Trẻ tích cực học cách sản sinh ngôn ngữ như thế nào?

Tóm tắt. Trong quá trình học cách sản sinh ngôn ngữ, trẻ mầm non không hề thụ động chờ đợi người lớn dạy bảo. Trái lại, trẻ luôn tích cực thể hiện vai trò chủ động của bản thân mình trong việc học cách để sản sinh, tạo lập ngôn từ. Đầu tiên, trẻ bắt chước ngôn ngữ của người lớn một cách chọn lọc. Tiếp đó, trẻ luôn cố gắng sử dụng ngôn ngữ để học ngôn ngữ với ba chiến thuật: 1). Sử dụng câu hỏi với các từ nghi vấn chuyên dụng: Ai, gì, thế nào, ở đâu, khi nào.; 2). Chiến thuật “thử những giả định bằng ngôn ngữ”; 3). Sử dụng những phát âm gây liên tưởng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trẻ tích cực học cách sản sinh ngôn ngữ như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 100-105 This paper is available online at TRẺ TÍCH CỰC HỌC CÁCH SẢN SINH NGÔN NGỮ NHƯ THẾ NÀO? Đinh Thanh Tuyến Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong quá trình học cách sản sinh ngôn ngữ, trẻ mầm non không hề thụ động chờ đợi người lớn dạy bảo. Trái lại, trẻ luôn tích cực thể hiện vai trò chủ động của bản thân mình trong việc học cách để sản sinh, tạo lập ngôn từ. Đầu tiên, trẻ bắt chước ngôn ngữ của người lớn một cách chọn lọc. Tiếp đó, trẻ luôn cố gắng sử dụng ngôn ngữ để học ngôn ngữ với ba chiến thuật: 1). Sử dụng câu hỏi với các từ nghi vấn chuyên dụng: Ai, gì, thế nào, ở đâu, khi nào...; 2). Chiến thuật “thử những giả định bằng ngôn ngữ”; 3). Sử dụng những phát âm gây liên tưởng. Từ khóa: Trẻ em, sản sinh, ngôn ngữ, giao tiếp, chủ động, tích cực, bắt chước, chiến thuật. 1. Mở đầu Ở bài báo “Trẻ tích cực học cách nghe hiểu ngôn ngữ như thế nào?”, chúng tôi đã có dịp đề cập đến sự chủ động tích cực của trẻ trong việc học cách nghe hiểu ngôn ngữ với ba cách thức cơ bản như sau: 1). Tập trung vào mục đích chính của quá trình tương tác; 2). Lắng nghe ngôn ngữ đầu vào của người lớn một cách chọn lọc; 3). Phản hồi các thông điệp của người lớn. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới sự chủ động tích cực của trẻ ở một phương diện mới - phương diện sản sinh ngôn ngữ. Khi được một năm tuổi, bằng cách cho đi hay nhận lại đồ vật trong một vài tháng, trẻ đã có được một nền tảng kiến thức đáng kể về người và vật trong thế giới của chúng đồng thời phát triển dần khả năng kết nối giữa ngôn ngữ mà trẻ nghe được với những tri thức đó. Trẻ đã thực sự sẵn sàng bước sang giai đoạn tiếp theo trong việc học tập ngôn ngữ. Trẻ sẵn sàng bắt đầu sản sinh, tạo lập lời nói riêng của mình, và người lớn cũng trở nên sẵn sàng hơn nhằm giúp đỡ trẻ trong quá trình này. Trong thực tế, hầu hết các biện pháp mà người lớn đã sử dụng trong giai đoạn đầu lĩnh hội ngôn ngữ cũng rất hữu ích cho việc học nói về những điều đã hiểu của các bé khoảng 1 tuổi. Chúng ta biết rằng các em bé lắng nghe người lớn có chọn lọc. Đó là nhờ vào việc Received June 15, 2012. Accepted January 14, 2013. Contact Dinh Thanh Tuyen, e-mail address: thanhtuyenhue@gmail.com 100 Trẻ tích cực học cách sản sinh ngôn ngữ như thế nào? tập trung vào các từ và cụm từ mà người lớn nhấn mạnh, cường điệu, lặp lại, hoặc nhấn vào ở phần cuối của lời nói của họ. Nếu biện pháp này là một sự giúp đỡ hiệu quả khiến trẻ học cách hiểu ngôn ngữ cũng được xem là một chiến lược song song - lựa chọn bắt chước những từ, cụm từ đặc biệt nổi bật và cũng đồng thời là một chiến lược không kém hiệu quả cho việc học để sản sinh