Truyền hình cáp Digital

Truyền hình số là truyền hình có chất lượng cao thỏa mãn được nhu cầu của người xem cũng như giúp cho các trung tâm truyền hình dễ dàng quản lý cácthuê bao, Để phát triển lên công nghệ truyền hình số thì các trung tâm truyền hình cần phải cải thiện hệ thống của mình, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật cũng như cần phải lắp đặt các đầu thu truyền hình số và điều chế các tín hiệu số để phát đi khi đó các thuê bao cũng sẽ được lắp đặt một Set –top –box số, Cấu tạo của một hệ thống truyền hình cáp số cũng tương tự như hệ thống truyền hình cáp tương tự, Tổng quát của một hệ thống truyền hình cáp số bao gồm các khối chức năng như: thu tín hiệu số, nén và mã hóa, điều chế và sau đó sẽ được ghép kênh và truyền đi đến thuê bao, Tại thuê bao sẽ được lắp đặt một Set-top-box số để thu tín hiệu và giải mã,

pdf41 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2625 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Truyền hình cáp Digital, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUYỀN HÌNH CÁP DIGITAL I. Tổng quát hệ thống truyền hình cáp Digital : Truyền hình số là truyền hình có chất lượng cao thỏa mãn được nhu cầu của người xem cũng như giúp cho các trung tâm truyền hình dễ dàng quản lý các thuê bao, Để phát triển lên công nghệ truyền hình số thì các trung tâm truyền hình cần phải cải thiện hệ thống của mình, nâng cấp các phương tiện kỹ thuật cũng như cần phải lắp đặt các đầu thu truyền hình số và điều chế các tín hiệu số để phát đi khi đó các thuê bao cũng sẽ được lắp đặt một Set – top – box số, Cấu tạo của một hệ thống truyền hình cáp số cũng tương tự như hệ thống truyền hình cáp tương tự, Tổng quát của một hệ thống truyền hình cáp số bao gồm các khối chức năng như: thu tín hiệu số, nén và mã hóa, điều chế và sau đó sẽ được ghép kênh và truyền đi đến thuê bao, Tại thuê bao sẽ được lắp đặt một Set-top-box số để thu tín hiệu và giải mã, Thu tín hiệu Nén và mã hóa Điều chế Node quang Hub Headend(nơi quản lý mạng) Amplifier Hệ thống truy cập có điều kiện Sơ đồ khối tổng quát của một hệ thống truyền hình cáp số Nguyên lý họat động của hệ thống Theo sơ đồ tổng quát của hệ thống truyền hình cáp số thì tín hiệu được phát đi tại trung tâmvà đi đến thuê bao sẽ là tín hiệu số, Tại trung tâm của hệ thống tín hiệu sẽ được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau, Các tín hiệu được máy thu thu nhận sẽ được đưa qua khối nén và mã hóa tại đây tín hiệu sẽ được chuyển đổi hoàn tòan thành tín hiệu số, Tín hiệu này sau đó sẽ được đưa qua bộ điều chế số để điều chế tín hiệu số thành một tín hiệu hoàn chỉnh, Sau đó tín hiệu này sẽ được ghép kênh và phát đi trên sợi cáp quang đến node quang, Từ node quang tín hiệu được khuếch đại và đưa đến thuê bao, Tại thuê bao của truyền hình cáp số sẽ có một hệ thống truy cập có điều kiện, Tiến bộ của truyền hình cáp số là có thể kết nối giữa máy tính với máy thu hình và hộp giải