Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ng ành, từ năm 1990, Ủy ban
Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS
-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dân
số và các vấn đề xã h ội, t rường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ ch ức các khoá học bồi
dư ỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chương
trình cơ b ản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chương
trình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghi ệp, quản lý các khóa học
chặt chẽ, việc nâng cao chất lượng t ài li ệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổng
cục DS-KHHGĐ đ ặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “ Tăng
cường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việc
thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010” (mã số
VNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chương trình nói
trên, bao gồm:
1. Dân số học
2. Dân số và phát triển
3. Thống kê DS -KHHGĐ
4. Truyền thông DS -KHHGĐ
5. Dịch vụ DS-KHHGĐ
6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giai
đoạn 2011 -2020, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tài
liệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã r à soát lại từng tài liệu và đưa ra
các khuy ến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệu
tiến hành chỉnh sửa. Tr ực tiếp t ham gia chỉnh sửa Bộ tài li ệu lần này là các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết v à thực tiễn . Quá trình ch ỉnh sửa được
thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từng
tài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS Nguyễn
Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinh
tế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối.
147 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Truyền thông dân số - Kế hoạch hóa gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC
TRUYỀN THÔNG
DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
dân số-kế hoạch hoá gia đình)
HÀ NỘI - 2011
1TỔNG CỤC DÂN SỐ - KHHGĐ QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC
TRUYỀN THÔNG
DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
(Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
dân số-kế hoạch hoá gia đình)
HÀ NỘI – 2011
2MỤC LỤC
Mục Nội Dung Trang
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
LỜI GIỚI THIỆU 8
LỜI NÓI ĐẦU 10
Chương 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG 12
I. Các khái niệm cơ bản về truyền thông 12
1 Thông tin 12
2 Giáo dục 12
3 Truyền thông 13
4 Sự khác biệt giữa thông tin và truyền thông 14
II Mô hình truyền thông 14
III Một số mô hình truyền thông hiệu quả 19
Tóm tắt chương 22
Câu hỏi thảo luận 22
Chương 2: VẬN ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC DS-KHHGĐ 23
I Khái niệm 23
II Mục tiêu và đối tượng của vận động 23
1 Mục tiêu 23
2 Đối tượng 24
2.1 Vận động chính sách 24
2.2 Vận động nguồn lực 24
2.3 Vận động dư luận 24
III Vai trò của vận động 24
IV Cách tiếp cận và hình thức vận động 25
1 Vận động cá nhân 25
2 Vận động nhóm 26
3 Vận động xã hội 26
3Tóm tắt chương 28
Câu hỏi thảo luận 29
Chương 3: TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS-KHHGĐ 30
I Khái niệm 30
1 Hành vi 30
2 Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ 30
II Mục tiêu và đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 31
1 Mục tiêu 31
1.1 Mục tiêu tổng quát 31
1.2 Các mục tiêu truyền thông cụ thể 31
1.3 Đầu ra truyền thông chuyển đổi hành vi 32
2 Đối tượng của truyền thông chuyển đổi hành vi 34
III Vai trò của truyền thông chuyển đổi hành vi 34
IV Quá trình chuyển đổi hành vi 35
1 Chuyển đổi hành vi 35
2 Quá trình chuyển đổi hành vi 35
V Cách tiếp cận và hình thức truyền thông chuyển đổi hành vi 38
1 Cách tiếp cận 38
2 Hình thức truyền thông 42
VI Tư vấn 47
1 Khái niệm 47
2 Đối tượng tư vấn 47
3 Các nguyên tắc cơ bản trong tư vấn 48
4 Quá trình tư vấn 49
5 Kỹ năng tư vấn 51
Tóm tắt chương 57
