Truyền thông kiểu mới: Cách thức làm tương lai sáng sủa hơn

Sựsuy thoái của nền kinh tếthếgiới đã đặt những áp lực tài chính khổng lồlên các tổchức thông tấn toàn cầu. Cùng một lúc nguồn thu từquảng cáo và doanh sốphát hành giảm đã làm tổn hại không nhỏ đến các mô hình kinh doanh truyền thống nhưbáo in, radio và truyền hình. Trong lúc đó những kẻcạnh tranh mới nhưcác trang web Internet, blog, Facebook, YouTube, và Twitter đang lên đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông càng thêm khắc nghiệt.

pdf9 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông kiểu mới: Cách thức làm tương lai sáng sủa hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền thông kiểu mới: Cách thức làm tương lai sáng sủa hơn Nguồn: abviet.com Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đã đặt những áp lực tài chính khổng lồ lên các tổ chức thông tấn toàn cầu. Cùng một lúc nguồn thu từ quảng cáo và doanh số phát hành giảm đã làm tổn hại không nhỏ đến các mô hình kinh doanh truyền thống như báo in, radio và truyền hình. Trong lúc đó những kẻ cạnh tranh mới như các trang web Internet, blog, Facebook, YouTube, và Twitter đang lên đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông càng thêm khắc nghiệt. Trong thế giới truyền thông đa chiều, các chuyên gia Mỹ nhận thấy họ cần một chiến lược thông tin cho ngành truyền thông. Trong đó, điều cần quan tâm là việc trả phí đọc báo điện tử, việc trình bày nội dung và những thay đổi trong các luật lệ chống độc quyền để đảm bảo cho ngành truyền thông kỹ thuật số phát huy hết tiềm năng của mình. Cơn bão tài chính khủng khiếp Các loại hình truyền thông truyền thống đang chết dần. Điều đó ai cũng thấy qua sự kiện một loạt các báo in phải đóng cửa như tờ Rocky Moutain News, xin bảo hộ phá sản như Chicago Tribune, Minneapolis Star Tribune và Philadenphia Inquirer, cắt giảm ngân sách như Nytimes, Latimes hay chuyển hoàn toàn sang mô hình báo điện tử như Seatle Post-Intelligence. Không phải truyền thông từ thời bố mẹ Cuộc khủng hoảng kinh tế là một tình huống hoàn hảo để cân nhắc những mô hình thay thế, bởi những cơ quan truyền thông phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau để tồn tại. Dân Mỹ sẽ không luyến tiếc về những ngày hoàng kim của báo in nữa. Và họ cũng sẽ không trở lại thời kỳ Walter Cronikite với một số lượng ít ỏi các đài truyền hình và báo in. Hơn thế, ngành công nghiệp thông tin phải lớn hơn, sắc bén, ồn ào và kiên cố hơn. Bây giờ đũng là kỷ nguyên của truyền thông điện tử. Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay báo điện tử được nhiều người ưa chuộng. Ở Mỹ, nó dân chủ hơn, đa dạng hơn và hấp dẫn hơn các loại hình truyền thông truyền thống. Không giống như “báo chí khách quan” của thế kỷ 20 thường lờ đi các phong cách sống mới, các đề tài về dân tộc thiểu số, các quan điểm chính trị và xã hội ngoài luồng chính thống. Giờ đây, báo mạng đã tập trung đầy đủ nhất các quan điểm từ trước đến nay. Một trong những điểm nổi bật của hệ thống truyền thông mới đó là sự dân chủ trong thu thập tin tức. Trước đây các nhà báo chuyên nghiệp phục vụ như những người gác cổng. Họ thu thập tin tức, đặt thông tin vào trong bối cảnh và quyết định xem cái nào là quan trọng, cái nào thì không. Tuy nhiên giờ đây việc thu thập tin tức đã dân chủ hơn, bởi công