Truyền thông mạng xã hội (Social Media) là khái niệm mới, chưa được
nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng. Mới đây, lần đầu tiên đông đảo
các chuyên gia về mạng xã hội và truyền thông đến từ VCCorp, Vega,
Báo Mới, Times Universal và một số blogger uy tín trong ngành. đã tập
trung tham luận và thảo luận về xu hướng và khả năng ứng dụng sức
mạnh của mạng xã hội trong cuộc sống.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông mạng xã hội (Social Media), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyền thông mạng xã hội (Social Media).
Truyền thông mạng xã hội (Social Media) là khái niệm mới, chưa được
nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng. Mới đây, lần đầu tiên đông đảo
các chuyên gia về mạng xã hội và truyền thông đến từ VCCorp, Vega,
Báo Mới, Times Universal và một số blogger uy tín trong ngành.. đã tập
trung tham luận và thảo luận về xu hướng và khả năng ứng dụng sức
mạnh của mạng xã hội trong cuộc sống.
Kỷ nguyên của Social Media
Theo cách hiểu thông thường, Social media là tin tức, nội dung được
quần chúng hóa, công chúng hóa, xã hội hóa từ khâu sản xuất, xuất bản,
phân phối tới tiêu dùng. Theo ông Nguyễn Thế Tân – Chuyên gia hàng
đầu về Internet cho rằng truyền thông mạng xã hội (Social Media) là một
khái niệm mới nhưng ngày càng có sức lan toả mạnh mẽ. Nó tạo ra một
kênh thông tin mới đối trọng với kênh truyền thông đại chúng, cho phép
độc giả có được các thông tin chuyên sâu dễ hơn bao giờ hết, ngược lại
doanh nghiệp có thể sử dụng nó để chuyển tải thông điệp tới mọi nhóm
khách hàng trong các ngách sâu nhất, hoặc lắng nghe các mong muốn
nhu cấu và ý kiến từ các nhóm khách hàng này. Chính vì vậy, ông Tân
đã cùng với các công ty như Vega, VC Corp, Báo mới, Time Universal
tổ chức hội thảo này.
Một trong những chủ đề được nhiều diễn giả là những người làm báo
chuyên nghiệp tham luận và thu hút sự quan tâm là mối quan hệ
giữa truyền thông đại chúng (mass media) và Social Media. Diễn giả Đỗ
Lê Thăng (Báo Lao động) đã đưa ra sự khác biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất của mass media với social media; các ưu thế, các bất lợi
của từng loại hình; đặc trưng sản phẩm của chúng; đồng thời đưa ra một
kết luận quan trọng rằng mô hình truyền thông đa kênh, với việc các
kênh truyền thông đa kênh truyền thống thâm nhập Internet và phát thêm
nội dung vào các kênh social media theo cách phù hợp với bản chất của
môi trường này là điều tất yếu.
Xung quanh mối tương quan truyền thông đại chúng (MM) và Social
Media (SM), nhà báo Dương Minh Việt – Phó Tổng Giám đốc VC Corp
đã đề cập tương quan lực lượng giữa MM và SM qua việc đặt câu hỏi
chúng sẽ triệt tiêu nhau, bổ trợ cho nhau hay phân chia lại thị trường?
Ông Việt cho biết, sự khác biệt về môi trường truyền thông đại chúng và
truyền thông cá nhân cần nhìn rõ tương quan trên giác độ phân phối.
Vấn đề “chất liệu lõi” của media được diễn giả đi sâu phân tích, từ đó
chỉ ra tương quan mới trong sản xuất nội dung giữa MM và SM trên
phương diện năng lực sản xuất từ đó tạo ra các sản phẩm khác biệt nhau
như thế nào, hoặc thách thức mỗi loại hình phải đối mặt ra làm sao, hoặc
các hạn chế/thuận lợi của SM và MM. “Một vấn đề nóng chưa có câu trả
lời rõ ràng đang được thảo luận trên thế giới là mô hình kinh doanh, hay
các vấn đề liên quan tới cách thu phí trên giá trị lõi. Do đó, cần sự kết
hợp giữa MM và SM trong quá trình phân chia lại thị trường tin tức” –
Dương Minh Việt cho biết.
Diễn giả Trương Trí Vĩnh đưa ra thông tin các báo điện tử lớn ở Mỹ đã
sử dụng SM như thế nào với việc đưa ra các chức năng tương tác độc giả
trên site, tạo điều kiện cho độc giả, blogger tham gia đưa tin như CNN
iReport, việc sử dụng FB FanPage, Twitter account, hoặc các section
blogging dành cho độc giả. Tuy nhiên, theo ông Vĩnh, vấn đề người tiêu
dùng tin tức tiêu thụ nó ở đâu, thói quen và hành vi mới là gì trong môi
trường SM sẽ là gợi ý cho MM các cách thích ứng phù hợp: “Số lượng
hệ thống phân phối sẽ giảm dần, số lượng hệ thống sản xuất tin sẽ tăng
mạnh mẽ, tổng dung lượng thị trường cũng sẽ tăng cao.” – ông Vĩnh
nhận định – “Social Media không thay thế truyền thông truyền thống mà
chỉ đẩy truyền thông truyền thống quay về các giá trị cốt lõi”.
Doanh nghiệp ứng dụng Social Media thế nào?