Câu hỏi ôn tập 58
Chương 4. TRUYỀN THÔNG HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 60
I Khái niệm 60
4II Mục tiêu và đối tượng của truyền thông huy động cộng đồng 60
1 Mục tiêu 60
2 Đối tượng của huy động cộng đồng 60
3 Vai trò của truyền thông huy động cộng đồng 61
III Cách tiếp cận , nội dung và hình thức truyền thông huy động cộng đồng 63
1 Cách tiếp cận 63
2 Nội dung truyền thông 64
3 Hình thức truyền thông huy động cộng đồng 65
IV So sánh truyền thông vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền
thông huy động cộng đồng
66
1 Giống nhau 66
2 Khác nhau 66
Tóm tắt chương 68
Câu hỏi ôn tập 69
Chương 5: XÂY DỰNG THÔNG ĐIỆP DS-KHHGĐ 70
I. Xây dựng thông điệp DS-KHHGĐ 70
1 Khái niệm thông điệp 70
2 Yêu cầu của thông điệp hiệu quả 70
3 Các bước xây dựng thông điệp 72
3.1 Một số chủ chủ đề ưu tiên trong truyền thông Dân số - KHHGĐ 72
3.2 Các bước xây dựng thông điệp 80
4 Những điểm cần lưu ý khi xây dựng và chuyển tải thông điệp 83
4.1 Khi xây dựng thông điệp 83
4.2 Khi chuyển tải thông điệp 84
Tóm tắt chương 85
Câu hỏi ôn tập 86
5Chương 6: QUẢN LÝ TRUYỀN THÔNG DS-KHHGĐ 87
I Lập kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 87
1 Các bước lập kế hoạch 87
2 Chỉ báo kiểm định 91
3 Phương tiện kiểm định 92
4 Điều kiện kiểm định 92
5 Tác động 92
6 Một số mẫu trong lập kế hoạch truyền thông 92
7 Mối quan hệ trong các thành tố trong lập kế hoạch 98
II Tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 99
1 Khái niệm 99
2 Các bước thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 100
III Giám sát hỗ trợ các hoạt động truyền thông, vận động 103
1 Khái niệm 103
2 Các bước tiến hành giám sát hỗ trợ 103
IV Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông DS-KHHGĐ 108
1 Khái niệm 108
2 Các loại hình đánh giá 108
3 Các bước đánh giá 108
Tóm tắt chương 111
Câu hỏi ôn tập 111
PHỤ LỤC: MỘT SỐ BIỂU MẪU BÁO CÁO, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch
CLB Câu lạc bộ
CTV Cộng tác viên
CS SKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
DS Dân số
DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
DS/SKSS/KHHGĐ Dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình
GS Giám sát
GSV Giám sát viên
GTKS Giới tính khi sinh
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
HDI Chỉ số phát triển con người
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
HIV/AIDS Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm
miễn dịch
LMAT Làm mẹ an toàn
NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản
PN Phụ nữ
PTTT Phương tiện tránh thai
SKSS Sức khỏe sinh sản
SKSS/KHHGĐ Sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình
SAVY Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
SLSS Sàng lọc sơ sinh
SLTS Sàng lọc trước sinh
SKTD Sức khỏe tình dục
7NKLTQĐTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
THPT Trung học phổ thông
TN Thanh niên
TT Truyền thông
TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi
TTĐC Truyền thông đại chúng
TTV Tuyên truyền viên
TTVĐ Truyền thông vận động
UNFPA Quỹ dân số liên hợp quốc
VH Văn hoá
VTN Vị thành niên
8LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của ngành, từ năm 1990, Ủy ban
Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Uỷ ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em trước đây và Tổng cục DS-KHHGĐ hiện nay, đã phối hợp với Viện Dân
số và các vấn đề xã hội, t rường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các khoá học bồi
dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý cơ bản về DS -KHHGĐ, gọi tắt là Chương
trình cơ bản. Để các khoá học đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc xây dựng Chương
trình phù hợp, hình thành đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, quản lý các khóa học
chặt chẽ, việc nâng cao chất lượng tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được Tổng
cục DS-KHHGĐ đặc biệt quan tâm. Năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Tăng
