Truyện ngắn Bùi Hiển - Cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người

Tóm tắt. Truyện ngắn Bùi Hiển thể hiện “một tâm hồn đôn hậu”, một cái nhìn trìu mến, tin yêu với con người. Cái nhìn đó được thể hiện qua rất nhiều trang viết về người nông dân xứ Nghệ, về những người trí thức tiểu tư sản, về những nạn nhân của chiến tranh. . . . Tất cả đều được soi chiếu qua tấm lòng cảm thông với cái nhìn tin tưởng, yêu mến và trân trọng. Với tất cả những gì đã đạt được trong thể loại truyện ngắn, nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách riêng, đóng góp vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyện ngắn Bùi Hiển - Cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 56-62 TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN - CÁI NHÌN TRÌU MẾN VÀ TIN YÊU VỚI CON NGƯỜI Chu Thị Huyền Trường Trung học phổ thông Ninh Giang, Hải Dương Tóm tắt. Truyện ngắn Bùi Hiển thể hiện “một tâm hồn đôn hậu”, một cái nhìn trìu mến, tin yêu với con người. Cái nhìn đó được thể hiện qua rất nhiều trang viết về người nông dân xứ Nghệ, về những người trí thức tiểu tư sản, về những nạn nhân của chiến tranh. . . . Tất cả đều được soi chiếu qua tấm lòng cảm thông với cái nhìn tin tưởng, yêu mến và trân trọng. Với tất cả những gì đã đạt được trong thể loại truyện ngắn, nhà văn đã tạo được cho mình một phong cách riêng, đóng góp vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn hiện đại nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Từ khóa: Truyện ngắn Bùi Hiển, văn xuôi Việt Nam hiện đại, trìu mến, tin yêu... 1. Mở đầu Bùi Hiển là nhà văn có vị trí quan trọng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam [1]. Trong hơn sáu mươi năm cầm bút, Bùi Hiển luôn tỏ ra là cây bút tiên tiến trong sáng tạo nghệ thuật. Truyện ngắn của ông khẳng định con mắt tinh đời của một nhà văn “ có hạng”. Với cách sử dụng những “chi tiết cốt yếu”, những “khoảnh khắc cốt yếu”, Bùi Hiển đã biến những ý tưởng vốn chung chung trở nên sinh sắc. Không chỉ như vậy, với cách sử dụng phân tâm học, với dòng ý thức, với những giấc mơ, Bùi Hiển đã thực sự thành công khi đi vào những vùng mờ xa của vô thức, khám phá những miền u uẩn của trái tim để rồi từ đó lí giải cho những câu hỏi nghịch dị trong cuộc sống con người. Và dù viết về người nông dân xứ Nghệ, về những người trí thức tiểu tư sản hay khi viết về những nạn nhân của chiến tranh, chúng ta đều nhận ra một cái nhìn trìu mến và tin yêu trước cuộc đời của ông. Đó chính là mạch ngầm của các tác phẩm và cũng chính là điều làm nên thứ hạng truyện ngắn Bùi Hiển trong làng văn. Đây cũng chính là vấn đề mà bài viết này xin đề cập đến. 2. Nội dung nghiên cứu Trong cuộc sống, cái nhìn là một nhu cầu để quan sát sự vật, còn trong văn chương cái nhìn không đơn thuần dừng lại ở đó, nó được nâng cao hơn, thể hiện sự khám phá, Ngày nhận bài: 2/1/2014 Ngày nhận đăng: 10/6/2014 Liên hệ: Chu Thị Huyền, e-mail: linhhuyen190879@gmail.com 56 Truyện ngắn Bùi