Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình)
và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục
địa phía Nam). Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào
năm 1987, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ, nhất là
trên thềm lục địa. Nhiều công ty đã phát hiện khí như Total ở vịnh Bắc Bộ, Shell
ở biển miền Trung, ONGC và BP ở bể trầm tích Nam Côn Sơn Tiềm năng về
khí trở nên rõ nét và việc khai thác tài nguyên khí một cách hiệu quả phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam những
nhiệm vụ mới mẻ. Việc khai thác và sử dụng khí đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể
từ nguồn cung cấp, hạ tầng kỹ thuật để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ khí (Gas chain).
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triển khai các đề án khí và lọc hóa dầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ
LỌC HÓA DẦU
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam 403
TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ LỌC HÓA DẦU
I. HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ PHÂN PHỐI KHÍ
1. Quy hoạch khí tổng thể (Gas Master Plan) đến năm 2010
Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình)
và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục
địa phía Nam). Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào
năm 1987, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ, nhất là
trên thềm lục địa. Nhiều công ty đã phát hiện khí như Total ở vịnh Bắc Bộ, Shell
ở biển miền Trung, ONGC và BP ở bể trầm tích Nam Côn Sơn… Tiềm năng về
khí trở nên rõ nét và việc khai thác tài nguyên khí một cách hiệu quả phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra cho ngành Dầu khí Việt Nam những
nhiệm vụ mới mẻ. Việc khai thác và sử dụng khí đòi hỏi cách tiếp cận tổng thể
từ nguồn cung cấp, hạ tầng kỹ thuật để vận chuyển đến thị trường tiêu thụ khí
(Gas chain). Do đó, Quy hoạch khí tổng thể đã được xây dựng với sự cộng tác
chặt chẽ của nhiều cơ quan Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Petrovietnam; Bộ
Công nghiệp; Bộ Tài chính; Văn phòng Chính phủ; Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường; Bộ Xây dựng; Ban Vật giá Chính phủ; Văn phòng Trung ương Đảng;
Viện Năng lượng…), 3 công ty Anh là BP, British Gas, Moth Ewbank Prece và một
công ty Mỹ là Mobil bằng nguồn tài trợ ODA của Chính phủ Vương quốc Anh và
200.000 USD của Mobil.
Bản Quy hoạch tổng thể đã đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về phát triển công
nghiệp khí Việt Nam cho giai đoạn 15 năm với nội dung chính như sau:
chöông
8
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam404
Phần thứ ba: TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM...
- Tiềm năng về khí của Việt Nam lớn hơn tiềm năng về dầu; các mỏ khí được
phân bổ trong cả nước, song tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích Nam Côn Sơn
và Sông Hồng.
- Công nghiệp khí Việt Nam nên phát triển theo vùng với thứ tự ưu tiên miền
Nam, miền Trung và miền Bắc.
- Nên xem xét khả năng xuất khẩu khí để có vốn phát triển công nghiệp khí
trong nước.
- Ngoài ra, bản Quy hoạch còn đề xuất các chính sách hỗ trợ sự phát triển
ngành công nghiệp khí Việt Nam nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ các
nguồn khí thiên nhiên.
Đây là bản Quy hoạch tổng thể về phát triển khí thiên nhiên đầu tiên ở Việt
Nam, được soạn thảo khá công phu, tập hợp được nhiều số liệu điều tra từ các
nguồn khác nhau trong nước, cũng như một số quan điểm, chính sách của các cơ
quan quản lý nhà nước. Nhiều cuộc họp trao đổi, thảo luận dưới sự chủ trì của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá cũng như Phó Thủ tướng Chính
phủ Trần Đức Lương đã được tổ chức trong hơn 2 năm (1994-1996). Riêng đối với
Petrovietnam, lần đầu tiên việc đánh giá tài nguyên dầu khí toàn thềm lục địa Việt
Nam được triển khai một cách khá bài bản và cập nhật được đầy đủ tài liệu vào
lúc đó (tài nguyên khí có thể thu hồi là 1.300 tỷ m3, có thể khai thác 15 tỷ m3/năm
vào năm 2010). Về mặt kinh tế, theo bản Quy hoạch này, giá khí cung cấp cho thị
trường từ 2 đến 3,5 USD cho 1 triệu BTU (theo giá năm 1996).
