Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái tôi trong phong trào thơ mới

Tóm tắt. Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn học trung đại Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới và có những tương đồng giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới. Sự tương đồng ấy không chỉ ở những biểu hiện nội dung và nghệ thuật mà còn ở chiều sâu nguyên nhân và bản chất của vấn đề. Bài báo đã phân tích và chứng minh ba sự tương đồng lớn giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới: Con người cá nhân – cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân – cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân – cái Tôi nghệ sĩ. Có thể nói từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới là những bước đi không dài.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái tôi trong phong trào thơ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 3-11 TỪ CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ NGUYỄN DU ĐẾN CÁI TÔI TRONG PHONG TRÀO THƠMỚI Lã Nhâm Thìn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn học trung đại Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới và có những tương đồng giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới. Sự tương đồng ấy không chỉ ở những biểu hiện nội dung và nghệ thuật mà còn ở chiều sâu nguyên nhân và bản chất của vấn đề. Bài báo đã phân tích và chứng minh ba sự tương đồng lớn giữa con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du và cái Tôi trong Thơ mới: Con người cá nhân – cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân – cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân – cái Tôi nghệ sĩ. Có thể nói từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới là những bước đi không dài. Từ khóa: Con người cá nhân, cái Tôi, Thơ mới, Nguyễn Du. 1. Mở đầu Nói đến Thơ mới là người ta nghĩ ngay đến cái Tôi. Cái Tôi trở thành định tính của Thơ mới, làm nên nét riêng, nét mới của "một thời đại thi ca". Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã lấy cái Tôi để phân biệt thời xưa và thời nay, thơ mới và thơ cũ: "Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi" [3]. Cái Tôi đem đến cả phần hồn - nội dung cảm hứng và phần xác - hình thức nghệ thuật của Thơ mới. Tuy nhiên, khi nói tới cái Tôi trong Thơ mới, người ta thường xem nó như một "đột ngột lịch sử", đến đất Nam từ trời Tây, nó hết sức lạ lẫm, ngỡ ngàng đối với văn học Việt Nam: "Ngày thứ nhất - ai biết đích ngày nào - chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách" [3]. "Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta" [3], "Sự xuất hiện cái Tôi là trên cơ sở hình thành hệ tư tưởng tư sản và tư tưởng cá nhân từ phương Tây ảnh hưởng vào văn hoá Việt Nam" [1]. Ngày nhận bài 11/7/2013. Ngày nhận đăng 20/08/2013. Liên lạc Lã Nhâm Thìn, e-mail: lathindhsp@yahoo.com 3 Lã Nhâm Thìn Người ta chưa thật sự chú ý tới mối quan hệ mang tính truyền thống, sự phát triển nội tại của bản thân nền văn học dân tộc khi tìm hiểu cái Tôi trong Thơ mới. Cần phải thấy rằng trong cái bào thai của quan niệm con người "vô ngã", "phi ngã" của văn học trung đại vẫn đẻ ra con người cá nhân. Và, chính con người cá nhân sinh ra, lớn lên từ văn học trung đại đã góp phần không nhỏ cho sự ra đời của cái Tôi trong phong trào Thơ mới. 2. Nội dung nghiên cứu Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam theo quy luật: quá trình vận động mang tính lịch sử và những "đột ngột lịch