Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

docx15 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 10428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trợ cấp xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trợ cấp xuất khẩu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU I/ KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC VỀ TRỢ CẤP XUẤT KHẨU: 1/ Khái niệm: Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm  nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.  2/ Các hình thức trợ cấp xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam - Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. -  Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm  trữ, thưởng xuất khẩu. - Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu. -  Đối với thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thưởng xuất khẩu. - Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu. - Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. - Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. - Xe  đạp, quạt  điện:  Ưu  đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng. - Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu,  ưu  đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất. - Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất - Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước - Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng  ưu  đãi,  ưu  đãi  đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại - Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu - Hỗ trợ bằng tín dụng giúp  cho nhà sản xuất có đủ điều kiện  tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất khẩu. II/ VAI TRÒ CỦA TRỢ CẤP XUẤT KHẨU: 1/ Trợ cấp xuất khẩu giữ vị trí trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Chính phủ các nước thường chủ  động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn, v.v... Quyết định trợ cấp của chính phủ thường được đưa ra nhằm phục vụ lợi ích của một đối tượng nhất định có vai trò chi phối và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ. Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi  động và  đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù  đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. Ngoài ra, trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm  trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc  đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự  điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài.  2/ Trợ cấp xuất khẩu giúp nâng cao  khả năng cạnh tranh xuất khẩu của  doanh nghiệp: Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do. Có nước lập luận trợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ trợ vùng khó khăn, v.v...  Tuy nhiên, mọi lý do biện minh cho trợ cấp xuất khẩu xét cho cùng cũng đều hướngtới mục tiêu thực sự là để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua tác động trung gian là cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, v.v... Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đến cho vay với lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu hay áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi với ngành nghề xuất khẩu, v.v... Về lý thuyết, nhờ có trợ cấp xuất khẩu, thị phần sản phẩm liên quan của nước xuất khẩu trên thị trường thế giới có thể được mở rộng hơn mức hợp lý mà thực lực nước xuất khẩu có thể tự mình giành được không có sự can thiệp của trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu làm cho hàng xuất khẩu sang nước khác (nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn. Nhờ có trợ cấp, hàng nước ngoài xuất sang thị trường nước nhập khẩu sẽ tăng đáng kể về lượng tuyệt đối hoặc tương đối so với lượng sản xuất trong nước của nước nhập khẩu. Hoặc giá hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp có thể sụt mạnh so với giá sản phẩm tương tự do nước nhập khẩu sản xuất. Hoặc nữa là hàng nhập khẩu được nước ngoài trợ cấp sẽ chèn ép giá sản phẩm cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu hay ngăn cản không cho giá tăng trong khi lẽ ra theo quy luật  thị trường bình thường thì giá phải tăng. Trợ cấp xuất khẩu còn làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu được trợ cấp so với hàng xuất khẩu không  được trợ cấp của các nước khác vào thị trường thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Với lợi thế cạnh tranh nhờ trợ cấp hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được thị phần vượt mức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới. II. Cơ sở lý luận trợ cấp xuất khẩu: 1.Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu a.Khái niệm: b.Trợ cấp xuất khẩu theo quy định của WTO WTO quy định, trợ cấp là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". WTO có hai bộ tiêu chuẩn về trợ cấp. Một bộ áp dụng cho nông sản, được đề cập trong Hiệp định Nông nghiệp (AoA – agreement on agriculturer). Một bộ áp dụng cho sản phẩm phi nông nghiệp, được quy định trong Hiệp định về Trợ cấp và Biện pháp đối kháng (SCM - Subsidies Countervailing Measures). Có hai phương thức trợ cấp: một loại là trực tiếp bổ trợ, tức là trực tiếp chi tiền bổ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, một loại khác là gián tiếp bổ trợ, tức là ưu đãi về tài chính cho người doanh nghiệp xuất khẩu một số hàng hoá xuất khẩu nào đó như hoàn lại hay miễn giảm thuế trong nước, miễn giảm thuế xuất khẩu cho một số hàng hoá xuất khẩu Đối với sản phẩm phi nông nghiệp Hiệp định SCM quy định: “Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được”. Trợ cấp đèn vàng:Trợ cấp đèn vàng là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lý được định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép.Trợ cấp loại này được sử dụng nhưng chỉ dừng ở mức không gây “tác động bất lợi cho các nước thành viên”. Tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định gồm:Ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước.Làm vô hiệu hoá và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại.Làm tổn hại tới quyền lợi của nước khác. Trợ cấp đèn xanh:Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm các loại sau: Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp 1 lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó Đối với sản phẩm nông nghiệp Theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO, các nước thành viên phải cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu qua các năm trong giai đoạn thực hiện (1995 – 2000 với nước phát triển và 1995 – 2004 với nước đang phát triển). Sự cắt giảm này tiến hành đối với cà hai yếu tố là tổng chi tiêu ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu và tổng giá trị hàng xuất khẩu được nhận trợ cấp. c.Các hình thức trợ cấp xuất khẩu Đối với sản phẩm gạo Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. Đối với mặt hàng cà phê Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm  trữ, thưởng xuất khẩu. Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu. Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu. Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. Xe  đạp, quạt  điện:  Ưu  đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng. Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu, ưu  đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng  ưu  đãi,  ưu  đãi  đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.Hỗ trợ bằng tín dụng giúp  cho nhà sản xuất có đủ điều kiện  tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất khẩu. 2. Vai trò của trợ cấp xuất khẩu Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. Chính phủ các nước thường chủ  động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm của nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn. Nâng cao kha năng cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhà sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp, lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng quy mô, góp phần khởi  động và  đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi với những công ty “đàn anh” đã trụ vững trên thị trường thì hỗ trợ của chính phủ có thể bù  đắp cho những khoản thua lỗ phát sinh trong những năm đầu, đưa công ty vào quỹ đạo phát triển ổn định. Ổn định an sinh xã hội Trợ cấp góp phần duy trì ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm  trật tự và ổn định xã hội, đặc biệt là những khoản trợ cấp dành cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, phá sản. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này khỏi bị sụp đổ nhanh chóng, thúc  đẩy các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, tự  điều chỉnh khả năng thích nghi và cạnh tranh trong thời kỳ quá độ do những khó khăn mà môi trường thương mại quốc tế tạo ra. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phân bố nguồn lực. Trợ cấp cũng có thể được sử dụng nhằm khuyến khích những ngành sản xuất kém sức cạnh tranh giảm công suất dư thừa hoặc rút khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc không sinh lợi. Nhờ đó, quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động được diễn ra suôn sẻ hơn, góp phần thúc đẩy phân bổ nguồn lực thích hợp, hiệu quả và khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài. III. Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của việt nam. 1.Vài nét về hoạt động xuất khẩu của việt nam trong 8 tháng đầu năm 2010 Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009. Quy mô và tốc độ Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,11 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó. Một số mặt hàng xuất khẩu Hàng dệt may: xuất khẩu trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009.Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả nước. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam Gạo: lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8 đạt 615 nghìn tấn, giảm mạnh 28% so với tháng trước và đơn giá bình quân đạt 373 USD/tấn, giảm 11,4%. Do đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng đạt 229 triệu USD, giảm 129,5 triệu USD (giảm 36,2%) so với tháng trước.Tính đến hết tháng 8/2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 4,95 triệu tấn, tăng 6,8% và kim ngạch đạt 2,33 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua với gần 1,5 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tăng mạnh sang các thị trường mới như: Ăngôla: 154 nghìn tấn, tăng 99,7%; Ghana: 123 nghìn tấn, tăng 30%; Trung Quốc: 98,1 nghìn tấn, tăng gấp 13,6 lần, Hồng Kông: 87,1 nghìn tấn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Hàng thủy sản: tháng 8, xuất khẩu thuỷ sản đạt 488 triệu USD, tăng 4,6% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113 triệu USD, tăng 17,9%; thị trường EU đạt 108 triệu USD, giảm 1% và xuất sang thị trường Nhật Bản đạt 89,8 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng 7. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2009. Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua lần lượt là: sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 4,5%; sang Nhật Bản đạt 549 triệu USD, tăng 18,8%; sang Hoa Kỳ đạt 532 triệu USD, tăng 19,5%; sang Hàn Quốc đạt 213 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 572 nghìn tấn, tăng 15,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt 341 triệu USD, tăng 20,3% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 8/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 5,5 triệu tấn, giảm 44,3% và kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2009. Dầu thô của nước ta trong 8 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với hơn 2 triệu tấn, giảm 21%; sang Singapore: 962 nghìn tấn, giảm 45%; sang Malaysia: 674 nghìn tấn, giảm 50%; sang Hoa Kỳ: 445 nghìn tấn, giảm 34%… 2. Thực trạng trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam a.Về kim ngạch xuất khẩu Căn cứ số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Hải quan, trong tháng 8 vừa qua tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt tới 6,86 tỷ USD, đóng góp 15,11% vào 45,4 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010. Trong thời gian qua, sự bấp bênh về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và biến động của tỷ giá hối đoái đã tác động khá mạnh lên các doanh nghiệp xuất khẩu, được xem như là chủ thể kinh tế chịu tác động mạnh nhất trước sự biến động của tỷ giá, lãi suất và các yếu tố khác của thị trường vv…Song, với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương, trải qua 8 tháng đầu năm 2010 về cơ bản chúng ta đã hoàn thành 74,4% kế hoạch xuất khẩu đặt ra trong năm 2010. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục có sự đóng góp và ảnh hưởng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam mà  thể hiện rất rõ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu với 3,11 tỷ USD và hiệu quả hoạt động với 81,5% hoàn thành kế hoạch. Với kết quả đó, các doanh nghiệp này đã đem về tới 20,87 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2010, chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, và vượt 41,4% so với cùng  kỳ năm trước. Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu tính riêng cho tháng 8, sự đóng góp lớn nhất vẫn là các mặt hàng thuộc nhóm chủ lực như: dệt may 1,14 tỷ USD, đá quý, kim loại quý và sản phẩm 773,97 triệu USD, hàng thủy sản 487,7 triệu USD, giày dép các loại 467,05 triệu USD, dầu thô 341,37 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 336,74 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 300,45 triệu USD và máy móc phụ tùng, thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác 263,43 triệu USD vv… Như vậy đóng góp chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp
Tài liệu liên quan