Tránh rủi ro thường gặp trong hệ thống tự động hóa

Giảm rủi ro là vấn đề được đặt ra khi sử dụng hệ phân tích cho hệ thống tự động hóa. Vận hành máy móc theo nguyên tắc kĩ thuật nói chung hiệu quả hơn các phương pháp khác. Nó còn giúp đổi mới thông tin cũ và cung cấp những thông tin mới hàng đầu danh mục và một số công cụ quản lý dự án. Do đó hệ thống phân tích được các chuyên gia thiết kế chọn và lắp đặt trong hệ tự động hóa công nghiệp. Tuy nhiên các nhà phân tích tài năng nhất cũng không thể làm cho một hệ thống tự động hóa hoạt động chính xác mà không biết chức năng của chúng.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tránh rủi ro thường gặp trong hệ thống tự động hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tránh rủi ro thường gặp trong hệ thống tự động hóa Giảm rủi ro là vấn đề được đặt ra khi sử dụng hệ phân tích cho hệ thống tự động hóa. Vận hành máy móc theo nguyên tắc kĩ thuật nói chung hiệu quả hơn các phương pháp khác. Nó còn giúp đổi mới thông tin cũ và cung cấp những thông tin mới hàng đầu danh mục và một số công cụ quản lý dự án. Do đó hệ thống phân tích được các chuyên gia thiết kế chọn và lắp đặt trong hệ tự động hóa công nghiệp. Tuy nhiên các nhà phân tích tài năng nhất cũng không thể làm cho một hệ thống tự động hóa hoạt động chính xác mà không biết chức năng của chúng. Dean Streck, Giám đốc điều hành của tập đoàn VI Engineering cho rằng: “Xác định và lưu giữ các yêu cầu của người sử dụng là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của dự án. Chúng tôi thường nhắc nhở nhân viên của mình, những người đang ngày ngày thực hiện dự án, rằng họ phải xác định rõ mục tiêu họ đang thực hiện, cũng như khi bắt đầu dự án và khi kết thúc dự án phải chứng minh được họ đã đáp ứng được các yêu cầu người sử dụng một cách tốt nhất, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng nhất”. Các chuyên gia phân tích cho rằng: Một dự án qui định rõ việc đảm bảo các nhà phân tích và những bộ phận có liên quan thống nhất với nhau và làm việc có hiệu quả là rất cần thiết. Mỗi dự án phát triển tốt được phổ biến thông qua các qui trình vận hành tự động trong dây chuyền sản xuất tốt, đã được tích hợp với các hệ thống kiểm soát phân tích Assorcation sao cho phù hợp nhất. Phần còn lại của hệ thống hiển thị các bước thử nghiệm cần thiết cho kế hoạch. Một kĩ sư ở tập đoàn có thể làm giảm uy tín của công ty khi không giải quyết được những yêu cầu của khách hàng. Các nhà kinh doanh hoặc các kĩ sư, những người có trách nhiệm với việc hoàn thành công việc, phải dành lượng thời gian phù hợp để chăm sóc khách hàng như tìm hiểu và cung cấp các trang thiết bị, để đáp ứng nhu cầu khách hàng mong muốn và tiếp thu những đóng góp quan trọng góp phần hoàn thiện kế hoạch. Điều này không có nghĩa rằng anh ta phải thực hiện chính xác từng bước như trong kế hoạch đã đề ra nhưng tất cả các yếu tố chính của dự án phải được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Khi các thí nghiệm càng chính xác, thì theo lí thuyết hệ thống sẽ ít gặp rủi ro khi vận hành trên thực tế. Việc xây dựng một kế hoạch và đánh giá, lường trước rủi ro là chìa khóa cho sự thành công của bất kì dự án tự động hóa theo hệ thống nào. Trước khi bắt tay thực hiện dự án, hợp đồng là cơ sở để nhà sản xuất thực hiện, xác định rõ mỗi chi tiết, những hệ thống cần thiết lập và cài đặt sau này. Các chuyên gia phân tích, chỉ rõ mỗi rủi ro trong khi thực hiện đưa hệ thống vào sử dụng - những rủi ro do hoạch định , rủi ro do công nghệ, rủi ro vật chất, hay cả những rủi ro của khách hàng khi không cập nhật thông tin cần thiết cho họ. Hệ thống tích hợp có thể giảm bớt những rủi ro này khi sử dụng hệ tự động hóa cho những dự án với số lượng lớn. Nhà sản xuất sẽ thiết kế và xác lập các hệ thống tự động hóa tích hợp với các công nghệ cần thiết và có thể thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nếu cả hai vấn đề này đồng bộ với nhau thì dự án sẽ đem lại kết quả tốt. Nếu cả hai đều không đồng bộ, máy phân tích sẽ gặp rất nhiều trục trặc. Giải quyết vấn đề này sẽ mất rất nhiều thời gian và làm tăng chi phí, điều này sẽ rất bất lợi cho nhà sản xuất. Joel Langill, cố vấn chỉ huy đội ngũ kĩ sư tại Englobal Automation cũng đồng ý rằng: “Những rắc rối về công nghệ thường xuyên xảy ra khi áp dụng một hệ thống mới hay một phiên bản phần mềm mới. Hay chúng có thể là những rủi ro sử dụng công nghệ mới cho hệ thống điều khiển quá cũ kĩ.” Ông ấy bổ sung thêm: “Bất kì sự cố nào của dự án cũng cần phải được lấy dữ liệu chi tiết và bàn luận cụ thể nhằm giải quyết triệt để vấn đề đó, tránh những sự cố này trong các dự án sau. Một khi những vấn đề bất trắc này được làm sáng tỏ thì những hoạt động cần phải được thay đổi sao cho phù hợp với toàn bộ hệ thống. Từ đó các rủi ro này ngày càng được giảm thiểu dẫn tới kết quả tốt cho rất nhiều dự án, các công trình trước khi chuyển đến những bộ phận thuộc lĩnh vực khác”. Đối với các kế hoạch thử nghiệm, Langill muốn đi ngược lại quá trình, phân tích từ kết quả của dự án trở đi. Ông phát triển các thử nghiệm cuối cùng, các trang web hoạt động và các trang web kế hoạch lên trước, sau đó mới thiết kế phần còn lại và kiểm tra trong cả quá trình. Langill lưu ý: “Một trong những sai lầm thường gặp nhất của những dự án khổng lồ là chúng ta hầu như không quan tâm những vấn đề có liên quan đến thành phần tự động hóa. Đây là những vấn đề cuối cùng, cũng là những vấn đề then chốt không được chú ý cho đến khi hệ thông đi vào hoạt động. Kết quả này thường xuyên có trong các kế hoạch thử nghiệm, tuy nhiên chúng không được kiểm tra, rà soát về mọi mặt theo nguyên lí tự động hóa. Những vấn đề này được thực hiện bằng các hình thức khác gây tốn kém cho nhà sản xuất. Kĩ sư hệ thống và các nhà quản lý tổng hợp cho tập đoàn Huston của Optimation mô tả kế hoạch thử nghiệm của công ty này, thông qua các tài liệu thiết kế dự án sử dụng mô hình tích hợp hệ thống. Đây là phương pháp phát triển dự án đặc trưng nhất của công ty. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quá trình này xuất phát từ nhu cầu của người sử dụng. Ba giai đoạn của quá trình thử nghiệm này được hiển thị như trong hình vẽ. Khi dự án của bạn kết thúc, đột nhiên có một loạt sự cố tự xảy ra không lường trước. Đây chính là nguyên nhân gây cản trở công việc khi dự án đã được hoàn thành. Chính vì thế mà các trang web thử nghiệm cuối cùng rất quan trọng và cần thiết đối với người sử dụng, nhà sản xuất cho phép thử nghiệm các yêu cầu tương ứng về chức năng và các hệ thống tài liệu tương ứng với các thông số kĩ thuật trong thiết kế. Thường xuyên ghi chép số liệu dự án từ giả thiết cho đến khi thực hành trên thực tế, phân tích và kiểm tra phần mềm sử dụng. Những lập trình viên và những thao tác viên phạm sai lầm ngay từ khâu thiết kế, từ những dữ liệu cấu trúc chương trình trong giai đoạn thiết kế. Chương trình thử nghiệm (FAT) thử nghiệm thông qua phần mềm FRS (kiểm tra chức năng yêu cầu đặc điểm kĩ thuật) và FAT cũng rà soát những số liệu được lưu giữ trong hệ thống. Khi sử dụng chương trình FAT, bạn trả lời các câu hỏi do hệ thống đặt ra. Bất kì chỗ không phù hợp nào cần sửa chữa hoặc thay thế sao cho phù hợp với hệ thống sẽ được hiển thị thông qua một danh mục. Do đó những số liệu cần lưu trữ sẽ được giảm thiểu tối đa. Đây được coi là quy tắc vàng cho việc qui hoạch và quản lí dự án. Một hệ thống tích hợp không thể quản lí những vấn đề không liên quan. Quy tắc thứ hai là phải có khả năng khắc phục những sự cố hoặc những rủi ro trong hệ thống có ảnh hưởng đến kế hoạch. Nhiều khách hàng muốn giải quyết vấn đề ngay khi nó xuất hiện, đặc biệt là phải khắc phục vần đề và xử lí các sự cố một cách kịp thời theo kế hoạch.
Tài liệu liên quan