Hiển - cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người phát hiện của chủ thể mang tính nghệ thuật. Mỗi nhà văn lớn đều có cái nhìn riêng của mình. Nghệ thuật không thể thiếu được cái nhìn. Khrapchenco từng nói: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ” [4;97]. Macxenprut cũng cho rằng: “Đối với nhà văn cũng như đối với hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Như vậy, cái nhìn nghệ thuật là một biểu hiện của tác giả. Khi chúng ta tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật nhà văn tức là ta bước vào phạm vi ý thức của họ, chú ý cái mà họ chú ý. Khi nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sĩ của tác giả đó. Bùi Hiển nhìn đời bằng cái nhìn hiền hòa, khoan dung, độ lượng hơn. Nhà văn có xu hướng đặt thế giới trong cái nhìn đầy trìu mến và tin yêu cuả mình, từ những người dân hàng chài đến anh tiểu tư sản trí thức, từ anh giáo “còm” đến những nạn nhân cuả chiến tranh. Với khuynh hướng như vậy, cái nhìn nghệ thuật của Bùi Hiển để lại trong lòng người đọc dư vị nhẹ nhàng và cả “cái duyên thầm kín đáo”. 2.1. Cái nhìn trân trọng, yêu thương đối với cuộc sống nghèo khổ vùng biển Làng Phú Nghĩa hạ (nay là xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Quỳnh Lưu là một huyện nhỏ, ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An. Đó là một vùng duyên hải, người dân quanh năm chủ yếu gắn với biển khơi. Những con sóng, ngọn gió cùng với vị mặn mòi của biển khơi luôn bao quanh, ấp ủ con người tự bao đời. Hương vị đó đã ngấm vào con người ông. Bùi Hiển có phong thái luôn luôn nhẹ nhàng, ôn hòa và khi bắt đầu cầm bút hình ảnh biển khơi hiện ra như một người bạn thân thiết trên các trang văn. Biển dịu dàng, nền nã và cũng khi nổi sóng dữ dằn trên trang viết. Có thể nói, hình ảnh xứ Nghệ, đặc biệt cuộc sống người dân quê ông đã trở thành ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo của Bùi Hiển. Nằm vạ, Trong gió cát, Ánh mắt, Hoa và thép. . . đặc biệt Chiều sương, Một trận bão cuối năm là những câu chuyện thể hiện rõ cái nhìn nghệ thuật cuả nhà văn. Chiều sương là một câu chuyện ngắn nhưng thực cảm động về số phận của những người dân chài trong cuộc vật lộn với bão tố ngoài biển khơi. Cơn tố đến trong cảm nhận của mọi người: “Trời đã đột ngột đổ ráng ba phương đỏ rực: ráng ngài, nơi chân trời, và trong phía bờ, hai ráng Lò (Cửa Lò), ráng Cương (Cương Gián [2;38]. Mặt các bác chài đỏ cháy lên trong ánh phản chiếu. Ngay lập tức gió ập đến: “ Gió từ biển thổi ra, thuyền cố vát. Sóng vùng lên, cuốn réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau toé bọt, ngụp xuống đã thấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa cuồng lộng thổi”. Rồi mưa: “tiến ra khơi rất nhanh, phát thành tiếng ào ào, các bác chài ngồi co mình trong tơi chiếu, vuốt mặt không kịp” [2;38]. Thuyền và sóng giằng co, vật lộn: “Thuyền cứ hục hặc với dây neo như một con trâu dữ bị buộc. . . thuyền dốc đứng tưởng như cứ thế mà đâm thẳng xuống