Sarkadi Imre (1921-1961) thuộc thế hệ
nhà văn từng trải qua đại chiến thế giới lần
thứ hai bị khủng hoảng sâu sắc. Những
truyện ngắn, vở kịch của ông viết sau ngày
giải phóng là những mảng kí ức sống động
về nỗi kinh hoàng của con người trong
chiến tranh. Tập truyện ngắn Cuộc gặp
không thành (1956) đề cập đến những mâu
thuẫn bên trong của xã hội mới với sự nhạy
cảm của một nghệ sĩ trung thực, có ý thức
trách nhiệm cao trước cuộc sống. Từ giữa
những năm 50, Sarkadi Imre đặc biệt quan
tâm đến sự khủng hoảng của tầng lớp trí
thức. Những tác phẩm lớn như Trong cơn
bão, Thằng điên và quỷ sứ, Kẻ hèn nhát
và một số vở kịch khác của ông đều phản
ánh tinh thần này. Trong tiểu thuyết Thằng
điên và quỷ sứ, chủ nghĩa cá nhân đã được
đẩy đến đỉnh điểm, trở thành bi kịch. Qua
nhân vật bác sĩ Sebuếc Dôntan với thói ích
kỉ, hợm hĩnh, trơ trẽn và trịch thượng, nhà
văn nói lên một vấn đề có tính xã hội: mối
quan hệ giữa tự do và trách nhiệm. Những
khả năng (tốt và xấu) nơi con người và
những điều phi lý trong các tình huống
cuộc sống được nhà văn miêu tả đến cùng
trên cả hai hướng tự do và trách nhiệm.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự do và trách nhiệm trong tiểu thuyết Thằng điên và Quỷ sứ của Sarkadi Imre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016
12
Tự do và trách nhiệm trong tiểu thuyết
Thằng điên và Quỷ sứ của Sarkadi Imre
Freedom and responsibility in the novel The Madman and the Devil by Sarkadi Imre
TS. Mai Thị Liên Giang
Trường Đại học Quảng Bình
Ph.D. Mai Thi Lien Giang
The University of Quang Binh
Tóm tắt
Bài viết khẳng định: Trong tiểu thuyết “Thằng điên và quỷ sứ”, Sarkadi Imre đặc biệt quan tâm đến sự
khủng hoảng của tầng lớp trí thức. Qua nhân vật bác sĩ Sebuếc Dôntan, nhà văn phản ánh rõ một vấn đề
có ý nghĩa xã hội: mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm.
Từ khóa: tự do, trách nhiệm, Thằng điên và quỷ sứ, xã hội
Abstract
In the novel “The madman and the devil”, Sarkadi Imre made a special care to the crisis of the
intellectual elite. Through the character doctor Sebuec Dontan, the writer reflected a social problem: the
relationship between freedom and responsibility.
Keywords: freedom, responsibility, The Madman and the Devil, social
Sarkadi Imre (1921-1961) thuộc thế hệ
nhà văn từng trải qua đại chiến thế giới lần
thứ hai bị khủng hoảng sâu sắc. Những
truyện ngắn, vở kịch của ông viết sau ngày
giải phóng là những mảng kí ức sống động
về nỗi kinh hoàng của con người trong
chiến tranh. Tập truyện ngắn Cuộc gặp
không thành (1956) đề cập đến những mâu
thuẫn bên trong của xã hội mới với sự nhạy
cảm của một nghệ sĩ trung thực, có ý thức
trách nhiệm cao trước cuộc sống. Từ giữa
những năm 50, Sarkadi Imre đặc biệt quan
tâm đến sự khủng hoảng của tầng lớp trí
thức. Những tác phẩm lớn như Trong cơn
bão, Thằng điên và quỷ sứ, Kẻ hèn nhát
và một số vở kịch khác của ông đều phản
ánh tinh thần này. Trong tiểu thuyết Thằng
điên và quỷ sứ, chủ nghĩa cá nhân đã được
đẩy đến đỉnh điểm, trở thành bi kịch. Qua
nhân vật bác sĩ Sebuếc Dôntan với thói ích
kỉ, hợm hĩnh, trơ trẽn và trịch thượng, nhà
văn nói lên một vấn đề có tính xã hội: mối
quan hệ giữa tự do và trách nhiệm. Những
khả năng (tốt và xấu) nơi con người và
những điều phi lý trong các tình huống
cuộc sống được nhà văn miêu tả đến cùng
trên cả hai hướng tự do và trách nhiệm.
