì người bán không đánh lừa người tiêu dùng
d. Vì hàng đó không gây thiệt hại gì cho người mua.
20. Xét về cấu trúc của hành vi thì tội đầu cơ quy định tại Điều 160 là:
a. Tội ghép
b. Tội kéo dài
c. Tội liên tục
d. Tất cả đều đúng
CÂU HỎI
Câu 1. So sánh tội buôn lậu (Điều 153 BLHS) với tội buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS)
Câu 2. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua BG từ đó phân biệt tội này với hành vi giúp sức trong trường hợp hợp đồng phạm buôn lậu.
Câu 3. Phân biệt tội buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS) với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS) và tội lừa dối khách hàng
Câu 4. Phải áp dụng khoản nào của Điều 180 BLHS để xử lý nếu một người có hành vi lưu hành tiền giả được liệt kê dưới đây: (i) Ngày 01/03/1998 lưu hành 1.500.000 đ tiền giả ; (ii) Ngày 01/04/2001 lưu hành 5.500.000 đ tiền giả ; (iii) Ngày 05/07/2004 lưu hành 10.00.000 đ tiền giả ; (iv) Ngày 09/10/2007 lưu hành 5.000.000 đ tiền giả ; (v) Ngày 20/09/2009 lưu hành 6.000.000 đ tiền giả. Các hành vi lưu hành này bị phát hiện vào ngày 02/03/2010.
Câu 5. Hãy cho biết : Nếu một người có hành vi buôn bán pháo nổ thì với khối lượng là bao nhiêu và trong trường hợp nào thì áp dụng các khoản 1, 2, 3 của các Điều 153, 155 BLHS 1999
Câu 6. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Hãy giải thích.
a. Người buôn lậu nhưng chưa đưa được hàng hoá ra (vào) lãnh thổ Việt Nam là phạm tội buôn lậu chưa đạt.
b. Người vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới mà không nhận thù lao của chủ hàng thì không phạm tội đó
c. Đưa tranh ảnh có nội dung đồi truỵ vào Việt Nam để bán trục lợi là phạm tội buôn lậu
Câu 7. Hàng giả là gì? Cho ví dụ minh hoạ
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Tình huống 1: Ngày 6/7/2006, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Công an Hà Nội phối hợp với Tổng cục Hải Quan và Đội quản lý thị trường số 1 bắt quả tang Vũ Thị D vận chuyển số lượng lớn hàng điện tử từ nước ngoài vào Việt Nam để bán. Tang vật thu được gồm 15 máy camera hiệu Panasonic và Sony; 40 máy ảnh kỹ thuật số hiệu Canon, Nikkon; 15 máy nghe nhạc và 72 thẻ nhớ.
Theo khai nhận của D, lô hàng trên được vận chuyển từ Singapore vào Việt Nam, theo đường hàng không đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, từ đó vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ.
a. Vũ Thị D phạm tội gỡ?
b. Tội danh của D có thay đổi không nếu D chỉ là người mang hàng giúp người khác.
Tỡnh huống 2: Phát hiện chiếc xe 4 chỗ chạy theo hướng Hà Nội - Lạng Sơn khả nghi, công an tỉnh Lạng Sơn buộc chiếc xe phải dừng ở Km 30, quốc lộ 1A. Kiểm tra trên xe, lực lượng chức năng phát hiện 96 bánh heroin, trọng lượng mỗi bánh 360 gram. Đây là số hàng mà N, H, A, mua từ Lào chuyển sang Việt Nam rồi bán sang Trung Quốc. Có 3 ý kiến về tội danh của A và đồng bọn
(i) A và đồng bọn phạm tội buôn lậu (Điều 153 BLHS)
(ii) A và đồng bọn phạm tội buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS)
A và đồng bọn phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 BLHS)
a. í kiến của Anh/Chị như thế nào về vấn đề này. Hóy giải thích.
b. Anh/Chị hóy giải thích tỡnh tiết “qua biên giới” và cho biết cần áp dụng tỡnh tiết này như thế nào đối với trường hợp của N, H, A?
Tỡnh huống 3: Bà Nguyễn Ngọc D. - Giám đốc Siêu thị Big C the Garden đến đồn Công an số 1 - Công an huyện Từ Liêm, trỡnh bỏo việc từ ngày 24 - 1 đến ngày 21 - 2 - 2010, Lê Xuân Lâm – nhân viên thu ngân của Siêu thị lợi dụng việc thu ngân để chiếm đoạt 78.150.000 đồng bằng thủ đoạn sau:
Lợi dụng quy định của siêu thị cho phép trả lại tiền cho khách trong vũng 48 giờ nếu muốn trả lại hàng hoá đó mua, Lõm lập 13 hoỏ đơn giả mạo dùng để trả hàng (13 lũ vi súng) cho khỏch, qua đó chiếm đoạt số tiền 78.150.000 đồng.
Siêu thị Big C the Garden là doanh nghiệp tư nhân. Hỏi:
a. Lâm phạm tội gỡ? Hóy chứng minh.
b. Giả sử Siêu thị Big C the Garden là doanh nghiệp nhà nước thỡ tội danh của Lâm có thay đổi không? Tại sao?