sử" với sự xuất hiện của những tài năng lớn, của những thiên tài. Sự vận động mang tính lịch sử dẫn đến sự nở rộ con người cá nhân trong văn học từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX với sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Thái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Những "đột ngột lịch sử" làm xuất hiện sớm con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, làm nẩy sinh con người cá nhân cá thể trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi không phải vô hình chung mà có, theo kiểu đã là văn học viết thì cách gì chẳng có yếu tố cá nhân, mà là con người đã bước đầu tự giác, tự ý thức về cá nhân, có nhu cầu tự thể hiện mình trong sáng tác văn chương. Con người cá nhân tự ý thức về sở thích, hứng thú riêng: "Dầu bụt, dầu tiên ai kẻ hỏi - Ông này đã có thú ông này" (Mạn thuật - bài 6), "Năng một ông này đẹp thú này" (Ngôn chí - bài 10), "Ai hay ai chẳng hay thì chớ - Bui một ta khen ta hữu tình" (Tự thán - bài 13). Con người có chính kiến, có bản lĩnh cá nhân: "Sự thế dữ lành ai hỏi đến - Bảo rằng ông đã điếc hai tai" (Ngôn chí - bài 5). Con người cá nhân Ức Trai hiện ra thành ngôn từ với đại từ nhân xưng "ông" ở ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng "ta", cách viết "một ta" để nói "tôi" cũng ở ngôi đầu, đại từ chỉ thị "này" mang tính xác định. Tất cả đều có tác dụng khu biệt cái riêng, cái cá nhân với cái chung, cái cộng đồng. Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương đã bước đầu là con người cá thể. Trong bài Mời trầu, nhà thơ cá thể hoá mình bằng việc tự xưng tên: "Này của Xuân Hương mới quệt rồi". Theo GS Đặng Thanh Lê: "Có lẽ đây là một phong cách thông báo độc đáo hiếm thấy trong thơ văn trữ tình trung đại. Lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng trong thơ ca trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình đã "xuất đầu lộ diện" một cách công khai, đường hoàng", "Với lời tự giới thiệu của tác giả bài Mời trầu, có thể nói chức năng trữ tình cá thể hoá của thơ Đường luật có một bước tiến dài", "Thơ trữ tình Đường luật đã dần dần vượt qua chặng đường phát ngôn cho những người đồng thời, đồng thế hệ, đồng khuynh hướng... để tiến đến một cái Tôi cụ thể, một cái Tôi xác định của nhân vật trữ tình, tác giả Hồ Xuân Hương" [2]. Hồ Xuân Hương tự xưng tên mình quả là điều mới mẻ trong văn chương, trước đó "chưa từng thấy ở xứ này". Hiện tượng Hồ Xuân Hương gắn liền với sự ra đời con người cá nhân trong văn học, nhưng cũng phải là con người cá nhân tự ý thức, có bản lĩnh như Xuân Hương. Chính ý thức về cái riêng, cái cá thể đã đưa nhà thơ vượt lên trên sự chung hoà về tình cảm để không sử dụng những đại từ mang sắc thái chung hoà như "thiếp", "em" mà sử dụng danh từ riêng Xuân Hương. 4 Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới Con người cá nhân trong sáng tác của Nguyễn Du đã là con người cá nhân cá thể, có lúc đạt tới mức "con người này". Con người cá nhân ấy có cả trong tác phẩm tự sự như Truyện Kiều và trong sáng tác trữ tình như thơ chữ Hán. Đặc biệt ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là "bức chân dung tự hoạ" con người cá nhân tác giả. Làm nên "bức chân dung tự hoạ" ấy là nội dung tự biểu hiện con người cá nhân, là nghệ thuật tự biểu hiện với sự xuất hiện đậm đặc các từ "ngã" (tôi), thân (bản thân), ta ở ngôi thứ nhất, cá thể, các từ "cô", "độc", "nhất" để xác định riêng, một, duy nhất. "Bức chân dung tự hoạ" con người tác giả, bằng nước mắt