cường năng lực cho Tổng cục DS-KHHGĐ và các cơ quan có liên quan trong việc
thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010” (mã số
VNM7PG0009), Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Hà Nội đã hỗ trợ Tổng cục DS-
KHHGĐ tổ chức rà soát, đánh giá, chỉnh sửa các tài liệu thuộc Chương trình nói
trên, bao gồm:
1. Dân số học
2. Dân số và phát triển
3. Thống kê DS-KHHGĐ
4. Truyền thông DS-KHHGĐ
5. Dịch vụ DS-KHHGĐ
6. Quản lý nhà nước về DS -KHHGĐ
Nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược Dân số -Sức khỏe sinh sản giai
đoạn 2011 -2020, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả bộ tài
liệu của giai đoạn trước, nhóm chuyên gia đã r à soát lại từng tài liệu và đưa ra
các khuyến nghị là căn cứ để các tác giả hoặc tập thể tác giả của từng tài liệu
tiến hành chỉnh sửa. Trực tiếp tham gia chỉnh sửa Bộ tài liệu lần này là các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm về cả lý thuyết và thực tiễn . Quá trình chỉnh sửa được
thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Giữa mỗi lần chỉnh sửa, bản thảo của từng
tài liệu đều được đóng góp ý kiến tại các Hội thảo chuyên gia. GS.TS Nguyễn
Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội , trường Đại học Kinh
tế Quốc dân là Tổng biên tập bộ tài liệu đã biên tập lại lần cuối.
Chúng tôi hy vọng chất lượng Bộ tài liệu này nhờ đó đã được nâng lên
đáng kể và sẽ đóng góp vào sự thành công của các khóa học. Nhân dịp ban
hành Bộ tài liệu, tôi trân trọng cảm ơn:
9- Quỹ Dân số Liên hợp quốc vì những đóng góp to lớn cho Chương trình
DS-KHHGĐ của Việt Nam nói chung và trợ giúp hoàn thiện Bộ tài liệu
này nói riêng;
- Ban quản lý Dự án VNM7PG0009, tập thể các tác giả và tất cả những ai
đã đóng góp vào sự thành công của Bộ tài li ệu.
Mặc dù việc bồi dưỡng cán bộ của ngành theo Chương trình cơ bản đến nay
đã được 22 năm, nhưng dưới ảnh hưởng của những lần thay đổi về bộ máy tổ chức,
chức năng nhiệm vụ nên Bộ tài liệu này vẫn được coi là đang trong quá trình hoàn
thiện. Vì vậy, không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các giảng viên và anh
chị em học viên để tài liệu ngày càng hoàn thiện. Mọi ý kiến xin gửi về Vụ Tổ chức
Cán bộ, Tổng cục DS-KHHGĐ, số 12, Ngô Tất Tố, quận Đống Đa, Hà Nội.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH
(Đã kí)
TS. Dương Quốc Trọng
10
LỜI NÓI ĐẦU
Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác Dân số - KHHGĐ.
Từ khi Chương trình Dân số Việt Nam được khởi xướng và triển khai thực hiện
(26/12/1961), công tác truyền thông luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đã tạo được
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn
xã hội trong việc triển khai, thực hiện các mục tiêu về Dân số - KHHGĐ. Nguyên
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số - KHHGĐ Việt Nam, Giáo sư Mai Kỷ đã
từng nói: Nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác Dân số - KHHGĐ là tuyên
truyền, vận động để tạo nhu cầu về KHHGĐ và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ
KHHGĐ để đáp ứng các nhu cầu đó.Trong các Chiến lược Dân số - KHHGĐ giai
đoạn 1991 - 2000; Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -2010 và Chiến lược
Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việ t Nam giai đoạn 2011-2020 hiện nay, công trác
truyền thông luôn được xác định là một trong những giải pháp quan trọng để thực
hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược .
Mục tiêu của cuốn tài liệu này là cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản
nhất về truyền thông DS - KHHGĐ và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, góp
phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông tại các địa phương, đơn vị
và cơ sở
Đây là tài liệu dùng để đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho
những cán bộ làm công tác truyền thông Dân số - KHHGĐ ở các cấp, đặc biệt là ở
các địa phương, cơ sở.
