Triết lý xuất thế và nhập thế trong thi ca Việt Nam

Hai ý tưởng xuất thế và nhập thế, vô vi và hữu vi ở các nhà xã hội học tâm lý ngày nay là trỏ vào hai thái độ nhân cách người ta trong phạm vi xử thế tiếp vật, tức là trong nhân sinh hành vi ở nhân quần xã hội vậy. Nhà xã hội học Mỹ Conklin, phân nhân cách ra làm ba loại là: nhân cách ngoại hướng (extrovert), nhân cách nội hướng (introvert), và nhân cách triết trung (ambivert). Theo định nghĩa của ông thì nhân cách ngoại hướng trỏ vào hạng người mà nhất thiết tư tưởng hành động đều xu hướng phát biểu ra ngoài sẵn sàng tiếp thu mọi kích thích của giác quan, hay ưa hoạt động mà không thích tư duy, trầm tư mặc tưởng. Những nhân cách thuộc về loại này, theo Conklin thì tất cả sức chú ý thường bị những điều kiện khách quan bên ngoài nó chế ngự chi phối. Trái hẳn lại với nhân cách ngoại hướng là nhân cách nội hướng nhất thiết tư tưởng cùng hành động đều có xu hướng quay trở vào, để tập trung sự chú ý và không hay để cho những kích thích bên ngoài lôi kéo. Hạng người này rất sở trường về tưởng tượng và trầm ngâm tư lự, không ưa hoạt động, không phóng tâm. Theo ý kiến của Conklin thì tất cả sức chú ý tinh thần của nhân cách nội hướng thường không bị những điều kiện khách quan bên ngoài nó chi phối. Ở giữa hai hạng nhân cách ngoại hướng và nội hướng ấy là hai tiêu biểu cực đoan thì có hạng triết trung thường là phần đông trong nhân loại. Đối với hạng nhân cách này thì bao nhiêu lực chú ý của tinh thần hoặc bị điều kiện khách quan, hoặc bị điều kiện chủ quan chi phối nhiều hay ít, nhưng thường ra thì điều kiện chủ quan của họ có thể dùng cho sự biểu hiện nhân cách hoặc ra ngoài, hoặc vào trong, đều có thể được cả, tuỳ theo trường hợp. Theo định nghĩa trên đây, chúng ta có thể xếp thái độ xuất thế vào loại nhân cách nội hướng (introvert) và nhập thế hữu vi vào loại nhân cách ngoại hướng (extrovert). Còn thái độ trung dung tức là loại nhân cách triết trung (ambivert) vậy. Khỏi phải nói ba thái độ ấy đã chi phối tư tưởng và hành động của nhân loại Đông phương một cách rõ rệt từ cổ lai, đến nỗi ngày nay muốn tìm một định luật tiến hóa trong lịch sử tư tưởng Đông phương ở Ấn Độ, ở Trung Hoa hay ở Việt Nam chúng ta, tưởng như có thể lấy hai thái độ xuất thế vô vi và nhập thế hữu vi làm cái quy mô để phô diễn sự tiến triển của triết lý nhân sinh chung cho cái tư tưởng Đông phương và riêng cho tư tưởng Việt Nam chúng ta nữa vậy. Khổng Phu Tử trong một đoạn Luận Ngữ đã định rõ thái độ của mình đối với các loại nhân cách nhập thế và xuất thế như sau: “Dật dân. Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Chu Trương, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên. Tử viết: bất giáng kỳ chí, bất nhục kỳ thân, Bá Di, Thúc Tề dư; Vị Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên, giáng chi nhục thân hỹ; ngôn trùng luân, hành trúng lự, kỳ tư nhi dĩ hỹ. Vị Ngu Trọng, Di Dật ẩn cư, phóng ngôn, thân trùng thanh, phế trùng quyền. Ngã tắc di ư thị. Vô khả vô bất khả” (Luận ngữ)

