Trang phục Hàn Quốc qua các thời kì lịch sử

1. Trang phục thời thượng cổ. Dân tộc HQ thuộc chủng người Mông Cổ, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai, sinh hoạt theo hình thức hái lượm, sống trên lưng ngựa của các dân tộc du mục phương bắc. Trang phục của dân tộc Hàn được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên tam hàn tứ ôn (ba ngày lạnh, bốn ngày nóng) thuộc kiểu đới á hàn, kết hợp với ảnh hưởng của dòng thống dân du mục phương bắc. Cấu trúc cơ bản của trang phục được chia thành các phần cơ bản là mũ, áo, áo khoác, quần, giầy. Trang phục của người dân ở thời kỳ đá mới được chia ra làm hai phần là trên dưới rõ ràng gồm áo và quần. Hình thức trang phục này giống với trang phục của người Sai (tiếng Hy lạp là Scythians) ở thời kì đồ đồng. Trung Quốc gọi trang phục của người Sai là ‘Ho bok’ (胡服 - Hồ phục) và có thể tìm thấy hình ảnh của những bộ trang phục này trên các bắc bích họa trên trần mộ của Goguryo. Trên bức bích họa ‘Moo Yong Chong’ (舞踊塚 - Vũ Dũng Trủng) có thể thấy người trong tranh mặc những bộ quần áo có hình thức tương tự với người Sai, điều này cho thấy cách ăn vận của người dân bán đảo Hàn xưa kia thuộc kiểu trang phục của các dân tộc phương bắc. Dạng trang phục này phù hợp với khí hậu, đồng thời lại vừa vặn với người nên rất tiện dụng và năng động.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trang phục Hàn Quốc qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 285 TRANG PHỤC HÀN QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ SVTH: Bùi Thị Thuỳ Vân, Phạm Thị Thiên Hương, Bùi Phương Thảo, Đoàn Vân Thùy, Nguyễn Bích Ngọc – Lớp 3H-10 GVHD: Nguyễn Nam Chi I. TRANG PHỤC HÀN QUỐC THEO DÒNG CHẢY LỊCH SỦ 1. Trang phục thời thượng cổ. Dân tộc HQ thuộc chủng người Mông Cổ, ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai, sinh hoạt theo hình thức hái lượm, sống trên lưng ngựa của các dân tộc du mục phương bắc. Trang phục của dân tộc Hàn được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên tam hàn tứ ôn (ba ngày lạnh, bốn ngày nóng) thuộc kiểu đới á hàn, kết hợp với ảnh hưởng của dòng thống dân du mục phương bắc. Cấu trúc cơ bản của trang phục được chia thành các phần cơ bản là mũ, áo, áo khoác, quần, giầy. Trang phục của người dân ở thời kỳ đá mới được chia ra làm hai phần là trên dưới rõ ràng gồm áo và quần. Hình thức trang phục này giống với trang phục của người Sai (tiếng Hy lạp là Scythians) ở thời kì đồ đồng. Trung Quốc gọi trang phục của người Sai là ‘Ho bok’ (胡服 - Hồ phục) và có thể tìm thấy hình ảnh của những bộ trang phục này trên các bắc bích họa trên trần mộ của Goguryo. Trên bức bích họa ‘Moo Yong Chong’ (舞踊塚 - Vũ Dũng Trủng) có thể thấy người trong tranh mặc những bộ quần áo có hình thức tương tự với người Sai, điều này cho thấy cách ăn vận của người dân bán đảo Hàn xưa kia thuộc kiểu trang phục của các dân tộc phương bắc. Dạng trang phục này phù hợp với khí hậu, đồng thời lại vừa vặn với người nên rất tiện dụng và năng động. 무용총[무용도] HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 286 무용총 [수렵도] Phần thân áo gọn gàng, mở sang hai bên hông, tay áo chật, phần quần có ống chật. Ở HQ, cho đến tận thời Tam quốc vẫn ăn mặc theo hình thức Hồ phục này rồi dần chuyển sang mặc các loại áo rộng và to hơn, thể hiện sự tiếp nhận văn hóa của người Hán ở Trung Quốc. Ngoài ra, trải qua quá trình tiếp xúc với những người dân bản địa Trung Quốc, tộc Mãn Châu cùng dân du mục ở Tây Vực đã khiến cho người dân trên bán đảo Hàn tiếp nhận đồng thời cả văn hóa của