GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là chỉ tiêu đo lường tính bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Cụm từ “của tất cả ” nghĩa là GDP tính toán giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp pháp trên thị trường. Bao gồm những hàng hóa hữu hình (quần áo, giày dép, ô tô, xe máy ) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, khám bệnh, bào chữa của luật sư ).
“Cuối cùng” nhấn mạnh rằng GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa cuối cùng. Đó là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng ta cần phân biệt hàng hóa cuối cùng với hàng hóa cuối cùng với hàng hóa trung gian – những hàng hóa như vật liệu hay các bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác – để tránh sự trùng lặp trong quá trình tính toán GDP.
“Sản xuất ra” là GDP chỉ cho thấy thời điểm sản xuất chứ không biết được thời điểm tiến hành mua bán sản phẩm đó trên thị trường
“Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia” nghĩa là giá trị của tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước thì đều được tính vào GDP của nước đó, bất kể hàng hóa ấy được sản xuất ra bởi công dân nước nào và doanh nghiệp thuộc sở hữu trong nước hay nước ngoài.
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 9086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP tổng số và bình quân đầu người, GDP danh nghĩa và GDP thực tế trong phân tích Kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP tổng số và bình quân đầu người, GDP danh nghĩa và GDP thực tế trong phân tích Kinh tế vĩ mô
I. LÝ THUYẾT
1. GDP là gì?
a, Định nghĩa
GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là chỉ tiêu đo lường tính bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Cụm từ “của tất cả…” nghĩa là GDP tính toán giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra và bán hợp pháp trên thị trường. Bao gồm những hàng hóa hữu hình (quần áo, giày dép, ô tô, xe máy…) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, khám bệnh, bào chữa của luật sư…).
“Cuối cùng” nhấn mạnh rằng GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hóa cuối cùng. Đó là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng ta cần phân biệt hàng hóa cuối cùng với hàng hóa cuối cùng với hàng hóa trung gian – những hàng hóa như vật liệu hay các bộ phận được sử dụng trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác – để tránh sự trùng lặp trong quá trình tính toán GDP.
“Sản xuất ra” là GDP chỉ cho thấy thời điểm sản xuất chứ không biết được thời điểm tiến hành mua bán sản phẩm đó trên thị trường
“Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia” nghĩa là giá trị của tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước thì đều được tính vào GDP của nước đó, bất kể hàng hóa ấy được sản xuất ra bởi công dân nước nào và doanh nghiệp thuộc sở hữu trong nước hay nước ngoài.
VD: GDP của một số quốc gia năm 2008 (đơn vị: tỉ USD)
STT
Quốc gia
GDP
Thế giới
62.250
1
Hoa Kì
18.850
2
Trung Quốc
14.330
3
Nhật Bản
7.800
4
Đức
4.348
5
Pháp
3.818
6
Anh
2.978
7
Ý
2.399
…
…
…
61
Việt Nam
90,880
b, Các phương pháp đo lường GDP
Có 3 phương pháp: phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập và phương pháp giá trị gia tăng
Phương pháp chi tiêu
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP=C+G+I+NX
Trong đó:
C là tiêu dùng của hộ gia đình
G là tiêu dùng của chính phủ
I là tổng dầu tư
I=De+In (khấu hao + đầu tư ròng)
NX là cán cân thương mại
NX=X – IM (xuất khẩu – nhập khẩu)
TIÊU DÙNG (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ.
ĐẦU TƯ (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó bao gồm các
khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng hay sự
xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình.
CHI TIÊU CHÍNH PHỦ (G) bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập như các khoản trợ cấp cho người tàn tât, người nghèo,...
XUẤT KHẨU RÒNG (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị nhập khẩu(IM)
Lưu ý
Hàng hóa tồn kho khi được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP.
Xây nhà và mua nhà không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN.
Đầu tư trong tính toán GDP là tổng mức đầu tư chứ không phải là đầu tư ròng và không bao gồm đầu tư tài chính.
.
Phương pháp thu nhập (hay phương pháp chi phí)
Theo phương pháp thu nhập, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP=W+R+i+Pr+Te+Dep
Trong đó
W là tiền lương
R là tiền thuê
i là tiền lãi
Pr là lợi nhuận
Te là thuế gián thu ròng
Dep là phần hao mòn tài sản cố định
Phương pháp giá trị gia tăng
Theo phương pháp này thì GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp.
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng với các khoản mua vào mà đã dùng hết trong quá trình sản xuất.
GDP =VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó:
VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
n là số lượng doanh nghiệp trong ngành
Lưu ý:
- Kết quả tính GDP sẽ là như nhau với cả 3 cách trên.
