Một khía cạnh quan trọng của kỹ thuật lưu lượng MPLS
(MPLS TE) là sự phân biệt các trung kế lưu lượng, luồng lưu
lượng và các LSP. Một trung kế lưu lượng là sự tập hợp các luồng
lưu lượng của cùng một phân lớp được đặt trong một LSP. Một
trung kế lưu lượng có thể có liên kết riêng với nó (các địa chỉ, chỉ
số cổng). Một trung kế lưu lượng có thể được định tuyến bởi nó là
một bộ phận của LSP. Do đó, tuyến đường mà các luồng trung kế
lưu lượng có thể bị thay đổi.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trung kế lưu lượng, luồng lưu lượng và tuyến chuyển mạch nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 14: Trung kế lưu lượng, luồng lưu
lượng và tuyến chuyển mạch nhãn
Một khía cạnh quan trọng của kỹ thuật lưu lượng MPLS
(MPLS TE) là sự phân biệt các trung kế lưu lượng, luồng lưu
lượng và các LSP. Một trung kế lưu lượng là sự tập hợp các luồng
lưu lượng của cùng một phân lớp được đặt trong một LSP. Một
trung kế lưu lượng có thể có liên kết riêng với nó (các địa chỉ, chỉ
số cổng). Một trung kế lưu lượng có thể được định tuyến bởi nó là
một bộ phận của LSP. Do đó, tuyến đường mà các luồng trung kế
lưu lượng có thể bị thay đổi.
MPLS TE liên quan đến việc trao đổi trung kế lưu lượng tới
các liên kết vật lý của mạng thông qua các tuyến chuyển mạch
nhãn
6.4.1. Sự thu hút của MPLS đối với kỹ thuật lưu lượng
Một số khái niệm cơ bản được giải thích, nó có thể được
nhận ra khi mạng cơ sở MPLS gửi nó tới hoạt động TE bởi vì:
- Chuyển mạch nhãn không bị cưỡng ép bởi sự ra lệnh của
chuyển tiếp IP quy ước do có các giao thức định tuyến IP cơ sở.
- Trung kế lưu lượng có thể trao đổi các tuyến chuyển mạch
nhãn.
- Các thuộc tính có thể được liên kết với các trung kế lưu
lượng.
- Chuyển tiếp IP cho phép tập hợp các địa chỉ trong khi đó
MPLS có thể cho phép tập hợp hoặc không.
- Định tuyến cơ sở cưỡng ép liên quan dễ dàng tới sự hoạt
động này
- MPLS có thể hoạt động với giá thấp hơn ATM.
6.4.2. Dung lượng liên kết
MPLS TE nhận ra thực tế rằng băng tần dung lượng của các
liên kết trong một mạng là ngưòi phân xử cuối cùng cho việc quyết
định kỹ thuật lưu lượng. Để giải thích điều này, xem xét một
SONET OC-3 liên kết với một dung lượng 155,52 Mbit/s có thể
chấp nhận lớn nhất 353207 tế bào ATM trên một giây.
Không nhiều hơn 353 nghìn tế bào trên một giây có thể được
đặt vào liên kết vật lý này. Kết quả, nó là nhiệm vụ của kỹ thuật
lưu lượng để tạo ra hiệu quả cho việc dùng liên kết này với các
hoạt động sau: loại bỏ lưu lượng đi từ giao diện liên kết nếu tốc độ
lưu lượng là vượt quá tốc độ băng tần liên kết hoặc đặt thêm lưu
lượng vào lưu lượng liên kết nếu tốc độ lưu lượng nhỏ hơn tốc độ
băng tần liên kết.
6.4.3. Phân bổ tải trọng
Trong nhiều trường hợp, nó tạo ra hoạt động để phân bổ lưu
lượng dọc theo các trung kế lưu lượng song song hoặc trong một
vài trường hợp dọc theo các tuyến khác nhau và các LSR trong
mạng vật lý. Đối với hoạt động đầu tiên, nhiều trung kế lưu lượng
được thiết lập giữa các node lân cận (liên kết giữa các LSR A - F),
cho phép mỗi trung kế lưu lượng mang một phần của tổng tải lưu
lượng. Phương pháp này là khá phổ biến và ngày nay được thực
hiện trong nhiều mạng như là SS7.