người Hán và văn hóa Tây Vực. Tài liệu về trang phục của thời kì này có thể tham khảo được qua vài lát cắt sử liệu của phía Trung Quốc hay những bức bích họa cổ. Tóc của đàn ông được búi cao trên đỉnh đầu còn tóc của phụ nữ cũng được búi cao và để thả lại một phần phía sau, còn thiếu nữ thì để thả tóc sau lưng. Đồ trang sức thời bấy giờ phổ biến có dây chuyền và khuyên tai, ngoài ra các vòng cổ xâu bi cũng rất được quý trọng. Người dân thời bấy giờ cực kỳ thích mặc đồ màu trắng, và đi giày làm từ da của súc vật. Họ làm cả áo khoác từ da của gia súc, mũ đội được trang trí bằng vàng bạc. Nếu nhà có tang thì cả gia đình sẽ mặc đồ trắng tinh, phụ nữ không đeo Garakji (đồ trang sức đeo trên ngón tay giống nhẫn ngày nay). Khi ra nước ngoài, họ sẽ mặc áo lụa có vẽ tranh và thêu hoa. (Nguồn: 빙일영문화재단 한국문화예술총서 _ 우리 생활 100 년 - 옷 _ 고부자 지음) 2. Trang phục thời Tam quốc Thời Tam Quốc, tại Triều Tiên (57 trước CN-668 CN) thì kiểu áo hai phần như ngày nay mới định hình. Người ta thấy trong những bức tranh cổ trong mộ Cao Câu Ly được trang trí với hình nam nữ đều mặc trung phục gồm có: quần bó, ngắn và áo ngang eo. Kiểu trang phục cổ xưa này đến nay hầu như vẫn không hề thay đổi. Phần áo phía trên (Yu) được mở ở phía trước và kéo dài xuống đến hông. Họ cố định trang phục bằng một chiếc thắt lưng. Phần áo phía dưới (Go) cũng dài đến bàn chân. Điểm đáng chú ý là vạt của Yu dường như ngược với cách người ta mặc Jeogori HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 287 hiện nay: ở thời Tam quốc là từ phải qua trái, trong khi ngày nay là từ trái qua phải. Sự thay đổi về hướng của vạt áo này xuất hiện sau giai đoạn giữa Goguryeo. Đến cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân bằng (Bajiburi) và áo chẽn có thắt lưng ở eo. Cũng thời kỳ này, chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc xuất hiện và chỉ dành cho hoàng tộc và các quan lại. Đó cũng là nguồn gốc của Kwanbok tức "quan phục" - trang phục của các quan lại. Áo choàng thường được mặc như trang phục thường ngày hoặc để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết lạnh. Điểm đặc biệt của trang phục trong thời kì này là cả đàn ông và phụ nữ đều mặc áo khoác dài qua thắt lưng, cổ áo cao và tay áo hẹp. Viền gấu tay áo, cổ áo và dưới vạt áo được nhấn bằng một màu khác với màu áo. Các áo mặc bên trong có cổ áo và tay áo giống với Jeogori. Ở thời đại này, các loại trang sức đã xuất hiện. Vòng cổ, khuyên tai, vòng đeo tay được chế tạo tinh xảo dành cho các tầng lớp trên trong xã hội. 3. Trang phục thời Silla thống nhất Bị ảnh hưởng bởi trang phục truyền thống của Silla và của đời nhà Đường Trung Quốc, một kiểu trang phục mới đã xuất hiện trong thời gian này. Những người thuộc tầng lớp cao, trong đó có nhà vua, mặc trang phục tương tự như nhà Đường của Trung Quốc trong khi trang phục truyền thống từ giai đoạn Tam Hàn thì vẫn được mặc bởi dân thường. 4. Trang phục thời kì Goryeo Quá trình thay đổi trang phục của thời Goryeo được chia làm 3 thời kì: thời kì thứ nhất thay đổi do sự ảnh hưởng của nhà Tống, thời kì thứ hai thay đổi do ảnh hưởng của trang phục Mông Cổ xâm nhập của nhà Minh Nguyên và thời kì thứ ba thay đổi do ảnh hưởng của nhà Minh. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 288 Những ảnh hưởng từ bên ngoài này chỉ đem đến sự thay đổi về quan phục. Trang phục thường dân thì không có sự khác biệt lớn so với thời Tam quốc. Trang phục thường dân chỉ có một số chi tiết thay đổi nhỏ: kiểu ống quần rộng, Jeokori(áo khoác ngoài) có chiều dài ngắn hơn và váy rộng hơn và đặc biệt là họ không được mặc trang phục làm bằng lụa hoặc tơ tằm. Đối với trang phục của nam giớicó thể thấy rằng trang phục nam giới thời kì này không có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Thời kì này quần được may ống rộng bằng các loại vải sợi, gai có hoa văn, khổ quần thường rộng để không bị dính vào người. Chiều dài của áo ngắn hơn, ống tay nhỏ hơn. Một bộ phận nhỏ nam giới thời này do chịu ảnh hưởng của phong cách Mông Cổ nên họ cạo đầu nhưng chỏm mào giữa đầu vẫn được giữ lại. Ngoài ra còn có Durumagi là trang phục mà các học giả thường mặc. Công nông thương nhân đều mặc áo vải trắng giống với áo này và có thắt đai bên trong. Nông dân hay thương nhân mặc áo dài trắng bên ngoài, trí thức có mũ chỏm, đai đen và giầy đen. Các phật tử mặc áo màu chàm. Quốc sư thì mặc áo cà sa với áo nâu song và trượng, khi mang đai đen thì đội thêm mũ vàng và đi giầy đính hạt. Đối với trang phục của nữ giới, Trang phục nữ giới thời kì này không có gì thay đổi so với thời Silla thống nhất. Mặc dù trang phục hoàng cung chịu ảnh hưởng từ Mông Cổ song trong tầng lớp dân chúng thì trang phục gần như vẫn không có biến đổi lớn. Chất liệu thường được dùng là vải sợi vào mùa hè và vải lụa vào mùa đông Phụ nữ chưa kết hôn thường mặc trang phục có màu vàng. Nhưng màu sắc thường được dung nhất là màu trắng. Họ thắt dây lưng có hình cây ô liu. Họ thường mang theo bên mình vòng ngọc và túi màu vàng sáng. Họ cho rắng càng có nhiều những thứ đó thì càng thể hiện được sự sang trọng, quý phái. Đồng thời phụ nữ cũng để kiểu tóc khác đi họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu. Jeogori(저고리): có thể thấy jeogori ngày càng ngắn đi, dây không còn nữa và ngắn hơn nhiều so với thời kì trước. Cánh tay áo có phần hơi lượn.Chiều dài của jeogori cũng dịch lên trên eo, sát lên trên ngực và được thắt thành nơ bằng một sợi dây ruy băng rộng bản. Váy: vào mùa thu và mùa đông, không phân biệt phu nhân hay phụ nữ thường dân đều mặc váy cam chủ đạo tối hoặc sẫm màu.Váy của các hoàng phi hay phu nhân được thêu trên nền vải màu hồng mà trên váy của phụ nữ thừơng không có. Từ đó màu hồng hay màu hồng cam được coi như màu may mắn của phụ nữ thời kì choseon.Váy trong mặc seongoon(선군) - đây là vật làm cho váy trông có vẻ rộng hơn, nó giống với váy tầng thời choseon. Chiếc váy ngoài dài 8 thước này dài đến mức có kéo lê xuống đất. Trang phục của tầng lớp quí tộc trong thời kì này có nhiều thay đổi hơn so với thường dân. Trước hết là trang phục của vua. Trang phục của vua bao gồm: công phục, thường phục, triều phụ, lễ phục. Công phục: Vua thường đội mũ ô sa, áo có ống tay rộng đồng thời có thắt lưng. Trên ống tay áo có họa tiết rồng và đi giày. Triều phục: ngoài trang phục thường ngày, đội mũ, đeo đai trong, áo liền thì mặc tơ tằm trắng. Lễ HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 289 phục: áo cửu ly, áo cửu trang đều là áo bong chỉ mặc trong lễ tế, gia lễ nên có cả vòng miện và trang phục đi kèm. Nhìn một cách tổng thể lế phục có vòng miện, áo bong, áo lót chỉ trắng, vạt trước, đai thắt, vớ trắng, nơ đỏ Trang phục của Hoàng phi cũng có khá nhiều thay đổi. Cuộc hôn nhân quốc gia với nhà Nguyên, công chúa Mông Cổ trở thành Hoàng Phi goryeo khiến trang phục cung đình chịu ảnh hưởng từ Mông Cổ. Trang phục có nhiều chi tiết màu đỏ, biểu tượng màu đăc trưng của đất nước Mông Cổ. Váy của Hoàng Phi được thêu trên nền vải hồng. Thời kì này cũng thấy sự xuất hiện trong họa tiết trên trang phục: chấm, hoa, mây, nước. Công