mã Set-top- box số và có khả năng truyền trong Internet. Mạng họat động của hệ thống trên đều dựa trên cơ sở của mạng HFC và được gọi là HFC số, HFC là công nghệ cáp quang lai ghép, sử dụng cấu hình mạng dùng cáp quang và cáp đồng trục, được sử dụng để phân phối lại các dịch vụ băng rộng, Các dịch vụ băng rộng này bao gồm: điện thọai, đa phương tiện tương tác, truy cập Iternet tốc độ cao, VOD (Video-on demand –video theo yêu cầu) và học từ xa, Các lọai dịch vụ cung cấp cho thuê bao thay đổi giữa các công ty cáp, Nhiều công ty truyền hình cáp chính ở Châu Âu, Mỹ và Châu Mỹ La Tinh, Đông Nam Á đã sử dụng HFC số, Các mạng sử dụng công nghệ HFC có đặc trưng: thực hiện một cách lý tưởng các dịch vụ thông tin cho thế hệ mới, HFC thỏa mãn các yêu cầu về tăng khả năng mở rộng và thực hiện các dịch vụ phụ mà không cần thay đổi cơ sở hạ tầng, II .Hệ thống Headend số: 1./ Sơ đồ hệ thống Headend Digital: Headend là trung tâm thu và phát tín hiệu, Từ đây tín hiệu sẽ được thu nhận và qua quá trình sử lý sau đó sẽ được phát đi, Khác với Headend Analog là tín hiệu tại trung tâm phát đi là tín hiệu số, Do sử dụng công nghệ mạng HFC nên hệ thống Headend số vẫn dựa trên cơ sở hạ tầng đã có sẵn chỉ cần đầu tư thêm trang thiết bị để xử lý tín hiệu. ` 2./ Chức năng các khối trong hệ thống Headend số: A./ SIGNAL ACQUISITION: tín hiệu thu Tín hiệu thu ở đây rất đa dạng,các tín hiệu thu gồm: tín hiệu vệ tinh, truyền hình số mặt đất, mạng, các đài địa phương…tùy theo từng loại tín hiệu mà ta có các bộ giải điều chế khác nhau bằng cách sử dụng các card rời gắn trên các rack cắm Đặc điểm: - Các tín hiệu sau khi thu được sẽ được xử lí và truyền tín hiệu số trên một băng tần cơ sở ( ASI) - Yêu cầu đặc trưng của tín hiệu là: linh động, đơn giản, năng lượng thấp và vận hành một cách độc lập - Chất lượng hiển thị của tín hiệu: cần xử lý tín hiệu một cách đầy đủ và chính xác, tránh lan truyền tín hiệu bị trục trặc, - Yếu tố dự phòng: có tầm quan trọng đối với các tín hiệu thu được và nó sẽ tự động backup dữ liệu khi bộ phận trước đó xảy ra sự cố a./ Thu tín hiệu từ vệ tinh: ( card TITAN) - Tín hiệu thu từ vệ tinh sẽ được đưa qua bộ giải điều chế QBSK với ngỏ ra là tín hiệu ASI - Đặc điểm: + tốc độ dữ liệu từ 1 đến 45 Mbaud + có thể lựa chọn chế độ tự động hay là thủ công các thông số cần điều chế + Hai ngỏ ra ASI với tốc độ lên đến 90 Mbps + chức năng hiển thị được cải tiến như: SNR, mức ngỏ vào, BER, không sửa được lỗi. b./ Thu tín hiệu truyền hình số mặt đất ( card ATLAT II) -Tín hiệu thu được được đưa qua bộ giải điều chế C-OFDM - Đặc điểm: + hổ trợ FFT kích thước 2K và 8K + có thể chọn được băng thông 7 MHz hoặc 8MHz + được hỗ trợ băng tần UHF và VHF + hai ngõ ra ASI với tốc độ lên đến 31.7 Mbps + chế độ hiển thị được cải tiến (MER) + giao diện sử dụng đơn giản c./ Tương thích với mạng ATM/SDH/SONET * Đặc điểm của card AXIT: - Có thể gắn nhiều card trên rack của headend số GALAXY ( ít nhất là 3 