Triết lý đào tạo đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo” sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý đào tạo đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 TRIẾT LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DƯƠNG VĂN SÁU Tóm tắt Trong nền kinh tế tri thức, giáo dục - đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần có những thay đổi to lớn, toàn diện, triệt để trên mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này, trên tinh thần khai phóng, chúng tôi tập trung trao đổi về việc xây dựng các phương châm, triết lý đào tạo ở cấp độ đại học - cấp đào tạo tiệm cận nhất với quá trình sử dụng nhân lực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Những triết lý đào tạo theo hướng “tư tưởng” như: “nhân bản - sáng tạo - hội nhập” hay theo hướng “hành động” như: “thái độ - kiến thức - kỹ năng”, “thay đổi tư duy - khơi nguồn sáng tạo” sẽ được trình bày khái quát trong bài viết này để góp phần làm rõ nội hàm của nền giáo dục khai phóng; đáp ứng những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, triết lý đào tạo, đào tạo đại học, giáo dục khai phóng Abstract In the knowledge economy, education - training plays an extremely important role for the development of the country. The fourth industrial revolution is currently set for the cause of education and training needs of enormous, comprehensive and thorough changes in all aspects. In this article, based on the spirit of liberation, we focus on discussing the development of the educating motto and philosophy at the university level - which is closest to the process of using human resources in the socioeconomic life of the nation. The educating philosophies that is in the direction of “thought” such as “humanity - creativity - integration” or philosophies that follow “action” such as: “attitude - knowledge - skill”, “change of thinking way - leading creativity ... ... will be presented briefly in this article to contribute to clarifying the content of liberal education; meet the requirements of the fourth Industrial Revolution in Vietnam today. Keywords: Industrial Revolution 4.0, philosophy of educating, higher education, liberal education 1. Đặt vấn đề Cho đến nay, loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) (CMCN 4.0). Đây sẽ là kỷ nguyên công nghiệp mới, được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đây cũng là quá trình kết hợp tất cả các kiến thức tinh hoa trong các lĩnh vực sinh học, vật lý học, kỹ thuật số hóa; từ đó tạo ra những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực hiện đại của xã hội loài người, như robot, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, internet, công nghệ nano v.v. Là người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), giáo sư Klaus Schwab trong cuốn sách Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mô tả sự khác biệt cơ bản của cuộc CMCN 73Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN 4.0 với ba lần trước. Sự khác biệt lớn nhất là những tiến bộ trong công nghệ có khả năng mở rộng sự kết nối hàng tỷ người trên trái đất thông qua Internet. Thông qua đó giúp thay đổi, cải thiện đáng kể công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu. Từ đó cũng giúp cho việc tăng cường bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên và môi trường xã hội thông qua cách thức quản lý tốt hơn các tài sản của mình, tạo ra các chuỗi giá trị sử dụng hữu ích nhất cho con người. Do các điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận riêng của mình đối với cuộc CMCN 4.0, nhưng dù sao, tất cả đều phải dựa vào nhân tố khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo làm yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có mục tiêu và bước đi riêng: Nếu CMCN 4.0 của nước Đức lấy mục tiêu phát triển công nghiệp làm trọng tâm (Industry 4.0) thì các quốc gia châu Á cũng có những quan điểm tiếp cận mới theo các hướng khác nhau: Nhật Bản hướng tới Xã hội 5.0 (Society 5.0). Xã hội 5.0 là xã hội siêu thông minh (Super Smart Society) trong đó lấy con người làm trung tâm. Trong khi Hàn Quốc hướng tới Kinh tế sáng tạo (Creative Economy), Trung Quốc đặt mục tiêu chiến lược sản xuất sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu quốc gia (Made in China: MIC 2025) thì Singapore hướng tới xây dựng Quốc gia thông minh (Smart Nation) v.v. