Như chúng ta biết, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong
đó có đổi mới tư duy lý luận, đề ra nhiệm vụ khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã
hội trong đó có triết học. Qua hơn 5 năm thực hiện đổi mới chúng ta đã đạt được
những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trong đó có đổi mới tư duy lý luận. Tuy
nhiên chiều sâu và tầm cỡ của công cuộc đổi mới cũng như tính khó khăn, phức tạp của
những vấn đề do thực tiễn thế giới và trong nước đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ
lực vượt bậc trong đổi mới tư duy lý luận, nhất là đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy
triết học mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
1. Từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi
mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được nhiều cái sai
trong nhận thức cũ về CNXH.
Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở
nước ta.
Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
34 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Mác -Lênin trong sự nghiệp đổi mới xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ldthieu sưu tầm 1
Triết học Mác -Lênin trong sự nghiệp đổi mới xã hội
Phó GS, Phó TS triết học Lê Hữu Nghĩa
Tạp chí Triết học tháng 6/1993
Như chúng ta biết, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong
đó có đổi mới tư duy lý luận, đề ra nhiệm vụ khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã
hội trong đó có triết học. Qua hơn 5 năm thực hiện đổi mới chúng ta đã đạt được
những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trong đó có đổi mới tư duy lý luận. Tuy
nhiên chiều sâu và tầm cỡ của công cuộc đổi mới cũng như tính khó khăn, phức tạp của
những vấn đề do thực tiễn thế giới và trong nước đặt ra đòi hỏi chúng ta phải có sự nỗ
lực vượt bậc trong đổi mới tư duy lý luận, nhất là đổi mới việc nghiên cứu và giảng dạy
triết học mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
1. Từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định trong đổi
mới tư duy lý luận. Cụ thể là:
Trong nhận thức về CNXH có nhiều điểm sáng tỏ hơn, thấy được nhiều cái sai
trong nhận thức cũ về CNXH.
Bước đầu hình thành các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở
nước ta.
Tư duy kinh tế có sự đổi mới quan trọng.
Triết học đã đóng góp nhất định vào kết quả chung trên đây của đổi mới tư duy lý luận.
Có thể nói, triết học đã tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư
duy lý luận, tư duy triết học, là hạt nhân lý luận cho sự hình thành tư duy mới về
CNXH, nhất là tư duy kinh tế và tư duy chính trị.
Trong thời gian qua, các nhà triết học đã đi sâu phân tích bản chất và nguyên nhân của
bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, làm sáng tỏ cơ sở
triết học của bài học mà Đại hội VI đã rút ra là "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan". Vấn đề biện chứng của thời kỳ
quá độ cũng đã được quan tâm nghiên cứu, nhất là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ
yếu của xã hội ta, qua đó góp phần làm sáng tỏ lý luận về CNXH và con đường đi lên
CNXH của nước ta, đóng góp vào xây dựng cương lĩnh mới của Đảng.
Trước sự phát triển mới của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới và
những thay đổi hiện nay của thời đại, giới triết học đã chú ý nghiên cứu bản chất và
hiệu quả xã hội có tính toàn cầu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, biện
chứng của thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cho quá trình đổi mới
xã hội ta. Đồng thời khi phê phán những sai lầm của bệnh giáo điều và bệnh kinh
nghiệm trong cán bộ ta thì những nguyên tắc phương pháp luận của tư duy mới - tư duy
biện chứng duy vật, vai trò của lý luận nhất là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và đổi
mới công tác lý luận cũng được chú ý trong nghiên cứu và giảng dạy triết học. Để phục
vụ trực tiếp cho sự nghiệp đổi mới xã hội ta như giải quyết vấn đề sở hữu, quan hệ giữa
các thành phần kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
Ldthieu sưu tầm 2
trị… giới triết học vừa qua cũng đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề như phép biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan, vấn đề dân chủ hóa. Vấn đề con người cũng đã thu hút
sự nghiên cứu của các nhà triết học và gắn liền với nó là những động lực hoạt động của
con người như nhu cầu, lợi ích… Những nghiên cứu trên đây góp phần vào đổi mới tư
duy lý luận về CNXH, hình thành mô hình CNXH của nước ta.