ngôn ngữ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Biện pháp 1: Bắt chước ngôn ngữ người lớn một cách có chọn lọc Hãy tưởng tượng một cảnh như sau: Bé An 15 tháng tuổi đang đi dạo chơi trong công viên với mẹ. An hào hứng chỉ một con chim trên thảm cỏ phía trước của họ. Mẹ An nhìn vào con chim và nói: "Ồ, con có thấy con chim không? Con chim đấy, con chim đấy?" Bé An sẽ trả lời mẹ như thế nào? Nhiều khả năng, nếu ai từng chăm sóc những đứa trẻ mới chập chững biết đi, có thể dự đoán được nhiều khả năng An sẽ đáp lại là “chim, chim” hay “chim đấy, chim đấy”. Đây có thể xem là những ví dụ tiêu biểu, quen thuộc của những tương tác được diễn ra nhiều lần mỗi ngày trong cuộc sống bận rộn của trẻ mới biết đi với những người chăm sóc của trẻ. Thông qua loại hình này với tương tác tự nhiên đó, trẻ nhỏ phát triển bình thường và học cách tạo ra ngôn ngữ văn hóa của chúng. Chúng ta hãy xem xét quá trình lĩnh hội ngôn ngữ trong cách giảng dạy - học tập ở ví dụ trên. Người lớn hiểu rằng các em bé không thể bắt đầu nói chuyện bằng cách thốt lên câu hoặc cụm từ dài, vì vậy họ cắt lời nói của mình ra thành những phần nhỏ - mang kích thước trẻ em. Trẻ em lắng nghe có chọn lọc ngôn ngữ này theo kích thước trẻ em và tận dụng sự giúp đỡ mà họ đang nhận được từ người lớn. Lúc đầu, em bé bắt chước những từ mà trẻ hiểu. Vì vậy, trẻ tìm hiểu tên của các thành viên gia đình, vật nuôi, và những hình ảnh trong những cuốn sách mà cha mẹ trò chuyện cùng với chúng hàng đêm. Trẻ cũng tìm hiểu các tên gọi cho các hành động phổ biến, chẳng hạn như chạy, ngã xuống và nhảy, và các trạng thái cơ thể khác nhau như đói, buồn ngủ hoặc bị bệnh. Trẻ cũng được học những thuật ngữ liên quan đến các trạng thái vật lý như ướt, ẩm, và nóng. Cho tới giờ, điều quan trọng là việc thấy được những từ ngữ đầu tiên trẻ em học và tìm hiểu được trong những tháng đầu tiên là những từ ngữ cho phép chúng liên tưởng đến con người, đồ vật và các trạng thái của môi trường quanh chúng. Trẻ em cũng sẽ bắt chước những từ đơn và các cụm từ ngắn có ích cho việc thể hiện hành động của chúng đối với mọi người, đặc biệt là những từ điều khiển hành vi của người khác như “dừng lại”, “không, là của tôi”, “nhìn kìa”, “đi mà”, “bế con(em/cháu/...)”, “đưa cho con(em/cháu/...)”, “giúp với”. Các bậc cha mẹ thường nói những câu đó để cho con cái mình bắt chước; “Bảo Bi dừng lại, nói với nó là... ‘đó là của tôi’.”, “Hãy hỏi mẹ thật lịch sự là ‘mẹ ơi giúp con với’ ”. Chỉ mất vài tháng cho những đứa trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi học các từ ngữ và các câu lịch sự cho việc thực hiện các loại hoạt động tập thể ở trong cái môi trường bé nhỏ của chúng. Giờ là lúc chúng phải tự luyện nói những điều dài hơn và đúng ngữ pháp. Kết quả là, cả những đứa trẻ và ba mẹ chúng đều bắt đầu điều chỉnh những nhu cầu này để trở thành một người sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. 