card) - Vận hành theo AAAL và PVC - Giao tiếp với mạng qua luồn STM_1/SONET tốc độ 155 Mbit/s - Giao tiếp với mạng SDH (E3/DS3) - Có đến 10 đôi ASI ngỏ vào và ra - Đặc tả 10base-T để cho các địa chỉ IP củ và để điều khiển - Có thêm giao diện cho người dùng và máy tính bằng đồ họa là JAVA GUI và SNMP d./ Tương thích với mạng /SDH/SONET ( card NEON Rx) - Bộ phận này có chức năng là chuyển tín hiệu E3/DS3 sang ASI và truyền trên 1 đường truyền - Đặc điểm: + Hỗ trợ tín hiệu DS3 hoặc tín hiệu E3 hoặc không cần khung fram + Tuân theo chuẩn ITU-T G703 và G832/G751 + Hai ngỏ ra ASI để dự phòng + Ngỏ ra định dạng 204 gói tin, không cần FEC + Màn hình LCD ở phía trước để điểu khiển trạng thái thông tin cho chính xác e./ Thu tín hiệu các đài địa phương: ( card SPECTRA) - Tín hiệu sẽ được anten Yagi thu nhận và được đưa qua bộ giải điều chế QAM ( điều chế pha) - Đặc điểm: + Tần số RF ở ngỏ vào từ 45 đến 860 MHz + Có thể chọn lựa chế độ tự động hay bằng thủ công các thông số cần điều chế + Mở rộng chức năng hiển thị tín hiệu + Hai ngỏ ra ASI + Hoàn toàn được chế tạo bởi ROSA B – PROCESSING ( xữ lý tín hiệu) Tín hiệu sau khi thu được sẽ được đưa qua khối PROCESSING để xử lý. Gồm các khối: Decrambling, Routing, Remuxing, Processing, Scrambling, a – DESCRAMING ( phân loại tín hiệu) - Các tín hiệu sau khi vào khối này sẽ được giải mã để xử lý - Đặc điểm: + phục hồi tín hiệu chỉ xảy ra với tín hiệu là số + Sự phục hồi dựa trên chuẩn mở: Cable- POD và DVB-CI Gắn liền với chuẩn ASI Có thể thay đổi hệ thống CA vì nó dễ và rẽ + Vận hành một cách độc lập và bạn có thể xoá tín hiệu sau khi hoàn tất công việc truyền. * CARD Indus MKII Transport Stream Descrambler: - Ngày nay hầu hết các chương trình đều được mã hóa sử dụng chương trình truy cập hệ thống DVB. Trong nhiều trường hợp các chương trình cần được phân loại để cho việc xử lý được nhanh hơn. - Indus MKII hoàn toàn dựa trên tiêu chuẩn DVB chẳng hạn như giao diện chung cho các ứng dụng của CA và ASI để tương thích với nhiều thiết bị khác. Ngoài ra với giao diện chung thì Indus cho phép vận hành giao diện CA với các thành phần được lựa chọn một cách dễ dàng, đồng thời cũng không cần sản xuất hàng loạt các phiên bản khác nhau mà chỉ cần thay thế Module CI và thẻ thông minh ( Smart Card) là đủ. - Qua giao diện HTML thì ta có thể vận hành hệ thống một cách tổng quát với các mục có sẵn và một trong những phần Descrambling đã được lựa chọn trước đó. Sauk hi xử lý xong thì ngỏ ra là ASI. - Indus MKII tương thích với Rack GALAXI và nhiều hệ thống Headend số khác b – ROUTING ( định tuyến) - Là hệ thống chuyển mạch thông minh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nơi mà điểm nối điểm hay đa điểm nối đa điểm thì con đường dự phòng là rất cần thiết. - Mục đích chính của phần này là chọn đường đi làm sao khi tín hiệu truyền đi trên đường này bị mất còn có đường khác thay thế thì được gọi là Redundance swiching - Phương pháp dự phòng