Ông Trần Tuấn Tài – chuyên viên phân tích kinh tế ở tập đoàn Computer
Sciences Corporation, Australia, một đại biểu tham luận hội thảo cho
biết: “Truyền thông xã hội sẽ liên tục thay đổi cách chúng ta giao tiếp và
đón nhận thông tin. Khi các dịch vụ truyền thông xã hội phát triển hơn,
chúng ta sẽ bớt tìm kiếm sản phẩm cần dùng mà tận dụng các mạng lưới
quan hệ trong tay để thu thập các sản phẩm phù hợp với bản thân.
Truyền thông xã hội biến các thông điệp từ doanh nghiệp đến khách
hàng thành những thông điệp khách hàng tự trao đổi với nhau. Ngoài ra,
truyền thông xã hội sẽ giúp xã hội phổ cập, chia sẻ, lan truyền những
nguồn tri thức vốn tồn tại rải rác trước đây. Mỗi người sẽ được tiếp cận
nhanh chóng những nguồn kiến thức vô hạn với chi phí thấp, và có thể
đóng góp vào phát triển lên thêm những kho tàng đó”.
Bên cạnh đó, diễn giả Đỗ Thị Hoa (Time Universal) đã đưa ra chiến
lược Social media cho Doanh nghiệp – nhắm vào việc chỉ ra các yếu tố
trọng yếu mà doanh nghiệp cần quan tâm khi sử dụng Social media.
Theo bà Hoa, xuất phát từ việc xây dựng các nhận thức căn bản, media
thời đại mới là sự tương tác hai chiều với sự tham dự và tương tác sâu
của chính người sử dụng thông tin: “Khách hàng đang nói về thương
hiệu của bạn, đánh giá sản phẩm của bạn, tin tưởng lời giới thiệu/đánh
giá hơn quảng cáo” – Diễn giả Đỗ Thị Hoa cũng nhấn mạnh vào đối
thoại, chỉ ra các biện pháp đối thoại và công cụ phục vụ cho đối thoại;
đồng thời chỉ ra phạm vi ứng dụng của SM/SN đã được mở rộng hơn
quảng cáo/PR truyền thống sang các mảng nghiên cứu thị trường, quản
lý quan hệ khách hàng, quản lý reputation, v.v… :”Mục tiêu mà các
doanh nghiệp phải đặt ra là Tăng số lượng khách hàng, Tìm kiếm cơ hội
bán hàng, Tăng doanh số, Xây dựng nhận thức, Kiếm tiền từ nội dung
hay Xây dựng hình ảnh dẫn đầu?
Tiếp đó, Doanh nghiệp phải xây dựng Chiến lược: Xác định không làm
gì trước khi làm gì; Tác động vào những người có ảnh hưởng? Tăng
cường sự ủng hộ đối với thương hiệu? Bước tiếp theo, Doanh nghiệp
phải xác định Công chúng mục tiêu: Giao tiếp như thế nào trên social
web? Tham gia mạng xã hội nào? Chia sẻ nội dung truyền thông nào?
Quan tâm tới giá trị gì? Làm như vậy để làm gì?…”
Trên thực tế, nhiều DN ở Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm và sử
dụng có hiệu quả lợi thế của Social Media, và nhiều DNNVV vẫn ở
trạng thái tự phát chứ chưa ứng dụng có bài bản. Theo số liệu mà diễn
giả Đỗ Thị Hoa đưa ra, 34% post quan điểm về sản phẩm/dịch vụ trên
blog; 36% có cảm tình hơn với những công ty có có blog và 32% tin vào
quan điểm của các blogger về sản phẩm/dịch vụ.
Chính vì vậy, theo bà Hoa, các DN cần tận dụng ích lợi của Social
Media. “Có rất nhiều lợi ích mà Social Media có thể mang lại cho doanh
nghiệp, cụ thể như: Quản lý thương hiệu/danh tiếng; Xây dựng tính cách
hoặc thương hiệu dễ nhận biết cho sản phẩm/dịch vụ; Tạo “Buzz” hoặc
các trao đổi trực tuyến về sản phẩm/dịch vụ; Thêm một cách xây dựng
quan hệ với khách hàng, khách hàng tiềm năng, nhân viên, đối tác, đồng
nghiệp…Với tới được hàng triệu người trên mạng, những người có thể
trở thành khách hàng; Tạo nhiều incoming links tới website công ty; Đạt
được thứ hạng cao trên search engine; Dễ tiếp cận hơn … Tuy nhiên,
điều quan trọng là các DN Việt Nam quan tâm tới Social Media như thế
nào, và ứng dụng nó như thế nào mà thôi” – bà Hoa nhấn mạnh.
Hơn 200 đại biểu và các diễn giả đã cùng bàn luận về việc ứng dụng và
khai thác sức mạnh của mạng xã hội phục vụ doanh nghiệp và cộng
đồng trong hội thảo Social Media 2009 tổ chức ngày 18/7 tại Hà Nội.
Social Media Conference 2009 là một hội thảo mở, lần đầu tiên được tổ
chức với sự tham gia của đông đảo của các chuyên gia về công nghệ,
Social Media và các công ty lớn hoạt động về các lĩnh vực Web tại Việt
Nam. Các chủ đề được bàn luận tại hội thảo này xoay quanh các xu
hướng, khái niệm mới về social media, các ứng dụng thông dụng social
media và quan hệ giữa truyền thông truyền thống với social media.
Các diễn giả thảo luận về một số lĩnh vực chính trong truyền thông
mạng xã hội. Trong đó, có vấn đề liên quan tới việc giới thiệu những
mạng xã hội có nhiều tiện tích nhưng ít phổ biến ở Việt Nam như
Tumblr, Twitter…; việc “xây dựng thương hiệu cá nhân” qua mạng xã
hội, tận dụng sức mạnh và xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã
hội cho các doanh nghiệp…