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới, chúng ta cũng không thể đứng ngoài cuộc CMCN 4.0. Tham gia tiến trình hội nhập cùng CMCN 4.0, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Việt Nam vào Nhóm quốc gia sơ khởi nhưng tiệm cận rất gần với Nhóm có triển vọng cao với xếp hạng 48/100 về cấu trúc của nền sản xuất và 53/100 về các yếu tố dẫn dắt sản xuất (1). Cũng theo Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015, Việt Nam đứng thứ 85/143 quốc gia được xếp hạng về chỉ số sẵn sàng về hạ tầng mạng (Network Readiness Index) (5). Đây là một thách thức vô cùng lớn đối với một đất nước đang trong quá trình phát triển như chúng ta. Vì vậy, để phát triển đất nước trong bối cảnh CMCN 4.0, Việt Nam cần tìm được hướng đi, giải pháp riêng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tiễn của mình để chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức. Để làm được điều đó cần có tầm nhìn chiến lược và hành động quyết liệt. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về CMCN 4.0 diễn ra tại Hà Nội ngày 13/7/2018 vừa qua, đã nhấn mạnh: “Việt Nam cần chuyển mạnh từ nhận diện sâu sắc sang tầm nhìn chiến lược và hành động quyết liệt, khẩn trương” (1) để không bỏ lỡ cơ hội hội nhập trong thời kỳ hiện đại và đủ sức lực “lên kịp chuyến tàu” CMCN 4.0 với các nước trong khu vực và thế giới. Điều đó đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn, đặc biệt quan trọng trong giáo dục - đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước trong tiến trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã đưa ra các giải pháp trong đó có các giải pháp về giáo dục, đào tạo: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế” (8, tr.3). Sở dĩ Thủ tướng Chính phủ chỉ thị như vậy vì những năm gần đây, giáo dục STEM (Science - Technology - Engineering - Maths: khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều nơi trên đất nước ta, từ thành thị tới nông thôn. Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ 74 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Hình thức giáo dục này giúp cho giới trẻ Việt Nam tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với những thay đổi của cuộc CMCN 4.0. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” (8, tr.4). Để ngành giáo dục đào tạo có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong cuộc cách mạng này, có rất nhiều việc phải làm, trong đó trước hết phải thay đổi tư duy, phải khơi nguồn sáng tạo cho cả người dạy, người học và người đảm bảo, phục vụ. Công việc đó bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức, xây dựng và củng cố triết lý đào tạo tương thích với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. 2. Triết lý đào tạo là gì? CMCN 4.0 là cuộc cách mạng của khoa học và công nghệ. Trong cuộc cách mạng này, nguồn lực con người sẽ quyết định sự thành bại của quốc gia trong cuộc đua phát triển để mang lại sự thịnh vượng cho đất nước. Do vậy, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là giáo dục đại học) giữ vai trò quyết định sự thành công của cuộc CMCN 4.0 hiện nay. Bên cạnh những thành tích to lớn không thể phủ nhận, đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay cũng đang bộc lộ khá nhiều hạn chế, trong đó trước hết là thiếu triết lý đào tạo. Triết lý đào tạo chính là những giá trị cốt lõi được xâu chuỗi, kết nối và đúc rút từ thực tế đào tạo, tương ứng với các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội trong những không gian và thời gian nhất định. Triết lý đào tạo là những luận điểm căn cốt về đào tạo, là sự cụ thể hóa phương châm đào tạo, là mục tiêu chính cần phải đạt được trong quá trình đào tạo. Triết lý đào tạo thường thể hiện các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước rồi từ đó chi phối hoạt động giảng dạy, đào tạo ở các cơ sở đào tạo. Tóm lại, triết lý đào tạo là sự định hướng căn bản nhất mang tính hệ thống, xâu chuỗi và kết nối tiến trình đào tạo để đạt được mục đích đào tạo, tạo ra những giá trị cốt lõi của cơ sở đào tạo. Từ thực tiễn cuộc sống, bằng nhận thức của mình, chúng tôi đưa ra khái niệm triết lý đào tạo như sau: “Triết lý đào tạo là tư tưởng mang tính triết học về đào tạo, phản ánh thực tiễn và định hướng phát triển sự nghiệp đào tạo của đất nước. Nó được hình thành thông qua sự trải nghiệm, suy ngẫm, đúc rút, khái quát hóa những nội dung có liên quan trong quá trình điều tiết sự vận hành bộ máy đào tạo của các chủ thể quản lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học cũng