mà thấm in bản ngã của mình, tự xưng tên riêng: "Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa - Người đời ai khóc Tố Như chăng) (Độc Tiểu Thanh kí) [3]. Điều thú vị và không kém phần ý nghĩa là tìm hiểu ba tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, ta thấy có những tương đồng giữa con người cá nhân Nguyễn Du và cái Tôi trong phong trào Thơ mới. Sự tương đồng ấy không chỉ ở những biểu hiện nội dung hoặc nghệ thuật mà còn ở chiều sâu nguyên nhân và bản chất của vấn đề. Có ba sự tương đồng lớn: Con người cá nhân - cái Tôi nhỏ bé, cô đơn; Con người cá nhân - cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế; Con người cá nhân - cái Tôi nghệ sĩ. 2.1. Sự tương đồng thứ nhất: Con người cá nhân - cái Tôi bé nhỏ, cô đơn Con người cá nhân Nguyễn Du cũng như cái Tôi của các nhà Thơ mới luôn cảm thấy mình quá nhỏ bé trước cuộc đời. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới điều này là cá nhân - cái Tôi nhìn nhận mình trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Trong mối quan hệ với tự nhiên, vũ trụ là vô cùng, không gian, thời gian là vô thuỷ - không điểm khởi đầu, vô chung - không nơi kết thúc, trong khi đó con người là đơn nhất, hữu hạn. Trong mối quan hệ với xã hội là tinh thần đẳng cấp và nhất là mặc cảm nghệ sĩ. Thơ chữ Hán Nguyễn Du không có nhiều bài viết về thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng và cũng ít đặt ra sự đối lập tương phản giữa vũ trụ bao la và kiếp người hữu hạn. Thế nhưng khi đứng trước dòng Lam giang quê nhà, tác giả vẫn cảm thấy con người quá nhỏ bé trước sông nước: "Ngã vọng Lam giang đầu - Thốn tâm thường chủy chủy - Thường khủng nhất thất túc - Cốt một vô để chỉ" (Ta nhìn ra sông Lam - Lòng thường lo ngay ngáy - Nếu không may sẩy chân - Sẽ chìm lỉm, không biết đâu là cùng !) (Lam giang). Cái cảm giác con người nhỏ bé, rợn ngợp trước sông nước, vũ trụ bao la cũng là cảm giác của Huy Cận trong bài Tràng giang: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót - Sông dài trời rộng bến cô liêu", "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc - Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa". Tứ thơ của bài Tràng giang được gợi lên từ dòng sông Hồng xứ Bắc nhưng cảm xúc "Lòng quê dợn dợn vời con nước" của nhà thơ đất Nghệ Tĩnh có lẽ cũng trào dâng từ nguồn mạch sông Lam quê nhà miền Trung. Con người nhỏ bé ở thơ Nguyễn Du được thể hiện nhiều hơn cả trong mối quan hệ xã hội. Mặc dù có cha từng làm Tể tướng, anh trai cùng cha khác mẹ từng làm quan Thượng thư nhưng nhìn chung phần lớn cuộc đời Nguyễn Du là sống trong cảnh gia đình đại quý tộc sa sút, với nhiều năm "gió bụi". Vì vậy mặc cảm về thân phận làm cho ông 5 Lã Nhâm Thìn luôn thấy mình nhỏ bé trước cuộc đời, nhất là ở chốn quan trường: Bất tài đa khủng tốc quan phi. (Bất tài nên làm việc quan hay sợ mắc sai lầm.) (Giang đầu tản bộ - Dạo chơi đầu sông - bài I [4]) Cùng với mặc cảm về thân phận là mặc cảm nghệ sĩ: Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã Lão khứ văn chương diệc dị nhân. (Khi có việc bọn nha lại đều lên mặt với ta Già rồi, văn chương cũng xa lánh người.) (Ngẫu đắc - Tình cờ được những vần thơ này [4]) Mặc cảm nghệ sĩ khá đậm trong thơ Nguyễn Du, nó gắn với "con người này", cụ thể ở "con người này". Văn chương là gắn với khổ, với nghèo: Bản vô văn tự năng tăng mệnh Hà sự kiền khôn thác đố nhân Thư kiếm vô thành sinh kế xúc. (Vốn chẳng có văn chương nào ghét được số mệnh Làm sao trời đất lại ghen lầm người? Nghề