2. Đầu tư xây dựng các công trình thu gom, vận chuyển và chế biến khí
mỏ Bạch Hổ
Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã bắt đầu khai thác mỏ dầu Bạch Hổ từ
ngày 26-6-1986. Tại các giàn khai thác, cho đến năm 1995, khí đồng hành được
tách ra khỏi dầu thô với hệ số khí/dầu bình quân là 150 m3/tấn và được đốt bỏ
do chưa có điều kiện thu gom và vận chuyển vào bờ để sử dụng. Tính đến ngày
31-7-1990, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 3,95 triệu tấn
dầu thô và đốt bỏ 739 triệu m3 khí đồng hành. Riêng trong tháng 7-1990, lượng
khí đốt bỏ là trên 13,7 triệu m3 kèm theo 722 tấn condensat. Ngoài mỏ Bạch
Hổ, trong khu vực bể Cửu Long đã phát hiện mỏ Rồng và nhiều cấu tạo có triển
vọng chứa dầu khí lớn… Nếu không có biện pháp sớm thu gom và sử dụng khí
đồng hành, thì cùng với sự gia tăng khai thác dầu, lượng khí đồng hành phải đốt
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam 405
Chương 8: TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ...
bỏ sẽ ngày càng lớn, gây lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường. Do đó
ý tưởng thu gom, vận chuyển khí đồng hành vào bờ và sử dụng cho nền kinh tế
quốc dân đã hình thành.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 7-7-1988 của Bộ Chính trị nhấn mạnh: Nhanh
chóng lập phương án trước năm 1995 sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ và các
mỏ khác để sản xuất phân đạm, phát điện và phục vụ đời sống nhân dân.
2.1. Về sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ
Tại kỳ họp XI Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro ngày 21-10-1989,
Phía Việt Nam chính thức đề nghị được sử dụng khí đồng hành từ các mỏ của Xí
nghiệp Liên doanh Vietsovpetro mà không phải trả tiền. Ngày 3-1-1990, Trưởng
đoàn Phía Liên Xô B.A. Nikitin thông báo, Chính phủ Liên Xô đồng ý giao cho
Chính phủ Việt Nam thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ không phải
trả tiền cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro trừ phần khí sử dụng tại mỏ. Ngày
12-12-1990, sau một thời gian dài đàm phán, hai Phía Việt Nam và Liên Xô đã ký
Nghị định thư liên Chính phủ Việt - Xô, quy định: “từ ngày 1-1-1991, khí đồng hành
lấy lên trong quá trình khai thác dầu ngoài việc sử dụng cho các nhu cầu công nghệ
khai thác sẽ được giao cho Bên Việt Nam tại mỏ không phải trả tiền”1. Sự kiện này đã
tạo cơ sở để triển khai các bước tiếp theo về sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ.
Ngày 16-7-1991, hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp định sửa đổi về
tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam, trong
đó chính thức khẳng định khí đồng hành được lấy lên trong quá trình khai thác
dầu mà Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro không sử dụng cho nhu cầu công nghệ
được chuyển giao cho Phía Việt Nam tại mỏ không phải trả tiền. Trong trường hợp
phát hiện các mỏ khí hoặc condensat, việc đánh thuế sử dụng và phân chia sản
phẩm khai thác được sẽ là đối tượng của một thỏa thuận riêng của hai Bên.
2.2. Công ty Khí đốt Việt Nam (VietGas) và Dự án khí Bạch Hổ
Để triển khai thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý và phân phối khí, ngày
20-9-1990 Bộ Công nghiệp nặng đã ra quyết định thành lập Công ty Khí đốt thuộc
Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Giám đốc đầu tiên của Công ty Khí
đốt Việt Nam là ông Nguyễn Quang Hạp, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Kế hoạch
1. Nghị định thư về một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro trong
năm 1991 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Trần Lum, được ủy quyền của Bên Việt Nam và Thứ
trưởng thứ nhất Bộ Công nghiệp dầu Liên Xô B.A. Nikitin, được ủy quyền của Bên Liên Xô đã ký ngày
12-12-1990.