được xem là khá quan trọng vì: + Tất cả các thiết bị làm việc ở lớp transport nên nhiều chương trình có thể bị mất + Sự gián đoạn là nguyên nhân gay mất tín hiệu + Mạng số thường cung cấp nhiều dịch vụ hơn như pay-per-view * Card Redus MKII: - Được tích hợp nhiều dạng chuẩn khác nhau để sử dụng cho nhiều ứng dụng chỉ với 1 card kết nối thì Redus MKII như là một hệ thống khuếch đại nhỏ với 4 ngỏ ra - Nó rất phù hợp với Rack GALAXI và được trang bị với hệ thống quản lý điều khiển bằng Remote qua giao diện ROSA hoặc hệ thống giao diện Third-party sử dụng SNML. Màn hình LSD ở phía trước cho phép điều khiển một cách dễ dàng hơn. c – REMUXING: phân kênh - Sự chọn lựa và trộn tín hiệu lại với nhau trong 1 luồng truyền - Dựa trên giao diện chuẩn + Sự thích hợp giữa các thiết bị với ASI + Giao diện sử dụng để hiển thị và điều khiển là Web và SNMP - Quá trình xử lý đơn giản + Phần mềm PSI/SI có thể thực hiện 1 cách tự động ở phía sau + Chỉ cần 1 sai phạm nhỏ sẽ hoạt động sai d – PROCESSING: xử lý - Xử lý PSI/SI xem như là 1 cách điều chỉnh của tín hiệu - Thật sự PSI/Si rất phù hợp với đường TS ( Transport Stream) + Đa số được thực hiện bởi khối Re-multiplexer - Mặt khác PSI/SI giúp thông tin không bị gián đoạn vì mỗi 1 luồn TS chứa thông tin về chương trình e – SCRAMBLING: xáo trộn - Chương trình Scrambling xảy ra trong sự thiếu liên lạc với điều kiện truy cập hệ thống - Bộ xáo trộn dựa trên tiêu chuẩn mở + Nó cho phép nhiều thành phần CA trong hệ thống trộn lại với nhau giống như luồn TS + Giao tiếp với ASi -Các thiết bị vận hành không tốt cũng giống như 1 bộ trộn đã được cài đặt sẵn + Không có đĩa cứng và chỗ thông gió + Chương trình xử lý được gắn vào chạy với thời gian thực OS. C – TRANSMISSION: Truyền tải tín hiệu - Đưa tất cả các tín hiệu vào 1 chỗ truyền đi với mạng - Với các kỹ thuật điều chế: 64 & 256 QAM 8VBS &C-OFDM QBSK, 8PSK,16PSK - Tương thích với mạng: + PDH/SDH/SONET DS3/E3 + ATM + Địa chỉ IP - Kỹ thuật nén MPEG + Audio/Video + SDI 3./ Nén và mã hóa tín hiệu truyền hình: Trung tâm của một mạng phát sóng video số bao gồm hệ thống nén, nó cung cấp chương trình video và audio chất lượng cao cho người xem bằng cách chỉ sử dụng một phần nhỏ độ rộng băng tần mạng, Mục đích chính của nén là tối thiểu hóa khả năng lưu trữ và truyền dẫn phát sóng thông tin (ghép nhiều tín hiệu chương trình truyền hình vào một dòng truyền) . Hệ thống nén tín hiệu gồm các bộ mã hóa số (digital encodes) và các bộ ghép kênh (multiplexers), Các bộ encodes có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu tương tự (video/audio) sang dạng số (digitizing), nén (compressing) và xáo trộn (scrambling) thành một dòng audio, video và dữ liệu (data) khác dưới dạng số có nén, Mã hóa số cho phép truyền dẫn, phát sóng nhiều chương trình video/audio chất lượng cao qua cùng độ rộng băng tần như một kênh sóng video/audio tương tự (ví dụ 8Mhz ở Việt Nam). Tín hiệu đã được mã hóa và nén thành một dòng tín hiệu MPEG-2 (Moving Pictures Experts Group: chuẩn nén tín hiệu video/audio của Châu Âu, sử dụng cho Việt Nam) sẽ được đưa đến bộ ghép kênh, Nhóm chuyên gia MPEG đã định nghĩa một tặp các tiêu chuẩn nén và định dạng file, bao gồm cả hệ thống đồ họa video MPEG-2.Tiêu chuẩn nén tín hiệu video số MPEG-2 được chấp nhận ở 190 nước, là tiêu chuẩn nén video số, Có nhiều tiêu chuẩn nén video/audio: MPEG-1, MPEG-2, MPEG-3, MPEG-4, MPEG-5, MPEG-6, MPEG-7, MPEG- J(JAVA),…Tuy nhiên, truyền hình số quảng bá chỉ sử dụng tiêu chuẩn MPEG-2, Chuẩn nén MPEG-1 và MPEG-3 được hợp nhất vào tiêu chuẩn MPEG-2 (máy VCD sử dụng chuẩn nén MPEG-1 còn DVD sử dụng chuẩn nén MPEG-2, do đó DVD đọc được cả đĩa VCD (MPEG-1) va đĩa DVD (MPEG-2), 4./ Kỹ thuật nén ảnh số: a./ Khái quát về kỹ thuật nén: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và sự ra đời của Internet thì việc tìm một phương pháp nén ảnh để giảm bớt không gian lưu trữ thông tin và truyền thông tin trên mạng nhanh chóng đang là một yêu cầu cần thiết. Trong những năm gần đây, có rất nhiều các phương pháp đã và đang được nghiên cứu rộng rãi để thực hiện nén ảnh, Tất cả đều với một mục đích chung là làm thế nào để biểu diễn một ảnh với ít bit nhất để có thể tối thiểu hóa dung lượng kênh truyền và không gian lưu trữ trong khi vẫn giữ được tính trung thực của ảnh, Điều này tương đương với việc biểu diễn ảnh có độ tin cậy cao nhất với tốc độ bit nhỏ nhất, Tốc độ bit được đo bằng số bit trên một điểm ảnh (pixel). Tốc độ bit đối với ảnh đen trắng khi chưa được nén là 8bit/pixel và đối với ảnh màu là 24bit/pixel, Các kỹ thuật nén hiện nay cho phép dung lượng ảnh được nén giảm 30 đến 50 lần so với ảnh gốc mà ảnh vẫn giữ được độ trung thực cao, Độ trung thực của ảnh được đánh giá dựa trên tiêu chí như lỗi trung bình bình phương (MSE: Mean Square Error) hoặc tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR: Signal-to-Noise rotio) giữa ảnh gốc và ảnh nén, CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NÉN ẢNH: Một tính chất chung nhất của tất cả các ảnh số đó là tương quan giữa các pixel ở cạnh nhau lớn, điều này dẫn đến dư thừa thông tin để biểu diễn ảnh, Dư thừa thông tin sẽ làm cho việc mã hóa không tối ưu, Do đó công việc cần làm để nén ảnh là phải tìm được các biểu diễn ảnh với tương quan nhỏ nhất để giảm thiểu độ dư thừa thông tin của ảnh, Thực tế, có hai kiểu dư thừa thông tin được phân lọai như sau: Dư thừa trong miền không gian: tương quan giữa các giá trị pixel của ảnh, điều này có nghĩa rằng các pixel lân cận của ảnh có giá trị gần giống nhau (trừ những pixel ở giáp đường biên ảnh) . Dư thừa trong miền tần số: Tương quan giữa các mặt phẳng màu hoặc dãi phổ khác nhau, Trọng tâm của việc nghiên cứu về nén ảnh là tìm cách giảm số bit cần để biểu diễn ảnh bằng việc lọai bỏ dư thừa trong miền không gian và miền tần số càng nhiều càng tốt, CÁC KỸ THUẬT NÉN ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Nén