1. Tự do
Tự do là điều cần thiết cho con người.
Vì tự do đích thực, con người đòi hỏi phải
13
hành động theo một chọn lựa có ý thức tự
do. Họ phải được tự hành động mà bị
không áp lực bên ngoài. Tự do liên quan
đến khả năng hành động hoặc không hành
động của con người. Vì tự do, con người
có thể chọn lựa cái thiện hoặc cái ác,
hướng tới sự hoàn thiện hoặc suy sụp trong
tội lỗi. Tự do là nguồn mạch sinh ra khen
thưởng hoặc quở phạt, có công hay đáng
tội. Khi chọn bất phục tùng tuyệt đối hoặc
chọn cái ác là lúc ta lạm dụng tự do. Lúc
đó con người có thể làm cho mình biến
thành nô lệ tội lỗi. Trái lại, khi con người
càng làm điều thiện, con người càng có cơ
hội tự do. Như vậy, con người chỉ tự do
đích thực khi phục vụ điều thiện và sự
công chính. Tự do cũng chỉ đạt tới hoàn
hảo khi con người tự nguyện với mọi hành
vi của mình và đạt tới hạnh phúc. Trong
tiểu thuyết “Thằng điên và quỷ sứ”, tự do
của bác sĩ Sebuếc Dôntan hướng đến tự do
đích thực. Theo lời kể của nhân vật thì
Sebuếc Dôntan đã tự cho mình một khoảng
tự do ngay từ thời thơ ấu. Ngay từ nhỏ,
Sebuếc Dôntan đã cảm thấy sự thông thái
của bố làm anh khó chịu. Dù gặp chuyện gì
anh cũng hỏi ý kiến bố nhưng khi bố
khuyên bảo, anh không bao giờ vâng lời,
chỉ vui vẻ lắng nghe. Đã có lúc anh bỏ cả
công việc ở Viện nghiên cứu khoa học vì
cảm thấy không thích hợp, vì chỉ bận tâm
với ý nghĩ kiếm thật nhiều tiền. Anh còn đi
hái nho lúc bố anh sắp chết. Làm nghề y
nhưng anh luôn có khao khát được sống
một mùa đông trên tuyết thật lãng mạn.
Trong những ngày đầu nhận công việc, anh
không hề nghĩ gì ngoài thiên nhiên. Anh có
những khoảng tự do lớn trong suy nghĩ:
“Tình dục cũng dễ dàng làm người ta bận
tâm: nó có thể chiếm hết cả ngày từ sang
đến tối, thậm chí thâu đêm nữa” [4, tr. 24]
nhưng những khoản ấy không hấp dẫn anh.
Với vai trò là bác sĩ cho một nhà nghỉ, anh
đã biết tận dụng thời gian rỗi để trượt
tuyết. Có những buổi sáng, anh trượt một
mạch đến Mátơrohado, mê mẩn với nắng
đến nỗi không kịp lên xe buýt để đi làm.
Anh tự do phán xét một phụ nữ khi mới
gặp. Mới nhìn diện mạo bên ngoài, anh
nhận định: “đó là loại người nóng nảy, tự
phô trương, trong nỗi chán chường và sự
say đắm bản thân, từng bước tự hủy hoại
mình chỉ để người khác thấy và cảm phục”
[4, tr. 31]. Con người đã hành xử tự do sai
lầm nên bị giam cầm trong nô lệ tội lỗi và
sự xấu xa. Nhưng con người cần tự giải
thoát để được tự do. Muốn vậy, mỗi người
phải biết tìm ý nghĩa của tự do. Trong tự
do, con người có thể đạt tới điều thiện và
chu toàn hơn. Như thế, cuộc đời vừa mang
đến cho con người khả năng vừa mang cả
phương tiện để ta có thể đạt tới điều thiện
cao nhất, đạt tới chí thiện. Cuộc đời không
cưỡng bức hay trấn áp ta, mà còn mời gọi
ta một cách dịu dàng êm ái. Ta vẫn luôn
mong muốn được hoàn toàn tự do, tự do
đích thực. Nếu con người biết tuân theo
quy luật để tiếp nhận khả năng cũng như
phương tiện cuộc đời ban cho thì sẽ được
phúc. Trái lại, nếu con người nhất quyết từ
chối hay phản đối quy luật thì tự do sẽ trở
thành vô ích. Có tự do đích thực, con người
càng vững vàng trong thử thách, trước mọi
áp lực cuộc sống.
