Trình bày nội dung cơ bản lý thuyết kinh tế của John Mayvard Keynes và điều chỉnh kinh tế theo lý thuyết Keynes

Vai trò kinh tế của nhà nước: Keynes đã bác bỏ quan điểm giá cả và tiền lương sinh hoạt, để tự cân đối cung – cầu của trường phái kinh tế cổ điển và tân cổ điển. Ông cho rằng một nền kinh tế không có khả năng tự động điều chỉnh một cách hoàn hảo. Theo ông trong điều kiện một nền kinh tế mới thì giá cả và tiền lương là cân nhắc. Vì thế thị trường không còn khả năng tự điều chỉnh. Các tổ chức độc quyền và nhà nước đã can thiệp vào giá cả mặt hàng và sự đấu tranh của công đoàn dẫn đến các thỏa ước lao động, chính nó ràng buộc mức tiền lương. Vì vậy, vai trò kinh tế của nhà nước là hết sức quan trọng, để chống lại tình trạng khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp. Vai trò của nhà nước sẽ làm tăng mức sản lượng của nền kinh tế gần với mức sản lượng tiềm năng

doc2 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày nội dung cơ bản lý thuyết kinh tế của John Mayvard Keynes và điều chỉnh kinh tế theo lý thuyết Keynes, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a/ Trình bày nội dung cơ bản lý thuyết kinh tế của John Mayvard Keynes và điều chỉnh kinh tế theo lý thuyết Keynes. b/ Nhận xét về lý thuyết này. c/ Ý nghĩa rút ra từ sự nghiên cứu lý thuyết của John Mayvard Keynes. a/ Những nội dung cơ bản lý thuyết kinh tế Keynes: Vai trò kinh tế của nhà nước: Keynes đã bác bỏ quan điểm giá cả và tiền lương sinh hoạt, để tự cân đối cung – cầu của trường phái kinh tế cổ điển và tân cổ điển. Ông cho rằng một nền kinh tế không có khả năng tự động điều chỉnh một cách hoàn hảo. Theo ông trong điều kiện một nền kinh tế mới thì giá cả và tiền lương là cân nhắc. Vì thế thị trường không còn khả năng tự điều chỉnh. Các tổ chức độc quyền và nhà nước đã can thiệp vào giá cả mặt hàng và sự đấu tranh của công đoàn dẫn đến các thỏa ước lao động, chính nó ràng buộc mức tiền lương. Vì vậy, vai trò kinh tế của nhà nước là hết sức quan trọng, để chống lại tình trạng khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp. Vai trò của nhà nước sẽ làm tăng mức sản lượng của nền kinh tế gần với mức sản lượng tiềm năng. Thất nghiệp, suy thoái: Theo ông tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một số an hữu hiệu, mức cầu bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sỡ dĩ có tình trạng này là do: Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu hiện trong từng cá nhân, tổ chức XH và ngay cả trong các doanh nghiệp. Khuynh hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên, thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự phòng cho tương lai). Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và giảm tương đối. Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng cá nhân tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do cầu tiêu dùng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu giảm sút do với tổng cung. Giải pháp chống suy thoái và thất nghiệp: theo ông đó là hai căn bệnh chủ yếu của nền kinh tế, vì thế tất cả mọi nỗ lực của XH là làm sao giảm suy thoái và thất nghiệp. Ông đề ra giải pháp là tăng mức cầu, vì theo ông tổng cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và thất nghiệp. Cách làm tăng mức cầu rD cần có sự can thiệp của nhà nước: Sự can thiệp của nhà nước sử dụng công cụ chính là chủ yếu (thu thuế, chi ngân sách). Theo ông phần chi của chính phủ là công cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu chính phủ tăng làm kích thích mang tính đẩy chuyển để làm tăng tổng cầu nói chung. Sự tăng tổng cầu tác động đến tổng cung cũng theo một tác động dây chuyền. Lý thuyết mô hình số nhân: Số nhân là hệ số bằng số phản ánh mức độ gia tăng của sản lượng do kết quả của việc gia tăng, đầu tư hay là con số mà ta phải nhận sự thay đổi đầu tư với nó, để xác định sự thay đổi trong tổng sản lượng. Y=L/MPS x L hay Y= I/(I-MPC) x I Với rY: số giá của sản lượng r I: số giá của đầu tư MPS: tiết kiệm trên hạn mức MPC: tiêu dùng trên hạn mức Số nhân tỷ lệ thuận với mức tiêu dùng trên hạn mức và tỷ lệ nghịch với mức tiết kiệm trên hạn mức. Ngoài ra Keynes còn đề nghị một chính sách tiền lương tối thiểu vì tiền lương giảm sẽ dẫn đến khối lượng tiền tiết kiệm giảm, sẽ khuấy động nền kinh tế (lương thấp: chủ tư bản sẽ thuê được nhiều công nhân: tiền lương công nhân không tiết kiệm được đem ra tiêu dùng hết). Điều chỉnh kinh tế theo thuyết Keynes: * Điều chỉnh bằng lãi suất: Theo Keynes lãi suất là phần trả công cho việc không sử dụng tiền mặt trong một thời gian xác định nào đó, lãi suất sẽ tỷ lệ nghịch với ý muốn giữ tiền mặt của dân cư, hai yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tỷ lệ nghịch với lãi suất, Keynes chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông, làm giảm lãi suất thực tế, sẽ kích thích dân cư. Sự ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế do: động lực giao dịch, động lực dự phòng và động cơ đầu tư. è lãi suất là một khuynh hướng tâm lý cao độ, có tính quy ước, chính phủ có thể dùng chính sách điều chỉnh lãi suất để tác động vào kinh tế. * Sử dụng hệ thống tài chính, tiền tệ nhằm kích thích lòng tin, tính lạc quan và tính tiêu cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Chủ trương: Tăng khối lượng tiền tệ vào lưu thông để giảm lãi suất thực tế cho vay. Khuyến khích các nhà tư sản mở rộng quy mô vay vốn mở rộng đầu tư. Dùng lạm phát có kiểm soát. Nhà nước có thể in thêm tiền để bù đắp thân hụt ngân sách, mở rộng đầu tư và bảo đảm chi tiêu chính phủ. * Sử dụng công cụ thuế: Tăng thuế với người lao động để giảm phần tiết kiệm từ thu nhập của họ và đưa phần này vào đầu tư của nhà nước, Giảm thuế cho các nhà tư bản kinh doanh, nhằm khuyến khích cho các nhà tư bản kinh doanh và nâng cao hiệu quả đầu tư. * Mở rộng các hoạt động đầu tư của nhà nước kể cả các hoạt động đầu tư như: sản xuất vũ khí, quân sự hóa nền kinh tế, chiến tranh... đều tốt vì nó tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, nâng cao tiêu dùng và chống được khủng hoảng kinh tế. * Mở rộng khuyến khích các hoạt động tiêu dùng nhất là tiêu dùng cá nhân. b/ Ý nghĩa rút ra từ lý luận nghiên cứu của Keynes: Điều nổi bật đây là lý thuyết chống suy thoái được áp dụng hữu hiệu trong nền kinh tế bị suy thoái, đã được các nhà tư bản ứng dụng trong nhiều thập kỷ. Lần đầu tiên trong kinh tế học tư bản Keynes phân tích một cách chặt chẽ cơ sở khách quan cho sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực kinh tế. Lý thuyết của ông được coi là lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và là nền tảng lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại.
Tài liệu liên quan