ảnh không mất thông tin: với phương pháp này sau khi giải nén ta khôi phục được chính xác ảnh gốc, Các phương pháp nén này bao gồm mã hóa Huffman, mã hóa thuật tóan … - Nén ảnh có mất thông tin: ảnh giải nén có một sự sai khác nhỏ so với ảnh gốc, Các phương pháp này bao gồm: o Lượng tử hóa vô hướng: PCM và DPCM o Lượng tử hóa vector o Mã hóa biến đổi: biến đổi cosin rời rạc (DTC), biến đổi Fourier nhanh (FFT) o Mã hóa băng con Ảnh chưa nén Ảnh nén Sơ đồ khối một hệ thống nén ảnh điển hình b./ Chuẩn nén MPEG MPEG (Motion Picture Expert Group, tức nhóm Lão – làng về hình động). Nhóm này do viện định chuẩn Quốc Tế (ISO = International Standard Biến đổi Lượng tử Mã hóa Organization) thành lập cuối năm 1988 nhằm định ra các dạng thức video số tối ưu, dùng được cho nhiều lãnh vực, Khởi từ dạng thức DVI (Digital Video Interactive, 1988) ghi hình trên CD- ROM của viện đại học Sarhoff Princeton, đến năm 1990 nhóm đã sọan xong dạng thức MPEG1, chỉ áp dụng cho video số SIF (352x288x25 hoặc 352x240x30 không xen kẽ) , với bit rate trung bình cỡ 1.5MHz, Có thể tạm xem MPEG1 là phép nén nội hình JPEG (Intra Frame) + phép nén liên hình (Inter Frame), bằng cách suy ra một hình ở giữa, từ dịch chuyển của cả hình sau lẫn trước nó (B = Bi-Directional Frame), Ứng dụng nổi bật của MPEG1 là việc ghi hình cùng lúc với hai đường âm thanh nổi trên đĩa CD, đạt chất lượng tương đương băng từ VHS, gọi là VCD, vẫn còn tồn tại đến nay, Tỷ lệ nén của MPEG1 đạt khỏang 20:1 là một thành tựu lớn, mở ra triển vọng dựa vào MPEG1 để phát triển ứng dụng cho truyền hình đại chúng (Broadcast TV, tứv PAL,NTSC,SECAM). Năm 1991, nhóm sọan xong MPEG2 vẫn trên nền cú pháp của MPEG1 nhưng thêm vào bộ công cụ xen kẽ (Interlace Tool).Bộ công cụ chọn tầm (Scalable Mode), chẳng hạn chọn tỷ lệ khuôn hình 4x3 hay 16x9, chọn nhóm hính( GOP) nhiều hay ít, chọn tầm dự báo chuyển động (macro block) rộng hay hẹp, Bộ công cụ phẩm cấp (Profiles-Levels), tùy chọn nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau, Thành công của MPEG2 mỹ nãn đến độ, ý định ban đầu chọn MPEG3 dành riêng cho HDTV không cần làm nữa vì chính MPEG2 đã đáp ứng được tất cả, Cuối năm 1992, MPEG4 được sọan xong, Đây là một phép nén hiệu quả cực cao nhưng chỉ dành cho các hình có cảnh nền cố định đã biết trước, Chẳng hạn tòan cảnh sân banh trong một trận bóng đá, tòan cảnh văn phòng của một điện thọai có hình … - Năm 1995 MPEG1 và MPEG2 và năm 1999 MPEG4 được công nhận là chuẩn quốc tế, Các đặc điểm cần lưu ý: o MPEG không ohải tín hiệu mà chỉ là cú pháp nén và giải nén luồng bit, o MPEG2 không định nghĩa cố định các thuật tóan, mà mở rộng khả năng cho từng phát kiền riêng, từng ứng dụng riêng, Chẳng hạn thông số đánh giá chuyển dịch của hình (Motion Estimation), thông số GOP (Group Of Picture: nhóm hình) , tỷ lệ nén (Rate Control), … đều có thể tùy chọn, o MPEG2 mở rộng khả năng phát triển trong tương lai, tương thích được với tất cả các bộ giải nén, MPEG-2 MPEG-2 = MPEG- Syntax Elements Interlace Tool Scalable Modes Profiles & Levels o MPEG2 không đối xứng, Nén MPEG rất phức tạp, trong quá trình nén có kèm sẵn thông số giải nén cho đầu thu, đòi hỏi tính tóan rất nhiều, giải nén MPEG đơn giản, cần ít tính tóan hơn tức rẻ tiền hơn, Nhóm hình _ GOP (Group Of Picture): MPEG đạt hiệu quả nén cao, chủ yếu nhờ lọai bỏ dư thừa thời gian tức nén liên hình (inter frame), bằng cách không truyền lặp lại phần giống nhau của hình sau so với hình trước, Nói cách khác la chỉ truyền những cho đa khác đi (các chổ đã dịch chuyển) của hình sau so với hình trước, Có 3 lọai hình được MPEG truyền đi: Hình I (Intra frame): cứ sau một thời gian nhất định, lại truyền đi một hình đầy đủ gọi là hình I, Nói cách khác, I là hình được nén nội hình và truyền đi đây đủ, Hình P (Prediction frame) : được suy ra từ hình I trước đó, tức suy ra từ chiều thời gian phía trước, Nói rõ hơn, trong thời gian của hình P, chỉ truyền thông tin khác nhau của nó so với hình I trước nó mà thôi, Hình B (B- Directional frame) : được suy ra từ cả hình I (hoặc P) trước và sau nó, tức là suy ra từ cả hai chiều thời gian, Nói rõ hơn, trong thời gian của hình B, truyền đi các chỗ khác nhau giữa nó với hình I (hoặc P) trước nó,hoặc hình P (hay I) sau nó, hoặc cả hai, tùy theo kết quả dò tìm dịch chuyển, Số hình có trong khỏang từ một hình I đến hình I kế tiếp gọi là một nhóm hình, hay một GOP, Tính chất của GOP ký hiệu bởi NM, N là số hình tổng cộng của nhóm, M là số hình có từ một hình P đến hình P kế tiếp, MPEG cho phép tùy chọn nhóm hình, GOP nhỏ hay N nhỏ, số hình I có nhiều, hay sẽ không nén được nhiều, Như vậy, với đường truyền có bit rate cho trước không đổi, với số hình / giây đã cố định theo chuẩn, GOP nhỏ có nghĩa là hình truyền đi sẽ kém chất lượng, Ngược lại, GOP lớn hay N lớn, nén được nhiều hơn giúp hình truyền đi chất lượng hơn, nhưng lại gây khó khăn cho các bộ dựng (phải giải nén ra từng hình đầy đủ rồi mới nối, chèn vào các chổ cần nối) , M lớn còn đòi hỏi mạch MPEG tính tóan nhiều hơn và làm chậm (delay) video nhiều hơn, 5./ Điều chế tín hiệu số: Dòng tín hiệu số video/audio sau bộ ghép kênh chỉ có 2 trạng thái giá trị là 0 và 1.Tín hiệu số sẽ đi qua khối điều chế trước khi phát sóng, Khi tín hiệu đi qua quá trình điều chế, thì một số trạng thái sẽ được cộng lại, làm tăng tốc độ truyền dữ liệu, Có 3 lọai điều chế số chính dùng cho truyền hình là: QAM (Quadrature Amplitude Modulation) , QPSK (Quadrature Phase Shift Keying), COFDM (Coded Orthogonal Frequency Division Multiplexing). Trong truyền hình cáp ta sử dụng hai dạng điều chế là QAM và QPSK, a./ Điều chế QAM: Kỹ thuật điều chế QAM cho phép truyền tín hiệu số với tốc độ cao trong một băng tần hẹp, nó có thể đạt tốc độ truyền đến 40Mbit/s và có tính miễn nhiễu tốt đối với các kênh khác nhau cùng truyền chung trên một đường truyền, Thông thường ta có các Mode điều ch
Tài liệu liên quan