Trung kế lưu lượng
Hình 6.4 Phân bổ tải trọng
Hoạt động thứ hai, việc phân bổ các tải lưu lượng vào vào
các trung kế khác nhau và các node khác nhau trong mạng. Đây là
vấn đề khá phức tạp.
B
C E
A F
D
6.4.4. Các thuộc tính trung kế lưu lượng
MPLS TE thiết lập các thuộc tính sau cho các trung kế lưu
lượng :
- Sự phù hợp với ý tưởng về lớp tương đương chức năng
(FEC), một trung kế lưu lượng là một sự hoà hợp của các luồng
lưu lượng thuộc về cùng một lớp. Ví dụ nó có thể muốn đặt các lớp
lưu lượng khác nhau vào một FEC nếu bản chất lưu lượng là
không cần thiết.
- Một trung kế lưu lượng có khả năng đóng gói một FEC giữa
bất cứ LSR lối vào và LSR lối ra nào.
- Các trung kế lưu lượng thông qua nhãn FEC là khả năng
định tuyến.
- Một trung kế lưu lượng có thể được di chuyển từ một
đường tới đường khác điều này có nghĩa nó khác biệt LSP mà nó
đi qua.
- Một trung kế lưu lượng là không định hướng nhưng trong
thực tế 2 trong các trung kế này có thể liên kết với nhau miễn là
chúng được tạo ra và huỷ bỏ đồng thời. Sự kết hợp này được gọi là
một trung kế lưu lượng hai chiều (BTT). Hai BTT không phải đi
qua các tuyến vật lý giống nhau mặc dù nó muốn làm điều đó nếu
hai luồng là cặp chặt chẽ đối với vấn đề ảnh hưởng thời gian thực.
Ví dụ, nếu một trung kế lưu lượng đi qua nhiều LSR hơn đối tác
của nó, nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng của sự tác động qua lại.
Trong bất cứ, trường hợp nào, một BTT được gọi là cấu hình đối
xứng nếu các trung kế lưu lượng nằm trên cùng tuyến vật lý, và gọi
là cấu hình bất đối xứng nếu chúng được định tuyến qua các tuyến
vật lý khác nhau.
Thuộc tính của trung kế lưu lượng đối với kỹ thuật lưu lượng
Một trung kế lưu lượng có các tham số để nhận diện các
thuộc tính của nó. Lần lượt, các thuộc tính này ảnh hưởng tới đặc
trưng hoạt động của nó, đó là cách lưu lượng được xử lý bởi mạng.
Giá trị thuộc tính được phân bởi quản lý mạng hoặc bởi phần mềm
có khả năng tự động kiểm tra FEC tiêu chuẩn (các địa chỉ, chỉ số
cổng và PID) và thiết lập các tham số.
Các thuộc tính quan trọng của trung kế lưu lượng đối với kỹ
thuật lưu lượng được liệt kê ở đây.
- Thuộc tính tham số lưu lượng.
- Thuộc tính hợp đồng.
- Thuộc tính lựa chọn và duy trì tuyến.
- Thuộc tính ưu tiên.
- Thuộc tính dành riêng trước.
- Thuộc tính đàn hồi.
Tham số lưu lượng và thuộc tính hoạt động
Hai thuộc tính này được nhóm cùng nhau bởi vì mối quan hệ
đóng của chúng. Chúng tương tự như điều khiển tham số sử dụng
(UPC) của ATM. Cả MPLS TE và ATM UPC đều chiếm lấy FEC
của lưu lượng, lưu lượng điều khiển và giám sát, và kiểm tra giá trị
của lưu lượng đi vào mạng tại node lối vào. ATM UPC lưu giữ
toàn bộ mạng và tạo nên sự chắc chắn để chỉ các giá trị VPI và
VCI được đi vào mạng. Đối với MPLS, hoạt động tương đương
này đòi hỏi việc giám sát các FEC và liên kết các nhãn.
Một vài đặc điểm khác cần thiết đối với các thuộc tính này:
- Khả năng phát hiện từ chối lưu lượng.
- Khả năng với các tham số thay đổi được kiểm tra.
- Một đáp ứng nhanh chóng tới các người dùng đang vi phạm
thoả thuận của họ.
- Giữ các hoạt động của người dùng từ chối trong suốt tới
người dùng từ chối.