việc này đòi hỏi một tập hợp nhiều nhân viên hơn với các chức danh như nhà săn tin, nhà bình luận và nhà diễn giải cho các sự kiện chính trị. Báo chí đại chúng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các blogger bình luận hầu hết mọi đề tài. Các tập đoàn truyền thông kỹ thuật số do tư nhân điều hành thì thu thập tin tức linh động và dân chủ hơn so với trước đây. Trong thời khủng hoảng, không chỉ các nhà báo chuyên nghiệp mới thực hiện vai trò cung cấp thông tin của mình, công nghệ mới cho phép bất kỳ ai cũng có thể thông tin đến công chúng. Họ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, hỗ trợ vào công việc của những người săn tin. Những nhà cung cấp nội dung chính sách mới: quỹ tài trợ, chuyên gia cố vấn, trường đại học và tổ chức phi lợi nhuận. Khi các tổ chức thông tấn truyền thống cắt giảm ngân sách và sa thải bớt nhân viên thì đội ngũ chính sách nội dung đến từ các trường đại học, quỹ tài trợ, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tư vấn cũng tăng lên. Các nhà nghiên cứu từ những ngành công nghiệp tri thức này phổ biến các công trình nghiên cứu miễn phí để mở rộng ảnh hưởng một cách sâu rộng nhất. Các cơ quan cố vấn thì công bố những bản báo cáo chính sách, những bài phân tích, bình luận, phát hành những cuốn băng video bao gồm các câu hỏi và trả lời. Các tổ chức phi lợi nhuận và các trường đại học cung cấp một lượng lớn thông tin về các vấn đề chính sách. Các quỹ tài trợ thì hỗ trợ những bài tường thuật về những chuyên ngành khác nhau. Vòng quay mới của báo chí điều tra Thách thức lớn nhất cho các đơn vị truyền thông hiện nay là mảng phóng sự điều tra. Lĩnh vực này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn cung tài chính nhiều hơn các mảng tin tức, bình luận và blog hàng ngày. Bạn không thể phụ thuộc vào những người làm báo nghiệp dư khám phá các vụ bê bối của chính phủ hay những hành vi phi đạo đức (mặc dù đôi lúc các blogger cũng khám phá ra các vụ lớn). Các phóng sự điều tra phải mất hàng tuần hay hàng tháng chuẩn bị và đòi hỏi nguồn cung tài chính ổn định cho đội ngũ nhân viên, nghiên cứu và liên lạc. Để giải quyết những khó khăn này có một mô hình mới đã nảy sinh. Các tổ chức phi lợi nhuận sẽ đảm nhiệm các phóng sự điều tra trên nhiều lĩnh vực và cung cấp miễn phí thông tin cho các tổ chức thông tấn. Hoặc là các tờ báo sẽ cùng hợp tác với các nhà tài trợ, các chuyên gia cố vấn, các trường đại học. Một chiến lược thông tin cho ngành công nghiệp truyền thông Với những công nghệ kỹ thuật số mới, ngày nay chúng ta có một ngành truyền thông dân chủ và tập trung hơn bao giờ hết. Việc thu thập tin tức có tính tương tác và thu hút nhiều nhà báo chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Nhieuef bộ phận khác nhau của hệ thống cung cấp các nội dung chính sách và phóng ựu điều tra. Khó khăn lớn nhất hiện nay là làm cho khách hàng tin tưởng các đơn vị truyền thông đa phương tiện. Để chuyển dịch hệ thống theo chiều hướng có tính bền vững hợp tác nhất một khi nền kinh tế phục hồi, có vài bước sẽ làm tăng việc tiêu thụ truyền thông kỹ thuật số. Các bước này bao gồm việc khách hàng phải trả phí khi đọc hoặc thông tin, việc trình bày thông tin trực tuyến phải có hiệu quả hơn, các nguyên tắc chống độc quyền sẽ có sự thay đổi, thẻ tín dụng thuế cho những thuê bao truyền