Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa

Lí luận địa tô là sự phân tích kinh tế của C. Mác trong một lĩnh vực sản xuất đặc thù: Nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Lí luận địa tô góp phần làm cho học thuyết kinh tế của C. Mác được hoàn bị hơn (phân tích đầy đủ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cả trong công nghiệp và nông nghiệp). Ở nước ta, đất đai là một trong những yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất nông nghiệp đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, giải quyết đúng đắn vấn đề đất đai trên cơ sở vận dụng sáng tạo lí luận của C. Mác về địa tô, ruộng đất, sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. I. TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. 1. Hai con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. a. Đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Tư bản không chỉ hoạt động và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp mà còn đẩy mạnh sự hoạt động của nó sang lĩnh vực nông nghiệp - tiếp tục chi phối một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Quá trình này đã từng bước xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Do vậy, về mặt lôgíc quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn trong công nghiệp và thương nghiệp. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp được qui định bởi các tác nhân kinh tế và phi kinh tế. Bởi lẽ một mặt dưới tác động của qui luật giá trị làm phân hoá những người nông dân sản xuất nhỏ, hình thành tầng lớp giầu có (phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, được nhà nước thống trị tạo điều kiện, tư bản đã đẩy nhanh quá trình xâm nhập vào nông nghiệp để kinh doanh, thúc đẩy sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

doc9 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 3890 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và địa tô tư bản chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ BẢN KINH DOANH TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. Lí luận địa tô là sự phân tích kinh tế của C. Mác trong một lĩnh vực sản xuất đặc thù: Nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Lí luận địa tô góp phần làm cho học thuyết kinh tế của C. Mác được hoàn bị hơn (phân tích đầy đủ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cả trong công nghiệp và nông nghiệp). Ở nước ta, đất đai là một trong những yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất nông nghiệp đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, giải quyết đúng đắn vấn đề đất đai trên cơ sở vận dụng sáng tạo lí luận của C. Mác về địa tô, ruộng đất, sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. I. TƯ BẢN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. 1. Hai con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. a. Đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Tư bản không chỉ hoạt động và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp mà còn đẩy mạnh sự hoạt động của nó sang lĩnh vực nông nghiệp - tiếp tục chi phối một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội. Quá trình này đã từng bước xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Do vậy, về mặt lôgíc quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nông nghiệp muộn hơn trong công nghiệp và thương nghiệp. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp được qui định bởi các tác nhân kinh tế và phi kinh tế. Bởi lẽ một mặt dưới tác động của qui luật giá trị làm phân hoá những người nông dân sản xuất nhỏ, hình thành tầng lớp giầu có (phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, được nhà nước thống trị tạo điều kiện, tư bản đã đẩy nhanh quá trình xâm nhập vào nông nghiệp để kinh doanh, thúc đẩy sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm nổi bật của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp là chế độ độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Cả hai loại độc quyền đã ngăn cản sự tự do cạnh tranh trong nông nghiệp. Có độc quyền tư hữu ruộng đất là do hình thái đặc thù, lịch sử chuyển hoá quan hệ sở hữu tư nhân dưới ảnh hưởng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có độc quyền kinh doanh ruộng đất của tư bản là do xuất phát từ tình trạng đại bộ phận những người tư hữu nhỏ bị phá sản, phải bán sức lao động và bị lệ thuộc vào tư bản kinh doanh nông nghiệp. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành, trong nông nghiệp có ba giai cấp cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau gồm: Địa chủ (độc quyền sở hữu ruộng đất); Tư bản kinh doanh nông nghiệp (độc quyền kinh doanh ruộng đất) và giai cấp công nhân nông nghiệp. “Đó là ba giai cấp lớn của xã hội hiện đại dựa trên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”.(1) b. Hai con đường hình thành và phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp nói chung được hình thành do phân hoá những người nông dân sản xuất nhỏ và sự xâm nhập của tư bản đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm chạp nên ở châu Âu việc xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp được tiến hành theo hai con đường: Một là, tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xoá bỏ chế độ kinh tế địa chủ, thủ tiêu quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp tiêu biểu là ở các nước: Pháp, Anh, Mĩ Hai là, thực hiện cải cách dần dần chuyển kinh tế địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động làm thuê. Con đường này không xoá bỏ hoàn toàn quyền chiếm hữu ruộng đất cổ truyền của địa chủ phong kiến. Vì vậy, trong nông nghiệp xuất hiện hai loại độc quyền: độc quyền chiếm hữu ruộng đất và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Các nước phát triển theo con đường này gồm: Đức, Italia, Nhật bản, Nga sa hoàng Song phát triển bằng con đường nào thì chủ nghĩa tư bản cũng chỉ xoá bỏ lối kinh doanh phong kiến trong nông nghiệp chứ không thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, mặc dù nó là yếu tố cản trở sự phát triển của nền nông nghiệp. C. Mác khẳng định: “Độc quyền sở hữu ruộng đất là một tiền đề lịch sử và vẫn là cái cơ sở thường xuyên của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cũng như của tất cả những phương thức sản xuất trước kia dựa trên sự bóc lột quần chúng dưới một hình thức này hay một hình thức khác”. Chủ nghĩa tư bản vẫn thừa nhận chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ nhưng lại bắt nó phụ thuộc vào tư bản, thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. c. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Kinh doanh trong nông nghiệp chịu sự tác động của những yếu tố khác nhau. Một là các điều kiện tự nhiên chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, chất lượng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Hai là, do còn tồn tại chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ nên đã ngăn cản tư bản đầu tư vào lĩnh vực này, làm cho sản xuất nông nghiệp chậm được áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Khi tư bản xâm nhập vào nông nghiệp, tiến hành kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa đã từng bước biến nền nông nghiệp phong kiến thành một nền nông nghiệp hàng hoá sản xuất lớn, hiện đại. Bởi vì, kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa làm cho vốn được tập trung trong tay số ít nhà tư bản nên có điều kiện áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại một cách phổ biến. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất lao động nông nghiệp và chất lượng nông phẩm Mặt khác, cạnh tranh kiểu tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy quá trình ứng dụng khoa học kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hoá nông nghiệp. Tính chất xã hội hoá trong nông nghiệp được đẩy mạnh, biểu hiện ở sự tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó hình thành các vùng chuyên canh, cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phù hợp. Nhưng hạn chế lớn nhất của phát triển nông nghiệp theo con đường tư bản chủ nghĩa là đã làm phá sản hàng loạt người sản xuất nhỏ; tăng cường bóc lột lao động làm thuê trong nông nghiệp, đồng thời tạo cơ hội cho tư bản ở các lĩnh vực khác bóc lột người lao động. C. Mác đánh giá về vai trò của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với nền nông nghiệp hàng hoá trên hai mặt: Phát triển lực lượng sản xuất và mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Khi phát triển lực lượng sản xuất nó đã biến nghề nông “thành một sự ứng dụng nông học một cách khoa học và tự giác” (1). Và nhờ vào việc hợp lí hoá nông nghiệp “lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội” (2). Chính vì vậy mà lực lượng sản xuất trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa đã tăng lên gấp bội so với các phương thức sản xuất trước đó. Khi mở rộng quan hệ sản xuất thì quan hệ đất đai tư bản chủ nghĩa đã tiến tới tách quyền