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam406
Phần thứ ba: TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM...
Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Năm 1998, trên cơ sở Công ty VietGas,
Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí - PVGC (sau trở thành Tổng
công ty Khí Việt Nam - PV Gas) đã được thành lập. Ngay sau khi thành lập, Công
ty Khí đốt Việt Nam đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ được Tổng công ty Dầu mỏ
và Khí đốt Việt Nam giao về lập và phối hợp triển khai các dự án khí.
Ban đầu do chưa có năng lực và kinh nghiệm thực tế, Tổng công ty Dầu mỏ
và Khí đốt Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng cho phép mời các công ty nước
ngoài tham gia liên doanh lập Dự án phát triển và sử dụng khí thiên nhiên ở
Việt Nam. Đã có 18 công ty nước ngoài hưởng ứng tham gia dự án (Pháp: Gaz
de France, SODEP…; Anh: BP Exploration, British Gas…; Nhật Bản: C’ITOH,
Nissho Iwai…; Đức: Liquid Gas International liên doanh với Manessman; Ấn
Độ: PEC; Bỉ: Tractebel; Niu Dilân: Gas Development Resource; Thái Lan: PTT;
Malaixia: Petronas; Đài Loan: CPIC; Hồng Kông: Search International Ltd; Mỹ: do
cấm vận nên Công ty CIREN đứng tên thay cho 10 công ty Mỹ). Trong năm 1991
và 1992, một số công ty dầu khí Nhật Bản, Pháp, Canađa, Thái Lan đã gửi Luận
chứng khả thi đề án khí đến Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. “Qua 2 vòng phân
tích so sánh lựa chọn và sau khi được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt, Tổng công
ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã chọn Tổ hợp Liquigas/SNC (Canađa) làm đối
tác liên doanh, và ngày 18-4-1992 hai Bên đã ký “Thoả thuận chung” và thảo luận
các văn bản để thành lập Liên doanh nhà máy khí hoá lỏng”1.
Ngày 17-6-1994, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công
ty Dầu khí Việt Nam đã ký Thỏa thuận khung (Heads of Agreement) về đề án
sử dụng khí đồng hành giữa Petrovietnam với Tổ hợp Công ty British Gas PLC
(Anh), Mitsui & Co., Ltd. (Nhật Bản) và TransCanada Pipelines Ltd. (Canađa).
Sau đó, trong quá trình đàm phán Hợp đồng thành lập liên doanh do các
điều kiện mà các đối tác nước ngoài đưa ra không được Phía Việt Nam chấp
thuận, các công ty nói trên đã không thể đi đến giai đoạn triển khai thực hiện
dự án. Tuy nhiên, quá trình trao đổi, đàm phán với các công ty nước ngoài đã
giúp các chuyên gia Việt Nam từng bước nâng cao trình độ; triển khai các hoạt
động hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp khí, như
với Viện Cố vấn Nhật Bản (JCI) lập bản nghiên cứu tiền khả thi đồng bộ từ thu
gom, vận chuyển, hoá lỏng và chế biến phân đạm (chi phí do Chính phủ Nhật
Bản tài trợ)…
1. Công văn số 1964/KT-KH ngày 9-11-1992 của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam gửi Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười về việc Báo cáo về đề án khí và đề án lọc dầu.
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam 407
Chương 8: TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ...
2.3. Về Luận chứng kinh tế - kỹ thuật “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí
Bạch Hổ - Thủ Đức”
Sau khi tìm hiểu các đề án của trên 30 công ty nước ngoài, Công ty Khí đốt
Việt Nam đã phối hợp với Viện Nghiên cứu khoa học và Thiết kế dầu khí biển
(NIPI) thuộc Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro và Viện Thiết kế Bộ Thương mại
tiến hành lập Luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho Hệ thống thu gom và vận chuyển
khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đến các hộ tiêu thụ trên đất liền. Chủ nhiệm dự án
là ông I.S. Oseredko, Chánh kỹ sư Viện NIPI. Bản Luận chứng đã được Công ty
Khí đốt Việt Nam hoàn thành và trình Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tại Công
văn số 423/KĐ ngày 15-8-1991.
