Triển vọng một số nền kinh tế châu á-Thái bình dương

Cuộc điều tra mới đây do hãng tin Reuters phối hợp với 10 công ty nghiên cứu kinh tếhàng đầu khu vực và thếgiới cho thấy, mặc dù phải gánh chịu những tác động bất lợi của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), cuộc chiến Iraq hồi đầu nǎm, và của các cuộc bầu cửtrong nước, phần lớn các nền kinh tế ởChâu A' - Thái Bình Dương vẫn có triển vọng phát triển khảquan với mức tǎng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2,2-2,6% nǎm nay và nǎm tới. Kinh tếÂ'n Độ được sẽtǎng trưởng mạnh trong nǎm nay và sang nǎm nhờthời tiết mưa nhiều trên diện rộng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tỷlệlãi suất thấp, tiêu dùng mạnh, khảnǎng kinh tếthếgiới phục hồi và chi tiêu đầu tưtǎng; GDP sẽ tǎng 6,8% trong nǎm nay và 6,5% trong nǎm tới, bỏxa mức tǎng 4,3% nǎm ngoái. Ngành nông nghiệp Â'n Độ- đóng góp khoảng 25% vào GDP và thu hút tới trên 70% lao động trong tổng dân sốhơn 1 tỷngười, có thể đạt mức tǎng trưởng 10% trong 2 quý cuối nǎm nay. Nhu cầu nội địa của Â'n Độtǎng đã thúc đẩy sản xuất trong nước và nhập khẩu tǎng theo.

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triển vọng một số nền kinh tế châu á-Thái bình dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIỂN VỌNG MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG Cuộc điều tra mới đây do hãng tin Reuters phối hợp với 10 công ty nghiên cứu kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới cho thấy, mặc dù phải gánh chịu những tác động bất lợi của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS), cuộc chiến Iraq hồi đầu nǎm, và của các cuộc bầu cử trong nước, phần lớn các nền kinh tế ở Châu A' - Thái Bình Dương vẫn có triển vọng phát triển khả quan với mức tǎng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 2,2-2,6% nǎm nay và nǎm tới. Kinh tế Â'n Độ được sẽ tǎng trưởng mạnh trong nǎm nay và sang nǎm nhờ thời tiết mưa nhiều trên diện rộng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lãi suất thấp, tiêu dùng mạnh, khả nǎng kinh tế thế giới phục hồi và chi tiêu đầu tư tǎng; GDP sẽ tǎng 6,8% trong nǎm nay và 6,5% trong nǎm tới, bỏ xa mức tǎng 4,3% nǎm ngoái. Ngành nông nghiệp Â'n Độ- đóng góp khoảng 25% vào GDP và thu hút tới trên 70% lao động trong tổng dân số hơn 1 tỷ người, có thể đạt mức tǎng trưởng 10% trong 2 quý cuối nǎm nay. Nhu cầu nội địa của Â'n Độ tǎng đã thúc đẩy sản xuất trong nước và nhập khẩu tǎng theo. Các nền kinh tế khác trong khu vực sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu sáng sủa hơn và nhu cầu tǎng. Kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn với nhịp độ 5,1% trong nǎm tới nhờ xuất khẩu tǎng. Mức tǎng trưởng nǎm nay có thể chỉ đạt 2,7%. Người tiêu dùng và doanh nghiệp ở Hàn Quốc vẫn chỉ chi tiêu dè dặt cho đến khi chắc chắn nền kinh tế thế giới phục hồi đủ mạnh để xua tan những mối lo ngại liên quan đến khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và những bất ổn trên chính trường trong nước. Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã hai lần cắt giảm lãi suất và tǎng chi ngân sách trong nǎm nay nhưng các doanh nghiệp trong nước vẫn lựa chọn cách thức chi trả tiền mặt cho các cổ đông hơn là tiếp tục đầu tư, còn người tiêu dùng thì tiếp tục đổ tiền vào thị trường nhà đất, vốn đã phát triển quá nóng, hơn là chi cho mua sắm. Trong 9 tháng đầu nǎm nay, xuất khẩu của Hàn Quốc tǎng 17,1% so với cùng kỳ nǎm ngoái, còn nhập khẩu tǎng 17,3%. Kinh tế Đài Loan cũng đang rũ bỏ những ảnh hưởng bất lợi của dịch bệnh SARS và cuộc chiến tại Iraq nhờ hoạt động xuất khẩu phát triển tốt, đặc biệt là sang Trung Quốc và Mỹ, cũng như dòng vốn cổ phần nước ngoài tǎng mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao gần mức kỷ lục và tình trạng giảm phát đang kìm hãm đà phục hồi kinh tế của vùng lãnh thổ này. GDP của Đài Loan dự đoán đạt mức tǎng 3,1% trong nǎm nay, so với dự đoán 2,7% của cuộc điều tra hồi tháng 7. Kinh tế Malaysia có thể tǎng trưởng 5,5% trong nǎm tới cũng nhờ hoạt động xuất khẩu và chi tiêu tiêu dùng tǎng. Trong nửa đầu nǎm nay, những sự kiện thế giới và sự phục hồi