Cuốn tài liệu này gồm 06 chương:
Chương 1. Những kiến thức cơ bản về truyền thông: Chương này nhằm giới
thiệu các khái niện về thông tin, giáo dục và truyền thông và những điểm khác biệt
cơ bản giữa các quá trình này, các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông
Chương 2. Vận động trong lĩnh vực Dân số - KHHGĐ; Chương 3. Truyền
thông chuyển đổi hành vi về Dân số - KHHGĐ; Chương 4. Truyền thông huy động
cộng đồng: Các chương này giúp học viên nắm chắc thêm các loại hình truyền
thông thường được sử dụng trong công tác Dân số - KHHGĐ, mục tiêu, đối tượng,
phương pháp và kết quả cần đạt đối với mỗi loại hình truyền thông cụ thể. Trên cơ
sở đó mỗi học viên có thể vận dụng trong thực tế công tác, nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông.
Chương 5. Xây dựng thông điệp Dân số - KHHGĐ: Chương này giới thiệu
khái niệm, cấu trúc và các bước xây dựng thông điệp và một số nội dung ưu tiên cần
tập trung truyền thông trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo nội dung các thông điệp
phù hợp với từng đối tượng truyền thông cụ thể, giúp đối tựợng nâng cao nhận thức,
11
chuyển đổi hành vi và đưa ra các quyết định đúng, phù hợp với mục tiêu truyền
thông đặt ra.
Chương 6. Quản lý truyền thông Dân số - KHHGĐ: Chương học này nhằm
giúp cán bộ truyền thông dân số các cấp và các ban ngành liên quan nắm chắc mục
tiêu, phương pháp, các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, công
tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đảm bảo cho kế hoạch được xây dựng đáp
ứng đúng nhu cầu thực tế, triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, đạt mục tiêu, góp phần
nâng cao hiệu quả truyền thông.
Đối tượng phục vụ của cuốn tài liệu này là những cán bộ làm công tác dân số
nói chung và người làm công tác truyền thông dân số - KHHGĐ nói riêng ở các địa
phương, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai công tác Dân số - KHHGĐ và làm tài
liệu giảng dạy tại lớp Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Dân số - KHHGĐ do Bộ Y tế,
Tổng cục Dân số - KHHGĐ chủ trì, phối hợp tổ chức.
Cuốn tài liệu này được biên soạn trên cơ sở kế thừa và phát triển những kiến
thức và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác truyền thông Dân số -
KHHGĐ trong thời gian qua, đồng thời bổ sung một số vấn đề mới trong công tác
Dân số - KHHGĐ giai đoạn hiện nay.
Do công tác truyền thông nói chung và truyền thông trong công tác Dân số -
KHHGĐ nói riêng thường xuyên được đổi mới, thực tế triển khai đa dạng, phong
phú, nên cuốn Tài liệu “Truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình” không tránh
khỏi những nhược điểm, hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các học
viên, các bạn đồng nghiệp và các nhà quản lý để cuốn tài liệu này ngày càng hoàn
thiện.
Nhân dịp hoàn thành cuốn tài liệu này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ban quản lý Dự án VNM 7P0009, Tổng cục DS-
KHHGĐ, Bộ Y tế đã hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện biên soạn.
- TS. Nguyễn Bá Thủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
- TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KHHGĐ
- GS-TS. Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội
Đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi biên soạn hoàn thành cuốn tài liệu này./.
Chủ trì biên soạn
Thày thuốc ưu tú , BS: Nguyễn Đình Bách
Phó Vụ trưởng Vụ Tryền thông - Giáo dục
Tổng cục Dân số - KHHGĐ
12
Chương 1
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRUYỀN THÔNG
1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm rộng, tuỳ thuộc vào lĩnh vực và mục đích nghiên
cứu, người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo cách hiể u thông thường:
Thông tin là những dữ liệu (thô hoặc đã được xử lý, phân tích) được các tổ chức, cá
nhân phổ biến thông qua các phương tiện truyền thông, sách, báo, các báo cáo, kết
quả nghiên cứu, các bảng biểuđể tạo và nâng cao nhận thức của đối tượng t iếp
nhận và sử dụng thông tin.