Để thực hiện những nghiên cứu trên đây, việc nghiên cứu và giảng dạy triết học từ Đại
hội VI đến nay đã có những đổi mới nhất định. Hoạt động nghiên cứu ít khuôn sáo hơn,
cởi mở hơn, mạnh dạn hơn, tính chất minh họa, xuôi chiều tô hồng đã giảm bớt, có thay
đổi đáng kể trong việc đánh giá các trào lưu triết học ngoài mácxít, đã chú ý hơn đến
quan điểm cá nhân và gắn hơn với thực tiễn của CNXH trong nghiên cứu. Những thay
đổi trên đây đã được phản ánh trên các Tạp chí, sách báo. Giữa các cơ quan nghiên cứu
triết học có sự phối hợp tốt hơn. Số cán bộ triết học có học hàm, học vị đã tăng lên
nhiều.
Công tác giảng dạy triết học có chuyển biến theo hướng đổi mới nội dung và phương
pháp dạy và học, khắc phục một bước – sự lạc hậu trên lĩnh vực này. Trước hết, đã đổi
mới bước đầu chương trình và sách giáo khoa triết học theo hướng tăng thêm nhiều
kiến thức lịch sử triết học, thống nhất CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, giảm bớt
việc trích kinh điển, trích nghị quyết giảm bớt việc minh họa các quan điểm chính trị
của Đảng chú ý gắn chặt hơn với thực tiễn của CNXH, với thời đại, chú ý khai thác
nhiều hơn ý nghĩa phương pháp luận của các quy luật, phạm trù của triết học Mác-
Lênin… Đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về chương trình triết học mới cho giảng viên
triết học trong hệ thống các trường đại học và các trường Đảng. Về phương pháp giảng
dạy, đã giảm bớt tính chất áp đặt, một chiều trong trình bày, tăng thêm tính gợi mở, khả
năng suy nghĩ độc lập sáng tạo cho người học. Có thể nói rằng trong hơn 5 năm đổi
mới, triết học đã phát huy vai trò của nó bằng hàng chục năm trước đây.
2. Như vậy là thực tiễn đổi mới ở nước ta những năm qua đã khẳng định vai trò của triết
học Mác-Lênin, khẳng định ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của nó. Chủ
nghĩa Mác-Lênin trong đó có triết học của nó cho đến nay vẫn là học thuyết tiến bộ
nhất, chưa một học thuyết nào có thể thay thế được, vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho nhận thức và hành động cách mạng của chúng ta, vẫn là vũ khí tinh thần của
giai cấp vô sản như Mác đã nói cách đây trên 150 năm
Sự nghiệp đổi mới với tính chất mới mẻ, khó khăn và phức tạp của nó đòi hỏi phải có lý
luận khoa học soi sáng. Sự khám phá về lý luận phải trở thành tiền đề và điều kiện cơ
bản làm cơ sở cho sự đổi mới trong hoạt động thực tiễn. Phải khắc phục tình trạng trước
đây thường vắng bóng lý luận khi thông qua những quyết định quan trọng và do vậy
buộc phải ra quyết định trên cơ sở thuần túy kinh nghiệm. Phải tạo cơ sở thế giới quan
khoa học, tạo niềm tin cho cán bộ, Đảng viên trong quá trình đổi mới theo định hướng
XHCN trước những biến động sâu sắc, đầy kịch tính của thời đại. Muốn vậy cần phải
có triết học khoa học. Không thể đổi mới thành công nếu thiếu mặt tư duy triết học sâu
sắc. Triết học Mác–Lênin chính là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho công
cuộc đổi mới của chúng ta.