văn nghề võ đều không thành, sinh kế quẫn bách.) (Tự thán - Than mình - bài II [4]) Oái oăm thay, văn chương càng tài thì càng khổ. Bậc "thi thánh" (thánh thơ) như Đỗ Phủ "Thiên cổ văn chương thiên cổ sư" (Nghìn thuở văn chương đáng bậc thầy) mà phải lâm vào cảnh: "Nhất cùng chí thử khởi công thi" (Hay thơ há bởi cực nhường này) (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ - Mộ Đỗ Thiếu Lăng ở Lỗi Dương). Văn chương không chỉ nghèo mà còn lênh đênh, phiêu dạt: Bách niên cùng tử văn chương lí Lục xích phù sinh thiên địa trung. (Chết giữa văn chương đời luẩn quẩn Sống trong trời đất kiếp bình bồng.) (Mạn hứng - bài II [4]) Mặc cảm nghệ sĩ làm cho con người trở nên nhỏ bé, thậm chí hèn mọn: Văn tự hà tằng vi ngã dụng Cơ hàn bất giác thụ nhân liên. (Chữ nghĩa ích gì cho cuộc sống Áo cơm buồn những chịu ơn người.) (Khất thực - Xin ăn [4]) Những câu thơ thể hiện con người cá nhân mang mặc cảm nghệ sĩ của Tố Như đã tìm thấy sự đồng vọng trong cái Tôi của nhà thơ "mới nhất trong các nhà Thơ mới" Xuân Diệu: Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ. (Giới thiệu [4]) 6 Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới và trong cái Tôi của nhà thơ "chân quê" Nguyễn Bính: Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ Nghèo lắm, con ơi, bạc lắm con. (Oan nghiệt [4]) Con người cá nhân Nguyễn Du cũng như cái Tôi của các nhà Thơ mới là con người cô đơn, bơ vơ trước cuộc đời. Ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tập nào cũng hiện lên một con người cô đơn. Dù là Thanh Hiên tên hiệu hay Tố Như tên tự, dù viết dưới trời Nam (Nam trung tạp ngâm), hay viết nơi đất Bắc trên đường đi sứ (Bắc hành tạp lục) thì cũng là "con người này". "Con người này" nhiều lần xuất hiện trong trạng thái "nhất", "độc", "cô": Nhất sinh u tứ vị tằng khai. (Nỗi riêng u uất chửa từng khuây.) (Thu chí - Thu đến [4]) Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn. (Quanh giường hơi lạnh một mình trơ.) (Ngẫu thư công quán bích - Ngẫu nhiên đề trên vách nhà công [4]) Nhất thân ngoạ bệnh đế thành đông. (Một mình bệnh rụi góc thành đông.) (Ngẫu đề [4]) Bồi hồi đối cảnh độc vô ngữ. (Bâng khuâng ngắm bóng ngồi im lặng.) (La Phù giang thuỷ các, độc toạ - Ngồi một mình trên thuỷ các sông La Phù [4]) Vô ngôn độc đối đình tiền trúc. (Đứng lặng trước sân nhìn khóm trúc.) (Kí hữu - Gửi bạn [4]) Trù trướng thâm tiêu cô đối cảnh. (Thổn thức canh khuya mình đối bóng.) (Tống nhân - Tiễn bạn [4]) Cô đăng tương đối đáo thiên minh. (Bên đèn ngồi mãi tới trời rạng đông.) (Mạc phủ tức sự - Thơ tức sự ở trạm nghỉ chân [4]) Con người "nhất", "độc" , "cô" ấy khi thì mình đối diện với chính bóng của mình (cô đối cảnh), khi thì đối diện với ngọn đèn đơn chiếc (cô đăng), thường im lặng (vô ngôn, độc vô ngữ), trong lòng chất chứa nỗi sầu riêng (u tứ vị tằng khai). Con người cô đơn Nguyễn Du - Thanh Hiên - Tố Như luôn cảm thấy bơ vơ trước cuộc đời. Cô đơn, bơ vơ vì không tri âm, tri kỉ. Nỗi niềm ấy có khi bộc lộ trực tiếp: "Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ" (Tấc lòng ta biết cùng ai ngỏ) (Mi trung mạn hứng - Cảm hứng trong tù), "Ỷ biến lan can vô dữ ngữ" (Tựa hiên biết ngỏ cùng ai) (Giản Công bộ Thiêm sự Trần - Gửi ông Trần, Thiêm sự bộ Công - bài II). Nỗi niềm cô đơn, bơ vơ, không tri âm, tri kỉ có khi thể hiện gián tiếp mà thấm thía, sâu sắc: 7 Lã Nhâm Thìn Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như. (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng.) (Độc Tiểu Thanh