đáy sâu như một cái dùi. . . (sau khi bị cắt dây neo) quay mình trôi phăng phăng” [2;38]. Con người luôn trong thế thủ: ông nhà nghề nhảy tới ngồi phục ở mũi thuyền, tay lăm lăm cầm con dao dựa. . . Một tay bám lấy cọc chèo lấy thế, ông vội giơ con dao rựa phăm phăm bổ xuống”. Không phải cảnh vật lộn của con người ngoài biển khơi, Một trận bão cuối năm 57 Chu Thị Huyền hướng vào khắc hoạ cảnh làng chài (trên bờ) trong và sau cơn tố, tình cảnh con người và những chiếc thuyền sống sót trở về. Trong cơn bão “Cái làng chài nhỏ bé, đáng thương nằm giạt, sợ hãi tê cóng dưới nước lạnh, có vẻ nhẫn nhục”, còn con người cũng chẳng khá hơn “ Mẹ và vợ dân chài hai hôm trước còn tươi cười, nay ngồi ép trong một xó lều, nhìn mưa gió qua những chỗ trống dột và nghiền ngẫm một niềm bi thống mênh mang” [2;40]. Bằng sự gần gũi, cảm thông và đặc biệt am hiểu sâu sắc tâm lí những người dân chài, Bùi Hiển đã nhìn ra ánh sáng trong bóng tối, tương lai trong chết chóc. Bởi ông hiểu chính “cuộc đời vật lộn với sóng gió, bão táp tạo cho họ một ý chí kiên cường, khung cảnh sống giữa biển khơi khoáng đạt hình như cũng tạo cho họ tính phóng khoáng, vô tư, lạc quan, yêu đời”. Với biển cả hung dữ, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, đôi khi rất bi thảm nhưng khi nhớ, kể về điều đó người sống không hề tỏ ra run sợ, tránh né. Lão Nhiệm Bình với một giọng thủ thỉ, “bình thường như nó chuyện người dương gian tay vẫn thoăn thoắt đưa que đan qua mắt lưới”. Trân trọng sự sống, đau đớn khi mất mát người thân nhưng một điều chắc chắn: họ sẽ chiến đấu với biển, chiến đấu với sóng gió, chiến đấu với chính mình để giành sự sống cho mình cho những người thân thuộc. Với những câu chuyện của mình, dù trong phạm vi nhỏ hẹp, Bùi Hiển đã khắc hoạ thành công đời sống của những gia đình làng chài quê hương ông. Cùng với lời cảm thông, sẻ chia trước những gian khó mà bà con thân thuộc phải gánh chịu trước tai ương của trời đất, mỗi câu chuyện là một khúc bi hùng sông nước ghi lại những thời khắc con người sống lạc quan nhất, yên vui nhất, con người nhất. 2.2. Cái nhìn hài hước trước số phận “nhỏ bé”, tình trạng “sống mòn” của người trí thức tiểu tư sản Cũng như các cây bút đương thời, hình ảnh người trí thức tiểu tư sản xuất hiện đậm nét trên trang văn của Bùi Hiển như những viên chức nghèo (Ốm), những nhà giáo “còm” (Phán và Giáo), những anh học trò tỉnh lẻ (Hai anh học trò có vợ, Thế sự thăng trầm, Những nỗi lòng, Cái dọc tẩu)... Nếu như Nam Cao có cái nhìn tỉnh táo và sắc lạnh khi khắc hoạ hiện thực, cuộc đời của người tiểu tư sản, câu văn Nam Cao có cái chua chát, xót xa của một con người tự đem cuộc đời phanh phui trên trang giấy, tự phê phán mình, phủ định mình thì Bùi Hiển có cái nhìn gần gũi, cảm thông. Thấp thoáng đằng sau mỗi câu chuyện của ông là một nụ cười, một nụ cười nhẹ nhàng với nhiều sắc thái khi đùa vui hóm hỉnh, khi châm biếm nhẹ nhàng, khi phê phán sâu xa. . . và có khả năng cảm hoá, thuyết phục người