Ldthieu sưu tầm 3
Nếu như chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là một khoa học về giải phóng và phát triển
con người và loài người thì biết học Mác-Lênin là triết lý của sự giải phóng đó. Triết
học là sự phản tư của thời đại, là sự nắm bắt thời cuộc bằng chiều sâu tư tưởng. Vì vậy
Engen khẳng định rằng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao lý luận thì phải có
triết học. Bởi vì triết học là cơ sở của mọi loại tư duy (tư duy kinh tế, tư duy chính trị,
tư duy văn hóa, tư duy pháp luật...). Triết học theo một nghĩa nào đó, là khoa học về tư
duy, là tư duy về tư duy. Tư duy triết học là chiết xuất, là tinh túy của tư duy lý luận. Vì
vậy triết học phải tự đổi mới mình và làm công cụ để đổi mới tư duy nói chung. Với ý
nghĩa đó thì trước hết phải đổi mới tư duy triết học chứ không phải là tư duy kinh tế.
Nhờ có tư duy triết học mácxit mới hiểu và phân tích được phép biện chứng của những
bước ngoặt, mới nắm bắt và xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có
trong cuộc sống như quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và xã hội, kinh tế và tư
tưởng, tập trung dân chủ, đổi mới và kế thừa, trung thành và sáng tạo… Và có như vậy
mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh cực đoan phiến diện và chủ nghĩa
chiết trung.
Thông qua triết học mà tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Engen,
năng lực tư duy lý luận chỉ là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý
luận phải có điều kiện và sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng
lực tư duy lý luận, đó chính là nghiên cứu triết học và lịch sử triết học. Hiện nay với sự
sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và Đông Âu, chủ nghĩa Mác-Lênin đang đứng
trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Không những kế thừa của chủ nghĩa Mác mà
có nhiều người mới ngày hôm qua đây còn được coi là người mácxít cũng ra sức xuyên
tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin không những lý luận về chủ nghĩa xã hội
khoa học, về kinh tế chính trị, mà cả về triết học, nhất là quan điểm duy vật lịch sử cũng
trở thành đối tượng phê phán, phủ nhận. Trong tình hình đó việc nắm vững phép biện
chứng mácxít lại càng quan trọng vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng, đồng thời là
công cụ để triết học tự bảo vệ mình và phát triển mình lên một giai đoạn mới trước
ngưỡng cửa thế kỷ XXI.
3. Trong những năm qua, như trên đã nói, triết học đã cổ sự đổi mới nhất định và đã
đóng góp vào quá trình đổi mới đất nước. Tuy nhiên điều đó mới là bước đầu và còn rất
hạn chế, cái đã có và cái cần phải có còn khoảng cách khá xa. Lý luận triết học vẫn còn
xa rời với cuộc sống, chưa nhạy cảm trước những biến đổi trong nước và trên thế giới.
Nhiều vấn đề triết học do cuộc sống đặt ra chưa có sự giải đáp thỏa đáng, vẫn còn có
những biểu hiện giáo điều và bảo thủ trong lý luận, hiểu biết vê lịch sử triết học và triết
học ngoài mácxít hiện đại còn ít ỏi, ít có những chuyên gia giỏi những người uyên bác
trong lĩnh vực triết học... Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều. Có phần do điều kiện
lịch sử khách quan, có phần do lãnh đạo, có phần do bàn thân các nhà triết học. Sắp tới
để phát huy mạnh mẽ và có hiệu qủa vai trò của triết học vào sự nghiệp đổi mới, cần
phải giải quyết các vấn đề sau đây:
- Triết học và thực tiễn: Phải tạo ra một bước ngoặt triết học hướng về thực tiễn, coi
trọng tổng kết thực tiễn và muốn vậy, phải tạo cơ chế liên hệ giữa các nhà triết học với
thực tiễn và phải có chế độ, chính sách, kinh phí thỏa đáng để đi thực tế. Người làm
triết học cần được thông tin tình hình trong nước và thế giới kịp thời, không vì khó
Ldthieu sưu tầm 4
khăn về tài chính mà cắt bỏ sách báo nước ngoài. Phải xóa bỏ tình trạng giới triết học
nước ta bị tách biệt với thế giới bằng cách tạo điều kiện nghiên cứu các tài liệu triết học
ở các nước tư bản và cho đi sang các nước đó để tìm hiểu tình hình đất nước họ và trao
đổi, tiếp xúc với giới triết học (cả mácxít và ngoài mácxít) ở đó.