2. Tự do và tội lỗi
Các nhà hiền triết Á Đông chúng ta
xưa đã trực giác rằng con người thuở ban
sơ vốn có tính "thiện" và vẫn ấp ủ mơ ước
đạt tới chí thiện. Do đó con người có bổn
phận tự nguyện điều chỉnh mình để đạt tới
"tự do”. Những hành động của bác sĩ trong
tác phẩm luôn gắn với tự do. Ít nhất là
trong tư tưởng, bác sĩ đã có tự do. Nhưng
một khi tự do vượt quá giới hạn, con người
dễ sa vào tội lỗi. Yêu và chiếm luôn cả
bệnh nhân, vợ của một người khách ở cơ
quan mình làm việc là một tội lỗi của bác
sĩ. Dù như thế, thông điệp của bác sĩ đưa ra
14
trong tiểu thuyết gắn với thông điệp tự do
tuyệt đối. Kế hoạch quyến rũ bệnh nhân
trong mười ngày của bác sĩ cho thấy anh
muốn nói rằng: Hãy sống như những người
tự do. Không phải như những người lấy tự
do làm màn che sự gian ác. Con người đã
được hưởng tự do, có điều là đừng lợi dụng
tự do để sống theo bản năng xác thịt, hãy
lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau. Đó là
cuộc chiến đấu thường ngày của mỗi
người. Cuộc chiến đấu không dễ dàng, vì
con người luôn bị cám dỗ, luôn phải đối
diện với cám dỗ thử thách. Do đó, con
người phải không ngừng chế ngự, thuần
hóa lý trí và ý chí phàm tục. Vì có ý chí tự
do nên mỗi người phải tự quyết định về
chính mình. Tuy nhiên tự do của con người
luôn có giới hạn và dễ lầm lẫn. Có lúc bác
sĩ đã phân vân rằng liệu mình đã lầm lẫn,
đã tự ý phạm tội, đã tự dối mình và trở
thành nô lệ tội lỗi. Việc con người sử dụng
sai tự do của mình lúc ban đầu thường sinh
ra muôn ngàn sai lầm khác. Tự do vượt quá
giới hạn có thể khiến lòng người phát xuất
những ý định xấu như lạm dụng quyền,
vượt quyền, bất chấp mọi phương châm
sống, thậm chí còn gây ra tà dâm, trộm
cắp... Điều này có thể gây nên bao nỗi bất
hạnh khó lường cho loài người. Do đó, khi
con người cho mình được làm chủ tự do,
họ sẽ thỏa mãn tư lợi trong việc hưởng thụ
cuộc sống. Họ có thể bỏ qua và vi phạm cả
những điều kiện để hành xử tự do chính
đáng trong phạm vi kinh tế, xã hội, chính
trị, văn hóa. Nếu hành động tự do cá nhân
tác động đến những chủ trương kinh tế, tôn
giáo độc quyền... thì con người dễ gây tổn
thương cho chính tự do của mình, trở thành
nô lệ chính mình.
Sarkadi Imre sáng tạo nhân vật Sebuếc
Dôntan để thể hiện quan niệm của nhà văn
về tự do và trách nhiệm của con người, đất
nước Hungari một thời kì. Nhưng trải qua
mỗi thời đại, mỗi thế hệ người đọc, quan
niệm và nhận thức ấy có sự thay đổi vô
cùng phong phú, phức tạp. Cũng như một
số tác phẩm văn học nghệ thuật hậu hiện
đại khác, nhân vật bác sĩ dù hằng ngày đều
tiếp xúc với bệnh nhân nhưng anh luôn
sống trong cô đơn, xa lạ với hiện thực phi
lý. Từ việc biết được giới hạn đó, bác sĩ đã
cố gắng tìm kiếm bản thể hài hòa nguyên
vẹn của mình và cho mình. Bác sĩ bị "chấn
thương" từ bên trong bởi sức ép của thực
tại rối ren, hỗn loạn, của mạng lưới thông
tin, tri thức dày đặc thời hậu công nghiệp,
một mối quan hệ nhập nhằng được thể hiện
đằng sau những kí hiệu, những trích đoạn
của "liên văn bản" trong tác phẩm. Tiếp
xúc với nhân vật, chúng ta trải nghiệm
những đổ vỡ, chấn thương tinh thần của
con người trước những điều phi lý của xã
hội. Trong Thằng điên và quỷ sứ, điều này
thể hiện rõ nhất qua hình ảnh bác sĩ Sebuếc
Dôntan. Nhân vật không còn tin vào những
cái tròn trịa, đầy đặn, dễ nắm bắt của cuộc
sống. Trong khoảng trống của sự tự do,
tiêu chí "vỡ" được bác sĩ xem là tiêu chí
của bản chất sự vật. Trong cơ quan làm
việc, với nhiệm vụ là bác sĩ của một khách
sạn, Sebuếc Dôntan chìm ngập trong cô
đơn, lạc lõng. Chính sự tự do, rỗi rãi của
tình trạng công chức một thời kì khiến con
người tìm cách để thoát li khỏi thực tại,
không chịu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thiếu
các mối quan hệ tạo ra những va chạm cần
thiết để bộc lộ và xác định mình. Do vậy,
tính cách Sebuếc Dôntan không được thể
hiện hoàn chỉnh, không có tổ chức như
nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống.