đọc. Ốm là câu chuyện kể về cuộc sống “nhỏ nhoi rời rạc” của anh thanh niên thất nghiệp tên Bình. Thất nghiệp, anh sống nhờ vào quầy hàng tạp hoá cũ kĩ nghèo nàn của mẹ và ăn bám vợ con, song anh lại rất hài lòng với cách sống không xê dịch của mình. Nhà sắp có thêm một miệng ăn - đứa con đầu lòng của Bình. Nhưng Bình dường như không mảy may dự tính, lo toan cho điều đó. Mẹ anh, sau những sốt sắng, lo lắng, đã hỏi cho anh được dạy ở trường tổng để lo chút tiền cho vợ con khi đau ốm. Bình không hưởng ứng. Anh sợ. Anh sợ phải xa vợ xa con. Và hơn thế - điều mà anh sợ nhất – thay đổi nếp sống. “Anh ăn không thấy ngon nữa, cố gắng nhai miếng cơm nhạt nhẽo”. . . Rồi cả đêm anh mất ngủ trong một trạng thái vừa sợ sệt vừa day dứt: “. . . Bình vẫn nằm yên, má áp trên vai nóng 58 Truyện ngắn Bùi Hiển - cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người hổi của vợ và cảm giác yên ả càng làm tăng thêm nỗi rợn sợ đời cô độc mà có lẽ anh sắp phải sống. Câu chuyện làm ta bật cười trước một con người sợ “xê dịch”, thích cố thủ, một lối sống của “người trong bào”. Những nỗi lòng là một cuộc gán ghép, một trò chơi tai hại của những con ma cũ (học trò cũ) bắt nạt những con ma mới (học trò mới - Bông) với cô hàng xóm. Điều đặc biệt, đối tượng gán ghép - Năm cô hàng xóm có hoàn cảnh không bình thường. Mấy anh học trò viết một bức thư gửi cho cô hàng xóm và nói đó là thư của Bồng. Lá thư rất đặc biệt, trong thư chỉ có ba chữ: “Không yêu được”. Họ thấy việc làm cuả mình là thường, cuộc chơi rất vui “tự nhiên và hợp lẽ”. Trong suy nghĩ của những con ma cũ này họ thấy Năm “không đẹp và vô duyên”, còn Bồng “ngẩn ngơ và quê mùa”, rất xứng đôi. Họ sung sướng, thậm chí hét lên ầm ĩ trong cái ngượng nghịu, gò ép phải nhận thư của kẻ bị nạn (Năm). Nhưng, suốt những năm sau đó họ đã day dứt lương tâm, ăn năn về trò chơi của mình. Rõ ràng câu chuyện tưởng như quá vụn vặt, chỉ là trò chơi trẻ con nhưng đã đề cập đến một vấn đề lớn: lương tri và lương tâm con người. Do không hiểu biết, không có lòng thương cảm với những con người (nhất là những người thấp kém hơn mình), họ đã chà đạp lên tình thương, trách nhiệm cộng đồng. Thế sự thăng trầm, Cái dọc tẩu đề cập tới cuộc sống của đám viên chức, đúng hơn là trò chơi hôn nhân của Hòa và Phúc. Từ trò ganh đua hơn thiệt, từ sự vô trách nhiệm, Phúc đã chiếm đoạt lòng tin rồi giẫy ra khỏi cuộc hôn nhân bằng trò đùa tinh quái. Kết quả của trò đùa tinh quái đó đã làm cho ông Phán sượng sùng còn Phúc hả hê vì đã thành công trong trò chơi của mình, nâng mình cao hơn Hoà (theo cách nghĩ của Phán). Câu chuyện là tình huống điển hình cho lối sống vô vị của đám viên chức tỉnh lẻ. Cuộc sống của họ không hay ho gì hơn là bày ra những trò đùa châm chọc, khích bác một cách tai hại đến người khác. Không giống như Nam Cao, cả người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Bùi Hiển không rơi vào tình cảnh “quẫn bách” mà chỉ đang sống trong trạng thái uể oải, mòn mỏi, trống