kí - Đọc tập Tiểu Thanh kí [4]) Nhà thơ không hỏi quá khứ, không hỏi hiện tại mà hỏi tương lai, không hỏi trời mà hỏi người đời. Hỏi ba trăm năm sau trong thiên hạ có ai khóc Tố Như. Hỏi trong bế tắc: "bất tri" - không biết được. Nguyễn Du hỏi mai hậu mà lại cho ta lời giải về hiện tại: đương thời Tố Như rất bơ vơ, không tri âm, tri kỉ trước cuộc đời. Đến với Thơ mới ta cũng bắt gặp cái Tôi cô đơn, bơ vơ như con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, cũng "một", "riêng", chia lìa, đơn chiếc: Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt cầm - Xuân Diệu), hay: Linh hồn tôi góa bụa Đơn chiếc giữa đau thương! (......) Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. (Ê chề - Huy Cận ) Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa. (Những sợi tơ lòng - Chế Lan Viên) Cái Tôi Xuân Diệu có cao ngạo đến cực đoan với Hi Mã Lạp Sơn thì cũng là cái Tôi cô đơn, không tìm được tri âm, tri kỉ: "Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất - Không có chi bè bạn nổi cùng ta". Sự cô đơn, giá lạnh "Chớ để riêng em phải gặp lòng em" của người kĩ nữ cũng là sự lạnh giá, cô đơn của chính Xuân Diệu, bởi lòng kĩ nữ cũng là lòng thi sĩ. Nếu cái Tôi là định tính của Thơ mới thì sự cô đơn, bơ vơ là định tính của cái Tôi Thơ mới. Cô độc hằn dấu vết từ trong bào thai, lạc loài ngay từ lúc lọt lòng: Nhưng cô độc đã thầm ghi trên trán Lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh. Lòng tôi đây, trọn một đời thương nhớ Hồn tôi đây, thiên hạ bỏ đìu hiu. (Trình bày - Huy Cận) Đến khi lớn lên, yêu đương, cái Tôi càng đơn chiếc, bơ vơ: Hai người sao chẳng hết bơ vơ (Xuân Diệu). Con người cá nhân - cái Tôi cô đơn, bơ vơ ở Nguyễn Du và Thơ mới có nguyên nhân sâu xa từ hoàn cảnh xã hội. Nguyễn Du là cựu thần của nhà Lê sống trong buổi giao thời giữa Lê mạt, Nguyễn sơ. Một cựu triều vàng son tàn lụi, một tân triều mở ra chưa thu phục, quy tụ được lòng người. Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn, có phần bất đắc dĩ, trong cảnh "Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu". Từ "những điều trông thấy", nhà thơ "Đau đời có cứu nổi đời đâu" (Huy Cận) đành "Một mình mình biết, một mình mình hay" trong nỗi cô đơn. Trong cô đơn, Tố Như đi tìm tri âm, tri kỉ với người "cùng hội cùng thuyền" Tiểu Thanh (Độc Tiểu Thanh kí), người gảy đàn đất Thăng Long (Long thành 8 Từ con người cá nhân trong thơ Nguyễn Du đến cái Tôi trong phong trào Thơ mới cầm giả ca). Các nhà Thơ mới, mang "nỗi sầu vạn kỉ" nhưng có nguyên nhân từ thực tại: trong hoàn cảnh mất nước nên sống giữa quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương. Càng cô đơn, càng bơ vơ, cái Tôi ở các nhà Thơ mới càng khát khao giao cảm với con người, với cuộc đời: "Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ - Một giây cũng cam, một phút cũng đành - Khổ tôi hát, loài người xin chớ phụ!" (Xuân Diệu). 2.2. Sự tương đồng thứ hai: Con người cá nhân - cái Tôi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đời thường, trần thế ở con người cá nhân Nguyễn Du hay ở cái Tôi của Thơ mới cùng có căn nguyên cội rễ là ý thức về sự hữu hạn của đời người trước sự trôi chảy của thời gian. Sống trong quan niệm thời gian chu kì, tuần hoàn, trôi nhưng không mất, đi rồi trở lại của con người thời trung đại, Nguyễn Du vẫn có lúc cảm nhận thời gian trôi nhanh theo chiều tuyến tính - một đặc trưng tư duy thời gian của con người thời hiện đại: "Tứ thời phao trịch thái thông thông" (Bốn mùa tấc bóng vội vàng không) (Ngẫu hứng - bài II). Bước đi của thời gian làm tàn phai hương sắc: "Thuấn tức bách niên năng kỉ thì (...) Quái để giai nhân nhan sắc suy" (Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt (...) Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn) (Long thành cầm giả ca - Bài ca người gảy đàn ở Long thành). Chính vì ý thức được sự hữu hạn của đời người trước sự trôi chảy của thời gian mà con người cá nhân Nguyễn Du luôn mang khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, không phải siêu hình mà đời thường trần thế. Trong văn chương trung đại Việt Nam, mẫu hình thánh nhân, quân tử đã thuộc về thế kỉ XV trở về trước, còn từ nửa cuối thế kỉ XVIII trở đi là dấu ấn sâu đậm của con người đời thường, trần thế, trong đó có Nguyễn Du. Khát vọng thanh xuân ở Tố Như nhiều khi lại bộc lộ qua những vần thơ cảm xúc về tuổi già. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, không dưới 12 lần xuất hiện hình ảnh đầu bạc với cụm từ bạch đầu hoặc đầu bạch, không dưới 9 lần xuất hiện hình ảnh tóc bạc với cụm từ bạch phát, không dưới 6 lần nói về tuổi già với từ lão. Điều đáng lưu ý là khi nói về đầu bạc, tóc bạc, tuổi già, Nguyễn Du có cùng cảm xúc như Nguyễn Trãi khi xưa: "Thấy tuổi càng thêm tiếc thiếu niên". Từ tuổi già, tóc bạc, Nguyễn Du nhớ tiếc tuổi thanh xuân: Tráng niên ngã diệc vi tài giả Bạch phát thu phong không tự ta. (Tài hoa nghĩ thuở thanh xuân Bây giờ tóc bạc phơi trần gió thu.) (Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu cố trạch - Nhà cũ của Liễu Tử Hậu ở Vĩnh Châu [4]) Ức Trai khi xưa muốn tận hưởng mùa xuân - tuổi xuân nên "Cầm đuốc chơi đêm kẻo tiếc xuân", còn Tố Như thì "Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật - Phao trịch xuân quang thù khả liên" (Một năm có chín mươi ngày xuân - Phung phí cảnh xuân tươi thật đáng tiếc) (Mộ xuân cảm hứng - Cuối xuân cảm hứng). Khát vọng hạnh phúc tuổi thanh xuân không chỉ thể hiện gián tiếp qua những vần thơ cảm khái trước tuổi già mà còn bộc lộ trực tiếp qua những vần thơ Nguyễn Du khuyên mình và giục người hãy hưởng ngay hạnh phúc nơi trần thế, bởi đời người hữu hạn, ngắn 9 Lã Nhâm Thìn ngủi, hội vui chỉ có thời: Phiên âm Dịch thơ Nhân sinh vô bách tải (Người không sống trăm tuổi Hành lạc đương cập kì Gặp thì nên vui chơi Vô vi thủ bần tiện Chớ giữ nếp bần tiện Cùng niên bất khái mi Lo lắng suốt đời người) (Hành lạc từ - I) (Bài từ hành lạc - bài I) Hảo hoa vô bách nhật (Hoa đẹp không trăm ngày Nhân thọ vô bách tuế Người không sống trăm tuổi Thế sự đa suy di Việc đời thay đổi luôn Phù sinh hành lạc sự Kiếp người vui có hội) (Hành lạc từ - II) (Bài từ hành lạc - bài II) Đọc chùm thơ hai bài Hành lạc từ, ta thấy có màu sắc Lão - Trang. Tuy nhiên Lão - Trang chỉ ảnh hưởng tới Tố Như ở cái nhìn cuộc đời như giấc mộng kê vàng, còn khát vọng tận hưởng niềm hạnh phúc của tác giả Hành lạc từ lại làm ta liên tưởng tới bài Vội vàng của Xuân Diệu. Ở bài thơ này, "nhà Thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới" cũng cảm nhận sự trôi chảy, một đi không trở lại của thời gian, cũng cảm nhận thời gian gắn liền vời thì sắc, với tuổi xuân của đời người: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, (......) Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại ! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời. Thi sĩ cũng giục giã mọi người và giục giã chính mình hãy chạy đua với thời gian để tận hưởng niềm hạnh phúc: Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả ch