Tu sĩ Chăm Bàlamôn gọi là paseh, họ chuyên phục vụ các lễ
nghi cúng tế cho tín đồ Chăm theo Bàlamôn như các lễ nghi
đền tháp, đám tang, lễ nhập kút. Hàng ngũ tu sĩ paseh có
nhiều thứ bậc khác nhau như paseh đung akuak (tu sĩ mới tập
sự), paseh lyah (cấp thứ hai), paseh luah (cấp thứ ba), pô bac
(phó cả sư) và cuối cùng là pô Adhia (chức cả sư)- người giữ
chức vụ cao nhất trong hàng ngũ paseh.
12 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trang phục chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng Chăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang phục chức sắc tôn
giáo, tín ngưỡng Chăm
Trang phục tu sĩ Bàlamôn Chăm:
Tu sĩ Chăm Bàlamôn gọi là paseh, họ chuyên phục vụ các lễ
nghi cúng tế cho tín đồ Chăm theo Bàlamôn như các lễ nghi
đền tháp, đám tang, lễ nhập kút... Hàng ngũ tu sĩ paseh có
nhiều thứ bậc khác nhau như paseh đung akuak (tu sĩ mới tập
sự), paseh lyah (cấp thứ hai), paseh luah (cấp thứ ba), pô bac
(phó cả sư) và cuối cùng là pô Adhia (chức cả sư)- người giữ
chức vụ cao nhất trong hàng ngũ paseh.
Tầng lớp paseh này có sắc phục riêng và mỗi cấp bậc của tu
sĩ paseh đều thể hiện những chi tiết khác nhau trên bộ phận
của trang phục. Pô Adhia (cả sư) mặc áo trắng, mặt váy, buột
dây lưng và khăn đội đầu. Áo pô Adhia là loại vải màu trắng,
mặc dài qua đầu gối, dệt bằng vải thô không có hoa văn, vải
may thụng được ghép lại bởi 6 mảnh vải (hai mảnh vải thân
trước, hai mảnh vải thân sau, hai mảnh vải ống tay): áo
không xẻ tà, không mặc chui đầu mà khi mặc hai phần thân
được xếp chồng lên nhau, rồi buột dây vải ở hông và gần
phía ngực trái. Áo này người Chăm gọi là áo “Aw tikuak”.
Tu sĩ Adhia mặc áo váy hở màu trắng. Khăn mặc có may cạp
váy là loại hoa văn hình rồng. Pô Adhia (cả sư) còn buộc dây
thắt lưng dệt hoa văn hai mặt, như các loại hoa văn hình quả
trám, hoa văn chân chó, hoa văn neo thuyền. Loại cạp váy
dây lưng này để dành cho chức sắc pô Adhia, vua chúa tu sĩ
cấp dưới và dân thường.
Pô Adhia đội đầu bằng khăn hai loại khăn: khăn “puah” và
“khan mưham taibi”. Đây là loại khăn dài màu trắng có hai
tua vải đỏ, có cạp vải, may viền ở hai đầu và dệt hoa văn.
Đây là loại khăn chỉ dành riêng cho giới chức sắc và tu sĩ.
Cùng với áo, khăn đội đầu, váy, dây lưng, còn có đeo khăn
đỏ, và bốn túi nhỏ hình âm vật trước ngực (tượng trưng cho
âm) để đựng trầu cau, thuốc hút.
Cách mặc áo , váy buột lưng, quấn khăn của tu sĩ Bàlamôn
cũng tương tự như cách mặc áo váy của người đàn ông bình
dân đã trình bày trên.
Nói chung trang phục của pô Adhia (cả sư) là tiêu biểu cho tu
sĩ đạo Bàlamôn. Các trang phục của tu sĩ cấp dưới Paseh cơ
bản đều giống trang phục của Pô Adhia nhưng chỉ khác và
phân biệt được với nhau ở chỗ là áo của Pô Adhia, ống tay
được may hai lớp vải, còn tu sĩ bình thường chỉ được may
một lớp vải. Pô Adhia thì mặc váy có cạp váy hình rồng, thắt
dây lưng có hoa văn hai mặt nhiều hoa văn. Còn tu sĩ cấp
bình thường, mặc váy trơn, không có cạp váy và thắt dây
lưng có hoa văn thường như hoa văn quả trám, hoa văn con
thằn lằn...