- Triết học và chính trị: Chúng ta đã thấy tác hại của việc đồng nhất triết học với chính
trị, song đây là một mối quan hệ rất phức tạp và tế nhị đòi hỏi phải xử lý đúng đắn để
đảm bảo phát huy tính sáng tạo của người làm triết học theo định hướng chính trị đúng
đắn. Phải có cơ chế dân chủ trong nghiên cứu để cho nhà lý luận dám nói thật ý nghĩ
của mình mà không sợ bị "mất an toàn". Phải thật sự tự do tư tưởng trong nghiên cứu vì
không có tự do tư tưởng thì không có sáng tạo khoa học. Tất nhiên điều đó cũng đòi hỏi
người làm triết học phải có đầy đủ ý thức trách nhiệm công dân, ý thức trách nhiệm của
nhà khoa học chân chính, hơn nữa lại là trách nhiệm của nhà triết học mácxít.
- Xây dựng đội ngũ: Đội ngũ những người làm triết học nước ta vừa bị phân tán, xé lẻ,
vừa bị đóng cửa với thế giới bên ngoài, ít có đầu đàn và chuyên gia, cơ cấu mất cân đối
không đồng bộ, số người có học hàm và học vị còn ít (bình quân ở các trường Đại học
và Cao đẳng, chỉ có 0,45 phó Tiến sĩ khoa học Mác-Lênin cho một trường). Cần nhanh
chóng khắc phục tình trạng trên đây, nếu không sẽ rơi vào nguy cơ lý luận càng lạc hậu
hơn chứ không phải khắc phục được sự lạc hậu. Phải đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo
lại cán bộ triết học về nhiều phương diện khác nhau. Cần sớm khắc phục hậu quả của
quá trình tuyển chọn, đào tạo và sử dụng cán bộ triết học trước đây, không nên để kéo
dài tình trạng "quá độ” như hiện nay. Phải đi vào chính quy, đi vào bằng cấp mặc dù
không nên cường điệu bằng cấp. Phải mạnh dạn tuyển chọn những người trẻ tuổi nhưng
có khả năng tư duy lý luận để đào tạo lâu dài và tạo thành nòng cốt cho đội ngũ triết
học trong tương lai.
Ý nghĩa của phép biện chứng Heghen
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng Chuẩn
Tạp chí Triết học
Điều này là hoàn toàn hợp quy luật vì rằng nhiều vấn đề tuổi học hiện đại đã được đặt
ra ở các thời đại phát triển khác nhau xa xôi trước kia của triết học. Hơn bất cứ một
khoa học nào khác triết học kể cả các khuynh hướng mới về nguyên tắc đều đòi hỏi
phải dựa vào cội nguồn lịch sử kể từ khi mới hình thành và vào toàn bộ tiến trình phát
triển lịch sử của mình.
Nếu xem xét một cách cẩn thận và khoa học thì chúng ta thấy rằng các phạm trù cơ bản
của triết học vẫn giữ được ý nghĩa của chúng suốt nhiều thế kỷ mặc dù nội dung của
chúng có thể biến đổi và trở nên phong phú hơn rất nhiều. Các tác phẩm triết học lớn đã
tồn tại đã vượt qua được sự thẩm định hết sức nghiêm khắc của các thời đại và cho đến
hiện nay vẫn tiếp tục tỏ rõ vai trò của chúng trong đời sống trí tuệ của nhân loại.
Lịch sử đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng từ trước đến nay các học thuyết triết học có
ảnh hưởng nhất vốn là kết quả của sự sáng tạo cá nhân của những nhà triết học kiệt xuất
Ldthieu sưu tầm 5
bằng cách này hay cách khác ở mức độ này hay mức độ khác đều được phục hồi ở các
thời đại sau đó dù cho điều kiện lịch sử đã có những thay đổi rất lớn chẳng hạn đó là
học thuyết Platôn. học thuyết Arixtốt học thuyết R.Đêcáctơ học thuyết I.Cantơ học
thuyết G.Hêgen.v.v..
Trong nghiên cứu triết học cần hết sức chú ý một điều là không nên đi tìm hoặc quy ảnh
hưởng của một học thuyết triết học nào đó chỉ ở hoặc về một nhóm các đồ đệ trực tiếp
của nó nghĩa là vào một trường phái xác định nào đó. Và điều này cũng hoàn toàn đúng
với học thuyết của Hêgen. Chúng ta không cần phải mất công sức chứng minh việc triết
học Hêgen đã có ảnh hưởng vượt ra khỏi khuôn khổ của thuyết Hêgen ra sao tức là
khuôn khổ của một trường phái đã thừa nhận các tiền đề xuất phát của hệ thống triết
học Hêgen.
Xét một cách thật chặt chẽ thì học thuyết Hêgen hiện nay không phải là một trào lưu tư
tưởng triết học đáng kể. Mặc dù vậy sự quan tâm tới triết học Hêgen đặc biệt là số
lượng các công trình nghiên cứu về triết học không những không hề giảm bớt mà trái
lại còn tăng lên liên tục. Hơn thế nữa có một điều khá đặc biệt là các nhà nghiên cứu về
di sản triết học của Hêgen thường lại không phải là những người theo trường phái
Hêgen. Một điều nổi bật khác ở đây là cả các nhà duy tâm lẫn các nhà duy vật, cả
những người bảo vệ chủ nghĩa duy lý lẫn những người ủng hộ chủ nghĩa phi duy lý đều
tích cực nghiên cứu triết học Hêgen. Trong số các nhà triết học duy tâm lý giải triết học
Hêgen và cố gắng đồng hoá các tư tưởng của ông thì thậm chí chúng ta lại bắt gặp
những người cố gắng bảo vệ các khuynh hướng triết học hết sức xa lạ với học thuyết
Hêgen chẳng hạn chủ nghĩa hiện sinh. chủ nghĩa nhân cách triết học phân tích thần học
biện chứng.v.v..
Vậy thì điều gì ở trong học thuyết Hêgen đã và đang có sức cuốn hút các nhà tư tưởng
vốn theo đuổi những định hướng triết, học rất khác nhau đó đến như vậy?
Ldthieu sưu tầm 6
So sánh cái nhìn của Hegel và Marx về thực tại
Theo chúng tôi đặt vấn đề này ra là cần thiết để nhận thức cho đúng những nét đặc thù
của các trào lưu triết học khác nhau đồng thời cũng là để đánh giá chính xác hơn ý
nghĩa của triết học Hêgen đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nói chung một khi
chúng ta tính đến kinh nghiệm lịch sử từ lúc xuất hiện triết học đó cho đến hôm nay.
Đương nhiên khi xem xét các quan điểm của những nhà triết học nổi tiếng của các thời
đại trước đây tuyệt nhiên chúng ta không được tô vẽ không được hiện đại hoá các quan
điểm đó của họ.
Đồng thời chúng ta cũng không được ca ngợi không được biện hộ một chiều các quan
điềm đã lỗi thời hoặc bị hạn chế bởi nhừng điều kiện lịch sử hoặc những thiên kiến
đương thời. Muốn vậy phải biết phận biệt những gì là giá trị trong di sản triết học với
những sự xuyên tạc hoặc lý giải tuỳ tiện về di sản đó. Một mặt, khi xem xét di sản của
một nhà tư tưởng thì không bỏ qua những hạn chế lịch sử những khiếm khuyết và sai
lầm của nhà tư tưởng đó: những mặt khác chúng ta cần rút ra và nhấn mạnh những gì
trong di sản đó đã vượt qua được thử thách ngặt nghèo của thời gian đã trở thành một
khâu hữu ích trong quá trình phát triển của tư tưởng triết học.
Làm tốt được điều trên đây đối với triết học Hêgen không phải là dễ dàng. Bởi vì triết
học Hêgen không những quá đồ sộ quá bách khoa quá uyên bác về nhiều mặt mà còn
chứa đựng trong mình nó không ít những mâu thuẫn những xu hướng khác nhau kể cả
các xu hướng bài trừ nhau. Những cái đó một phần là nguyên cớ một phần cũng là căn
cứ cho những cách lý giải hết sức khác nhau đối với học thuyết, Hêgen.