Ngày 18-10-1991, Bộ Công nghiệp nặng đã tổ chức hội nghị xem xét Luận
chứng kinh tế - kỹ thuật “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ
Đức” do Thứ trưởng thứ nhất Lê Văn Dỹ và Thứ trưởng Lê Đình Quy chủ trì.
Tham dự có đại diện của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Năng lượng, Bộ Thương mại, Tổng công
Lễ ký Thỏa thuận khung (Heads of Agreement) đề án sử dụng khí đồng hành
mỏ Bạch Hổ giữa Petrovietnam với British Gas PLC, Mitsui & Co., Ltd. và
TransCanada Pipelines Ltd., tại Nhà hát lớn Hà Nội (ngày 17-6-1994)
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam408
Phần thứ ba: TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM...
ty Dầu khí Việt Nam… Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng1 và
Báo cáo kết quả thẩm tra của Hội đồng Thẩm định Nhà nước2, Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng đã phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật “Hệ thống thu gom và vận
chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức”3, với nội dung chính như sau:
Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức, bao gồm:
- Công trình thu gom khí tại mỏ Bạch Hổ.
- Trạm nén khí đầu mối tại mỏ Bạch Hổ.
- Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Thủ Đức.
- Trạm thu hồi condensat.
- Các công trình phụ trợ.
- Địa điểm xây dựng Hệ thống nói trên bao gồm: khu vực mỏ Bạch Hổ, tuyến
ống dẫn khí từ mỏ Bạch Hổ đến mũi Kỳ Vân (điểm tiếp bờ) dài 127 km, tuyến ống
dẫn khí Kỳ Vân - Bà Rịa - Thủ Đức dài 99 km.
- Công suất thiết kế của Hệ thống thu gom và vận chuyển là 1 tỷ m3/năm (có
dự phòng mở rộng lên 1,5 tỷ m3/năm).
- Các hộ tiêu thụ chính: các nhà máy điện tuốcbin khí trên tuyến Bà Rịa - Phú
Mỹ - Thủ Đức, nhà máy phân đạm, nhà máy tách khí hóa lỏng để xuất khẩu.
- Tổng vốn đầu tư tạm tính 162 triệu USD, trong đó ngoại tệ: 136 USD; tiền
Việt Nam: 268 tỷ đồng (quy đổi 26,8 triệu USD). Trước mắt Bộ Tài chính ứng
cho Tổng công ty Dầu khí 2 triệu USD để thuê thiết kế, đặt hàng thiết bị, thuê
chuyên gia cố vấn và kiểm tra chất lượng ống hiện có của Xí nghiệp Liên doanh
Vietsovpetro.
Thiết kế và thi công:
- Thiết kế gồm 2 giai đoạn: thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công.
- Thi công: Bộ Công nghiệp nặng thống nhất với Bộ Xây dựng trên cơ sở đề
nghị của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam lựa chọn đơn vị thi công thích hợp. Thời
hạn xây dựng công trình là 2 năm kể từ năm 1992.
1. Công văn số 2717/CNNg-XDCB ngày 5-9-1991 của Bộ Công nghiệp nặng.
2. Công văn số 1312/UBXDCB ngày 10-12-1991.
3. Quyết định số 07/CT ngày 7-1-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam 409
Chương 8: TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ...
- Tổ chức thực hiện: Cơ quan chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng để đưa công trình vào hoạt động đúng thời
hạn, bảo đảm chất lượng cao, tận dụng tối đa vật tư, thiết bị và năng lực xây dựng
trong nước.
Để nâng cao hiệu quả công trình, Bộ Công nghiệp nặng chỉ đạo Tổng công
ty Dầu khí Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan hữu quan triển
khai ngay việc lập Luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các công trình khác sử
dụng khí của công trình này (Nhà máy khí hóa lỏng, thu gom và đưa khí từ
các mỏ Rồng, Đại Hùng vào hệ thống xây dựng, Nhà máy phân đạm sử dụng
nguyên liệu khí, Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí). Đây là công
trình trọng điểm của Nhà nước, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan
có trách nhiệm giúp đỡ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hoàn thành tốt công
trình này.