Thông tin dân số là những tin tức, số liệu liên quan đến quy mô, cơ cấu,
phân bố, chất lượng dân số và sự biến động của chúng như: số cặp vợ chồng, nam
giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, VTN, TN..., số liệu về sinh, chết, di cư (đến,
đi), thái độ của các nhóm dân cư đối với Chương trình DS-KHHGĐ
Thông tin còn là quá trình đưa những tin tức từ người truyền đến người nhận
(các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, công chúng).
Thông tin
Các kênh thông tin
Bạn Tôi
(Nguồn) (Đối tượng)
Nội dung truyền đạt
* Nhiễu thông tin: Là hiện tượng thường xảy ra trong quá trình truyền đạt
thông tin, trong cùng một thời điểm đối tượng nhận được nhiều thông tin khác nhau,
thậm chí trái chiều nhau về cùng một sự việc, hiện tượng làm cho người nhận khó
có thể đưa ra thái độ và phản ứng của mình trước sự việc, hiện tượng đó.
2. Giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm
truyền cho lớp người mới những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất , những tri thức
về tự nhiên, về xã hội và về tư duy, để họ có thể có đủ khả năng tham gia vào lao
động và đời sống xã hội. Hoặc giáo dục là quá trình cung cấp thông tin, kiến thức có
tổ chức và theo một chương trình đã được xác định về một chủ đề hoàn chỉnh và có
chọn lọc đối với một người hay một nhóm người.
13
Mục đích của giáo dục là cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp thu
những phương pháp mới để vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo và phù hợp.
Giáo dục dân số là một chương trình nhằm cung cấp cho người học những tri
thức về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, chất lượng cuộc sống của cá nhân,
gia đình, cộng đồng, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn đối với các
vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, quy mô gia đình hợp lý, hiểu biết và tự giác chấp hành
các chủ trương, chính sách của quốc gia về dân số. Giáo dục dân số là vấn đề của
mọi quốc gia, không riêng của nước nghèo mà cả của nước giầu. Giáo dục dân số
không chỉ cho những người trong độ tuổi sinh đẻ, trong nhà trường mà là vấn đề
dành cho mọi người. Giáo dục dân số là một lĩnh vực tri thức tổng hợp, liên ngành.
3. Truyền thông
Truyền thông là quá trình liên tục cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến
thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng t ừ người truyền đến người nhận nhằm đạt được
sự hiểu biết, nâng cao kiến thức, làm chuyển biến thái độ và hướng tới chuyển đổi
hành vi.
Truyền thông dân số là một quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức,
thái độ, tình cảm và kỹ năng thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hoá gia đình giữa
người truyền và đối tượng tiếp nhận nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và
chuyển đổi hành vi về dân số theo mục tiêu truyền thông đặt ra .
Trong khái niệm truyền thông nêu trên, có thể nhấn mạnh hai từ quan trọng
như sau:
QUÁ TRÌNH
- Phải có thời gian
- Phải lặp đi lặp lại
- Liên tục
CHIA SẺ
- Sự trao đổi 2 chiều
giữa bên truyền và
bên nhận
Các đặc trưng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi vì:
- Có thông tin đầy đủ, kịp thời và có hệ thống thì mới có kiến thức.
- Có kiến thức đúng và đầy đủ thì mới xác định thái độ đúng.
- Có thái độ đúng thì mới có tình cảm đúng.
- Có thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm đúng đắn, thì mới có sự vận dụng
một cách tự giác, từ đó mới tạo ra được kỹ năng.
Truyền thông không diễn ra trong chốc lát, mà là quá trình trao đổi hai chiều,
kéo dài về mặt thời gian. Quá trình đó diễn ra giữa hai bên: Bên truyền và bên nhận.