docx13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý xuất thế và nhập thế trong thi ca Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT LÝ XUẤT THẾ VÀ NHẬP THẾ TRONG THI CA VIỆT NAM Hai ý tưởng xuất thế và nhập thế, vô vi và hữu vi ở các nhà xã hội học tâm lý ngày nay là trỏ vào hai thái độ nhân cách người ta trong phạm vi xử thế tiếp vật, tức là trong nhân sinh hành vi ở nhân quần xã hội vậy.  Nhà xã hội học Mỹ Conklin, phân nhân cách ra làm ba loại là: nhân cách ngoại hướng (extrovert), nhân cách nội hướng (introvert), và nhân cách triết trung (ambivert). Theo định nghĩa của ông thì nhân cách ngoại hướng trỏ vào hạng người mà nhất thiết tư tưởng hành động đều xu hướng phát biểu ra ngoài sẵn sàng tiếp thu mọi kích thích của giác quan, hay ưa hoạt động mà không thích tư duy, trầm tư mặc tưởng. Những nhân cách thuộc về loại này, theo Conklin thì tất cả sức chú ý thường bị những điều kiện khách quan bên ngoài nó chế ngự chi phối.  Trái hẳn lại với nhân cách ngoại hướng là nhân cách nội hướng nhất thiết tư tưởng cùng hành động đều có xu hướng quay trở vào, để tập trung sự chú ý và không hay để cho những kích thích bên ngoài lôi kéo. Hạng người này rất sở trường về tưởng tượng và trầm ngâm tư lự, không ưa hoạt động, không phóng tâm. Theo ý kiến của Conklin thì tất cả sức chú ý tinh thần của nhân cách nội hướng thường không bị những điều kiện khách quan bên ngoài nó chi phối.  Ở giữa hai hạng nhân cách ngoại hướng và nội hướng ấy là hai tiêu biểu cực đoan thì có hạng triết trung thường là phần đông trong nhân loại. Đối với hạng nhân cách này thì bao nhiêu lực chú ý của tinh thần hoặc bị điều kiện khách quan, hoặc bị điều kiện chủ quan chi phối nhiều hay ít, nhưng thường ra thì điều kiện chủ quan của họ có thể dùng cho sự biểu hiện nhân cách hoặc ra ngoài, hoặc vào trong, đều có thể được cả, tuỳ theo trường hợp.  Theo định nghĩa trên đây, chúng ta có thể xếp thái độ xuất thế vào loại nhân cách nội hướng (introvert) và nhập thế hữu vi vào loại nhân cách ngoại hướng (extrovert). Còn thái độ trung dung tức là loại nhân cách triết trung (ambivert) vậy.  Khỏi phải nói ba thái độ ấy đã chi phối tư tưởng và hành động của nhân loại Đông phương một cách rõ rệt từ cổ lai, đến nỗi ngày nay muốn tìm một định luật tiến hóa trong lịch sử tư tưởng Đông phương ở Ấn Độ, ở Trung Hoa hay ở Việt Nam chúng ta, tưởng như có thể lấy hai thái độ xuất thế vô vi và nhập thế hữu vi làm cái quy mô để phô diễn sự tiến triển của triết lý nhân sinh chung cho cái tư tưởng Đông phương và riêng cho tư tưởng Việt Nam chúng ta nữa vậy.  Khổng Phu Tử trong một đoạn Luận Ngữ đã định rõ thái độ của mình đối với các loại nhân cách nhập thế và xuất thế như sau: “Dật dân. Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Chu Trương, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên. Tử viết: bất giáng kỳ chí, bất nhục kỳ thân, Bá Di, Thúc Tề dư; Vị Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên, giáng chi nhục thân hỹ; ngôn trùng luân, hành trúng lự, kỳ tư nhi dĩ hỹ. Vị Ngu Trọng, Di Dật ẩn cư, phóng ngôn, thân trùng thanh, phế trùng quyền. Ngã tắc di ư thị. Vô khả vô bất khả” (Luận ngữ) Nghĩa là: “Hạng người ẩn dật là Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Chu Trương, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên – ngài nói: không chịu khuất chí mình, không chịu nhơ đến thân mình, phải chăng là nhân cách của Bá Di, Thúc Tề? Về Liễu Hạ Huệ và Thiếu Liên thì bảo là chịu khuất chi mình, chịu nhục đến thân mình vậy. Nói ra thì hợp luân lý, làm thì hợp tri lự, chỉ có thế mà thôi. Ngài bảo bốn ông Di Dật và Ngu Trọng là ở ấn nói phóng, giữ mình được trúng đạo quân bình. Còn ta thì khác, không có gì là nên hẳn, không có gì là không nên hẳn”.  Xem như thế thì biết rằng tư tưởng của họ Khổng thuộc về nhân cách triết trung (ambivert) hay là trung dung cốt lúc nào cũng cố giữ được quân bình thời trung trong cái thế giới luôn luôn biến dịch, tiến hóa chứ không tĩnh chi cố định.  Còn Bá Di, Thúc Tề hay Ngu Trọng, Di Dật là thuộc về hạng nhân cách xuất thế, đem tất cả sức chú ý của tinh thần về nội hướng (introvert). Và Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên là nhập thế và ngoại hướng (extrovert).  Ở Ấn Độ cũng có thể lấy những nhân cách xuất thế, nhập thế, tiết trung làm mục tiêu để nghiên cứu lịch trình tiến hóa của tư tưởng truyền thống. Hạng thi sĩ ẩn dật Rishis của thời Veda thuộc về nhân cách xuất thế nội hướng. Hạng võ sĩ hay tại gia là nhân cách nhập thế ngoại hướng, và hạng làm việc đời cho đến khi về già thì bỏ nhà đi tu, ấy là thuộc về nhân cách triết trung. Đại khái nền triết học tâm linh thực hiện của Ấn Độ đều căn cứ vào ba khuynh hướng của tính lực tự nhiên ở nhân loại là Động (Rajas), Tĩnh (Tamas) và Hòa (Sattva).  Lấy ngay cuộc đời của Đức Thích Ca mà nói, thì khi Ngài ở cung điện là nhân cách nhập thế ngoại hướng, khi Ngài bỏ nhà vào rừng nhất trí tiềm tu là xuất thế nội hướng, còn khi Ngài không đi thẳng vào Niết Bàn mà lại quay về với nhân quần xã hội vì lòng từ bi bác ái đối với chúng sinh, là nhập thế ngoại hướng. Ba giai đoạn ấy đủ chứng tỏ nhân cách của Đức Phật Thích Ca là thuộc về hạng triết trung hay trung đạo vậy.  Đạo sĩ Swami Vivékananda có bình luận tường tận hai con đường xuất, nhập, ở bộ sách Karma-Yoga như sau: “Ở trong các kinh sách của nước tôi người ta có vạch ra hai phương tiện, một đường gọi là Neti Neti “không phải cái này, không phải cái này”, và một đường khác là “cái này”. Con đường thứ nhất là phủ nhận, còn con đường thứ hai là khẳng nhận. Con đường phủ nhận là con đường khó khăn lắm. Nó chỉ thích hợp cho những người có một tinh thần cao siêu đặc biệt với một ý chí vĩ đại, hạng người đứng phắt dậy và tuyên bố một cách giản dị: “không, tôi không muốn cái này”. Cả tinh thần và thân thể họ phục tùng ý chí của họ, và nghị lực của họ đã đưa đến hiệu quả mĩ mãn. Những hạng này hiếm có lắm. Phần