Khái niệm: Quyết định quản lí hành chính nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền, được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật theo thủ tục do pháp luật quy định, nhằm định ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính định hướng trong quản lí nhà nước, hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hiện hành, làm thay đổi hiệu lực của chúng, hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lí nhà nước.
1 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày và phân tích tính hợp lí, hợp pháp của Quyết định quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 6: Trình bày và phân tích tính hợp lí, hợp pháp của Quyết định quản lí hành chính nhà nước?
Khái niệm: Quyết định quản lí hành chính nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền, được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật theo thủ tục do pháp luật quy định, nhằm định ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính định hướng trong quản lí nhà nước, hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hiện hành, làm thay đổi hiệu lực của chúng, hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lí nhà nước.
- Đặc điểm quyết định quản lí hành chính nhà nước:
+ Có tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lí
+ Mang tính dưới luật, để thực hiện luật và các văn bản của cơ quan hành chính cấp trên
+ Để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, có ý nghĩa quản lí nhà nước trong lĩnh vực hành chính
- Yêu cầu hợp pháp của quyết định quản lí hành chính nhà nước:
+ Phù hợp với nội dung và mục đích của Luật
+ Ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan
+ Xuất phát từ một lí do xác thực
+ Đúng hình thức và thủ tục do pháp luật quy định
- Yêu cầu hợp lí của quyết định quản lí hành chính nhà nước:
+ Bảo đảm tính hài hòa lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân
+ Phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với đối tượng thực hiện
+ Bảo đảm tính hệ thống toàn diện
+ Ngôn ngữ, trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác