Từ cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh”, nghĩ về văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay

Tóm tắt Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” của Giáo sư Jan Gehl không phải là một công trình nghiên cứu hàn lâm, mà là một công trình nghiên cứu thực tiễn, hướng vào vấn đề quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị hiện đại. Do những quan niệm lầm lạc, do sức ép về kinh tế và dân số, khoảng 50 năm trở về trước, hầu hết các đô thị ở các quốc gia trên thế giới được xây dựng hoặc không có triết lý, hoặc đi theo triết lý phục vụ phương tiện xe cơ giới, phục vụ chính các công trình, chứ không phục vụ con người. Từ đó dẫn đến rất nhiều đô thị phát triển lộn xộn, tùy tiện, ngày càng gia tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mất an ninh, chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị thấp Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” đưa ra triết lý đô thị vì con người, cho con người; theo đó toàn bộ quy hoạch, thiết kế, phát triển đô thị đều tuân thủ một cách tinh tế và cẩn trọng triết lý nhân văn này. Bài viết đúc rút một số luận điểm cơ bản của cuốn sách và từ đó liên hệ với tình trạng đô thị cũng như hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh”, nghĩ về văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 28 - Tháng 6 - 2019 107 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ TỪ CUỐN SÁCH “ĐÔ THỊ VỊ NHÂN SINH”, NGHĨ VỀ VĂN HÓA ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY VĂN GIÁ Tóm tắt Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” của Giáo sư Jan Gehl không phải là một công trình nghiên cứu hàn lâm, mà là một công trình nghiên cứu thực tiễn, hướng vào vấn đề quy hoạch kiến trúc và phát triển đô thị hiện đại. Do những quan niệm lầm lạc, do sức ép về kinh tế và dân số, khoảng 50 năm trở về trước, hầu hết các đô thị ở các quốc gia trên thế giới được xây dựng hoặc không có triết lý, hoặc đi theo triết lý phục vụ phương tiện xe cơ giới, phục vụ chính các công trình, chứ không phục vụ con người. Từ đó dẫn đến rất nhiều đô thị phát triển lộn xộn, tùy tiện, ngày càng gia tăng nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, mất an ninh, chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị thấp Cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” đưa ra triết lý đô thị vì con người, cho con người; theo đó toàn bộ quy hoạch, thiết kế, phát triển đô thị đều tuân thủ một cách tinh tế và cẩn trọng triết lý nhân văn này. Bài viết đúc rút một số luận điểm cơ bản của cuốn sách và từ đó liên hệ với tình trạng đô thị cũng như hướng phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Đô thị vị nhân sinh, phát triển đô thị, văn hóa đô thị, Giáo sư Jan Gehl Abstract The book “Cities for people” by Professor Jan Gehl is not an academic research project, but a practical research project, aimed at the issue of architecture planning and modern urban development. Due to misconceptions and pressures of economic and population, about 50 years ago, most cities in every country were built with no philosophy, or follow the philosophy of serving motor vehicles, serving the functions of the constructions themselves, not serving people. Therefore, many urban areas have developed disorderly, arbitrarily, increasing traffic jam, environmental pollution, insecurity, low quality of life of urban residents... The book “Cities for people“ offers the philosophy of urban for people; Accordingly, all urban planning, design, and development subtly and carefully comply with this humanistic philosophy. The article draws some basic points of the book and relates it to the urban situation as well as the direction of urban development in Vietnam today. Keywords: Cities for people, urban development, urban culture, Professor Jan Gehl 1. Một cuốn sách có giá trị khai sáng Là một người không sinh ra từ đô thị nhưng sống trong đô thị, quan sát thấy đô thị ở nước ta hiện nay ngày càng phồn hoa nhưng chất lượng cuộc sống lại ngày một kém đi, tôi tự đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng có nhiều câu không dễ trả lời. Gần đây, may mắn được đọc quyển sách “Đô thị vị nhân sinh” của vị Giáo sư đáng kính Jan Gehl, tôi đã tìm ra được nhiều câu trả lời thỏa đáng và cũng gợi ra cho tôi nhiều suy nghĩ về đô thị Việt Nam hiện nay, đặc biệt vấn đề làm thế nào để con người có được một cuộc sống hạnh phúc nơi đô thị. Jan Gehl là một kiến trúc sư và cựu giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch, chuyên gia hàng đầu về quy hoạch kiến trúc đô thị; đối tác sáng lập của Gehl Architects - Công ty Tư vấn chất lượng đô thị. Ông là tác giả của các dự án nâng cấp đô thị của 11 thành phố lớn thuộc các quốc gia Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Mỹ, Úc và nhiều công trình quy hoạch đô thị và kiến trúc khác. Ông cũng là tác giả của các cuốn sách “Life between Buildings”, “New City Spaces”, “Public Spaces - Public Life” và “New City Life”. Được xuất bản lần đầu tiên năm 2010, cho đến nay cuốn sách “Đô thị vị nhân sinh” (tên gốc tiếng Anh là “Cities for People”) Số 28 - Tháng 6 - 2019108 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đã được dịch sang 36 thứ ngôn ngữ khác nhau; bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản mới đây (tháng 3 năm 2019) là bản chuyển ngữ thứ 37. Thoạt nghe, nhiều người nghĩ đây là cuốn sách chỉ dành riêng cho ngành kiến trúc và xây dựng. Nhưng không chỉ có vậy, cuốn sách dành cho bất cứ ai quan tâm đến các vấn đề quy hoạch, phát triển kiến trúc đô thị; cuộc sống xã hội, văn hóa đô thị. Không chỉ những chuyên gia về kiến trúc và xây dựng cần đọc cuốn sách này, mà các nhà quản lý đô thị, các nhà nghiên cứu văn hóa đô thị cũng không thể không đọc. Với những giá trị mang tính khai sáng, cuốn sách này cần được phổ biến trong giới đại học, tức các nhà giảng dạy, nghiên cứu và sinh viên. Xin nói ngay, do không phải là người có chuyên môn về các ngành xây dựng và kiến trúc, nên tôi đọc công trình này dưới góc nhìn của một người nghiên văn hóa và con người nói chung. Như chúng ta biết, triết lý chính là một quan niệm xương sống có ý nghĩa chỉ đạo, tập hợp và thống nhất toàn bộ diễn giải và thực hành của con người về một hoạt động nào đó. Nếu không có triết lý, mọi suy nghĩ và thực hành sẽ trở nên hỗn độn, phân tán, manh mún, tùy tiện. Khi một chương trình, một dự án có triết lý, tức là có tư tưởng, sẽ có giá trị soi sáng, nhất quán, mạch lạc và độc đáo. Tác giả Jan Gehl là người có một triết lý về quy hoạch đô thị, thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt, chỉ đạo mọi suy tưởng, diễn giải và đề xuất của ông, đúng như tên gọi của cuốn sách: “Đô thị vị nhân sinh”. “Đô thị vị nhân sinh” - có phải đây là một cách nói hoa mỹ? Người ta có thể lập luận: đô thị nào chẳng là đô thị vì con người, cho con người; không vì/cho con người thì vì/cho cái gì? Thực ra không đơn giản như vậy. Khi bước vào chủ nghĩa hiện đại trong quy hoạch đô thị và kiến trúc từ những năm 50 thế kỷ XX, hầu hết các đô thị trên thế giới quy hoạch và phát triển vì và chỉ vì giao thông cơ giới, sau đó là vì các tòa cao ốc và siêu đô thị. Kết quả là, càng quy hoạch ưu tiên cho giao thông cơ giới thì phương tiện giao thông cơ giới ngày càng tăng, nạn tắc nghẽn giao thông ngày càng tệ hại, kéo theo vô vàn hệ lụy về an ninh, sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội; cũng thế, càng vì các công trình, càng dẫn đến một đô thị xa cách, thiếu thân thiện với con người, thậm chí không có một cuộc sống đô thị theo đúng nghĩa. Tất cả đều phụ thuộc vào quan niệm, triết lý của các nhà quy hoạch. Cho nên, ở cuốn sách này, ngay từ chương đầu tiên, tác giả đã bàn đến vấn đề con người trong đô thị, con người chính là linh hồn đô thị, làm nên cuộc sống đô thị. Mọi quy hoạch và thiết kế không vì cuộc sống hằng ngày của con người đô thị chắc chắn sẽ thất bại. “Đô thị vị nhân sinh” chính là một triết lý của đô thị, có ý nghĩa toàn cầu, có khả năng khai sáng và truyền cảm hứng cho tất cả những ai sống ở đô thị, quan tâm tới quy hoạch và kiến trúc đô thị. 2. Một cuốn sách nói cho ta biết thế giới đang quan tâm tới đô thị như thế nào Thế nào là một đô thị vị nhân sinh? Dựa trên các quan sát trực quan, thống kê, phân tích và đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu cuộc sống của các cư dân đô thị điển hình trên toàn thế giới, tác giả cuốn sách đã đưa ra một mô hình đô thị vị nhân sinh với 4 điểm cốt lõi: Sống động, An toàn, Bền vững, Lành mạnh. 2.1. “Thành phố sống động” là một đô thị thực sự có “cuộc sống đô thị”, nơi con người được đi bộ, đi xe đạp, được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động đường phố một cách chủ động, hứng thú và an toàn. Một đô thị thưa vắng người đi bộ, đạp xe, ít tham dự vào cuộc sống đô thị một cách hiện sinh; một đô thị khiến cư dân đóng cửa ở nhà hơn là muốn ra đường; một đô thị với không gian quá lớn, kiến trúc quá đồ sộ, khoảng cách di chuyển quá xa, hai bên đường khép kín và tẻ nhạt, ít hoặc không có cây xanh đồng nghĩa với việc quy hoạch ưu tiên cho xe hơi sẽ là đô thị “chết”, tẻ nhạt, không vì con người, con người bị đẩy lùi vào hàng thứ yếu. Dĩ nhiên, một đô thị mật độ dân số cao, trong khi đó quy hoạch kém, cũng lại là đô thị không chất lượng. Vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng không gian đô thị. Một quy hoạch không gian từ đường phố, vỉa hè, quảng trường, nhà ở, công viên, bảo Số 28 - Tháng 6 - 2019 109 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ tàng, nếu thực hiện tốt, cư dân sẽ có hứng thú tham gia vào cuộc sống đô thị và chính họ làm nên một đô thị sống động, một đô thị thực sự có đời sống hiện hữu. 2.2. “Thành phố an toàn” được hiểu trước hết là an toàn về giao thông. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, sự phát triển và xâm lấn của xe máy, xe hơi đã tấn công vào đô thị, ngày càng trở thành nỗi sợ hãi của con người. Tham khảo từ cuộc sống của các thành phố truyền thống như Venice (nơi duy trì một chính sách đã có từ lâu: tất cả các cư dân và du khách đều đi bộ, một chính sách nhất quán và bền vững ưu tiên hàng đầu cho chất lượng thành phố), tinh thần nhất quán của tác giả công trình nghiên cứu này là khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho cư dân đi bộ và xe đạp, bất kể đó là ai. Khi chính sách này được thực hiện, các nghiên cứu và ứng dụng sẽ đầu tư tốt nhất cho không gian vỉa hè dành cho người đi bộ, làn đường dành riêng cho người đi xe đạp, giải quyết xung đột giữa các loại phương tiện Dĩ nhiên không thể tất cả các cư dân đô thị đều đi bộ và đi xe đạp, mà quan trọng nhất là duy trì tốt một tình trạng giao thông hỗn hợp, ưu tiên tốt nhất cho những người đi bộ và xe đạp, chứ không phải cho xe cơ giới như lâu nay (từ phân làn, biển hiệu, chỉ dẫn, trạm đỗ, đến ý thức của mỗi người). Thành phố Copenhagen hiện nay đứng hàng đầu thế giới và trở thành mẫu mực về một thành phố xe đạp, với con số đáng kinh ngạc: từ năm 2008, đã có đến 37% người làm tại công sở đi xe đạp [1, tr.107]. Thành phố an toàn còn được hiểu về mặt an ninh. Mỗi một người trong bất kỳ thời gian nào khi xuống đường, đi bộ, đi xe đạp trên không gian đô thị sẽ cảm thấy thanh bình, được bảo vệ, tin cậy, không rơi vào cảm giác hoang mang, lo sợ. Điều này không chỉ liên quan đến an ninh xã hội, mà còn liên quan đến quy hoạch đô thị: bố trí ánh sáng hợp lý, cấu trúc địa phận và đường phố mạch lạc, thân thiện; ngược lại là tình trạng tăm tối, rối loạn, hoang vắng, cỏ dại, các ngõ ngách u ám 2.3. “Thành phố bền vững” hướng đến việc đi bộ và đi xe đạp như một hứng thú, tự nguyện, nó ngược lại với những người chỉ thích ngồi sau vô-lăng xe hơi và máy tính. Mục đích của đi bộ và xe đạp là hướng tới hình thức vận chuyển giá rẻ, yên tĩnh, không gây ô nhiễm; chống nguy cơ cạn kiệt năng lượng, tránh phá hủy môi trường, tài nguyên, sức khỏe; chống ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm dạng hạt và lượng khí thải carbon Theo lập luận của tác giả, hình thức đi bộ và xe đạp là bước quan trọng tiến tới mô hình đô thị bền vững [1, tr.105]. Tác giả đưa ra con số: Hai làn đường xe đạp rộng 2m đủ cho 10.000 người đi xe đạp/giờ; trong khi đó một đường 2 làn di chuyển hai chiều chỉ phục vụ 1.000 - 2.000 ô tô/giờ; và một chỗ đỗ xe hơi có thể để 10 chiếc xe đạp. Một đô thị bền vững là nơi có không gian đô thị hợp lý, ưu tiên cho đi bộ, xe đạp và giao thông công cộng, các nhóm xã hội được tham gia và hưởng lợi bình đẳng về các cơ sở hạ tầng. 2.4. “Thành phố lành mạnh” là thành phố có chính sách sức khỏe tốt: chống tình trạng béo phì, tạo điều kiện khuyến khích cư dân rèn luyện thể chất hằng ngày, tăng cường đi bộ và xe đạp, tránh tập trung quá nhiều thời gian vào tay lái xe hơi và máy tính, hứng thú tham gia quan sát, cảm nhận, giao tiếp và hưởng thụ cuộc sống đô thị sống động Giáo sư Jan viết: “‘Một quả táo mỗi ngày để không phải gặp bác sĩ’ là một khẩu hiệu sức khỏe đã được tuyên truyền bấy lâu nay. Còn lời khuyên của ngày hôm nay cho cuộc sống lành mạnh là hãy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày” [1, tr.115]. Vậy để đạt được mô hình đô thị như trên, giới quy hoạch và phát triển đô thị phải quan tâm tới những vấn đề gì? Các chương tiếp theo của cuốn sách đã chỉ ra hai nguyên tắc tối quan trọng: Thứ nhất, tổ chức một “Đô thị ngang tầm mắt” (chất lượng cho các quy mô nhỏ trong không gian đô thị vừa tầm quan sát nhìn ngắm của con người, đô thị thích hợp để đi bộ, thích hợp để du khách lưu lại, thích hợp để gặp gỡ, để thể hiện bản thân, vui chơi và tập luyện; địa điểm tốt, tỷ lệ đẹp; thời tiết đẹp; để trải nghiệm thú vị, để thích hợp đi xe đạp); thứ hai, quy hoạch đô thị tuân thủ trật tự ưu tiên: cuộc sống con người, không gian và sau cùng mới là các công trình cụ thể. Số 28 - Tháng 6 - 2019110 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Rốt cục, yếu tố con người là hạt nhân trung tâm, làm hệ quy chiếu cho toàn bộ quy hoạch và xây dựng đô thị trong hôm nay và ngày mai. Đô thị vì con người, đó là triết lý đô thị, là tinh thần lan tỏa từ công trình nghiên cứu xuất sắc của Jan Gehl. 3. Liên hệ đô thị Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng văn hóa đô thị 3.1. Một quan sát có tính trực quan Nước ta nằm trong nhóm các nước đang phát triển, chịu sức ép của rất nhiều vấn đề: trình độ và năng lực quản trị xã hội thấp, nạn tham nhũng và nhóm lợi ích lũng đoạn, gia tăng dân số, kinh tế chậm phát triển, nạn tàn phá thiên nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, nền giáo dục hỗn loạn; ý thức về pháp luật, văn minh văn hóa của người dân còn nhiều hạn chế Cho nên việc quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị trở nên hết sức nan giải. Tuy nhiên, đây là việc cấp thiết, không thể không làm, cần tiến hành cùng lúc với quy hoạch ở mọi lĩnh vực khác. Chúng ta đang thấy các di sản kiến trúc truyền thống gồm kiến trúc cổ (gốc bản địa) và kiến trúc cũ (của nước ngoài, chủ yếu thời Pháp thuộc) đang bị hư hoại hoặc bị con người phá hủy vì nhiều lý do khác nhau. Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng quy hoạch, xây dựng và kiến trúc vô tội vạ, chồng lấn, nham nhở, theo hướng phá nát không gian - không gian trung tâm và không gian phụ cận. Các khu đô thị mới có thể quy mô rất lớn, hoành tráng, nhưng thiếu thân thiện với con người, các công trình rời rạc, khép kín, không có giao tiếp; không có khách bộ hành, người đạp xe; không có những điểm gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt, chia sẻ đường phố Yếu tố cuộc sống con người của đô thị không được coi trọng. Họ chỉ coi trọng các công trình/cụm công trình riêng lẻ, biệt lập, xa cách với con người. Phần lớn các đô thị của chúng ta đang rơi vào tình trạng bế tắc về giao thông, càng loay hoay giải quyết lại càng ùn tắc và mức độ tai nạn chưa hề suy giảm. Con người đô thị phần lớn lấy xe máy làm phương tiện chính, người trung lưu trở lên thì đi ô tô, chỉ có người nghèo đi xe đạp, người dân càng ngày càng lười đi bộ; nếu muốn đi xe đạp hoặc đi bộ cũng không được tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, luôn cảm thấy tai nạn rình rập, thậm chí có tâm lý sĩ diện hão cho rằng đi xe đạp là nghèo hèn, đi ô tô mới là sang chảnh Sống trong đô thị, người dân phải hứng chịu nhiều thứ: Tắc đường; ô nhiễm (bụi, tiếng ồn, nguồn nước, nguồn thực phẩm); cảm giác an toàn, an ninh bị đánh mất; nạn xả rác bừa bãi, xây dựng vô tội vạ, nhiều di tích cảnh quan bị tàn phá với ngàn lẻ một lý do. Trên thực tế là chúng ta chưa xây dựng được một văn hóa đô thị, trong đó có “văn hóa xe đạp”, “văn hóa đi bộ”, những khái niệm trở đi trở lại nhiều lần như một lời kêu gọi khẩn thiết trong công trình nghiên cứu của Jan. 3.2. Sự nhập cuộc mạnh mẽ Để xây dựng một văn hóa đô thị hiện đại, cần phải có một nhận thức chung và một chương trình hành động căn cơ, cụ thể, kiên nhẫn và tỉ mỉ của tất cả các thành phần xã hội. Nhưng trong tình hình cần kíp hiện nay, theo chúng tôi cần tập trung trước hết vào 4 đối tượng: Các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, giới truyền thông và nhà trường. Nhà quản lý là khâu khó nhất, nhưng nếu làm được sẽ có hiệu quả nhất. Họ sẽ có một nhận thức tốt về một quy hoạch đô thị vị nhân sinh, để từ đó quy định thiết chế, tham gia tư vấn/hoạch định chính sách, thực hành quản lý, thúc đẩy phát triển. Chỉ khi các nhà quản lý nhập cuộc mạnh mẽ mới có thể hướng toàn bộ xã hội vào câu chuyện này được. Nó ngược lại với thói quan liêu, cửa quyền, nhận thức chậm, bảo thủ; ngược với tham những và nhóm lợi ích. Kinh nghiệm quốc tế cho hay, một thành phố “sống động, an toàn, bền vững và lành mạnh” phụ thuộc phần lớn vào ông thị trưởng, vào ý chí, tầm hiểu biết, tình yêu đối với thành phố đó và tinh thần nhân văn của ông ta. Nhà chuyên môn đương nhiên phải là người có chuyên môn