sở hữu ruộng đất khỏi quyền kinh doanh ruộng đất, biến sở hữu ruộng đất thành sở hữu “thuần tuý” kinh tế. Và ngay dưới con mắt của nhà tư bản cũng phải thừa nhận việc tư hữu “những mảnh địa cầu” của một nhóm chủ đất là “một vật thừa vô dụng và phi lí”. Tuy nhiên, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp có những điểm khác so với lĩnh vực công nghiệp. Ở đây không diễn ra quá trình tích tụ và tập trung tư bản, không xoá bỏ hoàn toàn kinh tế hộ và trang trại gia đình vì đó là những tổ chức kinh tế cơ sở quan trọng của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Các tổ chức kinh tế này sở dĩ tồn tại được vì nó có những ưu thế nhất định như: tận dụng được lao động nhàn rỗi trong gia đình, tiết kiệm được chi phí sản xuất Bên cạnh đó, việc tồn tại bộ phận kinh tế này cũng tạo điều kiện cho tư bản tập trung vào cung ứng vật tư, tiêu thụ và chế biến nông, sản phẩm. Nó làm cho tư bản hoạt động có hiệu quả cao hơn và chi phối được người sản xuất. Điều đó cho thấy kinh tế hộ và trang trại gia đình không phải là sự cản trở mà là một hình thức phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. 2. Nguồn gốc và bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa. a. Phạm trù địa tô Địa tô là phạm trù xuất hiện trước chủ nghĩa tư bản, cơ sở của nó là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người với người đối với ruộng đất. Trong xã hội phong kiến đã tồn tại địa tô, nó là hình thức bóc lột chủ yếu của chủ đất đối với nông nô và tá điền. Địa tô phong kiến có ba hình thức: - Tô lao dịch, là loại địa tô mà người nông dân cấy rẽ ruộng đất, phải đem sức lao động, đem súc vật và nông cụ của gia đình mình đến làm việc trên ruộng đất của địa chủ với phần lớn thời gian trong năm. - Tô hiện vật, là số lượng nông sản phẩm mà người nông dân cấy rẽ ruộng đất phải nộp cho địa chủ để được quyền canh tác ruộng đất trong một thời gian nhất định. Đây là hình thức địa tô đã phát triển cao hơn địa tô lao dịch. - Tô tiền, là số tiền mà người thuê đất phải trả cho địa chủ để được quyền canh tác ruộng đất trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hình thức địa tô khi kinh tế hàng hoá đã phát triển ở trình độ cao, do đó nó là hình thức địa tô cuối cùng của xã hội phong kiến. Dưới chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng đã trở thành lĩnh vực để tư bản đầu tư kinh doanh. Song do còn tồn tại chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất nên để tiến hành kinh doanh nhà tư bản phải vừa đi thuê ruộng đất của địa chủ vừa mua sức lao động của công nhân nông nghiệp. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ (theo hợp đồng) để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa. Khi nền nông nghiệp bị phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị đã xuất hiện các loại địa tô: địa tô nông nghiệp, địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền Song với phương pháp trừu tượng hoá khoa học, khi nghiên cứu địa tô, C. Mác chỉ giới hạn trong phạm vi ngành sản xuất lương thực, cụ thể là sản xuất lúa mì. Vì lĩnh vực này nuôi sống con người, nuôi sống cả một dân tộc. Như vậy, các loại địa tô khác chỉ là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa gắn với những điều kiện cụ thể. b. Nguồn gốc và bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa. Trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, công nhân làm thuê là những người trực tiếp canh tác ruộng đất và bị bóc lột. Trong quá trình sản xuất, họ phải tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản dưới hình thức lợi nhuận nông nghiệp. Toàn bộ nông phẩm thu được một phần bù lại chi phí sản xuất, số còn lại là lợi nhuận. Trong đó nhà tư bản được hưởng một phần theo tỉ suất lợi nhuận bình quân tương ứng với lượng tư bản đầu tư, phần còn lại nộp cho địa chủ dưới hình thức địa tô. Như vậy, khi kinh doanh nông nghiệp nhà tư bản phải thu được một số lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân để nộp cho chủ đất. Khoản lợi nhuận này phải được bảo đảm thường xuyên và tương đối ổn định. Đó chính là địa tô tư bản chủ nghĩa. Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp trả cho chủ sở hữu ruộng đất. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư nó được qui định cả về mặt lượng và mặt chất. Về mặt lượng, địa tô là phần ngoài lợi nhuận bình quân. Về mặt chất, địa tô là phần giá trị thặng dư mà tư bản bóc lột của công nhân nông nghiệp để trả cho chủ đất. Phạm trù địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ thống nhất và đối lập giữa “Ba giai cấp cấu thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại - người công nhân làm thuê, nhà tư bản công nghiệp và địa chủ”. (1) Địa tô tư bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ giữa địa chủ với tư bản kinh doanh nông nghiệp trong việc chia nhau giá trị thặng dư. Mặt khác nó phản ảnh quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nhà tư bản với công nhân làm thuê trong nông nghiệp. Địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong kiến đều dựa trên cơ sở quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, đều là kết quả của sự bóc lột người lao động. Tuy nhiên, giữa chúng có những điểm khác nhau căn bản: - Về chất, địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ giữa ba giai cấp: địa chủ, tư bản nông nghiệp và công nhân làm thuê. Trong đó, địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp thông qua tư bản thuê ruộng đất. Còn địa tô phong kiến chỉ phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh (người cấy rẽ ruộng đất). - Về lượng, địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư, còn địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư, đôi khi còn là một phần sản phẩm cần thiết (khi mất mùa địa chủ không giảm mức tô). - Về hình thức, địa tô tư bản chủ nghĩa là địa tô tiền, còn địa tô phong kiến chủ yếu là địa tô hiện vật và địa tô lao dịch. Địa tô phong kiến dựa trên cơ sở cưỡng bức siêu kinh tế, người nông nô và gia đình họ bị lệ thuộc chặt chẽ vào địa chủ. Địa tô tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở các quan hệ kinh tế. Nhà tư bản thuê ruộng đất của địa chủ và mua hàng hoá sức lao động trên thị trường đều theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Địa tô tư bản chủ nghĩa tạo ra cái vẻ giả tạo, dường như những người sở hữu ruộng đất không tham gia bóc lột lao động làm thuê, bởi vì công nhân nông nghiệp chỉ có quan hệ trực tiếp với những nhà tư bản thuê ruộng đất. Việc tư bản bóc lột người lao động cũng được nguỵ trang bằng sự bình đẳng bề ngoài theo các quan hệ kinh tế nhất định. II. CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. Địa tô mà chủ sở hữu ruộng đất thu được gồm những bộ phận thuộc các hình thức khác nhau, bao gồm địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. 1. Địa tô chênh lệch. Để có thể phân tích địa tô, trước hết phải giả thiết rằng: nông sản được bán theo giá cả sản xuất như các hàng hóa khác. Điều này đảm bảo cho các nhà tư bản bù được chi phí sản xuất và có lợi nhuận bình quân tương ứng với số tư bản đầu tư trong nông nghiệp. Lợi nhuận siêu ngạch có cả trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.Tuy nhiên, trong công nghiệp nó chỉ là hiện tượng tạm thời khi những nhà tư bản cá biệt có được điều kiện sản xuất tốt hơn mức trung bình của xã hội. Nhưng do cạnh tranh, các nhà tư bản khác tìm mọi cách nâng cao trình độ kĩ thuật trong xí nghiệp của họ nên xoá bỏ sự chênh lệch này giữa các nhà tư bản làm cho lợi nhuận siêu ngạch bị san bằng đi. Trái lại, trong nông nghiệp lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và tương đối ổn định. Điều đó bắt nguồn từ những lí do sau: - Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu nhưng diện tích lại có hạn, vị trí và chất lượng khác nhau. Thực tế, người ta không thể tự tạo thêm được ruộng đất, nhất là ruộng đất tốt, có điều kiện canh tác thuận lợi. Trong khi đó hầu hết ruộng đất đã bị độc chiếm. Do vậy, những người kinh doanh ruộng đất tốt, có điều kiện thuận lợi sẽ sử dụng được sức tự nhiên một cách độc quyền nên luôn thu được lợi nhuận siêu ngạch tương đối ổn định, lâu dài. - Khác với lĩnh vực công nghiệp, trong nông nghiệp giá cả sản xuất chung của nông phẩm do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. Bởi vì, nông phẩm là sản phẩm thiết yếu của đời sống con người, nếu chỉ canh tác trên ruộng đất tốt và trung bình thì sẽ không đủ nông phẩm cho nhu cầu xã hội. Cho nên người ta phải canh tác trên cả những ruộng đất xấu và ruộng đất không có vị trí thuận lợi. Khi đó giá cả sản xuất chung của nông phẩm phải đảm bảo cho những tư bản đầu tư ở những loại ruộng đất trên cũng thu được lợi nhuận bình quân. Còn những tư bản đầu tư vào ruộng đất tốt, trung bình, có vị trí thuận lợi sẽ đạt năng suất cao hơn. Khi bán theo giá cả sản xuất chung, ngoài lợi nhuận bình quân còn thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hoá thành địa tô. Số lợi nhuận siêu ngạch này sẽ thuộc về chủ đất dưới hình thức địa tô chênh lệch vì nó là kết quả của việc sử dụng sức tự nhiên đã bị độc chiếm. Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch (ngoài lợi nhuận bình quân) thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt, trung bình, có vị trí thuận lợi. Nguyên nhân trực tiếp làm cho lợi nhuận siêu ngạch chuyển hoá thành địa tô chênh lệch là chế độ độc quyền kinh doanh ruộng đất của tư bản. Độ màu mỡ và vị trí thuận lợi của ruộng đất không phải là nguồn gốc của địa tô tư bản chủ nghĩa mà chỉ là cơ sở để lao động của công nhân nông nghiệp đạt năng suất cá biệt cao hơn. Nguồn gốc duy nhất của lợi nhuận siêu ngạch mà nó chuyển hoá thành địa tô chênh lệch là từ lao động của người công nhân nông nghiệp. Theo C. Mác: “Lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn sinh ra lợi nhuận siêu ngạch, mà chỉ là cơ sở tự nhiên của lợi nhuận siêu ngạch, vì nó là cơ sở tự nhiên của một sức sản xuất đặc biệt cao của lao động.”(1) Chế độ tư hữu ruộng đất không phải là nguyên nhân sinh ra lợi nhuận siêu ngạch mà là nguyên nhân làm cho mọi lợi nhuận siêu ngạch chuyển hoá thành địa tô, tức là làm cho địa chủ chiếm được lợi nhuận siêu ngạch đó. * Các loại địa tô chênh lệch. Điều kiện sản xuất thuận lợi của ruộng đất có được là do các điều kiện tự nhiên hoặc do kết quả của những lần đầu tư thâm canh. Trên cơ sở đó người ta phân biệt hai loại địa tô chênh lệch: Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. - Địa tô chênh lệch I. Là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) gần nơi tiêu thụ. Điều kiện hình thành địa tô chênh lệch I do hai nguyên nhân chính: Độ phì nhiêu tự nhiên và vị trí thuận lợi khác nhau của ruộng đất. Tuy nhiên hai nguyên nhân này không sinh ra địa tô chênh lệch I. Bởi vì, địa tô cũng như toàn bộ giá trị thặng dư trong nông nghiệp là do lao động thặng dư của công nhân nông nghiệp tạo ra. Ruộng đất màu mỡ và gần thị trường tiêu thụ chỉ là điều kiện tự nhiên làm cho lao động của công nhân nông nghiệp đạt năng suất cao hơn và đó là điều kiện hình thành lợi nhuận siêu ngạch. Ví dụ 1: Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có độ phì tự nhiên trung bình và tốt. Loại đất Chi phí tư bản Lợi nhuận bình quân Sản lượng (tạ) Giá cả sản xuất cá biệt Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch I Của 1 tạ Toàn bộ sản phẩm Của 1 tạ Của toàn bộ sản phẩm Xấu 100 20 4 30 120 30 120 0 Trung bình 100 20 5 24 120 30 150 30 Tốt 100 20 6 20 120 30 180 60 Ví dụ trên cho thấy, những ruộng đất tốt và trung bình sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch so với ruộng đất xấu và khoản lợi nhuận đó thuộc về địa chủ dưới hình thức địa tô chênh lệch I. Ví dụ 2:Địa tô chênh lệch I thu được trên những ruộng đất có vị trí thuận lợi gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông. Vị trí ruộng đất Chi phí tư bản Lợi nhuận bình quân Sản lượng (tạ) Chi phí vận chuyển Giá cả sản xuất cá biệt Giá cả sản xuất chung Địa tô chênh lệch I Của 1 tạ Của tổng sản phẩm Của 1 tạ Của tổng sản phẩm Gần thị trường 100 20 5 0 24 120 27 135 15 Xa thị trường 100 20 5 15 27 135 27 135 0 Ruộng đất có vị trí thuận lợi cũng đem lại địa tô chênh lệch I vì tiết kiệm được chi phí lưu thông so với những ruộng đất ở xa thị trường. Khi bán nông phẩm theo cùng một giá những người chi phí vận tải thấp sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch nhiều hơn so với những người chi phí vận tải cao. Khoản lợi nhuận siêu ngạch này cũng chuyển hoá thành địa tô chênh lệch I và thuộc về địa chủ. Lưu ý: Hai điều kiện hình thành địa tô chênh lệch I (độ màu mỡ và vị trí ruộng đất) có thể phát sinh tác dụng đồng thời hoặc không. Thực tế có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa độ màu mỡ và vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ của sản xuất, của khoa học công nghệ và sự phát triển của giao thông vận tải. Việc tạo ra các đường giao thông mới cùng với các trung tâm dân cư và khu kinh tế mới đã tác động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I. - Địa tô chênh lệch II. Là địa tô thu được do đầu tư thâm canh tăng năng suất mà có. Theo C. Mác: Thâm canh trong nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là đầu tư tư bản liên tiếp trên cùng một thửa đất chứ không phải đầu tư tư bản phân tán trên các thửa đất khác nhau. Như vậy, thâm canh ruộng đất là đầu tư thêm tư bản để tăng m
Tài liệu liên quan