rỗng. Họ có nhưng rất ít khi ý thức cao độ về tình trạng sống của mình. Bùi Hiển chỉ điểm qua một vài câu ngắn gọn. Có phải Bùi Hiển muốn át điều đó đi, không để cho các nhân vật dằn vặt, đau đớn, không có cái cơ hội ngẫm, dằn vặt lương tri, linh hồn của mình như Điền, như Hộ, như Thứ.. của Nam Cao? Theo tôi, cũng có thể lắm. Bùi Hiển có vẻ tỉnh táo, sắc lạnh trong vấn đề này. Nhưng cũng phải nói ngay rằng Bùi Hiển sắc lạnh nhưng không thờ ơ. Bởi lẽ, không cho nhân vật đau đớn, vật vã trước hành vi vô trách nhiệm của mình cũng là một thủ pháp nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình, ông chỉ điểm qua một vài tình cảnh trong cuộc sống, đâu đó chốn nhà quê, góc phố. Dù là điểm qua nhưng những những cảnh mà ông dựng lên đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, gợi họ nghĩ nhiều hơn về cuộc đời và nhân cách con người. Đúng như “tạng” người và “tạng” văn của ông, đằng sau mỗi câu chuyện ta thấy thấp thoáng một nụ cười buồn buồn của một tâm hồn chan chứa yêu thương. Truyện ngắn trước Cách mạng của Bùi Hiển thể hiện một sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống, một “niềm thông cảm sáng suốt” đối với con người của nhà văn. Qua cái hàng ngày “nhỏ bé” của con người, qua tình trạng “sống mòn” người đọc thấy được cái không khí tù túng ngột ngạt thời bấy giờ. Mặc dù ông không đề cập đến những vẫn đề lớn cuả xã hội như mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp 59 Chu Thị Huyền nhưng với những câu chuyện của mình, quả thực Bùi Hiển đã gieo vào lòng người đọc sự “ghê sợ” lối sống nhỏ nhoi mòn mỏi ấy, để mỗi người muốn sống tốt đẹp hơn. 2.3. Cái nhìn thương cảm trước những số phận éo le, mất mát của con người bởi chiến tranh Viết về chiến tranh không phải là một đề tài mới nhưng viết sự thật về chiến tranh, cái mặt trái đầy tàn khốc, đẫm máu ấy thật sắc nét thì không phải cây bút nào cũng làm được. Bùi Hiển không nêu lên một luận đề về mặt trái của chiến tranh nhưng bằng lưng vốn văn chương của mình, truyện của Bùi Hiển đủ để giúp con người nhìn lại lịch sử, nhìn lại chính mình. Một câu chuyện trong chiến tranh, Đợi, Chiếc lá. . . là những câu chuyện như thế. Sự tàn khốc của chiến tranh đã được Bùi Hiển ghi lại trong cuộc đời của những nạn nhân như Sảng, Nết, Lựu, Đợi... Họ là những bằng chứng chân thực về tội ác của kẻ thù. Chiến tranh đã cướp đi tình yêu, gia đình, hạnh phúc, ước mơ của con người. Sảng vốn có một gia đình đầy đủ hạnh phúc. Nhưng anh đã mất tất cả, mất gia đình, mất vợ, mất con. Với Nết, chiến tranh đã cướp đi phần trong trắng cao quý của một người con gái. Chiến tranh đã gieo bệnh hoạn cho cô, cho đồng loại. Với Đợi, cái dùi vồ của số phận, cái cuộc sống lam lũ, cơ cực trước Cách mạng đã giáng lên đời Đợi một đòn tàn nhẫn, phũ phàng. Người con gái với khuôn mặt già của tuổi ba mươi nhưng lại mang thân hình khẳng khiu “loắt choắt như một đứa trẻ mười hai”. Cũng như Đợi, Lựu (Chiếc lá), là người con gái bất hạnh. Cô đã chết vì bom