Sarkadi Imre để nhân vật không hiện diện
như những chân dung đầy đặn về tính cách,
ngoại hình. Bác sĩ xuất hiện với một số
trạng thái tâm lý như là mảnh vỡ của tính
cách. Do vậy đã có lúc bác sĩ chìm ngập
trong những giấc mơ, niềm hoang tưởng,
nỗi ám ảnh của tự do. Nhưng đó thường là
ám ảnh bởi dục vọng, ảo tưởng. Trong tiểu
15
thuyết Thằng điên và quỷ sứ, thoạt đầu ta
thấy bác sĩ đã có mối quan hệ mật thiết với
Êva, thậm chí là đã có làm tình với Êva
nhưng trong thực tế lại dồn hết tâm sức để
chinh phục Eri. Mối quan hệ rời rạc, mơ hồ
khiến cho chúng ta khó xác định bản chất
nhân vật. Và như vậy cuộc chiến tình cảm
của Sebuếc Dôntan cũng chỉ là trò chơi. Có
ba cô gái đã bị bác sĩ đưa vào trò chơi.
Sebuếc Dôntan muốn cả ba biết nhau
nhưng họ không cần nỗ lực để dành lấy
được tình cảm đó. Bác sĩ luôn tính toán
trước bản năng tự nhiên vốn có của các cô
gái vây quanh. Anh tự đặt ra cho mình một
mục tiêu cụ thể trên con đường chinh phục.
Trong khi đó, các cô gái không hề quan
tâm tới chuyện đó. Họ không giành giật
nhau. Họ tự do thực hiện trách nhiệm của
mình. Họ cũng tự do thể hiện tình cảm với
người mình yêu. Việc Sebuếc Dôntan chọn
ai, làm những gì với ai không phải là mối
bận tâm của họ. Bác sĩ đã tạo ra giữa anh
và các cô gái một khoảng cách tự do vừa
đủ để không gây ra những cuộc chiến tình
cảm thông thường. Khi Sebuếc Dôntan đến
nhận làm việc tại nhà nghỉ mát ở Golyo
cũng là thời điểm bắt đầu của những thay
đổi trong cuộc đời của anh. Bác sĩ vẫn
chữa bệnh cho bệnh nhân Eri nhưng rất coi
thường người bệnh của mình. Ngay trong
buổi đầu gặp mặt, bác sĩ đã xem bệnh nhân
như một người ngốc nghếch. Do vậy, anh
đã định không đưa cho bệnh nhân bất cứ
một thứ thuốc an thần nào. Nhưng trong
khoảng tự do cho phép của nghề nghiệp,
anh đã quyết định cho bệnh nhân một viên
và dặn chỉ được uống nếu không tin vào lời
bác sĩ. Bác sĩ cũng chỉ làm việc theo yêu
cầu bệnh nhân chứ không phải theo lương
tâm, không phải theo đạo nghề y. Bệnh
nhân muốn có thuốc (vì nghĩ là mình bị
bệnh) và được cho thuốc. Trong khi bác sĩ
biết chắc là người này không cần thuốc.