không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ đã buộc Malaysia phải "thắt lưng buộc bụng". Theo Hiệp hội Bán lẻ Malaysia, doanh số bán lẻ của nước này đã giảm 2,9% trong quý II/03 so với trước đó 1 nǎm, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu A' 1997 - 98. Malaysia đang tìm cách khuyến khích tiêu dùng trong nước để tạo động lực thúc đẩy tǎng trưởng và tránh dựa quá nhiều không vào chi tiêu công cộng. Để có thể đạt cân bằng ngân sách sớm nhất vào nǎm 2006, Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt tài chính từ 5,4% GDP nǎm 2003 xuống 3,3% GDP vào nǎm 2004. Bên cạnh hoạt động xuất khẩu, các cuộc bầu cử trong nước cũng là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế. Cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên ở Indonesia vào tháng 7/2004 tới có thể dẫn đến những bất ổn định chính trị, song cũng có tác dụng thúc đẩy tǎng trưởng và tiêu dùng. Kinh tế Indonesia được dự đoán tǎng trưởng 3,8% nǎm nay và 4,4% nǎm 2004, so với mức tǎng 3,7% nǎm 2002. Giới phân tích nhận định, chi tiêu tiêu dùng, thường chiếm khoảng 70% GDP của Indonesia, có thể giúp kinh tế nước này phát triển mạnh trong nǎm tới bởi sự gia tǎng chi tiêu cho bầu cử của chính phủ và các đảng phái chính trị. Trong khi đó, ở Philippines, tác động của các cuộc bầu cử khó lường trước được kết quả khiến các nhà kinh tế khó dự báo về tình hình kinh tế nước này. GDP của Philippines có thể sẽ tǎng 4,5% nǎm 2004, khá hơn so với mức dự đoán 4% cho nǎm nay. Nhiều công ty trong nước, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, đang hy vọng doanh số bán sẽ tǎng nhờ các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia, sẽ được tổ chức vào tháng 5/2004, do truyền thống tặng quà cho cử tri của các ứng cử viên. Tuy nhiên, triển vọng của những bất ổn chính trị sẽ khiến đầu tư nước ngoài giảm, chí ít là cho đến khi kết thúc bầu cử tổng thống, chưa kể thâm hụt ngân sách của chính phủ đang có dấu hiệu gia tǎng trở lại. Chính phủ Philippines đang cố gắng hạn chế thâm hụt ngân sách ở mức 197,8 tỷ peso (3,6 tỷ USD) nǎm 2004, giảm so với mục tiêu 202 tỷ peso nǎm nay, nhưng chi tiêu trước bầu cử có thể khiến mục tiêu này không thực hiện được. Hy vọng lớn cho xuất khẩu gia tǎng hiện đang được đặt vào triển vọng phục hồi chắc chắn của kinh tế Mỹ- thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines. Trong các nền kinh tế khu vực, Đặc khu hành chính Hồng Công có mức tǎng trưởng khiêm tốn nhất trong nǎm nay, trước khi phát triển mạnh trong nǎm tới, nhưng các vấn đề cǎn bản như giảm phát, sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết. GDP của Hồng Công dự đoán sẽ tǎng 2,2% nǎm nay, cao hơn mức dự đoán 1,4% hồi tháng 7. Giá tiêu dùng ở Hồng Công đã giảm liên tiếp trong 5 nǎm qua, có thể sẽ tiếp tục giảm 2,7% nǎm nay và giảm tiếp 1% nǎm tới. Những cải thiện thời kỳ hậu SARS và việc nới lỏng một số quy định đối với khách du lịch Trung Quốc đã giúp doanh số bán lẻ tǎng và thị trường bất động sản buồn tẻ của đặc khu này có thêm hy vọng. Tuy nhiên, chừng nào tỷ lệ thất nghiệp còn cao thì giá mua và giá thuê bất động sản vẫn phải chịu sức ép sụt giảm. Sự tǎng trưởng trở lại của xuất khẩu và du lịch sẽ giúp một nền kinh tế khác trong khu vực là U'c phát triển nhanh hơn trong 2 nǎm tới, với mức tǎng trưởng 3,3% trong tài khóa 2004 (kết thúc 30/6/2004), và 3,8% trong tài khóa 2005, so với 2,7% trong tài khóa 2003. Ngoài ra, U'c cũng sẽ được hưởng lợi từ việc đǎng cai Cúp Bóng Bầu dục Thế giới, giúp chi tiêu tǎng thêm 1 tỷ đô la U'c (689 triệu USD) và GDP tǎng thêm 0,1- 0,2%. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu giảm sút mạnh đã khiến nền kinh tế New Zealand chững lại. Tiêu dùng trong nước tǎng mạnh nhưng nhu cầu thế giới lại giảm khiến thâm hụt thương mại của nước này tǎng trong nǎm nay, lên tới 6 tỷ đôla New Zealand (3,6 tỷ USD), so với mức trung bình 4,7 tỷ đôla New Zealand trong 5 nǎm qua. Dự đoán, GDP của New Zealand sẽ tǎng 2,9% trong nǎm nay, cao hơn mức dự đoán hồi tháng 7, nhưng thấp hơn rất nhiều so với mức 4,4% của nǎm ngoái, nǎm phát triển mạnh nhất trong 7 nǎm qua. Nền kinh tế New Zealand đang mất đi đà phát triển. (Econet)