- Ở Việt Nam GDP được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn ở Mỹ GDP được tính toán bởi Cục phân tích kinh tế (viết tắt là BEA).
c, Ý nghĩa của việc tính toán GDP
Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia
Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người.
Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn
Được sử dụng để tính tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
d, Hạn chế
- GDP không phản ánh chính xác, đầy đủ các hoạt động sản xuất (tự cung, tự cấp, các hoạt động kinh tế ngầm không khai báo,... và không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa)
- Khi so sánh GDP giữa các quốc gia sẽ có nhược điểm là giá cả sinh hoạt giữa các quốc gia có sự chênh lệch
- GDP bỏ qua chất lượng môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông...) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến.
2. GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
GDPin =∑QitPit
Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
Trong đó:
i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
t: thời kỳ tính toán
Q: số lượng sản phẩm ; Qit: số lượng sản phẩm loại i tại năm hiện hành
P: giá của từng mặt hàng; Pit: giá của mặt hàng thứ i tại năm hiện hành
Vì GDP phản ánh tổng chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ trên tất cả các thị trường của nền kinh tế. Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này qua năm khác, thì (1) nền kinh tế đang sản xuất ra sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, hoặc (2) hàng hóa và dịch vụ được bán với giá cao hơn. Khi nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế theo thời gian, các nhà kinh tế muốn bóc tách hai ảnh hưởng này. Cụ thể, họ muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra, mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động trong giá cả của những hàng hóa và dịch vụ đó. Để làm được như vậy, các nhà kinh tế sử dụng một chỉ tiêu được gọi là GDP thực tế.
GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.
GDPir=∑QitPi0
Trong đó:
i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
t: thời kỳ tính toán
Q: số lượng sản phẩm ; Qit: số lượng sản phẩm loại i tại năm hiện hành
P: giá của từng mặt hàng; Pi0: giá của mặt hàng thứ I tại năm lấy làm mốc
Tóm lại, GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ, GDP thực tế sử dụng giá cố định trong năm gốc để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Do GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả, nên những thay đổi của GDP thực tế chỉ phản ánh sự thay đổi của lượng hàng hóa và dịch vụ.
Ý nghĩa:
GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP.
GDP thực tế phản ánh sự thay đổi của lượng. khi nói đến tăng trưởng kinh tế là nói về GDP thực tế.
Do GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa và dịch vụ, nên nó cũng phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thoả mãn nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Vì vậy, GDP thực tế là một chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn GDP danh nghĩa.
Chỉ số điều chỉnh GDP:
DGDP = x 100%
DGDP phản ánh sự biến động của giá cả, là chỉ tiêu để đánh giá lạm phát.
DGDP chỉ phản ánh giá cả của những hàng hóa sản xuất trong nước mà không xét tới hàng hóa nhập khẩu
Ví dụ về GDP thực tế và GDP danh nghĩa:
Năm
Giá thực phẩm
Lượng thực phẩm
Giá quần áo
Lượng quần áo
2002
2003
2004
1
2
3
100
150
200
2
3
4
50
100
150
GDP danh nghĩa
2002
2003
2004
1*100 + 2*50 = 200
2*150 + 3*100 = 600
3*200 + 4*150 = 1200
GDP thực tế (năm 2002 là năm gốc
2002
2003
2004
1*100 + 2*50 = 200
1*150 + 2*100 = 350
1*200 + 2*150 = 500
Chỉ số điều chỉnh GDP
2002
2003
2004
(200/200)*100 = 100
(600/350)*100 = 171
(1200/500)*100 = 240
3.GDP tổng số và GDP bình quân đầu người
a, GDP tổng số
- Định nghĩa : GDP tổng số đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường tính là một năm)
- Ý nghĩa:
+ Là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
Ngân hàng thế giới(WB) hay quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) cũng như các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các nước với nhau. Để thực hiện được điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyển số liệu GDP của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền chung( USD hoặc EURO)
+ Là cơ sở cho việc lập các chiến lược kinh tế dài hạn và kế hoạch tiền tệ, ngân sách ngắn hạn. Đồng thời chỉ tiêu này cũng giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra những phân tích về tiêu dùng, đầu tư, tỷ giá hối đoái...dựa trên các mô hình hoạch toán kinh tế. Chính vì vậy mà đòi hỏi công tác thống kê phải thật chính xác, khoa học.
+ Sử dụng để tính tỉ lệ tăng trưởng kinh tế
b, GDP bình quân đầu người
- Định nghĩa:
Là tỉ lệ giữa GDP tổng số với tổng dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
GDP bình quân đầu người = GDP tổng số ⁄ dân số
Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người.