Ldthieu sưu tầm 7
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêgen song không thể phủ
nhận được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông
chính là phép biện chứng mà thực chất đó là học thuyết về sự phát triển toàn diện với tư
cách là sự vận động tiến tới và sự chuyển hoá về chất, với tư cách là sự đi lên theo
thang bậc lôgíc có tuần tự về tính chất mâu thuẫn của sự phát triển bao gồm sự tương
tác giữa các
mặt đối lập sự phủ định tồn tại hiện có và đồng thời là sự giữ lại cái tích cực từ quá khứ.
Hệ vấn đề phép biện chứng hiện nay trở nên đặc biệt cấp bách là do tính chất biện
chứng trong sự phát triển của xã hội và của sự nhận thức khoa học hiện đại ngày càng
bộc lộ rõ nét hơn. Những chuyển biến mang tính lịch sử toàn cầu và vô cùng đa dạng
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh chúng ta hiện
nay. Bên cạnh đó trong sự phát triển của mình khoa học tự nhiên hiện đại cũng đang
vấp phải không ít các vấn đề biện chứng của chính sự phát triển. Giờ đây sự tiến hoá
của giới tự nhiên đang được nghiên cứu ở mọi cấp độ cấu trúc. Quan điểm biện chứng
về sự phát triển đã xâm nhập vào nhận thức khoa học tự nhiên cả ở mức độ vĩ mô lẫn
mức độ vi mô. Nguyên tắc phát triển thực sự đã trở thành nguyên tắc phổ biến trong
nghiên cứu khoa học.
Sự tiến bộ và những thành công tuyệt vời của sinh học mấy năm gần đây đánh dấu bước
ngoặt mới của sự xâm nhập ngày càng sâu hơn vào các bí mật trong cấu trúc và trong
sự phát triển của thế giới vật chất sống. Điều nổi bật nhất về mặt này chính là ở chỗ
sinh học phân tử ngày càng quay trở lại mạnh hơn với tư tưởng về sự phát triển và sự tự
phát triển.
Bí mật của sự tự phát triển của các cơ thể sống đang dần dần được mở ra qua những
thành công của kỹ thuật di truyền của công nghệ sinh học. Cơ sở phân tử và dưới phân
tử của sự phát triển cá thể và của sự tiến hoá nói chung vì vậy đang thù hút mạnh mẽ trí
tuệ của nhiều nhà sinh học và nhiều phòng thí nghiệm lớn của thế giới. Hơn bao giờ
hết.
Nguyên tắc phát triển đang trở thành nguyên tắc cơ bản của toàn bộ nhận thức sinh học
hiệp đại. Vai trò to lớn của của tư tưởng phát triển đối với sự tiến bộ của khoa sinh thái
học và của thực tiễn sinh thái ngày càng rõ nét hơn và hiển nhiên hơn. Cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã làm bộc lộ những mâu thuẫn của sự tiến bộ
mà trong quá khứ thường được xem như là sự làm chủ của con người đối với các lực
lượng tự phát của tự nhiên như là sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên. Tiếc
rằng trên thực tế sự làm chủ đó sự thống trị đó không chỉ đem lại toàn những cái hay
những điều tốt mà còn gây nên cả những tổn thất không nhỏ cho chính con người lẫn
cho giới tự nhiên một khi con người không kiểm soát được nó. Đồng thời: việc áp dụng
hợp lý các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm góp phần bảo vệ giới tự nhiên
phát triển bản thân con người thúc đấy sự phát triển xã hội trên nền tảng của chủ nghĩa
nhân đạo chỉ có thể thực hiện được một khi đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng.
Chính sự biến đổi sự cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội một cách hợp lý và trên cơ
Ldthieu sưu tầm 8
sở nhân đạo là chiếc chìa khoá để giải quyết các vấn đề bức bách đang được đặt ra
trước nhân loại.
Rõ ràng là việc vai trò của phép biện chứng tawng lên một cách đặc biệt không phụ
thuộc vào bản thân triết học Hêgen. Tuy nhiên chính học thuyết của Hêgen là thứ triết
h