101 Đinh Thanh Tuyến Như trên đã nói, các bậc cha mẹ trong các giai đoạn muộn hơn bắt đầu cố gắng chỉnh sửa lại những lỗi phát âm sai một cách nhẹ nhàng. Trẻ cũng bắt đầu biểu hiện việc làm thế nào để khiến cho cách phát âm dài hơn và nhiều hơn trong một câu với việc sử dụng tốt về mặt ngữ pháp. Chúng ta đã biết một số các cách thức mà người lớn hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ như là “sửa lỗi” và “mở rộng hơn” các phát ngôn của trẻ em. Trong giai đoạn này, cha mẹ trở nên thẳng thắn, trực tiếp hơn trong việc nói chuyện với con cái, và thường nói thẳng hơn trong những lúc sửa cách phát âm cho con cái đồng thời làm gương cho con cái những cách phát âm chuẩn. Ví dụ: Trẻ: (Trong lúc nhìn vào cái cốc không) “Bố ơi, nước hoa quả thêm” Bố: (Nhìn con mình và lấy chiếc cốc) “Là thêm nước hoa quả chứ?” Trẻ: (Với theo với bàn tay không) “Thêm nước hoa quả ạ!” Bố: (Mở hộp nước hoa quả và bắt đầu đổ) "Được rồi" nhưng nói "Bố giúp con" đi". Trẻ: “Bố giúp con, cho con thêm nước hoa quả” (Lấy chiếc cốc đã được đổ đầy) Trẻ em trong giai đoạn này sẽ bắt chước một cách có chọn lọc nguyên câu hay những phần đã được chỉnh sửa của câu mà người lớn đã sửa hoặc thêm vào cho chúng. Trẻ em muốn được học để sử dụng một điều kì diệu mang tên “giao tiếp”, và người lớn lại rất lo lắng để giúp chúng trở thành người giao tiếp thành thạo. Không còn nghi ngờ gì nữa trong việc sử dụng ngôn ngữ khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nó cho phép họ giao tiếp một cách hiệu quả và tác động tới nhau, thông qua việc giao tiếp bằng cách nói chuyện, kể cả khi họ không thấy nhau. 2.2. Biện pháp 2: Trẻ sử dụng ngôn ngữ để học ngôn ngữ Một khi trẻ em đã tiếp thu được ngôn ngữ ở một mức độ đầy đủ nhất định để hoạt động một cách phù hợp trong thế giới của chúng thì chúng sẽ tiếp tục sử dụng phần ngôn ngữ đã học để học nhiều thêm về chính ngôn ngữ đó. Trẻ em thường có 3 chiến thuật cơ bản để học ngôn ngữ như sau: 1). Chúng sử dụng những câu hỏi có từ để hỏi. Đó là các câu hỏi thuộc loạiWh questions: Ai, Cái gì, ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao; 2). Hình thành nên những giả định về việc làm thế nào để cấu trúc được cách phát âm của chúng và thử những giả định đó với người nghe là người lớn; 3). Tạo nên những cách phát âm gợi nên sự hưởng ứng của người khác. Cụ thể là: * Chiến thuật “Câu hỏi có từ để hỏi (Wh – Questions)”: Trẻ em thường học cách hỏi thật nhiều câu hỏi: “Cái gì đây?” “Ai đó?” “Bố đâu rồi?” và những câu hỏi quá quen thuộc “Vì sao?”. Các bậc cha mẹ thường trả lời câu hỏi bằng việc cung cấp những từ hoặc những gợi ý mà họ muốn, và cũng có thể sửa lỗi chính tả của câu hỏi luôn. Ví dụ: Trẻ: “Cái gì kia?” Cha/Mẹ: “Đó là cái xe cút kít. Người ta dùng nó để kéo đất đá hoặc nhiều thứ khác. Con nói thử ‘xe cút kít’ xem nào?” Trẻ: “Xe cút kít”. 102 Trẻ tích cực học cách sản sinh ngôn ngữ như thế nào? Cha/Mẹ: “Ừ, xe cút kít”. Trẻ: “Xe cút kít”. Trẻ: “Bố đâu rồi ạ?” Mẹ: “ Bố đi làm rồi”. Trẻ: “Bố làm việc ạ.” Bằng việc áp dụng chiến lược bắt chước có chọn lọc, trẻ em học từ mới và những hình thái ngữ pháp qua những tương tác như vậy. * Chiến thuật “Thử những giả định” (Hypothesis Testing): Vào những tháng đầu của việc luyện nói, trẻ em thường tạo nên những cách phát âm mà chúng không chắc chắn và thường tăng thêm âm điệu vào cuối các từ hoặc câu. Điều này khiến cho các từ hoặc câu nghe giống với một câu hỏi.Ví dụ: Trẻ: “Bố ở cơ quan?” Mẹ: “Đúng rồi, bố đang ở cơ quan. Bố đang làm việc ở cơ quan con ạ”. Trẻ: “Bố làm việc - cơ quan”. Trẻ: “Con có 3 xu?” Bố: “Đúng rồi, con có 3 xu - đây là 2 xu nữa. Giờ con có 5 xu rồi”. Trẻ: “Con có tới 5 xu”. Bố: “Đúng rồi - giỏi lắm”. Trẻ: [Nhìn vào quyển sách với chị mình] “Hổ?”