lớn nhân loại chọn con đường tích cực, con đường ở trong thế gian và họ muốn rũ tung tất cả xiềng xích, dùng chính những xiềng xích ấy để phá xiềng xích. Đấy cũng là một loại từ chối hỷ sả, nhưng người ta thực hiện sự hỷ sả ấy dần dần và tuần tự, bằng cách nhận biết sự vật, hưởng thụ sự vật và như vậy rút lấy kinh nghiệm bản thân, nghĩa là bằng cách hiểu biết chân tính của sự vật đến chừng nào mà tinh thần vứt đi hết và trở nên thản nhiên tự do.” Đi đôi với ý nghĩa xã hội học trên đây, hai chữ Xuất Nhập còn có ý nghĩa triết học của nó nữa.  Albert Schweitzer tiến sĩ triết học, y học và thần học là một nhà tâm linh thực hiện ở Pháp, đã dùng ý nghĩa triết học của hai chữ Xuất thế và Nhập thế làm tiêu chuẩn nghiên cứu tư tưởng Đông phương. Xem như ông đã mở đầu cuốn triết lý so sánh của ông xuất bản 1945 nhan đề Les Grands Penseurs de l’Inde (Những đại gia tư tưởng của Ấn Độ).  “Ở Âu châu có một sự không hiểu lớn về các lối tư tưởng khác với tư tưởng của chúng ta, và nhất là về tư tưởng của Ấn Độ. Chúng ta thấy khó gần với tư tưởng này vì trong ấy sự phủ nhận cuộc đời và thế gian chiếm địa vị quan trọng, quan niệm có vẻ xa lạ ở tại nơi căn bản với tư tưởng Tây phương cận đại lấy nguyên tắc là sự khẳng nhận đời sống và thế gian.  Nói khẳng nhận đời sống và thế gian, chúng tôi trỏ vào thái độ của hạng người đã thuận thụ đời sống và thế gian, của người nào nhìn đời sống theo như đã ý thức ở tại chính bản thân của mình, và theo như y đã cảm thấy ở trong vũ trụ, cho đời sống tự nó có một giá trị và do đấy cố gắng để bảo thủ lấy, để đưa đến chỗ hoàn toàn riêng biệt của nó và để bảo đảm cho nó được phát triển đầy đủ.  Nói phủ định đời sống và thế gian, chúng tôi hiểu thái độ của hạng người nhìn đời sống in như nó ý thức được ở chính thực thể mình, và đúng như nó cảm thấy ở trong vũ trụ, thì cho rằng đời sống không có chút ý nghĩa và đầy đau khổ, và do đấy mà đi đến chỗ huỷ hoại ý chí ham sống ở mình và từ chối mọi hoạt động có tính cách tạo ra những điều kiện sinh sống tốt đẹp hơn cho nó và cho những sinh linh khác nữa”. Vậy ý nghĩa triết học của xuất thế và nhập thế là hai quan điểm nhìn sự vật hay là vũ trụ quan. Quan điểm xuất thế tức là vô vi như ở Lão Tử không cho thực tại là chỉ có ở hiện tượng hữu hình, thiên si vạn thù do cảm giác đem lại cho ta mà lại chú ý tìm ở đàng sau hiện tượng đa nguyên biến đổi cái bản thể bất biến duy nhất miên tục gọi là Thường Đạo, Thường Danh.  Còn quan điểm nhập thế có thể gọi là hữu vi thừa nhận sự vật hữu hình là có thật một cách tương đối hay tuyệt đối. Khổng Tử thuộc về phái hữu vi nhập thế. Nhưng chỉ coi thế giới hiện tượng hữu hình là có thật một cách tương đối thuộc về hình nhi hạ mà dùng làm phương tiện, làm cái bè vượt bể sang sông đến thế giới hình nhi thượng của đạo tâm duy nhất. Như vậy là Ngài chính thức thuộc về hạng Ambivert tức Trung Dung.  