Trang phục tu sĩ chăm Hồi giáo- Bà Ni:
Tu sĩ Chăm Hồi giáo Bà Ni gọi là Pô Achar, họ chuyên phục
vụ các lễ nghi cúng tế cho tín đồ theo đạo Hồi giáo – Bà Ni
như các lễ nghi ở thánh đường, đám tang, lễ cưới... Cũng
giống như tu sĩ Bà La Môn, hàng ngũ tu sĩ Achar có nhiều
thứ bậc khác nhau như: cấp Achar-jăm ak (tu sĩ mới tập sự),
khotip (cấp thứ hai), Imưm (phó cả sư) và cuối cùng là Pô
Gru (cả sư) – người giữ chức vụ cao nhất trong hàng ngũ
Achar.
ầng lớp Achar này có sắc phục riêng và mỗi cấp bậc của tu sĩ
Achar đều thể hiện những chi tiết khác nhau trên bộ phận của
trang phục. Pô gru Achar mặc áo dài phình rộng gọi là – Aw
tah, được ghép lại bằng sáu miếng vải với nhau. Áo Pô Gru
có xẻ ở trước thân áo, có may khuy cài trước ngực một
đường ngắn khoảng 15cm, còn từ dưới ngực đến chân thì để
hở. Áo Pô char có may ghép một mảnh vải màu trắng ở trước
ngực và phần trên của thân sau một loại hoa văn bốn cánh
hình cung nhọn, gợi nét hình vòm mái nhọn của thánh đường
Hồi giáo.
Pô char cũng mặc váy, buột thắt lưng như cả sư Bà La Môn
nhưng lại đội khăn loại khác. Pô Achar còn đeo một chùm
khăn đỏ ở trước ngực (tượng trưng cho dương vật – yếu tố
dương) và 4 túi nhỏ ở phía sau. Còn trang phục của các cấp
bậc trong hàng ngũ tu sĩ Hồi giáo Bà Ni thì cơ bản giống
nhau, chỉ có một số chi tiết khác nhau trên cạp váy, trên thắt
lưng. Cách phân biệt các cấp bậc trong hàng ngũ tu sĩ Hồi
giáo Bà Ni thì cơ bản giống nhau chỉ có một số chi tiết khác
nhau trên cạp váy, trên dây lưng. Cách phân biệt các cấp bậc
trong hàng ngũ tu sĩ Hồi giáo Bà Ni cũng tương tự như cách
phân biệt trên trang phục của tu sĩ Bàlamôn.
Nói chung trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni và tu sĩ
Bàlamôn ngoài những nét cơ bản giống ở váy, khăn đội đầu,
dây thắt lưng nó còn có một số chi tiết khác nhau mà dễ nhận
thấy nhất là: trang phục tu sĩ Hồi giáo Bà Ni có may ghép
hoa văn 4 cánh hình cung nhọn ở trước ngực, còn áo tu sĩ
Bàlamôn không có hoa văn. Tu sĩ Pô Char Hồi giáo có đeo
chùm khăn dài trước tượng trưng cho dương vật và tu sĩ
Bàlamôn thì trước ngực có đeo cái túi nhỏ tượng trưng âm
vật. Có thể nói trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni là nữa
phần của trang phục tu sĩ Chăm Bàlamôn và ngược lại. Và
ngay trong bản thân trang phục của tu sĩ cũng có hai phần:
Phần âm và phần dương. Trang phục của tu sĩ Hồi giáo Bà Ni
là tượng trưng cho nữ , nhưng trước ngực lại có đeo chùm vải
đỏ hình dương vật và đầu không để tóc tượng trưng cho nam.
Còn ngược lại, trang phục tu sĩ Chăm Bàlamôn là tượng
trưng cho nam, nhưng ở phía sau lại đeo túi hình âm vật và
đầu búi tóc tượng trưng cho nữ. Điều này biểu hiện yếu tố
lưỡng nghi trong trang phục Chăm là: trong âm có dương và
trong dương có âm. Giữa Chăm Bàlamôn và Chăm Hồi giáo
Bà Ni vừa là âm, vừa là dương, hội nhập chuyển hoá lẫn
nhau. Vì vậy giữa Chăm Hồi giáo Bà Ni và Chăm Bàlamôn
tuy hai nhưng vẫn là một.
Trang phục chức sắc tín ngưỡng Chăm:
Y phục Ong Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi):
Thầy Kadhar là thhày kéo đàn kanhi (đàn dây giống như đàn
nhị) hát những bài thánh ca để cúng lễ ở các đền tháp và lễ
nghi tín ngưỡng khác của người Chăm như lễ cúng ruộng, lễ
nhập kút... của người Chăm. Thầy kadhar có sắc phục tương
tự như cả sư Chăm Bàlamôn. Thầy kadhar mặc áo dài trắng,
mặc váy trắng viền hoa văn rồng, đầu đội khăn có tua đỏ, vai
vắt khăn đỏ và đeo túi.