đạn của kẻ thù, giữa một ngày chờ đợi để chữa mắt. Cái chết của Lựu gieo vào lòng người đọc vào lịch sử một câu hỏi lớn về ý nghĩa của cái chết và giá trị Con người. Cái chết của Lựu là một bằng chứng về sự tàn ác, hèn hạ của đế quốc Mỹ. Chúng đã huỷ diệt mọi sự sống ngay cả với những người tật nguyền, ngay cả với những người không có khả năng tự vệ. Chúng đã giết chết cả những người bị bệnh phong ở bệnh viện Quỳnh Lập trong 13 trận oanh tạc cả ngày lẫn đêm ấy (Chiếc lá), chúng đã giết hại cả một trường học ở tỉnh Hương Khê (Chúng nó là một lũ đê hèn)... Đúng như chính nhà văn Bùi Hiển nhấn mạnh trong tác phẩm: “Cái vô nhân đạo sợ hãi và thù ghét cái nhân đạo lớn, cũng như cái phi nghĩa, cái hèn hạ, cái bóng tối, sợ hãi và thù ghét cái chính nghĩa cao quý, chói ngời”. Đợi, Chiếc lá, Nợ máu, Chúng nó là một lũ đê hèn... là những câu chuyện nhỏ nhưng chứa đựng một giá trị lớn. Đó là những bằng chứng, là lời kết tội đanh thép về kẻ thù. Chính chiến tranh, đã hủy diệt, đã giết chết, đã mang đến sự bất hạnh cho con người. Tận cùng của lòng căm giận là khởi đầu của một tình yêu thương rộng lớn. Khi nói về tội ác kẻ thù, ngọn bút của nhà văn sắc bén bao nhiêu thì khi mô tả về cái chết của những nạn nhân chiến tranh ngòi bút ấy lại xót xa, nghẹn ngào bấy nhiêu. 2.4. Cái nhìn cảm phục, ngợi ca trước chiến công của nhân dân trong kháng chiến Con người mang vẻ đẹp thời đại là trung tâm của văn học. Tuy nhiên vẻ đẹp ấy được thể hiện như thế nào lại tuỳ thuộc vào quan niệm cuả mỗi nhà văn.Trong sáng tác 60 Truyện ngắn Bùi Hiển - cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người của mình, Bùi Hiển có ý thức miêu tả ngợi ca những con người có vẻ đẹp lí tưởng, vẻ đẹp mà cả thời đại, dân tộc đang hướng tới. Bùi Hiển còn đi sâu, khám phá và khẳng định vẻ đẹp bên trong của con người; họ cũng là những chiến sĩ nhưng có sự tự vận động, có sự chiến thắng cái Tôi riêng của mình cho cái Ta, cho sự nghiệp chung của cộng đồng dân tộc. Đó thực sự là một cái nhìn mới mẻ, tiến bộ về con người, con người của thời đại. Có những nhà văn sáng tác bằng kỉ niệm sống, bằng cả tâm hồn và sự chân thành, có nhà văn lại viết bằng những suy đoán, bằng “cái khéo tay đẩy đưa câu chuyện”. Bùi Hiển thuộc loại nhà văn thứ nhất. Bùi Hiển đi và viết. Với cái nhìn tinh tế nhạy cảm, ông khắc sâu từng cử chỉ, lời nói, hành động. Những điều quan trọng ông ghi chép cẩn thận. Trong số những ghi chép đó, tư liệu về mảnh đất, con người Bình Trị Thiên trong những ngày gian khổ kháng chiến chống Pháp là những tư liệu quý giá. Đó là chất liệu để ông dựng lên tập truyện Ánh mắt. Nhận rõ: cuộc chiến tranh đây “cũng tựa hồ như một cái ung nhọt lớn tụ độc ở ngực hồi nhỏ, phải chịu đau mà chích nặn cho hết máu mủ, cơ thể sẽ mạnh lên, sức khoẻ sẽ được phục hồi; chứ cứ để mụn nhọt mọc lan man thì không biết khi nào cái khổ đau mới chấm dứt” [3;402], Bùi Hiển đã ngẫm và viết. Đánh trận giặc lúa, Người vợ, Người tù binh Pháp, Một tấm lòng, Gặp