Trong bài thơ tuyệt tác của bà Huyện Thanh Quan trong nước ai cũng hâm mộ, chúng ta thấy cả một chuyển vận tư tưởng của bà đi từ hữu vi vào vô vi, từ ngoại hướng vào nội hướng: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ cây chen lá, đá chen hoa. Ở hai câu này bà chợt bước đến chỗ sự vật cụ thể, cảnh sắc hữu hình nó xúc động vào cảm giác làm cho bà phải chú ý đến: Lang thang dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Ở đây bà vẫn còn chú ý đến hiện tượng hữu hình, nhưng đã có hơi khác là trên kia thì sự vật vô tri, vô giác mà ở đây đã bắt đầu để ý đến sự vật sinh hoạt, tức là người với cảnh quần cư xã hội. Cái bà chú ý ở đây là tính cách sinh hoạt với đời sống tập đoàn của nhà với chợ.  Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc. Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia. Đến đây bà đi thẳng vào tình đoàn thể với đạo cương thường, bà không để sức chú ý của bà vào thực tại cụ thể nữa mà lại tiến lên trình độ luân lý hay nghĩa lý của nhân loại có tư duy. Bà nhận sự vật không ở chỗ lẻ tẻ của chúng mà chính ở chỗ “di luân” tương quan của chúng.  Dừng chân đứng lại trời non nước, Một mảnh tình riêng ta với ta. Ở hai câu kết thì thực bà đã siêu lên trên cả sự vật thực dụng lẫn nghĩa lý nhân sinh. Bà đứng một mình đối trước với đất trời bao la mênh mông vũ trụ, bất giác bà nhập hóa với vũ trụ thiên nhiên, mà nội hướng vào cái điểm duy tinh quy nhất ở tại chính trong “mảnh tình riêng” mà bà cho là chân thật nhất, tồn tại nhất. Vì cái gì là thật chung quanh ta, chung quy chỉ là “ta với ta” nó không thay đổi. Chỉ có cái bản ngã tâm linh bất biến của ta là chân thật hơn cả, cái chân thật nằm trong vũ trụ hiện tượng, trời đất hữu hình. Thật cả một tâm hồn cao thượng của một phụ nữ quý phái Việt Nam đã biểu diễn trong bài thơ không kém phần cao siêu hàm dưỡng của đạo thi Tagore vậy.  Nay chúng tôi xin hợp cả hai ý nghĩ của xuất thế và nhập thế; ý nghĩa xã hội học tâm lý với ý nghĩa triết học để nghiên cứu tư tưởng Việt Nam như đã biểu lộ ra ở các áng văn còn lưu truyền trong sử sách, chắc hẳn phần còn lại so với phần mai một đi thì chẳng là bao đối với một dân tộc mà lịch sử thật là một lịch sử tranh đấu không phải của giai cấp với giai cấp mà là của dân tộc với các thế lực thiên nhiên và ngoại xâm để bảo vệ lấy sự sống còn một cách hết sức chật vật, còn hòng đâu nghĩ đến sự bảo vệ những di tích của tinh thần. Nhưng dù với số lượng hiếm hoi về sản phẩm tinh thần so với các nước văn minh ngày xưa hay ngày nay, chúng ta cũng có thể dựa vào nhân cách tiêu chuẩn trên kia mà vạch ra được một phần khả quan cái chân tướng cá tính tư tưởng truyền thống của Việt Nam vậy.  Nói đến cá tính tư tưởng Việt Nam, chắc có nhiều người cho là tưởng tượng. Ở Việt Nam làm gì có sáng tác. Chẳng qua chỉ là tư tưởng mượn tư tưởng gia Trung Hoa, hay tư tưởng gia Ấn Độ, chứ tự mình quá nhỏ bé ở lọt vào giữa hai khối văn hóa cổ kính vĩ đại về phẩm cũng như về lượng thì làm gì có cá tính tư tưởng được.  