Triết học Mac - Lê nin - Chương III: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

C. Mác, Ph. Ăngghen: “ Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. V.I. Lênin: “ Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”.

ppt38 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3296 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chương III: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN C. Mác, Ph. Ăngghen: “ Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. V.I. Lênin: “ Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa”. NỘI DUNG TỰ HỌC1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về khái niệm giai cấp công nhân 2. Những nhân tố chủ quan ( bản thân giai cấp công nhân ) trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 3. Sự ra đời, đặc điểm và điều kiện giai cấp công nhân vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam 4. Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Những thay đổi về chất lượng của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản hiện nay có làm thay đổi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không ? Phê phán quan điểm tư sản đang tìm cách phủ định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ?2. Phân tích làm rõ sự sáng tạo trong xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam ? Hiện nay để hoàn thành trách nhiệm của mình Đảng Cộng sản phải chỉnh đốn và đổi mới sự lãnh đạo như thế nào ?I . KHÁI NIỆM GIAI CẤP CÔNG NHÂN-----1550----------1770--------1825--------1866---> Xưởng thợ----- CTTC---- ĐCN----------- CTCP (Người thợ) (Người VS – CNCTTC – CNHĐ) Sự khác nhau căn bản giữa xưởng thợ và công trường thủ công tư bản ? Giữa CTTC và nền đại công nghiệp cơ khí ? Lao động cá nhân + TLSX = SP cá nhân. Lao động của các cá nhân kết hợp trong một tổng cơ cấu = SP chung của các cá nhân. Giai cấp vô sản hình thành và phát triển trong lịch sử ? “ Sự tích lũy sơ bộ ban đầu mà lẽ ra phải gọi là sự tước đoạt ban đấu chẳng qua chỉ là một loạt quá trình lịch sử đã dẫn đến việc phá vỡ sự thông nhất ban đầu giữa người lao động và tư liệu lao động của người đó ( Nông dân và thợ thủ công ) Một sự tách rời người lao động ra khỏi tư liệu lao động được thực hiện thì sau tình trạng đó sẽ tự duy trì và tự sản xuất ra theo một quy mô luôn luôn mở rộng, cho tới khi một cuộc cách mạng mới và triệt để trong phương thức sản xuất thủ tiêu tình trạng đó và khôi phục lại sự thống nhất ban đầu dưới một hình thức lịch sử mới”. Giai cấp công nhân hiện đại ? Công trường thủ công là điểm xuất phát của cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất là sức lao động. Máy móc và đại công nghiệp là cuộc cách mạng tư liệu lao động. Sản phẩm của quá trình lịch sử của hai cuộc cách mạng này là: NHỮNG CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI, NHỮNG NGƯỜI VÔ SẢN . ( CN CÔNG NGHIỆP= CN THƯƠNG NGHIỆP= CN NÔNG NGHIỆP ) - Đặc tính chung nhất, là những người làm thuê hiện đại, không có tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động để sống; là những thành viên trong nền sản xuất và trao đổi của xã hội. Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công nên lao động của người công nhân mất hết tính độc lập.--->T-H- TLSX - SX CTTC, NM, CT->H--- - Sức lao động ( Tổ chức LĐXH ) TƯ BẢN ========== LAO ĐỘNG ( Giai cấp tư sản ) ( Giai cấp công nhân ) QHSX - tlsx LLSX - cclđ - tổ chức,ql - đtlđ - pp - sức lđ ------ T + t’ = H thị trường thế giới ( TB xã hội ) Tư bản, tự nó vốn dựa trên phương thức sản xuất xã hội đòi hỏi phải có sự tích tụ xã hội về tư liệu sản xuất và sức lao động, thì ở đây mang hình thái Tư bản xã hội. Sự vận động phát triển theo những quy luật nội tại : - Bản chất sự phát triển: Từ sự phát triển tính chất và trình độ của các yếu tố tạo thành lực lượng sản xuất xã hội; đòi hỏi thay đổi các mối quan hệ sản xuất tư bản tư nhân, để xác lập phương thức sản xuất mới. - Nguồn gốc sự phát triển là quy luật mâu thuẫn về lợi ích hai giai cấp cơ bản trong XH. Quá trình lịch sử – kinh tế TBCN nảy sinh và phát triển cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp: “Giai cấp tư sản, tức là tư bản mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại – tức giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản – cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”. “ Giống như bản thân tư bản được tái sản xuất ra với quy mô ngày càng lớn, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại cũng tái sinh ra những người công nhân không có của với quy mô ngày càng lớn hơn và với số lượng ngày càng đông hơn”. - Nhà tư bản quan tâm đến vấn đề gì ? - Người lao động quan tâm đến vấn đề gì ? - Nảy sinh mâu thuẫn nào ? -Cách giải quyết ? Giai cấp công nhân đấu tranh ngày lao động bình thường. “ Thời gian lao động tất yếu là cố định, lao động thặng dư là một đại lượng khả biến, nhưng trong những giới hạn nhất định; không bao giờ bằng không và không bao giờ kéo dài 24/24. Thời gian đó rất co giãn. Đòi hỏi kinh tế là ngày lao động không được dài quá cái giới hạn mà trong đó người công nhân bị hao mòn một cách bình thường thôi. Nhưng bình thường nghĩa là thế nào ? Ở đây nảy sinh mâu thuẫn và vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng sức mạnh. Từ đó nảy sinh cuộc đấu tranh vì ngày lao động bình thường giữa giai cấp công nhân và giai cấp các nhà tư bản. Nhà tư bản quan tâm đến việc làm cho ngày lao động càng dài càng tốt vì lợi nhuận của hắn; công nhân đấu tranh vì sức khỏe của mình, vì vài giờ nghỉ ngơi trong ngày của mình”. - Hình thức sự vận động phát triển, diễn ra theo quy luật phủ định cái phủ định. PTSX cá nhân – PTSX tư bản – PTSX xã hội “Cuộc cách mạng mới và triệt để trong phương thức sản suất thủ tiêu tình trạng tài sản xuất tư bản chủ nghĩa và khôi phục lại sự thống nhất ban đầu dưới một hình thức lịch sử mới”. Hình thức lịch sử mới của sự thống nhất ban đầu ? ( Lao động của các cá nhân liên hợp trên cơ sở cùng nhau chiếm hữu công cộng ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra. ) ĐẠI CÔNG NGHIỆP ĐỘNG LỰC - HỆ THỐNG MAY CÔNG TÁC => H (Công nhân bộ phân phải phục tùng sự hoạt động của máy) “ Trong tất cả các giai cấp đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Sự phát triển đại công nghiệp TBCN do quy luật nào tác động ? “ Khi sự phẫn nộ ngày càng tăng lên của giai cấp công nhân buộc nhà nước phải dùng bạo lực rút ngắn thời gian lao động và trước hết buộc công xưởng chính cống phải thực hành ngày lao động bình thường, tức là từ khi dứt khoát không thể tăng thêm việc sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động, thì tư bản hoàn toàn tự giác đem hết sức lực ra lao vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của hệ thống máy móc Một khối lượng lao động lớn hơn được ép vào trong một thời gian nhất định”. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NỀN ĐẠI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN GCCN- Tạo ra ưu thế cạnh tranh, làm phá sản nền sản xuất hàng hóa nhỏ – mở rộng nền tảng xã hội giai cấp CN. - Tăng số lượng giai cấp công nhân, tập hợp họ thành những khối quần chúng lớn; cho người ta thấy rõ các quá trính sản xuất xã hội của chính họ.- Cách mạng hóa đến tận gốc các quá trình kỹ thuật của lao động cũng như những tập đoàn xã hội. “ Về bản chất đại công nghiệp đòi hỏi phải có sự thay đổi lao động, sự di chuyển chức năng và tính cơ động của người công nhân; đòi hỏi con người phát triển toàn diện mà các chức năng xã hội khác nhau chỉ là phương thức hoạt động thay thế lẫn nhau”. - Tăng thêm phương tiện giao thông giúp cho sự đoàn kết công nhân được dễ dàng. - Hạ thấp điều kiện sinh hoạt của giai cấp công nhân. ( Tác động của quy luật tích lũy tư bản)“Công nhân công xưởng không những kỹ sư, thợ máy, thợ chính, thợ phụ mà cả giám đốc công xưởng, người đi chào hàng, những kẻ môi giới bán hàng, người giữ kho, người bảo vệ nói tóm lại tất cả mọi người chỉ trừ có chủ xưởng”. “Sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập, dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản tạo ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau”. Điều kiện sinh hoạt khách quan của giai cấp công nhân quy định: Họ chỉ có thể giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN --1550 CTTC-----------1825 ĐCN-----------HIỆN NAY TƯ BẢN – LAO ĐỘNG Giai cầp tư sản – Giai cấp công nhân - Giai cấp công nhân không ngừng hoạt động và trưởng thành về số lượng và chất lượng. - Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời, bằng nhiều hình thức cho đến khi bùng nổ cuộc cách mạng XHCN. - Cuộc vận động chính trị trong phong trào công nhân.TÍNH TẤT YẾU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẢNG CỘNG SẢN Do địa vị kinh tế – xã hội khách quan của giai cấp công nhân, không tự phát đem lại cho giai cấp này ý thức về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Để vươn tới trình độ giác ngộ về giai cấp, về sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải được lý luận của chủ nghĩa xã hội soi sáng. Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân. “ Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu: Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản. Tất cả các thế lực châu Âu cũ: Giáo Hoàng và Nga Hoàng, Méttécních và Ghidô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều liên hiệp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó”. HAI KẾT LUẬN RÚT RA: - CNCS ( phong trào công nhân ) được các thế lực châu thừa nhận. - Đã đến lúc những người cộng sản công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình. TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN - Cương lĩnh của ĐCS, nguyên lý tổng quát về mặt lý luận - Chỉ đạo hoạt động thực tiễn của phong trào công nhân. CNCSKH PHONG TRÀO CÔNG NHÂN = ĐẢNG CS ( G/c tự nó )----------- ( G/c vì nó ) MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN GCCN ============ Đ CS Đảng Cộng sản: - Là tổ chức chính trị cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu có trình độ lý luận cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và cả dân tộc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. - Là tổ chức biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc. Giai cấp công nhân: - Là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung lực lượng làm cho đảng tồn tại và lớn mạnh. TRẮC NGHIỆM 1) Phương thức lao động và phương thức sản xuất giống nhau: - Lao động cụ thể . - Lao động trừu tượng. - Hoạt động có mục đích của con người. - Ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động. 2) Tập đoàn xã hội nghĩa là “ Một tổ chức lao động xã hội”, do qúa trình nào tạo ra: - Sự phân công lao động trong công trường thủ công. - Hiệp tác giản đơn. - Nền sản xuất đại công nghiệp. - Phát triển của khoa học – công nghệ. 3) Giai cấp vô sản phát triển trong xã hội TBCN do: - Quá trình tích lũy nguyên thủy. - Bị bóc lột m. - Sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp. - Sự thống trị của giai cấp tư sản. 4) Công nhân công xưởng theo quan điểm của C. Mác gồm: - Giám đốc, kỹ sư. - Thợ máy, thợ chính, thợ phụ. - Ngươi chào hàng, người bán hàng. - Tất cả mọi người, trừ chủ xưởng. 5) Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cầp công nhân là: - Bị giai cầp tư sản bóc lột. - Sự phát triển nền sản xuất vật chất đại công nghiệp TBCN. - Cuộc đấu tranh kinh tế của giai cấp công nhân. - Cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. 6) Phong trào “ Hiến chương công nhân Anh”, với nội dung: - Đập phá máy móc. - Đình công, bãi công. - Đấu tranh kinh tế. - Đòi cải cách tuyển cứ. 7) Ngày 1/5 hàng năm, tiến hành lễ quốc tế của giai cầp vô sản được đưa ra trong: - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. - Hội liên hiệp lao động quốc tế 1864. - Hội liên hiệp công nhân quốc tế 1866. - Đại hội công nhân quốc tế Pari 1889. 8) Sự ra đời của ĐCS là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thường diễn ra ở: - Các nước thuộc địa nửa thuộc địa. - Cac nước phonh kiến. - Các nước tư bản. - Càc nước đang phát triển. 9. Đầu tranh chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam từ: - Khi thực dân Pháp xâm lược. - Khi giai cấp công nhân Việt Nam hình thành. - Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. - Cách mạng tháng tám thành công.