Bản Luận chứng kinh tế - kỹ thuật ban đầu này là sơ bộ và chưa đầy đủ (mới
chỉ đề cập đến việc thu hồi chất lỏng condensat, chưa nói tới việc tách khí hoá lỏng
LPG). Sau này, trong quá trình thực hiện, bản Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã
được bổ sung hoàn chỉnh nhiều lần. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng đây là tài liệu hết
sức quan trọng, là cơ sở để Chính phủ Việt Nam ra quyết định đầu tư Hệ thống
thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức, là căn cứ để Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam triển khai thực hiện dự án, tạo tiền đề cho việc phát triển ngành công
nghiệp khí Việt Nam.
2.4. Về Thiết kế tổng thể “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ -
Thủ Đức”
Sau khi Luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt, bước triển khai tiếp theo
quy định của Nhà nước Việt Nam là lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán toàn bộ
công trình.
Do đây là dự án khí đầu tiên, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, các tổ chức thiết kế
trong nước chưa có kinh nghiệm nên một công ty thiết kế của Canađa là SNC-
Lavalin đã được mời đàm phán về việc lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Ngày 24-6-1992, Hợp đồng lập Thiết kế tổng thể công trình thu gom và vận
chuyển khí đồng hành Bạch Hổ - Thủ Đức đã được ký kết giữa Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam do Giám đốc Công ty Khí đốt Việt Nam Nguyễn Quang Hạp làm đại
diện, theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Hồ Sĩ Thoảng và Công ty SNC-Lavalin
của Canađa do ông L.V. Bruneider làm đại diện.
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam410
Phần thứ ba: TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM...
Phạm vi công việc thiết kế tổng thể:
- Thu thập các số liệu cơ sở;
- Khảo sát và nghiên cứu thiết kế tuyến ống cho toàn bộ Dự án.
Thiết kế tổng thể:
- Đường ống;
- Máy nén ngoài biển;
- Nhà máy LPG;
- Kho chứa và thiết bị bơm chuyển sản phẩm.
Mục đích thiết kế tổng thể:
- Tối ưu hóa thiết kế các hệ thống;
- Triển khai đầy đủ công tác thiết kế để có thể xác định chi phí cho thực hiện
Dự án và xác định phương pháp thực hiện Dự án.
- Triển khai đầy đủ công tác thiết kế để có thể làm cơ sở đấu thầu EPC xây
dựng Dự án.
Giá trị Hợp đồng là 3.016.000 USD. Trong số tiền này có 542.003 USD trả
cho Công ty Khí đốt Việt Nam về các công việc như thiết kế giàn chân đế ngoài
biển, khảo sát biển và chọn tuyến, khảo sát địa chất công trình… do Phó Giám
đốc Công ty Phạm Văn Kho, các chuyên viên Nguyễn Hùng, Nguyễn Đức Hoà,
Nguyễn Thị Vân, Đoàn Thiện Tích, Trần Văn Thục, Lê Công Giáo… thực hiện.
Theo Thiết kế tổng thể của SNC-Lavalin, Dự án sử dụng khí Bạch Hổ gồm các
hạng mục công trình sau:
- Giàn nén khí ngoài biển với 5 tổ nén khí, tổng công suất 8,1 tỷ m3 khí/năm,
tổng dự toán 140 triệu USD;
- Hệ thống đường ống với tổng chiều dài 195 km, trong đó có 115 km từ Bạch
Hổ đến Dinh Cố và 84 km từ Dinh Cố về Thủ Đức;
- Nhà máy xử lý khí tại Dinh Cố với tổng dự toán 80 triệu USD;
- Hệ thống cảng xuất khí hóa lỏng và condensat tại Thị Vải, tổng dự toán 46
triệu USD.
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam 411
Chương 8: TRIỂN KHAI CÁC ĐỀ ÁN KHÍ VÀ...