Như vậy, trong việc này cả bác sĩ và cả
bệnh nhân đều là người thiếu trách nhiệm
với tự do. Eri thiếu trách nhiệm với tự do
bản thân còn bác sĩ thiếu trách nhiệm với
tự do của bệnh nhân. Muốn tự do nhưng
thiếu trách nhiệm, con người dễ hành động
mù quáng và sa vào tội lỗi. Trong quá trình
theo dõi bệnh nhân, bác sĩ đột nhiên có
quyết định: sẽ quyến rũ bệnh nhân của
mình ngay trong thời gian điều trị. Bởi theo
bác sĩ, không phải bệnh nhân của mình
đáng yêu mà chị ta xứng đáng được như
vậy. Theo anh ta, loại phụ nữ lãng mạn và
say đắm bản thân mình một cách ngu ngốc
như thế này xứng đáng để ít ra một hai lần
được vui sướng chống lại các chuẩn mực
đạo đức của chính họ. Bác sĩ biết rõ ông
chồng và bản thân bệnh nhân của mình
không phải là trở ngại lớn. Trở ngại đối
với bác sĩ chính là cái chuẩn mực đạo đức
tuyệt vời của xã hội in sâu vào nếp sống
con người kia mới đáng gờm. Chuẩn mực
ấy có khả năng hạn chế tự do, chống lại tự
do của con người. Trong suy nghĩ của bác
sĩ, chuẩn mực đạo đức chẳng qua cũng là
một cái vỏ để bệnh nhân của mình tự vệ
cho bản thân. Như vậy, nếu không quyến
rũ được bệnh nhân của mình thì ít ra đây
cũng là một sự giải trí. Đây đúng là một sự
tự do đầy tội lỗi của nhân vật trong vai trò
là một người trị bệnh.
3. Tự do và trách nhiệm
Khi con người đã suy nghĩ và chủ ý
hành động một cách tự do thì con người
phải chịu trách nhiệm về hành động của
mình. Tất cả mọi hành động do con người
đã trực tiếp gây ra thì phải quy trách nhiệm
về họ. Mỗi người hành xử quyền tự do của
mình nghĩa là phải hành xử trong tôn trọng
quyền hành xử tự do của người khác.
Quyền hành xử tự do là một đòi hỏi không
thể tách rời khỏi phẩm giá con người. Con
người có trách nhiệm về tự do của mình và
tôn trọng tự do chính đáng của người khác.
Dù không quan tâm nhiều tới bố nhưng
16
Sebuếc Dôntan vẫn thích khi biết là có ông
trong cuộc đời này. Tim anh đã se lại khi
nghe bố hỏi anh với tư cách là bệnh nhân
hỏi bác sĩ: có phải bố sẽ chết không? Khi
phát hiện ra bố mình dù sắp chết nhưng
vẫn còn bị hấp dẫn ở chỗ áo bờ-lu để hở
của con gái người hầu, Sebuếc Dôntan liền
cho gọi cô gái ấy đến ngồi cạnh giường bố
cho đến khi ông ấy chết với giá một nghìn
phorin. Tuy vậy, khốn nạn thay, trong lúc
anh mặc cả giá với cô gái, bố anh đã chết.
Anh đã góp phần vào việc hạn chế sự tự do
của người bố đáng thương. Chỉ lúc đó anh
mới xót xa nhận ra rằng trong những năm
tháng qua anh đã bỏ mặc bố. Chỉ lúc đó
anh mới đặt ra câu hỏi: tại sao xã hội chán
ghét anh, một khi anh chưa làm hại ai, và
cho đến nay đã chữa bệnh cho hàng nghìn
người. Anh đã tuân thủ giới hạn của tự do
nghề nghiệp. Anh đã muốn khóc mà không
khóc nổi. Trách nhiệm của bác sĩ được thấy
rõ khi bác sĩ biết bệnh nhân của mình chị
đang mang thai. Bác sĩ biết rõ trong lúc
mang thai, người phụ nữ chỉ có việc quan
trọng nhất là quan tâm đến đứa con của
mình như thế nào. Nhưng anh đã bắt đầu
tính toán. Tuy nhiên kế hoạch “tấn công”
bệnh nhân của anh từ thế chủ động ngày
càng chuyển sang thế bị động. Lần thứ
nhất, lấy cớ đến chào vợ chồng bệnh nhân,