Tỡnh huống 4: Giữa tháng 12 - 2009, ông N.B.C.- Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Đầu tư Xây dựng V.Đ nhận được điện thoại của một người tự xưng là Dũng, giới thiệu có một dự án xây dựng nhà máy chế biến gỗ rất lớn, mời ông C. hợp tác đầu tư.
Sau khi làm quen qua điện thoại, Dũng được ông C.mời đến trụ sở Cty của ông để bàn bạc chuyện làm ăn. Sau cuộc gặp này, hai bên sắp xếp thời điểm để Dũng mời giám đốc của mỡnh gặp làm việc tại khách sạn Rex.
Đúng giờ hẹn, ngày 17-12-2009, ông C. đến khách sạn Rex và gặp bộ sậu của Dũng tại một phũng nghỉ của khỏch sạn này. Ngoài Dũng, cũn cú giỏm đốc Lê Thế Danh (do Hoàng đóng vai), Nguyễn Tấn Thân, Trần Ngọc Uyển. Cả nhóm đang ngồi đánh bài.
Khi thấy ông C. xuất hiện, Dũng lấy lý do chạy đi photo tập tài liệu dự án để về cùng bàn chuyện hợp tác và nhờ ông C. cầm bài giúp. Một vài ván đầu, ông C. thắng nhưng chỉ nghĩ đó là tiền thắng của Dũng trong khi ông cầm bài giùm.
Tuy nhiên những ván sau đó ông C. thua liên tục do chúng chơi bịp bợm, thông đồng với nhau và số tiền mà nhóm này thông báo trong thời gian “cầm bài giùm” cho Dũng đó lờn đến 300 triệu đồng. Ông bị buộc trả tiền cho Nguyễn Tấn Thân. Ông C. không chịu, cho rằng chỉ đánh bài giúp cho Dũng chứ không biết chuyện tiền nong ra sao.
Hai bên đang tranh luận thỡ Trần Sỹ Phương xuất hiện. Chưa biết ông C. có đồng ý hay khụng, Phương quăng ra chiếu bạc 15.000 USD nói là trả giùm cho ông C. và Thân nhanh tay cầm lấy cọc tiền rồi cùng Uyển bỏ đi. Lúc này Phương và Danh (Hoàng) ở lại ép ông C. viết giấy nợ 300 triệu đồng cho chúng rồi cho ông C về chuẩn bị tiền. Đến hạn không thấy ông C trả tiền, chúng liên tục gọi điện thoại nhắc nhở. Ông C tuyên bố là không nợ nần gỡ thỡ chúng chuyển sang doạ sẽ giết ông nếu ông không chịu nộp tiền.
Câu hỏi:
a. Hóy định tội danh của Dũng, Danh (Hoàng), Thân, Uyển, Phương. Hãy giải thích
b. Mặc dù bị đe doạ nhưng ông C vẫn không nộp tiền cho chúng thỡ tội danh của chúng có thay đổi không? Vỡ sao?
c. Nếu ông C không nộp tiền nên chúng đó biến lời đe doạ thành hiện thực: đâm ông chết thỡ đó là một tội phạm độc lập hay tỡnh tiết tăng nặng định khung (gây hậu quả nghiêm trọng)? Hóy giải thích
d. Giả sử ông C tự nguyện đề nghị được chơi bạc với chúng và bị chúng thông đồng, bịp bợm làm ông thua đến 300 triệu đồng và ông đó trả tiền ngay cho chúng vỡ cho rằng mỡnh thua một cách sũng phẳng, thỡ tội danh của bọn chúng có thay đổi không? Ông C có phạm tội không? Hóy giải thích
Tỡnh huống 5: Ngày 09/03/2009, K xuất hiện tại hiệu vàng Kim Quang với một túi nilon bên trong dễ dàng nhỡn thấy nhiều tệp tiền mệnh giá 500.000đ. K dừng ở quầy nhẫn và dây chuyền, yêu cầu nhân viên bán hàng cho xem sợi dây chuyền 5 chỉ vàng 9999. Khi nhân viên bán hàng đưa cho K xem sợi dây chuyền thỡ K lại đề nghị cho xem chiếc nhẫn 2 chỉ vàng 9999. K một tay cầm dây chuyền và nhẫn, tay kia móc điện thoại trong túi gọi cho ai đó để hỏi giá vàng. Thấy vậy, nhân viên bán hàng đề nghị được nhận lại dây chuyền và nhẫn vỡ “quý khách chưa trả tiền”. K không trả lại mà vùng bỏ chạy nhưng sau đó bị bắt lại. Trong túi nilon của K là tiền âm phủ.
Câu hỏi:
a. K phạm tội gỡ?
b. Giả sử K chê vàng không đẹp và trả lại nhân viên bán hàng đồng thời đũi lại tiền mặc dù trước đó y chưa hề trả tiền cho cửa hàng. Khi nhân viên bán hàng tuyên bố không trả vỡ lý do chưa được nhận tiền từ khách hàng thỡ K nói “nếu không trả, chiều nay sẽ cho đệ tử phá cửa hàng”, thỡ tội danh của K có thay đổi không? Hóy chứng minh
c. Giả sử số tiền trong túi là tiền giả và K dùng tiền đó để trả cho hiệu vàng Kim Quang. Do không kiểm tra nên nhân viên bán hàng không biết đó là tiền giả và đó trao hàng, nhận tiền thỡ tội danh của K là gỡ? Hóy chứng minh