phục của bách quan được chia làm 4 màu: cấp bậc trên lục phẩm là màu xám gụ, trung đơn kính màu nâu, donghangkyung màu xám, sochupu là màu xanh xám. Các quan phải đội mũ cánh chuồn, áo có ống tay rộng và đeo thắt lưng màu gụ xám. Dưới triều đại vua Cao Tông, vương triều goryeo chịu sự xâm lược của quân Mông Cổ nên chế độ quan phục đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong triều quan nhất phẩm mặc bộ Ngũ thường phục bất ly, dưới nhị phẩm đại thượng kính đến thập ngũ bộ mặc tam trường ngũ ly, còn tam phẩm tứ thập nhất mặc bộ vô ly. Mũ cánh chuồn vẫn được sử dụng và theo chế độ công phục tứ sắc của thời Quang Tông. Cấp bậc sắc phục có 4 màu: tím, cam, lam, lục. Hình 1: Trang phục của vua Hình 2: Trang phục của quan lại Hình 3: Trang phục hoàng gia Hình 4: Trang phục thường dân HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 290 5. Trang phục thời Joseon Trang phục của thời kì Joseon đã có những thay đổi lớn so với các giai đoạn lịch sử trước đó, song trang phục vẫn gồm có: áo khoác dài Po, áo lửng, tất, giày, mũ. Nữ giới mặc váy (chima), nam giới mặc quần (baji), ngoài ra còn có các phụ kiện đi kèm như: Norigae, Daenggi, Tteolijam, Dwilloji và Brinyeo dành cho nữ giới. Trang phục của thường dân: đối với nữ giới, họ mặc áo Jeogori - đây là loại áo có thân ngắn, tay dài, bên dưới mặc váy dài, phồng gọi là Chima, chân đi tất và mang hài. Chima mặc thường ngày không có điểm đặc biệt, song Jeogori được phân làm nhiều loại khác nhau. Đối với nam giới, họ mặc Po thay vì Jeogori, Baji thay cho Chima. Nếu như trang phục của thường dân cho thấy sự khác biệt lớn với trang phục của Trung Quốc, nhưng trang phục của quí tộc, đặc biệt là Vua vẫn còn mang ảnh hưởng của trang phục Trung Quốc (hình 5). Trang phục của Hoàng hậu có phần khác biệt hơn, được gọi là Jeok-ui, màu chủ đạo của trang phục này là màu xanh, áo dài, tay áo dài và rộng, trên viền tay áo màu đỏ được thêu hình Chim trĩ màu vàng (hình 6). Hình 5: Trang phục của vua Hình 6: Trang phục của Hoàng hậu Trong các dịp lễ lớn như: Lễ thành hôn, lễ mừng thọ hay lễ trưởng thành, người dân mặc các trang phục khác ngày thường. Ví dụ trong lễ trưởng thành của một người con gái, họ mặc Kyeryebok (hình 7), màu sắc trang phục rực rỡ và đội một chiếc vương niệm được trang trí tỉ mỉ, được gọi là (hình 8) Hình 7: Kyeryebok Hình 8: Jokdori HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 291 Trang phục của thời kì Jeseon cho thấy sự phân biệt về tầng lớp xã hội rất lớn qua các phụ kiện đi kèm theo trang phục. Ta có thể thấy điều đó qua sự đa dạng trong kiểu mũ của nam giới, các kiểu tóc, trâm cài tóc hay dây buộc tóc của nữ giới. Vào thời đại này, mũ được làm bằng nhiều chất liệu từ da động vật, lụa, lông đuôi ngựa cho đến tre, giấy, các loại giấy dầu. Chất liệu, kiểu dáng của mũ thể hiện địa vị của người đội, điển hình là Myeontyu-gwan hay còn gọi là Pyunchungwan là vương miện của vua đi kèm bộ lễ phục Myeonbok. Các dải dây mặt trước và sau của vương niệm được gọi là Yu, số lượng của những dải dây này thể hiện địa vị của người mặc. Mỗi một dải dây gồm có chín viên đá, trong đó năm viên màu xanh, đỏ, vàng, đen và trắng. Hoàng đế đội mũ với 12 dải dây, còn mũ của thái tử có 8 dải dây, cháu của vua được đội mũ với 7 dải dây.