Sự thay đổi về GDP bình quân đầu người phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng dân số và năng suất lao động. Nói cách khác, mức sống dân cư của một nước phụ thuộc vào việc đất nước đó giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào.
- Ý nghĩa:
+ GDP bình quân đầu người cho biết mức sống của một nước phụ thuộc vào số lượng hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô
dân số của nước đó.
+ GDP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn về số lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.
II. TÌNH HÌNH GDP CỦA VIỆT NAM
1. Một số năm gần đây
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây vẫn luôn phát triển theo chiều hướng tích cực. Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu. Môi trường kinh doanh dược cải thiện, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế
Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của VN giai đoạn 1990-2008
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê VN, WB và IMF
2. Kinh tế Việt Nam năm 2010
a. Thành tựu
Nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn đáng kể so với năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, GDP của Việt Nam năm 2010 theo giá thực tế là khoảng 102,2 tỉ USD; tăng 6,78% so với năm 2009.
- Cơ cấu GDP các ngành:
Hoạt động kinh tế đóng góp vào GDP được chia làm 3 khu vực.
+ Khu vực I gồm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai mỏ và khai khoáng
+ Khu vực II gồm công nghiệp và xây dựng
+ Khu vực III là dịch vụ: giao thông, tài chính, ăn uống, du lịch, giải trí…
Tất cả các ngành đều đạt mức tăng trưởng cao so với năm trước. Có sự chuyển dịch cơ cấu: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhưng chưa ổn định
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%. Sản xuất nông nghiệp đã khắc phục được nhiều khó khăn, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng là 7,03%. Ngành xây dựng tăng thêm 10,06% - đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm gần đây
Các hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch đều có mức tăng trưởng cao so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính chung cả năm đạt trên 1561,6 tỉ; tăng 24,5% so với năm 2009.
- Đầu tư tăng nhanh: Tổng vốn đầu tư năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỉ đồng, tăng 17,1 % so với năm trước, đạt 41,9% GDP trong khi kế hoạch đã đề ra trước đó là 39,5%
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Năm
FDI đăng ký(tỷ USD)
FDI giải ngân(tỷ USD)
2007
8
2008
71,7
11,5
2009
21,48
10
2010 (dự kiến)
22 - 25
11
b. Hạn chế
- Nền kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo.
- Giá cả, lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng cả năm dự kiến được kiểm soát dưới mức 8% nhưng thực tế thì con số này là lớn hơn. So với 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng 12/2010 tăng 11,75%; chỉ số giá vàng tăng 30%; giá USD tăng 9,68%. Tính chung trong cả năm 2010 thì các chỉ số trên lần lượt là 9,19%; 36,75% và 7,36%. Điều này đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tác động xấu đến tâm lý của người dân và khó khăn cho các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách.
- Hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục đà suy giảm, (năm 2008 là 0,62, năm 2009 là 0,53, năm 2010 dự kiến là 0,43) cho thấy tốc độ tăng giá trị gia tăng không tương xứng với tốc độ tăng quy mô sản xuất; tăng trưởng GDP vẫn dựa nhiều vào yếu tố vốn và yếu tố lao động, còn đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp chưa cao, phản ánh chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện.
- Nhập siêu tuy đạt mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2009, nếu loại trừ đá quý, kim loại quý xuất khẩu thì nhập siêu vẫn trên 23%.
Các chỉ số về xuất nhập khẩu
Năm
Xuất khẩu(tỷ USD)
Nhập khẩu(tỷ USD)
Thâm hụt(tỷ USD)
2007
48,38
60,83
-12,45
2008
63,0
80,5
-17,5
2009
56,58
68,83
-12,25
Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP. Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai 8% GDP sẽ ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Nhằm đưa đất nước phát triển bền vững và mạnh mẽ, chính phủ đã đề ra nhiều mục tiêu những năm tới. Một số chỉ tiêu KT – XH chủ yếu cho năm 2011 là:
GDP tăng trưởng khoảng 7% – 7,5% so với năm 2010
Nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu
Tổng vốn đầu tư bằng khoảng 40% GDP
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng không quá 7%
Tạo việc làm mới cho khoảng 1,6 triệu lao động
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nước ta cần phải thực hiện một số biện pháp:
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và giảm nhập siêu, duy trì ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, giảm bội chi ngân sách nhà nước…
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI.
Đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nghề, dẩy mạnh ứng dụng khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất để tăng năng suất và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Đảm bảo an sinh xã hội gắn với việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân
Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả
Thực hiện cải cách hành chính,nâng cao hiệu quả quản lí của nhà nước, tăng cường phòng chống tham nhũng.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả của công tác đối ngoại.