thông được ban hành, báo in sẽ trở thành loại hình miễn thuế, phi lợi nhuận. Hệ thống trả phí kỹ thuật số: một mô hình iTunes mới Walter Isaacson đã đề xuất với tạp chí Time một mô hình iTunes cho báo chí. Theo ông, khó khăn lớn nhất cho báo in là không có khả năng thu phí cho những bài đăng trực tuyến. Khi các báo in thành lập các website miễn phí trong những năm 90, độc giả đã quen với việc tiếp cận thông tin mà không phải trả tiền. Khi các nội dung trực tuyến tăng lên thì lại càng khó để áp đặt phí vì quá nhiều tin tức trực tuyến miễn phí được cung cấp. Để giải quyết bài toán này, Isaacson đã gợi ý các tổ chức thông tấn sử dụng một mô hình iTunes tính phí cho các bài báo. Độc giả phải trả tiền theo hệ thống kỹ thuật số “một cú nhấp chuột”. Hệ thống này bắt buộc độc giả phải trả tiền cho một tờ báo, một tạp chí, một bài báo, một blog hay một đoạn băng video tính bằng xu, hào đồng hay bất cứ đơn vị nào mà người chủ chọn để tính phí. Loại hình này sẽ cho phép các đơn vị truyền thông vừa thích ứng với kỷ nguyên kỹ thuật số, vừa thu lợi nhuận cùng một lúc. Nhưng nhà bình luận Michael Kinsley lại cho rằng các quỹ được tăng lên nhờ vào hệ thống này sẽ không phát huy hiệu quả cho bất kỳ tờ báo in lớn nào, ví dụ như tờ New York Times. Theo ông tính thì tờ báo này bán được một triệu bản một ngày. Nếu mỗi khách hàng chịu phí 2 đôla cho một tháng thuê bao để đọc toàn bộ tờ báo, họ sẽ chỉ tăng lợi nhuận lên 24 triệu đô trong một năm, thấp hơn nhiều con số 1 tỷ mà tờ báo này thu được hàng năm. Rõ ràng Kinsley đã đúng khi cho rằng phí tính bằng xu, hào đồng là không đủ chi trả cho việc tăng ngân sách để cứu báo in. Isaacson cũng hiểu rằng đây là thách thức cơ bản của kỷ nguyên này. Chúng ta đòi hỏi cơ chế thu phí đọc báo để đa dạng hoá sự tiếp nhận thông tin của công chúng. Mô hình iTunes có một ưu việt đó là nó cho phép mọi người tiếp cận thông tin từ các đơn vị truyền thông kỹ thuật số và giúp củng cố tương lai ngành truyền thông theo nguyên tắc dân chủ. Trình bày thông tin trực tuyến một cách có hiệu quả hơn Các báo điện tử cần phải tính toán việc tải và trình bày các nguồn tin trực tuyến như thế nào cho có hiệu quả. Theo Giám đốc điều hành Google, ông Eric Schmidt, báo điện tử trình bày tệ hơn tạp chí và báo in nhiều. Để đọc báo điện tử phải mất nhiều thời gian hơn báo in vì các câu chuyện được chia làm nhiều trang lại bị các quảng cáo can thiệp và phải mất thời gian chờ đợi chữ, tiếng và hình ảnh được tải lên màn hình. Khi báo in và tạp chí chuyển sang Internet, họ phải định dạng chúng như thế nào để cho độc giả đọc nhanh hơn và cảm thấy hài lòng hơn. Khách hàng đòi hỏi khi đọc báo trực tuyến chí ít phải bằng - chứ chưa nói đến tốt hơn khi đọc báo in. Sẽ rất khó để tính phí trực tuyến nếu các khách hàng thường xuyên không được thưởng. Các điều khoản chống độc quyền mới và một Presspass quốc gia Các điều khoản chống độc quyền của Mỹ hiện nay phải thay đổi để khuyến khích khách hàng sử dụng truyền thông kỹ thuật số. Nhà báo Jonathan Ranch đã gợi ý một loại hình iTunes tổng quát hơn gọi là Presspass.net. Theo đó, các thuê bao báo mạng sẽ được cung cấp đường dẫn tới hàng trăm tờ báo điện tử. Presspass cho phép truy cập vào hệ thống báo chí mà chỉ chí tính một phí đơn. Độc giả có thể xem nhiều báo mạng và trở thành cộng tác viên tin