(hình ảnh). Hay những người nông dân chỉ đội Nongmo được làm từ tre để che mưa nắng. Đối với nữ giới, thay vì sự đa dạng của các kiểu mũ là sự phức tạp trong các kiểu tóc, trâm cài đầu, mũ miện trong các dịp quan trọng, trâm cài đầu, hay là Norigae. Vào các ngày thường, tóc của họ thường chỉ được bện lại hoặc búi đằng sau bằng 1 chiếc trâm đơn giản, còn với phụ nữ quíc tộc họ sử dụng kiểu Cheopji-meori, những người phụ nữ có chồng phải để một kiểu tóc khác gọi là Eonjeun-meori xuất hiện vào giữa thời đại Jeseon. Các kiểu tóc khác nhau được cố định bằng nhiều loại trâm cài tóc khác nhau. Trâm cài tóc được phân làm 3 loại chính: Tteolijam (hình 9): một loại trâm cài tóc hình bướm hoặc hoa được cài ở mỗi bên trên mái tóc của những người phụ nữ hoàng gia đã kết hôn; Dwakikoji (hình 10): không chỉ để cố định tóc mà còn được chưa làm 2 loại, loại có đầu nhọn để làm sạch các kẽ răng của lược và loại có đầu tròn hơn để ngoáy tai; Binyeo (hình 11): có hình dánh đơn giản là 1 thanh trụ tròn, có thể có họa tiết nổi ở một đầu hoặc chỉ là 1 cây trâm hình tre, bằng bạc được khác họa tiết. Ngoài ra, còn được làm bằng vàng, được gắn đôi chim Bong (loài chim trong truyền thuyết của Hàn quốc). Hình 9: Tteolijam Hình 10: Dwakikoji Hình 11:. Binyeo HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 292 Phụ nữ trong thời đại Jeseon đều đeo Nogeari - một loại trang sức được đeo trên áo Jeogori hoặc ở phần eo của Chima. Một Nogeari bao gồm 3 phần Ttidon, Kkeun và Sul. Nogeri được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, phần dây buộc chính được làm bằng lụa, phần thân được làm theo nhiều hình dạng khác nhau. Phần thân này thường được kết hình hoa hay cánh bướm được dùng cho dân thường, quí tộc hay người giàu thường dùng ngọc, đá quí, bạc để khác thành hình rùa, quả trứng, quả táo, hoặc các hình dạng khác, họ thường đeo Nogeari được trang trí tỉ mỉ bằng đá quí cho con mình. Nogeari có nhiều loại khác nhau, dựa vào số lượng Nogeari được cố định bằng Ttidon. Nogeari Một thành phần không thể thiếu của bộ trang phục đó là Beoseon – tất (hình 12) và Sinbal - giầy (hình 13). Tất được may bằng vải thô, chủ yếu giữ ấm cho chân và mắt cá chân, phụ thuộc vào cách khâu mà có các loại tất khác nhau có thể hoặc không có lớp đệm lót bên trong. Hình 12: Tất Giầy không chỉ làm chức năng bảo vệ chân hay trang trí trang phục mà nó còn là một dấu hiệu phân biệt tầng lớp xã hội. Loại giày xuất hiện từ phương bắc, được gọi là Hwa và có cổ cao, loại Li và Hye xuất xứ từ phương nam, có cổ ngắn. Ngoài phân loại giày theo đối tượng sử dụng, có thể phân loại theo mục đích sử dụng: giầy dùng trong các dịp lễ, giày dùng hàng ngày, giày dùng vào mùa đông, ngày mưa. Thông thường, giày của quí tộc được làm bằng da, lụa, có màu sắc vàng, đen hoặc nâu, nhưng trong HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 293 quốc tang, các học giả đeo Beakhwa (hình 13a) màu trắng được làm bằng da, hoặc vải. Gìay đi ngày thường là cổ thấp, để lộ toàn bộ mu bàn chân. Giày nam giới, học giả, quíc tộc hay người trong quân đội thường là màu đen, làm bằng da, và có mũi cong, trên giày học giả còn được trang trí ở phần mũi, với giày của phụ nữ, có Danghye được làm bằng lụa, có thêu hoa văn trên mũi và gót giày. Hàn quốc có mùa đông khắc nghiệt nên có các kiểu giày đi trên tuyết như Seobi (hình 13c), Dungeimisin (hình 13b) được làm bằng tre hay làm từ da để đi lúc trời mưa. Hình 13: a. Beakhwa b. Dungeimisin c. Seobi II. SỰ THAY ĐỔI NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG TRANG PHỤC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ Hàn Quốc là nước có khí hậu lạnh nên người ta mặc áo có nhiều lớp để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết. Hơn nữa áo gồm 2 phần sẽ phù hợp với đời sống thợ săn du