Phải nói rằng, đây là lần đầu tiên khái niệm “Thiết kế tổng thể” (FEED – Front-
End Engineering and Design) được sử dụng ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Hiệp và Trưởng phòng Xây dựng cơ bản của Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam Vũ Đình Chiến đã gặp Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước Đỗ Quốc Sam để trình bày sự khác nhau và giống nhau giữa “Thiết kế tổng
thể” và “Thiết kế kỹ thuật” của Liên Xô và Việt Nam cũng như chi phí thiết kế
được tính theo tỷ lệ phần trăm của chi phí xây lắp và thiết bị toàn bộ công trình
thay vì tính theo đơn giá thiết kế cho một đơn vị công suất như Quy định Đầu tư
Xây dựng cơ bản hiện hành.
Về tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho FEED, do nhà thiết kế SNC-Lavalin
(Canađa) và đối tác liên doanh không thể áp dụng tiêu chuẩn GOST-Liên Xô nên
Phía Việt Nam đã đề xuất áp dụng tiêu chuẩn của hãng Shell-Hà Lan (hiện đang
dùng ở Bắc Mỹ và châu Âu) và yêu cầu SNC-Lavalin cung cấp hầu như tất cả các
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công trình với trị giá khoảng 10.000 USD để
cung cấp cho Bộ Xây dựng làm căn cứ thẩm định và phê duyệt.
Một chi tiết nhỏ cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa hai hệ thống tiêu chuẩn Liên
Xô và phương Tây: hành lang đường ống dẫn khí. Theo tiêu chuẩn Liên Xô, chiều
rộng mỗi bên hành lang an toàn là 150 m; theo tiêu chuẩn Mỹ không có khái
niệm hành lang an toàn (safety corridor), vì an toàn phải được tính ngay trên vật
liệu và công nghệ chế tạo ống, hàn ống…
Đây cũng là cơ hội đầu tiên để Hội đồng Thẩm kế Nhà nước tiếp xúc với một
cách làm việc mới… Như vậy, có thể nói rằng, lĩnh vực xây dựng dầu khí và ngành
Xây dựng Việt Nam bắt đầu hội nhập với thế giới từ công trình này.
Để tư vấn cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Hội đồng Thẩm kế Nhà nước
tiến hành thẩm tra thiết kế tổng thể, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã ký hợp
đồng với Công ty Sofre Gaz (Pháp).
“Trong thời gian từ ngày 12-7-1993 đến ngày 30-7-1993, Hội đồng Thẩm kế Nhà
nước đã họp, nghe ông L.V. Bruneider - đại diện Công ty SNC-Lavalin trình bày
báo cáo về nội dung Thiết kế tổng thể. Quả thật là có nhiều vấn đề mới và “lạ” đối
với ta lúc bấy giờ! Ta đặt các câu hỏi có vẻ như kiểm tra, “quay” đối tác, nhưng
thực chất là để tìm hiểu, để “học”. Cũng phải đánh giá cao ông Bruneider rất
kiên trì, nhẫn nại “giải trình”; có lúc ông ta phải trần tình “đây là vấn đề bí mật
(know-how) của mỗi công ty, các ngài đã hỏi, tôi xin nói…”. Ngày 2-8-1993, ông
Bruneider tiếp tục làm việc với ông Hiệp và ông Chiến. Ngày 3-8-1993, Hội đồng
Thẩm kế Nhà nước ra thông báo bằng Văn bản số 73/HĐTK-TT, kết luận việc
xem xét “Dự thảo báo cáo Thiết kế tổng thể công trình thu gom và vận chuyển
Lòch söû ngaønh Daàu khí Vieät Nam412
Phần thứ ba: TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM...
khí Bạch Hổ - Thủ Đức”. Hai tháng rưỡi, sau khi sửa chữa và bổ sung từ ngày 18-
10-1993 đến ngày 27-10-1993, ông Bruneider trình bày Báo cáo cuối cùng của
Thiết kế tổng thể công trình “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ
Đức” trước Hội đồng Thẩm kế Nhà nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch
Hội đồng Nguyễn Mạnh Kiểm chủ trì”.
Sau khi có Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng Thẩm kế Nhà nước1, Thiết kế
tổng thể “Hệ thống thu gom và vận chuyển khí Bạch Hổ - Thủ Đức” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 05/TTg ngày 4-1-1