Trang phục On-Ka-In (thầy bóng)
Ong ka in là thầy cúng tín ngưỡng dân gian Chăm, thường
múa phục vụ trong lễ cúng đầu năm Chăm... Trang phục ong
ka in cũng tương tự như trang phục đàn ông bình dân Chăm
là mặc áo “aw lah”, mặc khăn không có cạp váy và dây thắt
lưng bằng vải trắng thô không có hoa văn, chỉ khác ở chỗ là
ong ka in đội loại khăn có tua đỏ. Loại khăn đội giống chức
sắc tu sĩ tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo.
Trang phục muk Pajau (bà bóng):
Muk pajau là thường đi đôi với ông Kadhar chuyên phục vụ
lễ nghi tín ngưỡng Chăm. Muk pajau mặc loại “aw sah
kamey” tương tự như áo Kadhar như áo Pajau chỉ mặc ngắn
đến đầu gối. Áo được may bằng loại vải thô màu trắng có xẻ
một đường dài tư dưới nách phải dọc xuống theo thân áo và
một đường xẻ khác nằm xiên chồng lên phần thân áo trước
ngực tiếp giáp với phần cổ áo, tạo cho cổ áo thành hình trái
tim. Khi mặc áo, đường xẻ được kết dính lại với nhau bằng
dây vải buột chặt dưới nách và hông. Mu pajau còn thường
mặc áo dài phụ nữ Chăm trong nghi lễ nhưng áo đó phải là
màu trắng, hoặc mặc váy trắng có cạp váy dệt hoa văn ở hai
đầu váy gọi là “Biyor”, đầu đội khăn màu trắng có viền hoa
văn gọi là khăn “khan puah” và hai bên tai có đeo hoa tai có
đính tua vải màu đỏ gọi là “bruei”.
Trang phục On Mưduôn (thầy vỗ trống basanưng):
Ong Mưduôn thầy vỗ trống basanưng hát bài thánh ca và
điều khiển lễ Rija (lễ múa) của người Chăm. Ong Mưduôn có
sắc phục riêng. Mưduôn mặc áo dài màu trắng, cổ con, có xẻ
vạy dọc từ dưới nách bên phải chạy đến phần chân người
mặc. Từ nách áo bên phải lại xẻ một đường xiên ở ngực đến
chính giữa cổ áo. Những đường xẻ này khi mặc áo vào được
kết dính lại bằng hàng nút kết dính. Mưduôn mặc loại váy
thường và buộc dây lưng như đàn ông Chăm bình dân. Khăn
đội đầu là loại khăn trắng, có tua màu đỏ tương tự như khăn
các tu sĩ Chăm và một loại nữa là khăn trắng tua trắng gọi là
khăn “siep kabuak”.
Trang phục muk Rija (vũ sư):
Mu Rija là thường đi đôi với Ong Mưduôn chuyên phục vụ lễ
múa người Chăm gọi là lễ Rija. Mu Rija mặc loại “aw tuak
patih” được may bằng loại vải màu trắng tương tự như áo dài
truyền thống của phụ nữ Chăm. Muk Rija mặc váy “ khan
mbar jih”. Đây là loại váy màu đen, có cạp váy dệt hoa văn
viền ở xung quanh bìa váy, đầu đội khăn màu trắng, không có
hoa văn và hai bên có đeo hoa tai có đính tua màu đỏ.
Trang phục chức sắc tín ngưỡng Chăm, ngoài ông kadhar, On
Mưduôn, thầy Ka in, Muk pajau, Muk Rija... thì còn có trang
phục của thầy cúng (Gru tiap bhut, tiap kalơn) và trang phục
của Muk buh (bà đơm cơm phục vụ lễ). Tuy nhiên trang của
thầy cúng là giống như trang phục của đàn ông bình dân
Chăm, nhưng chỉ khác là trang phục thầy cúng mặc màu
trắng không được mặc áo màu. Tương tự như vậy trang phục
của Muk buk cũng giống như Muk Payau bà bóng không
khác nhau mấy, cũng là mặc áo Sah kamey hoặc áo dài Chăm
màu trắng, mặc áo váy có cạp hoa văn Biyon, đội khăn tuak.
Chỉ có Muk Buk đạo Hồi giáo Bà Ni thì trang phục giống
như trang phục của phụ nữ bình dân Chăm nhưng chỉ được
mặc một màu trắng và đội khăn “mbram” giống như phụ nữ
Hồi giáo Bà Ni.