giỏi, có nghiên cứu sâu về cuộc sống thực tiễn, văn hóa bản địa và khu vực và ý thức nhân văn trong quy hoạch Số 28 - Tháng 6 - 2019 111 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ một cách trong sáng, vì con người. Có những quy hoạch do không có nghiên cứu sâu hoặc hiểu sai về cuộc sống đô thị, dẫn đến một thực tiễn đô thị mà ở đó con người bị nuốt chửng, bị xóa đi trong không gian; hoặc ở cực khác, con người luôn sống trong cảm giác bị đầy đọa. Một kiến trúc sư đòi hỏi phải tính toán hết sức bài bản, thậm chí tỉ mỉ không gian và công trình ở cấp độ vĩ mô và cả vi mô sao cho tất cả vì cuộc sống của con người, kể cả những trẻ em, người già, người khuyết tật. Một quy hoạch đúng và nhân văn sẽ làm cuộc sống nở hoa trong không gian vật lý đô thị và trong cả tâm hồn dân chúng. Vai trò của giới truyền thông ngày càng trở nên quan trọng, hiểu theo nghĩa họ tham dự và tác động vào xã hội như một thế lực hùng mạnh. Nếu truyền thông tích cực, nó góp phần kiến tạo xã hội. Ngược lại, nó tham gia hủy hoại xã hội, hủy hoại văn hóa và nhân tính. Trong công cuộc kiến tạo văn hóa đô thị, truyền thông phải là lực lượng chung tay thiết lập nhận thức chung, đánh thức khát vọng tập thể, ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Đội ngũ các nhà báo chính là lực lượng quan trọng nhất của hoạt động truyền thông. Họ lên tiếng phê phán những cái hạn chế, tiêu cực; vun đắp và lan tỏa những yếu tố tích cực, truyền cảm hứng cho tinh thần đẹp đẽ của đô thị vị nhân sinh, của văn hóa đô thị mới. Cuối cùng là vai trò của nhà trường. Hiện nay vấn đề sinh thái nhân văn đang được nhà trường dần chú ý thông qua các nghiên cứu, thực hành, giảng dạy. Tuy nhiên, vấn đề văn hóa đô thị hầu như chưa được quan tâm tới. Phải bắt đầu từ con trẻ, từ học sinh các cấp tới đại học, sao cho tất cả ý thức được về văn hóa đô thị. Với học sinh, không nên sa vào lý thuyết chung chung, mà nên bắt đầu từ giáo dục hành vi. Làm sao cho chúng hiểu cho được tính thiết thực của việc bỏ rác vào thùng, không xả rác bừa bãi; không ngắt hoa, chặt cây vô tội vạ; biết thích thú đi bộ hay đi xe đạp mỗi khi đến trường hoặc di chuyển trong phố, đã là rất có ý nghĩa. Một công cuộc kiến tạo văn hóa đô thị phải được đánh thức đồng loạt và được thổi vào đó một nguồn cảm hứng mạnh mẽ mới có thể hy vọng hình thành sớm trong nay mai. Như chính kiến trúc sư, nhà quy hoạch và tư vấn quy hoạch đô thị nổi tiếng, tác giả của công trình nghiên cứu này đã nói: “Ta định hình thành phố - thành phố định dạng ta”. Để hình thành một đô thị vị nhân sinh đẹp đẽ và đáng sống, phải cần sự nỗ lực từ chính con người, để rồi sau đó trái quả đô thị ngọt lành lại sẽ trả ơn con người, đền bù xứng đáng cho con người. Thay lời kết Theo một nghĩa nào đó, có những cuốn sách hay có thể làm thay đổi thế giới, có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ cho con người. Công trình “Đô thị vị nhân sinh” chính là một cuốn sách như vậy. Tháng 4 năm 2019, tác giả cuốn sách, Giáo sư Jan Gehl đã có những cuộc tiếp xúc với giới chuyên môn và truyền thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chỉ ở mỗi nơi có một ngày, nhưng ông đã kịp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giới chuyên môn và một bộ phận công chúng Việt Nam. Hiện nay, nước ta nằm trong nhóm các nước đang phát triển, và các đô thị mới cũng đang phát triển theo. Nếu có nhận thức tốt và quyết tâm thực hành tốt triết lý “Đô thị vị nhân sinh”, chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được những sai lầm trong phát triển đô thị mà nhiều nước trên thế