Thuật toán tốc độ gói và gói chung (GC/PRA)
Nhiều hoạt động dùng thuật toán tốc độ gói chung ATM cho
hoạt động hợp đồng thực hiện. Hình 6.5 chỉ ra 2 thuật toán khả thi
đối với GC/PRA được thực hiện như một thuật toán thời gian ảo
hoặc thuật toán leaky bucket trạng thái tiếp diễn. Hai thuật toán
phục vụ cùng mục đích : tạo ra sự chắc chắn để các tế bào làm theo
(đến trong giới hạn thời gian đến mong đợi) hoặc không làm theo
(đến sớm hơn giới hạn thời gian đến mong đợi). Thuật toán ứng
dụng cho các tế bào, các gói, các khung các khối dữ liệu giao thức
riêng biệt.
Hai định nghĩa cần giải thích là: đầu tiên, thời gian tới lý
thuyết (TAT) là thời gian tới danh nghĩa của tế bào từ nguồn, giả
sử nguồn gửi các tế bào với khoảng cách ngang nhau. Thứ hai,
tham số k là tế bào thứ k trong một dòng tế bào trên cùng kết nối
kênh ảo.
TAT<Ta(k)
?
TAT
>Ta(k)+L
?
TAT=Ta(k)
TAT=TAT+I
Tế bào hợp lệ
Tế bào
không hợp lệ
Thuật toán
thời gian ảo
Tế bào đến tại thời
điểm Ta(k)
yes
no
yes
no
X’>L ?
X’<0 ?
X’=X-Ta(k)-LCT
X’=0
Tế bào khônng
hợp lệ
Tế bào đến tại thời
điểm Ta(k)
no
no
yes
yes
Thuật toán gáo
rò trạng thái
tiếp diễn
Hình 6.5 Thuật toán tốc độ tế bào chung (GCRA)
Đưa ra hai định nghĩa này, thuật toán thời gian ảo hoạt động
như sau:
- Sau khi, tế bào đầu tiên Ta(1) đến, TAT khởi tạo thời gian
hiện thời.
- Sau đó, nếu thời gian đến của tế bào thứ k (Ta(k)) là trễ hơn
giá trị hiện tại của TAT, (trong lưu đồ thuật toán là TAT < Ta(k))
thì tế bào là phù hợp và TAT được cập nhật Ta(k), cộng thêm số
gia I.
- Nếu thời gian đến của tế bào thứ k (Ta(k)) là nhỏ hơn TAT
và lớn hơn hoặc bằng TAT – L (trong lưu đồ thuật toán là TAT >
Ta(k) + L) thì tế bào cũng phù hợp và TAT được cộng thêm số gia
I.
- Tế bào không phù hợp nếu thời gian đến của tế bào thứ k là
nhỏ hơn TAT – L, trong trường hợp này TAT không thay đổi.
Thuật toán tiếp theo là thuật toán gáo rò (leaky bucket) được
xem như một cái gáo có dung tích hạn chế mà bị chảy ra ngoài liên
tục với tốc độ là một đơn vị dung tích trên một đơn vị thời gian.
Dung tích của nó được tăng lên bởi việc cộng thêm số gia I đối với
mỗi tế bào hợp lệ. Ở trạng thái bình thường, nếu tế bào đến, dung
lượng của gáo là nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn L thì tế bào là hợp lệ.
Còn với các trường hợp còn lại nó không hợp lệ. Dung tích gói là
L + I (vượt qua giới hạn bộ đếm).
Thuật toán gáo rò hoạt động như sau:
- Khi tế bào đầu tiên Ta(1) đến, dung tích của gáo X được lập
là 0 và thời gian hợp lệ cuối cùng là Ta(1).
- Tại thời điểm tế bào thứ k (Ta(k)) đến, dung tích gáo được
cập nhật là X’. Với sự cập nhật này, sau khi tế bào hợp lệ cuối
cùng đến, X’ bằng dung tích gáo X trừ đi dung tích gáo bị chảy ra
từ khi tế bào hợp lệ cuối cùng đến. Trong lưu đồ thuật toán là:
X’=X-Ta(k)-LCT.
- Dung tích của gáo không được phép từ chối khi X’=0.
Trong lưu đồ thuật toán là X’<0.
- Nếu X’ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị giới hạn L thì tế bào là
hợp lệ và dung tích gáo X được thiết lập là X’+I cho tế bào hiện
thời và LCT được thiết lập tới thời gian hiện tại là Ta(k).
- Nếu X’ lớn hơn L thì tế bào là không hợp lệ và giá trị của X
và LCT không thay đổi.