Nghĩ như thế cũng rất xác đáng, bởi vì chẳng phải tìm bằng cớ đâu xa, chỉ lấy ngay một việc hiển nhiên này là hơn mười thế kỷ chịu ảnh hưởng trực tiếp của Hán học, lại hơn mười thế kỷ sùng bái Thánh Khổng như một bậc vạn thế sư biểu, mà trong khi ấy ở tư tưởng giới Trung Hoa đã xuất hiện ra bao nhiêu nhà tư tưởng đặc sắc của hệ thống lý học hay tâm học, nào Chu, nào Trình, nào Lục, nào Vương mà ở Việt Nam tuyệt nhiên không thấy xuất hiện một hệ thống đặc biệt nào của Khổng học. Vậy mà nay dám nói cá tính tư tưởng Việt Nam thì chẳng là ngoa ngôn hay sao? Chính bởi vì sự thực là như thế cho nên chúng tôi trước khi đi tìm cái cá tính tư tưởng Việt Nam khó thấy ấy, chúng tôi phải dùng cái giả định hết sức bao quát, hết sức phổ biến là giả định về nhân cách xuất thế, nhập thế, vừa có ý nghĩa xã hội tâm lý lẫn ý nghĩa triết lý thì mới quy định được cá tính kia vậy. Bởi vì ở văn hóa Việt Nam cũng như ở văn hóa khắp cõi Á Đông, người ta quan niệm tư tưởng chỉ là cái bóng phản chiếu hành động mà thôi. Phương chi đã là một nhóm nhân loại, sống trên một khu vực địa lý khí hậu có tính cách riêng biệt, có đoàn thể và tổ chức “văn hiến chi bang” để đối phó với thiên thời, địa lợi và nhân hòa nghĩa là biết điều hòa thích ứng với điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội thì chắc chắn là dân tộc ấy phải có ý thức tập thể. Cái ý thức tập thể ấy tuỳ các thời đại tất nhiên phải tập trung kết tinh và biểu hiện vào những cá nhân có thái đổ xử thế tiếp vật rõ rệt và riêng biệt của đoàn thể và được đoàn thể công nhận là của mình và suy tôn sùng bái. Đấy là nhân cách mô thức của dân tộc. Và chính đấy là cá tính tư tưởng của nó vậy, theo quan niệm của phương Đông này “tư tưởng chỉ là cái bóng phản chiếu hành động”. Như thế thì ở Việt Nam quả nhiên người ta đã sớm ý thức được cái cá tính ấy lắm, khi người anh hùng họ Lý tuyên bố: Nam quốc sơn hà Nam Đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ( Núi sông nước Nam, vua nước Nam ở, Rõ ràng phận đã định ở cuốn sổ trời.) Hẳn rằng Lý Thường Kiệt đã ý thức về điều kiện địa lý tự nhiên riêng biệt của nước Việt. Ý chí của dân tộc ấy tượng trưng vào nhà vua đã nhất quyết lấy khu vực này làm cơ sở. Điều kiện khách quan đã tự nhiên phân biệt Bắc Nam rõ rệt, đi đôi với điều kiện chủ quan lại nhất trí muốn riêng biệt, thì ý thức cá tính đến như thế là rõ rệt phân minh, không có cách nào hơn nữa. Vậy chúng tôi dám bạo dạn mà quả quyết là dân tộc Việt Nam có cá tính tư tưởng. Trải qua thời gian và không gian nó đã chịu ảnh hưởng mạnh các nền tư tưởng vĩ đại của văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, nhưng ngấm ngầm nó vẫn ý thức cá tính của nó trong sự hăm hở thu hóa của các tư tưởng ngoại lai.  Nay chúng tôi xin chứng minh cái cá tính ấy trong văn thơ Việt Nam theo cái quy mô nhân cách tiêu chuẩn Xuất và Nhập, để tìm định một cách khái quát vị trí của nhân cách Việt Nam qua các văn thơ- từ văn thơ bình dân cho đến văn thơ bác học, chọn một vài điểm trong các áng văn được truyền tụng tỏ ra đã biểu thị được xác đáng tâm hồn chung của đoàn thể.  