gỡ, Cái sẹo, Hình ảnh vùng tạm chiếm, Ánh mắt, Một câu chuyện trong chiến tranh. . . là những tác phẩm sau “một chuyến đi”, là tâm huyết của một con người, một nhà văn, một chiến sĩ cách mạng muốn dùng hết nội lực của mình để nặn cho kì hết “cái nhọt lớn tụ độc” kia đi. Đó là những câu chuyện thực về mảnh đất, con người Bình Trị Thiên đã chiến thắng hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, đã chiến thắng cái Tôi nhỏ bé của mình để bảo vệ Đất, Người, Tự do. Truyện ngắn Người vợ kể về chuyện một người phụ nữ sau luỹ tre xanh đã rũ bỏ được sự sợ hãi của người đàn bà chỉ quen “bếp núc” mà vào chiến trường trở thành sợi dây liên lạc vững chắc. Sau bốn tháng thoát li lên chiến khu, Luyến không ngờ người vợ nhát như cáy của mình chỉ muốn giữ rịt chồng ở nhà lại thành liên lạc, giả chửa, vượt qua mặt địch mang cờ cho các đồng chí chuẩn bị ngày kỉ niệm. Không chỉ thế “mạ hắn còn biết chữ quốc ngữ nũa chứ, còn đánh vần hẳn hoi, nói dến hai chữ “công tác” với chồng theo một vẻ riêng” [3;56]. Câu chuyện kết thúc trong niềm tự hào của Luyến khi ngắm vợ, cũng chính là lời khẳng định về sự lớn mạnh của con người. Chiến tranh, con người có thể bị huỷ diệt nhưng cũng chính nó đã nảy mầm sự sống tạo nên thế hệ con người mới. Sự thay đổi của người vợ không tên kia phải chăng chính là điều mà Bùi Hiển muốn nói với người đọc: họ không có tên không phải vì họ quá nhỏ bé mà bởi đó không chỉ là một người, là nhiều người. Chiến tranh đã biến tất cả những bà vợ chiến sĩ bước khỏi luỹ tre xanh, anh dũng vào chiến trường. Họ rất đáng tự hào như bao người chiến sĩ cách mạng, họ xứng đáng là những người phụ nữ “anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”. Quả thực, với Ánh mắt, Bùi Hiển không dựng lên với những chiến công vang dội non song, những anh hùng kiệt xuất, ông đi vào khai thác những chiến công nơi bờ tre, gốc lúa : sự chiến thắng của vợ chồng Đường và Miên (tạm gác việc sinh con, giành hết tâm huyết cho cách mạng), của chị Luyến (từ “bếp núc” vào chiến trường), tân binh Hoè (trưởng thành từ tình yêu thương săn sóc và gương dũng cảm của đồng đội), Sáng (vượt lên nỗi đau gia đình vì cuộc chiến nay mai), Thành (chiến thắng “phần hèn mọn” muốn về 61 Chu Thị Huyền làng lại lên chiến khu). . . Nhưng chúng tôi cho rằng chiến công đó không hoàn toàn nhỏ bé, cũng giống như chân dung của họ không hoàn toàn lẻ loi trong văn học thời chiến. Chính sự chiến thắng của những con người nhỏ bé ấy đã thúc đẩy cuộc chiến của dân tộc đi nhanh hơn đến ngày chiến thắng. Nếu như trước cách mạng, Bùi Hiển có cái nhìn gần gũi, cảm thông, trân trọng những nguời dân lao động vùng biển song cũng phải thấy rằng đôi lúc ta vẫn bắt gặp ánh mắt khách quan, pha chút chế giễu, phê phán (Hai anh học trò có vợ, Những nỗi lòng. . . ) thì giờ đây khi hoà mình vào kháng chiến ông đã “bắt” được cái mạch của quần chúng. “Lòng tin yêu vào con người, tình cảm nhân hậu khiến cho ngòi bút nhà văn trân trọng, c
Tài liệu liên quan