tức của các tờ báo đó. Tất nhiên theo luật hiện hành của Mỹ, loại hình cơ chế giá tổng hợp này sẽ vi phạm các nguyên tắc chống độc quyền. Để hợp thức háo hình thức này thì các nhà lập pháp sẽ cần nới lỏng các hoạt động chống độc quyền. Presspass sẽ cho phép các báo in hợp tác để làm lợi cho khách hàng. Giống như mô hình iTunes, Presspass cho phép khách hàng xích lại gần hơn các báo mạng và do đó hưởng lợi từ sự đa dạng hoá của hệ thống truyền thông hiện thời. Thẻ thuế cho các thuê bao truyền thông Nicholas và Mc Chesney đã đề nghị một tấm thẻ thuế 200 đôla đầu tiên dành cho việc đọc báo hàng ngày. Nhưng họ cũng kèm theo đó là các điều kiện như là tờ báo phải xuất bản ít nhất 5 lần một tuần, có ít nhất 24 trang trong một ngày và ít hơn 50% giao diện là dành cho quảng cáo Vấn đề gặp phải cho đề xuất này là báo in hàng ngày sẽ có được nhiều đặc lợi hơn so với những loại hình khác như tạp chí, báo tuần hay báo điện tử. Và nó lại áp dụng cho những thẻ đọc báo với mức 200 đôla. Điều đó thậm chí còn không đủ chi trả thuê bao cho riêng một tờ báo ngày. Cho nên cần phải có một thẻ tín dụng thuế với mức lớn hơn và khích lệ độc giả đọc báo in, tạp chí và báo điện tử nhiều hơn. Một thẻ tín dụng thuế lớn hơn cho các thuê bao đọc báo sẽ đóng góp cho việc trả nhuận bút cho cộng tác viên, tăng trách nhiệm công dân và giúp giữ chân các nhà lãnh đạo có trách nhiệm. Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy đã nhận thấy sự ưu việt này và hứa rằng những công dân Pháp dưới 18 tuổi sẽ có một thuê bao đọc báo miễn phí hàng năm. Một sự thay đổi về thẻ tín dụng thuế sẽ giúp các đơn vị truyền thông dịch chuyển sang chiều hướng tính phí cho những nội dung trực tuyến. Đó là một cách hữu hiệu để khuyến khích việc đọc báo và giúp các đơn vị truyền thông bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số. Báo in trở thành các tổ chức miễn thuế, phi lợi nhuận Tương tự như các đài truyền hình phủ sóng mặt đất, sự thay đổi này sẽ đem đến nhiều thuận lợi cho các báo in đang vật lộn trong khủng hoảng. Nó sẽ cho phép các nhà tài trợ khấu trừ phần đóng góp từ thiện để hỗ trợ việc đưa tin hay các hoạt động khác. Và nó sẽ làm cho các quảng cáo và ngân sách thuế bao được miễn thuế. Sẽ không có giới hạn nào cho các bài đưa tin hay chiến dịch tường thuật. Ưu thế của đề nghị này là ngành truyền thông được xem như một tổ chức từ thiện và phi chính phủ hoạt động vì lợi ích cộng đồng được miễn thuế và được quốc gia ưu tiên. Bằng cách đề xuất những hỗ trợ tài chính quan trọng, điều luật này có thể đóng góp vào sự phát triển lâu dài của một ngành công nghiệp thiết yếu. Đa dạng hoá tối đa báo chí Không ai phủ nhận báo in đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống. Nhưng cũng cần phải tập trung vào những thay đổi để ngành truyền thông sẽ có một tương lai sáng sủa hơn trong thời đại kỹ thuật số. Như Thomas Jefferson đã tranh luận hai thế kỷ trước, chúng ta cần một nền báo chí thu hút mọi công dân, giữ chân những nhà lành đạo có trách nhiệm và duy trì sự giám sát của chính phủ. Thông qua các blog, các cộng tác viên, các chuyên gia cố vấn, các trường đại học, các nhà tài trợ, và những tiến trình đã nêu ở trên, nước Mỹ có tiềm năng để thoả mãn những điều kiện này và đảm bảo một tương lai sáng sủa cho truyền thông kỹ thuật số.
Tài liệu liên quan