Trước hết chúng tôi hãy đi tìm nhân cách của thằng Bờm. Thằng Bờm là vô số nông dân Việt Nam gồm có đến chín phần mười dân tộc, trải hàng mấy ngàn năm lịch sử kể cả tiền sử.  Tâm trạng thằng Bờm đã được diễn tả một cách linh hoạt ở trong mấy câu ca dao giản dị sau đây: Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông gạn đổi ba bò chín trâu. Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy trâu”, Phú ông gạn đổi một xâu cá mè, Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy mè”. Phú ông gạn đổi một bè gỗ lim, Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy lim”. Phú ông gạn đổi con chim đồi mồi, Bờm rằng: “Bờm chẳng lấy mồi”. Phú ông gạn đổi nắm xôi. Bờm cười. Ấy đấy nguyện vọng của Bờm chỉ có thế thôi, không cao xa khó khăn gì cho lắm. Nhân cách của Bờm hồn nhiên, chất phác và thực tế thiển cận như vậy đó. Nó không xa với đứa trẻ ngây thơ khờ dại, không suy nghĩ xa xôi, chẳng ôm đồm nào bò, nào trâu, nào gỗ, nào cá, nào đồ chơi xa xỉ như chim đồi mồi. Vì nó còn đang đói mà tất cả gia tài của nó chỉ có cái quạt mo, so với gia tài của thằng Bờm Chử Đồng Tử mấy ngàn năm về trước, bố con nhường nhau cái khố, thì Bờm ngày nay có phần tiến bộ. Nhưng lại đang đói lòng thì nắm sôi trả lời cho nguyện vọng thiết thực. Và còn là trình độ hồn nhiên chất phác quá, sống gần bản năng hơn là suy nghĩ tư duy, vụng về đến nỗi “ngôn bất xuất khẩu”, chưa biết diễn đạt cái ý muốn của mình, mà phải chờ người ta đoán trúng nơi mình muốn mới nhoẻn miệng cười mãn nguyện. Cái tâm trạng này ngày nay chúng ta còn nhìn thấy tại đám dân quê như là ở vùng trung châu Nam, Thái, và không những dân quê, cả những dân ngày nay ra đô thị làm ăn ở các nhà máy, chiều tối lại trở về sau luỹ tre xanh. Họ hồn nhiên chất phác đến nỗi đã đi làm công khó nhọc đồng lương chẳng đủ nuôi vợ con mà cứ ngày tết lại đem lễ vật đến tết từ người cai cho chí đốc công nhà máy. Có người trả lại họ không nỡ lấy bắt họ phải đem về, thì họ khẩn khoản van lơn, bịn rịn không sao mang về được. Đối với cái tâm lý dân quê ấy thì các quan trên mang tên “dân chi phụ mẫu” không phải là mỹ từ đâu, tự trong thâm tâm của họ nghĩ thế, trăm sự trông lên lòng nhân từ của chính phủ như cha mẹ, “thương cho chúng con phận nào chúng con được nhờ phận ấy”. Là hạng người sống bằng kinh nghiệm thô thiển, gần với bản năng giàu tình cảm, quanh năm nương náu sau luỹ tre xanh bên vũng ao tù nước đọng, chuyên cần chăm chỉ công việc đồng áng, quyến luyến làng mạc họ hàng không muốn rời xa. Năm nào mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt đẹp họ dễ hứng khởi sinh hoạt nồng nàn, hội hè hí hởn: Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc như hình con long. Nhờ trời hạ kế sang đông, Làm nghề cầy cấy vun trồng tốt tươi. Vụ năm cho đến vụ mười, Trong làng kẻ gái người trai vui nghề. Trời ra gắng, trời lặn về, Ngày ngày, tháng tháng, nghiệp nghề truân triên Dưới dân họ, trên quan viên, Công bình giữ mực cầm quyền cho hay. Cái xã hội nhỏ bé thân mật ấy thực là một bản vị dân chủ trong nước, mà chế độ dân chủ đây là chế độ tự nhiên, không lập cước trên pháp lý mà lập trên tục lệ thói quen ăn ở với nhau giữa người thân thích, có tình trong họ ngoài làng. “Sống ở làng sang ở nước”.  