. Chị: “Không phải, đó là con báo. Con hổ thì có sọc còn con báo thì có chấm bi. Thấy chưa? Đây là con hổ, còn con này là con báo”. Trẻ: [Chỉ vào bức tranh đúng] “Đây là báo”. “Kia là hổ”. Chị: “Đúng rồi, em thông minh lắm”. * Sự phát âm gây ra liên tưởng (Evocative Utterances): Như chúng ta đã thấy ở các ví dụ trên, trẻ em học được nhiều hơn về hệ thống ngôn ngữ thông qua sự khẳng định, sự chỉnh sửa và sự mở rộng của cách chúng phát âm mà được xây dựng thành sự đáp lại của người lớn với nhũng câu hỏi và những giả định của chúng. Trên thực tế, hầu hết những cách phát âm của trẻ em, kể cả những cái nghe không giống như là một câu hỏi, để phục vụ cho việc gợi nên sự đáp lại của người nghe lớn tuổi hơn. Những ý kiến phản hồi cùng một kiểu sẽ đi theo những quan điểm của trẻ em - nó là sự xác nhận hoặc là sửa lỗi hay mở rộng giống như một buổi phụ đạo nhỏ. Trong ví dụ ở trên, từ “con hổ” khi phát âm theo cách hạ âm ở cuối sẽ trở thành giống như là câu trả lời cho từ “con hổ” nếu phát âm cao hơn. Hơn nữa, chỉ đơn giản bằng việc nói thật nhiều, trẻ em chắc chắn rằng chúng sẽ có nhiều cơ hội để học về cấu trúc ngôn ngữ của nền văn hoá của chúng. Bằng việc nói thật nhiều, trẻ em thu hút thêm nhiều ý kiến phản hồi và nhiều mẫu những kiểu ngôn ngữ chuẩn và chính xác hơn để dùng diễn tả những ý kiến rất riêng của trẻ em. Hay nói cách khác, trẻ em nói càng nhiều thì khả năng nói của chúng sẽ càng tăng lên tốt hơn. Tại thời 103 Đinh Thanh Tuyến điểm phát triển này của trẻ, thì im lặng không phải là vàng. Những chiến thuật này bắt đầu sớm ở giai đoạn phát triển với tên gọi “giai đoạn một từ”, và chúng sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả hơn thông qua quá trình học ngôn ngữ. Trên thực thế, chúng ta vẫn dựa vào điều này kể cả khi đã trưởng thành. Ta không bao giờ ngừng học hỏi những điều tốt hơn và những ngôn ngữ hiệu quả hơn. Chúng ta có thể thấy rằng việc sử dụng ngôn ngữ để học các ngôn ngữ có thể phát triển nhanh chóng từ sau những năm của giai đoạn phát triển sớm của trẻ em. Ví dụ, sau khi chúng học đọc, trẻ em còn học thêm nhiều điều về ngôn ngữ qua những ngôn ngữ có trong sách vở. Giáo dục chính quy về các từ ngữ và luật của cú pháp giúp xác định cấu trúc ngôn ngữ được bắt đầu ở tại trường học. Chúng ta tiếp tục sử dụng những từ ngữ này để học những ngôn ngữ của chúng ta qua tuổi trưởng thành. Chúng ta dùng từ điển để học từ, và chúng ta nghe và đọc để học thêm những cách sử dụng từ đúng. Giai đoạn bùng nổ từ vựng (từ 1 tuổi đến 2 tuổi), Trong giai đoạn này, một cách rõ rệt, trẻ em đã xác định được vai trò của mình trong việc học ngôn ngữt: chúng lắng nghe, quan sát, bắt chước, và cố gắng vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Trẻ cũng biết mình có thể mong đợi điều gì từ sự hiệu chỉnh những kiểu mẫu thân thiện của người trưởng thành cho vật mô phỏng và mở rộng cách ăn nói nhỏ hoặc không tương xứng. Vào lúc đó, trẻ tiếp tục những cuộc vui chơi học ngôn ngữ. Trẻ thường có thể học một từ với một bài học lớn va duy trì việc sử dụng nó ngay lập tức. Việc học ngôn ngữ nhanh chóng được thực hiện bởi sự giúp đỡ của cha mẹ. Và bây giờ được hòa hợp tốt với các kiểu học của trẻ và biết chính xác hơn tạo từ để làm gì và những cụm từ trẻ có thể học được. Khi tiến hành trò chơi học ngôn ngữ, cha mẹ bắt đầu tìm hiểu cách nói ngôn ngữ của con em mình để dạy học được trôi chảy hơn. Ví dụ, cha mẹ tạo những câu hỏi kiểm tra con cái họ để xem ngữ pháp và từ vựng của con cái mình thế nào nhằm xử lí trong các tình huống đa dạng. Trẻ đã làm được điều đó sớm nhất từ khi còn ẵm ngửa, những người lớn cố gắng đáp ứng hiệu quả ngôn ngữ của trẻ một cách có kế hoạch và thật quả quyết. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần phải nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giúp trẻ tiếp cận với hệ thống ngôn ngữ văn hóa của cộng đồng dân tộc mình. Chúng ta biết rằng con trẻ chúng ta phải có một hệ thống ngôn ngữ đầy đủ nếu chúng định sống và thành công giữa bạn bè cùng trang lứa. Như vậy, cả người trưởng thành và trẻ em đều có cái bản năng và chiến lược học tập để tiến hành một cách thuận lợi giữa việc dạy và học của họ. Chúng ta thấy rằng chiến lược riêng của các bên là có tính chất bổ sung cho nhau. Đó là người lớn cư xử bằng những cách và cái giúp đứa trẻ có thể lĩnh hội được tất cả các yếu tố quan trọng của quá trình tương tác, của sự hiểu biết và của giao tiếp. Tiếp đến, những đứa trẻ này cư xử bằng những cách mà cho phép chúng thúc đẩy người lớn có thể sử dụng hành vi đạt mức độ cao nhất có thể. Trong những gia đình điển hình, những kiểu mẫu cư xử này là hợp tác, chân thành, có tính xây dựng giữa người lớn và trẻ em. Những người lớn rất vui thích khi nhìn những đứa trẻ của họ học và tham gia tích cực trong môi trường xã hội của họ. Những đứa bé 104 Trẻ tích cực học cách sản sinh ngôn ngữ như thế nào? được thúc đẩy cao để lập chương trình cho bộ não khỏe mạnh. Chúng cố gắng tìm kiếm những kinh nghiệm bằng cảm giác và xã hội. Chúng xử lý những kinh nghiệm này một cách năng động và tạo ra những nền tảng kiến thức độc đáo. Điều cơ bản, chúng tạo ra những ý tưởng của riêng chúng một cách năng động - nơi mà những nền tảng kiến thức mang tính cá nhân được xây dựng cẩn thận, được chứa trong hàng tỉ những nơ-ron thần kinh của trẻ. Tất nhiên cơ sở kiến thức này phản ánh chân thật thế giới của chúng và vì vậy nó chứa đựng nhiều kiến thức của người khác trong thế giới của chúng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận ra rằng không bao giờ hai người có y hệt một ý tưởng kinh nghiệm. Vì vậy, ý tưởng của một người là duy nhất và khác với bất kì người nào. 3. Kết luận Rõ ràng sự trao đổi qua lại về ngôn ngữ giữa trẻ em và những người lớn chăm sóc chúng có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự phát triển của trẻ. Cũng rất rõ ràng, những đứa trẻ khác nhau, tùy theo chất lượng trao đổi ngôn ngữ với những người lớn sẽ có kết quả phát triển ngôn ngữ khác nhau. Đây là lí do tại sao cả phát triển ngôn ngữ cần phải xem xét nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] James McLean &Lee K.McLean, 1999. How children learn languae. Singular Publishing Group, Inc, San Diego, London. [2] Đinh Hồng Thái, 2010. Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Đinh Thanh Tuyến, 2011. Phân chia giai đoạn phát triển ngôn ngữ theo chất lượng của giao tiếp - từ giai đoạn tiền ngôn ngữ đến giai đoạn đầu của giao tiếp ngôn ngữ. Tạp chí Giáo dục, số 258, kì 2, 3/2011. [3] Đinh Thanh Tuyến, 2011. Về ngôn ngữ giao tiếp với trẻ nhỏ. Tạp chí Giáo dục, số 270, kì 2, 9/2011. ABSTRACT Language production in Infants When children are learning a language, they do not passively wait for adults to teach them the language. To the contrary, children take an active role in language learning. First, children imitate adult language selectively. Then children typically use language to learn language as follows: 1) Using Wh-Questions, 2) Hypothesis Testing and 3) Evocative Utterances. 105