như dư luận xã hội; để rồi trở lại định hướng, điều tiết hoạt động giáo dục đào tạo trong những không gian và thời gian nhất định” (7, tr.15). Triết lý đào tạo bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, từ yêu cầu của cuộc sống. Nó cũng bắt nguồn từ quá trình đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ và sản xuất - kinh doanh Triết lý đào tạo được coi là tư tưởng chủ đạo của những nguyên tắc về đạo lý và phương pháp quản lý để dẫn dắt hành vi của các cá nhân và tổ chức trong quá trình đào tạo. Triết lý đào tạo thường thể hiện qua lý do tồn tại của hoạt động đào tạo và các quan điểm hành động, liên quan đến các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ quản lý các cơ sở đào tạo trong cả nước. 3. Tại sao phải thay đổi triết lý đào tạo trong lĩnh vực đào tạo đại học? Việt Nam là một quốc gia văn hiến, có lịch sử phát triển rực rỡ mấy nghìn năm. Ngay từ thế kỷ XV, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã khẳng định trong tác phẩm nổi tiếng Bình Ngô đại cáo: 唯,我大越之 75Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN 國,實為文献之邦 Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang... (Như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến...). Một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên văn hiến Việt Nam chính là những thành quả rực rỡ của nền giáo dục - đào tạo trong tiến trình lịch sử. Với truyền thống “tôn sư trọng đạo”, trọng người hiền tài, hơn 500 năm về trước, vâng mệnh vua Lê Thánh Tông - vị minh quân “võ công văn trị” nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, Thân Nhân Trung (Hàn lâm viện Thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ, Quốc tử giám Tế tửu, Lễ bộ Thượng thư, Lại bộ Thượng thư) đã viết trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám như sau: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế, minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng...” (9). Như vậy, ngay từ thời phong kiến, việc trọng người hiền tài (trọng người tài - đức) đã trở thành nền móng để xây dựng quốc gia phát triển hùng cường. Cơ sở giáo dục đào tạo cao nhất, quy mô nhất dưới thời phong kiến là Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) còn tồn tại từ khi ra đời đến nay. Tại Văn miếu - Quốc Tử Giám, nơi tôn vinh và thờ phụng của đạo học Việt Nam cùng với thành tựu của các phương cách dạy - học qua các thời kỳ lịch sử đã trở thành hình ảnh cũng như nội hàm của nền văn hiến Thăng Long, văn hiến Việt Nam. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của đất nước để rồi sau đó, theo dòng lịch sử, hệ thống các trường đại học ở Việt Nam đã phát triển với quy mô ngày càng to lớn như ngày nay. Thực tế cho thấy, bất cứ một quốc gia, dân tộc nào, muốn phát triển, đều phải chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Trong quá trình đẩy nhanh CNH-HĐH ở nước ta, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học càng có vai trò to lớn hơn bao giờ hết. Những năm qua, cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, đào tạo đại học Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là bậc đào tạo có mối liên quan, xâu chuỗi và kết nối, gắn chặt mối quan hệ giữa người được đào tạo và người lao động, giữa “thầy và thợ”. Chính vì nhận thức được như vậy, nhiều năm trở lại đây, đào tạo đại học Việt Nam đã được quan tâm đầu tư và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các ngành nghề, cả về số lượng và chất lượng. Dù đã đạt được nhiều thành tích to lớn nhưng đào tạo đại học Việt Nam vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ cũng như kỳ vọng phát triển đối với tương lai của đất nước. Đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình CNH-HĐH, đang biến đổi và phát triển không ngừng trong quá trình hội nhập, đòi hỏi rất lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay đang đứng trước những thay đổi to lớn và mạnh mẽ trên nhiều bình diện của đất nước. Điều đó cũng có nghĩa là đào tạo đại học Việt Nam đang đứng trước những thời cơ thuận lợi và cả những thách thức to lớn. Mặc dù triết lý đào tạo đại học đã được bàn đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông trong thời gian vừa qua, nhưng vẫn là một vấn đề thời sự hiện nay. Việc thiếu triết lý đào tạo là một hạn chế lớn, gây khó khăn cho toàn bộ nền giáo dục - đào tạo Việt Nam chứ không chỉ cho đào tạo đại học. Với đào tạo đại học, do ảnh hưởng của truyền thống, những năm sau khi đất nước thống