Chẳng may gặp phải năm trái tiết mất mùa, thì ngoài cái biết kinh nghiệm chất phát, họ nhà Bờm chỉ còn trông cậy vào trời mà thôi, tự mình bất lực.  Lạy trời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cầy. Lấy bát cơm đầy. Lấy khúc cá kho. Và tuy sống trong “tình làng”, như trong giới hạn của một chủng tộc, nó cũng không đến nỗi để cho đầu óc địa phương che lấp mất tinh thần “nợ nước”. Cho nên tuy: luật vua thua lệ làng, mà nó vẫn lo nghĩ bổn phận đối với nước.  Khi thời hạn hán Khi hay mưa rầm Khi trời gió bão ầm ầm, Đồng điền lúa thóc mười phần được ba. Lấy gì đong nộp nữa mà? Lấy gì công việc nước nhà cho đang? Lấy gì sưu thuế phép thường? Lấy gì bổ chợ đong lường làm ăn? Trời làm khổ cực hại dân? Sợ trời, kêu trời, nhưng chưa biết thân mật với trời, đấy là trình độ tinh thần của Bờm. Nhưng không phải Bờm sống u mê vật dục như cầm thú đâu. Bầu tình cảm của Bờm nồng nàn tự nhiên, lại luôn luôn làm lụng giữa cảnh thiên nhiên như rạng đông rực rỡ, như hoàng hôn biến đổi màu sắc, như trăng trong gió mát, ruộng lúa bát ngát, lồng lộng trời cao, cảnh ấy tình này cũng làm cho Bờm vỗn sẵn có tính không tham lam tích trữ để trở nên cởi mở tâm tình cho những lý tưởng anh hùng cao cả.  Ở đời muôn sự của chung Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. Nhưng làm anh hùng, hay là được tiếng anh hùng không phải chuyện dễ, ai ai cũng làm được. Cho nên Bờm chỉ muốn “an phận thủ thường”, nếu không bị các chị em họ gái nhà Bờm khéo thúc dục.  Công danh hai chữ tờ mờ. Lấy gì khuya sớm phụng thờ tổ tiên. Bởi vì các chị em thích mơ mộng, cái mộng một bước lên bà: Võng anh đi trước. Võng nàng theo sau. Cho nên các chị em mới: Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ. Nhưng Bờm ta thiết thực hơn: Công danh theo đuổi mà chi, Sao bằng chăm chỉ giữ nghề canh nông. Sớm khuya có vợ có chồng, Cầy sâu, bừa kỹ mà mong được mùa. Xem qua như thế cũng có thể cho chúng tôi kết luận là nông dân Việt Nam cũng như nông dân các nước thuộc về hạng người thực tế, nhưng ở đây thì họ an phận thủ thường, không thực tế đến nỗi duy vật chỉ biết sống một đời vật dục mà thôi.  Cái nhân cách của Bờm không tham lam, rất hào hứng và biết hy sinh cho lý tưởng chính đáng, chủ nghĩa quốc gia, anh hùng dân tộc.  Đến đây xin hãy tạm rời tầng lớp nông dân để sang văn thơ bác học của thượng lưu trí thức, chúng ta không thấy một vực thẳm cách biệt sâu xa về tinh thần tư tưởng. Chẳng qua khác nhau phần lớn là bề ngoài hình thức, một bên thì nôm na, một bên thì chữ nghĩa kiểu cách. Vẫn cái tư tưởng “muôn sự của chung” ấy, vẫn cái hoài bão “anh hùng” ấy, vẫn cái ý tưởng trông vào trời của chú Bờm trên kia, mà ở đây t
Tài liệu liên quan