14
Cả hai bên chia sẻ cho nhau về thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng
nhằm tạo được sự thay đổi ở người nhận về kiến thức, thái độ và hành vi.
4. Sự khác biệt giữa thông tin và truyền thông
Thông tin Truyền thông
Thông tin có thể diễn ra một lần Truyền thông là một quá trình liên tục
Không đòi hỏi sự hiểu biết lẫn
nhau giữa bên truyền và bên nhận
Bắt buộc phải có sự hiểu biết lẫn nhau giữa
bên truyền và bên nhận
Thông tin chỉ hạn chế trong thông
tin và kiến thức
Truyền thông còn mở rộng thêm thái độ, tình
cảm và kỹ năng
Thông tin nhằm đạt mục tiêu tăng
kiến thức của đối tượng tiếp nhận
Truyền thông đòi hỏi phải tạo được sự thay
đổi về nhận thức, thái độ và hành động
Thông tin ít quan tâm đến yếu tố
phản hồi từ đối tượng
Phản hồi từ đối tượng là một yếu tố quan
trọng để đánh giá hiệu quả truyền thông và
điều chỉnh nội dung, kênh truyền thông cho
những lần truyền thông tiếp theo
II. MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG
Mô hình là một công cụ để chúng ta hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn hơn
những gì mà lý luận đã nêu. Mô hình truyền thông được trình bày dưới dạng hình vẽ
sau đây:
Người
truyền
Nhiễu
Thông điệp Kênh Người nhận
Phản hồi
Hiệu quả
15
- Người truyền thông (nguồn truyền): Là người hay nhóm người mang nội
dung thông tin (thông điệp) về một vấn đề nào đó muốn được trao đổi, truyền tải tới
người hay nhóm người khác. Trong công tác tru yền thông chuyển đổi hành vi DS-
KHHGĐ, người truyền có thể là các cán bộ truyền thông, các tuyê n truyền viên của
các ban ngành, đoàn thể, các tuyên truyền viên, cộng tác viên DS -KHHGĐ, nhà
báo, cán bộ y tế hoặc những người dân bình thường thực hiện tốt KHHGĐ ...
Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, người truyền cần:
+ Có kỹ năng truyền thông.
+ Hiểu rõ vấn đề .
+ Quan tâm tới vấn đề.
+ Hiểu đối tượng .
+ Thông tin hợp với đối tượng.
+ Chọn kênh truyền thông thích hợp .
- Người nhận (đối tượng truyền thông): Là cá nhân hay nhóm người tiếp
nhận thông điệp trong quá trình truyền thông. Trong công tác truyền thông giáo dục
chuyển đổi hành vi DS-KHHGĐ, người nhận còn được gọi là đối tượng truyền
thông và được phân chia thành những nhóm có đặc điểm giống nhau như:
+ Nhóm các cặp vợ chồng, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) .
+ Nhóm VTN, TN .
+ Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ .
+ Những người lãnh đạo và người có uy tín trong cộng đồng .
+ Nhóm những người cao tuổi.
+ Nhóm những người khó tiếp cận: Dân di cư, dân vạn chài...
Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở nh ững chuyển biến về
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận.
Để quá trình truyền thông đạt hiệu quả, người nhận cần:
+ Nhận thức được.
+ Quan tâm và sẵn sàng tiếp nhận thông tin .
+ Hiểu giá trị thông tin.
+ Vượt qua được rào cản tâm lý, vật chất.
+ Cung cấp ý kiến phản hồi.
16
- Thông điệp: Là nội dung thông tin được trao đổi từ người truyền đến đối
tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu
biết, đòi hỏi, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học, kỹ thuật ... được truyền tải từ
người truyền đến người nhận. Thông điệp được biểu đạt bằng những công cụ giao
tiếp như tiếng nói, cử chỉ, chữ viết, hình ảnh
Ví dụ: Tại Việt Nam, trong những năm qua số trẻ e