nhất, chúng ta vẫn duy trì những hình thức tuyển sinh để chọn lọc người tài thông qua các kỳ thi. Những người được tuyển chọn vào học ở bậc đại học về cơ bản có chất lượng cao hơn so với mặt bằng chung trong xã hội. Tuy nhiên, những năm gần đây, do áp lực của yêu cầu phát triển (đất nước cần rất nhiều nhân lực cho các vị trí khác nhau trong xã hội); bên cạnh đó là trình độ quản lý chưa cao, bộ máy quản lý chưa mạnh, điều kiện và phương tiện đào tạo thiếu thốn Cùng với nhiều nguyên nhân sâu xa nữa đã tạo ra sự mất cân đối về 76 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 chất lượng cung - cầu trong đào tạo, khiến cho đào tạo đại học ở Việt Nam có sự dịch chuyển ở mức độ nhất định từ đào tạo tinh hoa, đỉnh cao xuống đào tạo phổ cập, đại trà. Nhận thức của nhiều người đối với đào tạo đại học cũng đã có sự chuyển đổi theo hướng như vậy. Đây chính là nguyên nhân khiến cho quá trình đào tạo đại học không có định hướng đúng, không bảo đảm được tính chuyên sâu và nâng cao; không có bước đi thích hợp. Chất lượng đào tạo đại học ở mặt bằng chung toàn xã hội cũng vì thế mà có phần xuống cấp. Nền giáo dục cách mạng Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống giáo dục - đào tạo Khổng giáo phương Đông. Đó là nền giáo dục thiên về tập hợp kiến thức “tầm chương trích cú”, tìm lại quá khứ, học từ quá khứ là chính. Thầy để dạy, trò để học. Trong quá trình dạy thì thầy chuyển giao tri thức, hiểu biết của mình cho trò, còn đối với học trò thì thu nhận là chính; phải “sôi kinh, nấu sử”, thuộc lòng những kiến thức mà thầy truyền cho. Đương nhiên, qua sự trao truyền này, tất yếu, tri thức sẽ rơi rụng, không thể nguyên vẹn. Khi thầy truyền đạt hết kiến thức thì cũng có nghĩa là một quá trình giáo dục bị gián đoạn, phải chuyển sang quá trình khác, ở nơi khác. Trật tự Nho giáo trong nhiều trường hợp đã được thể hiện qua quan niệm cổ hủ: Trò không được phép hơn thầy! Điều đó đã chi phối, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Kết quả là, sự phát triển nhận thức của xã hội cầm chừng, thậm chí có lúc còn có xu hướng thụt lùi, người dạy không phát huy được sự năng động sáng tạo của người học. Trong khung cảnh ấy, muốn kết quả đào tạo được tốt, người thầy luôn áp dụng phương cách: “Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn”; “Tiên học lễ, hậu học văn” v.v. Nền giáo dục như vậy sẽ liên quan tới việc có thầy giỏi thì mới có trò giỏi; thầy thế nào thì trò thế ấy; người học luôn bị áp chế bởi “cái trần” bằng xương bằng thịt của người thầy, khó có thể “vượt trần”, khó có thể sáng tạo. Mặc dù gặp phải tình trạng như vậy, nhưng lịch sử Việt Nam vẫn là lịch sử của sự phát triển để có một Việt Nam văn hiến hôm nay. Công bằng mà nói, sự nghiệp giáo dục - đào tạo truyền thống đã góp một phần rất lớn vào quá trình kiến tạo xã hội trong tiến trình lịch sử, vào việc tài bồi nền văn hiến nước nhà. Để có được một Việt Nam như hôm nay, công lao của các nhà giáo dục trước đây là rất lớn. Thực tế lịch sử cho chúng ta thấy: những thành tựu to lớn của nền giáo dục phong kiến Việt Nam chủ yếu nằm trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, chưa có thành tựu về khoa học tự nhiên hay kỹ thuật, công nghệ. Do vậy, việc chỉ có chuyển giao tri thức, khi đó, có thể đáp ứng được yêu cầu xã hội; nhưng với quá trình phát triển hiện nay, yêu cầu của giáo dục - đào tạo đã khác trước. Truyền thống cũ hoàn toàn không thể đáp ứng được những đòi hỏi mới của đất nước. Cần phải có sự thay đổi đồng bộ, toàn diện, triệt để! Cần có cuộc cách mạng trong tư duy - ý thức hệ của những người, những tổ chức làm giáo dục - đào tạo trong CMCN 4.0 hiện nay! 4. Những phương châm, triết lý đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay Mặc dù đã đạt được nhiều thành tích to lớn không thể phủ nhận nhưng đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ của tiến trình hội nhập, thực trạng đào tạo đại học Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thử thách to lớn. Bản tin ngày 19/1/2016 của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra một số hạn chế đó như sau: - Chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ... - Chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và kỹ năng, phương pháp làm việc. - Phương pháp đào tạo còn lạc hậu, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả còn thiếu thực chất, mắc bệnh thành tích. 77Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất
Tài liệu liên quan