mục và góp phần tạo nên vẻ đẹp cho bộ trang phục. Thời Tam Quốc, các loại trang sức đã xuất hiện là bởi thời kì này, người ta đã biết cách đúc, chạm khắc khá tinh xảo. Thời Silla tuy không phát triển về văn hóa nhưng lại là nước có truyền thống quân sự xung quanh các chiến sĩ được gọi là hwarang. Thoạt tiên Silla sát nhập khối Gaya, rồi liên minh với nhà Đường để thôn tính 2 nước còn lại là Baekjae và Goguryeo. Chính vì vậy, sự liên hệ với Trung Quốc ở thời kì này khá nhiều, đây là lí do vì sao trang phục truyền thống Hàn Quốc ở thời Tam Quốc bị ảnh hưởng bởi trang phục cổ của người Trung Quốc: khăn dài cho phụ nữ, áo khoác ngoài dài, các loại trâm cài tóc, những họa tiết trang trí tinh tế Thời Goryeo là thời kì có nhiều biến động trong lịch sử. Triều đình Goryeo đã lấy Phật giáo làm quốc giáo. Chính vì thế hệ tư tưởng của Phật giáo đã ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa của thời kì này đặc biệt là trong trang phục. Không chỉ vậy, các triều vua thời kì này cũng rất coi trọng Nho giáo và đạo Khổng. Nhiều trường học được lập ra trong đó Quốc Tử Giám được coi là trường duy nhất chịu sự quản lí trực tiếp của triều đình. Các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước thường xuyên được tổ chức, phong trào hiếu học từ đó cũng được phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong trang phục có sự phân biệt về đẳng cấp học vị cũng như địa vị trong xã hội. Tầng lớp lao động bình dân không được tự ý dùng chất liệu vải lụa hay tơ tằm, hay các màu thuộc vào chế độ công HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 294 phục tứ sắc. Đồng thời phụ nữ chủ yếu chỉ được phép mặc màu trắng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được phép mặc màu hồng nhạt hay xanh nhạt. Thời kì này, việc kết thân với Nhà Tống của Trung Quốc - quốc gia láng giềng này cũng ảnh hưởng phần nào đến trang phục của vương triều Goryeo. Các học giả mặc dooroomagi (một loại áo của Trung Quốc). Các công tử mặc jojoogoo với mũ bốn chỏm, đai cạnh đen, giày đen. Năm 1231 Mông Cổ tiến hành xâm lược Goryeo, đây là một phần trong kế hoạch bình định khu vực Đông Bắc Trung Quốc của nhà Mông Cổ. Bắt đầu từ thời vua Nguyên Tông, Goryeo chính thức trở thành thuộc quốc của nhà Nguyên. Đặc biệt với cuộc hôn nhân cấp quốc gia, công chúa Mông Cổ trở thành hoàng phi của Goryeo thì trang phục hoàng cung của Goryeo bị tác động bởi phong cách của Mông Cổ. Có thể thấy, trong thời đại Jeseon dù dựa trên những thành phần cơ bản nhưng bộ trang phục đã hoàn toàn thoát li được với các thời đại trước. Nếu ở thời đại Tam quốc hay Silla, sự khác nhau giữa các trang phục không nhiều, hơn thế mang nặng ảnh hướng của trang phục trung quốc. Màu sắc trong trang phục chỉ là những màu như xanh, tím, hồng trắng. Trang phục của các ngày lễ so với ngày thường ít có sự khác biệt, cho thấy đời sống tinh thần ít được quan tâm, văn hóa chưa đạt đến sự phát triển nở rộ. Song như những gì đã được trình bày tại phần 1, có thể thấy, thời đại Jeseon là minh chứng rõ ràng nhất cho sự đa dạng trong trang phục, một sự đột phá trong cách tư duy nhằm thoát li những ảnh hưởng của Trung quốc. Ví dụ kiểu dáng của trang phục dành cho hoàng hậu vào thời Jeseon với thời Silla khá giống nhau song có thể thấy trang phục của Hoàng hậu thời Jeseon có kèm theo các phụ kiện như đại lưng, hai bên vai áo được thêu ở hai bên vai áo, trước ngực là hình rồng, Bonghwang và Girin (một loại chim trong truyền thuyết của Trung quốc). Trang phục trong thời kì này có thể phân loại theo