bác sĩ tự do giới thiệu về mình. Nhờ chiếc
bàn ăn ngồi chung, họ làm bạn với nhau dễ
dàng. Buổi trưa đó, bác sĩ Sebuếc Dôntan
đã tự do nhìn bệnh nhân của mình như nhìn
một bức tranh. Anh cố ý nhìn sao cho chị
khỏi lúng túng nhưng phải nhận ra có
người đang nhìn mình. Thật là khó lường
trước được suy nghĩ và sự tính toán của
một người trí thức, được đào tạo bài bản,
đồng thời là một người từng trải trong quan
hệ với phụ nữ. Theo đánh giá của bác sĩ,
bệnh nhân của mình là người có khuôn mặt
đẹp, cân đối. Chính sự lịch lãm, hài hòa
của những cử chỉ ở người bệnh đã làm cho
chị đẹp thêm. Dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ
đã đoán đúng nghề nghiệp của bệnh nhân:
nhà sư phạm. Với lý thuyết của anh là nếu
bệnh nhân có trình độ về khoa học tự nhiên
thì sẽ không chịu ngồi ở nhà. Điều này cho
thấy sự từng trải của bác sĩ đã tác động
mạnh tới bệnh nhân. Để tăng tốc độ trong
chiến lược quyến rũ, bác sĩ đã nói thẳng
với hai vợ chồng bệnh nhân: tôi có tình
cảm với anh chị. Bác sĩ tin rằng, với bản
tính nóng nảy, mất bình tĩnh, nhất là với cơ
thể yếu ớt, thể nào bệnh nhân cũng cần đến
sự giúp đỡ của bác sĩ. Chỉ trong vài giờ
nghỉ trưa, bác sĩ đã đau đầu với ý nghĩ: làm
sao để quyến rũ bệnh nhân này. Anh cần
chị. Anh nghĩ, suốt cuộc đời còn lại của
anh sẽ phụ thuộc vào việc này có thành
công hay không. Ý nghĩ phải quyến rũ
bằng được bệnh nhân đã ám ảnh. Tại thời
điểm này, bác sĩ chỉ nghĩ mình cần vợ của
một người đàn ông trong sự tự do tuyệt
đối. Thậm chí, lúc đó đến tên của chị là gì
anh cũng chưa biết. Tất cả những thứ anh
thấy ở chị đều là thấy bằng ý nghĩ chứ
không phải bằng mắt. Anh không thấy gì,
cả khuôn mặt, quần áo của chị... Để bảo
toàn tự do, bác sĩ luôn tự nhủ rằng: Tôi
không yêu vợ Pêtri, đó là điều chắc chắn.
Và anh cũng không thể dễ dàng ép mình
vào cuộc tình này được nhưng khi bênh
nhân nhìn anh đập bóng bàn, anh đã hồi
hộp. Bác sĩ thể hiện quyền tự do của mình
ngay cả khi nói: “Tôi phát điên vì chị mất.
Tôi yêu chị đến nỗi tình yêu đó không
thuộc về con người nữa. Tôi chỉ muốn nói
chừng ấy. Khi chị bước vào, tim tôi ngừng
đập. Tôi có thể kêu lên ăng ẳng như một
cún con mới hai tuần, trong nỗi đau vì chị
không phải là vợ tôi” [4, tr. 48]. Lần thứ
hai, Sebuếc Dôntan ngồi xuống cạnh bệnh
nhân, tán tỉnh rằng không có gì thay đổi cả.
Rằng anh phát điên lên vì chị, xin chị biết
rằng anh không quan tâm đến chồng chị,
đến hôn nhân gia đình, anh không quan
17
tâm tới bất cứ điều gì. Chị là người mà
Chúa đã tạo ra cho anh. Lúc này, Sebuếc
Dôntan đã tự do phát ngôn, không cần chú
ý bệnh nhân đã nói gì. Anh chỉ quan tâm
việc mình sẽ nói gì, sẽ làm gì. Tiếp theo
sau đó, bác sĩ sử dụng phần kết của chiến
lược quyến rũ bằng ngôn ngữ. Anh nói với
chị rằng ông khao khát chị đến nỗi không
dám cầm tay chị, và ông muốn quỳ xuống
thảm để hôn chân chị. Anh nói với bệnh
nhân: Tôi yêu chị. Thực chất, đây chỉ là
những lời tán tỉnh tầm thường của những
gã đàn ông hiếu chiến trong tình cảm với
phụ nữ. Một cơ hội tự do nữa của Sebuếc
Dôntan chính là lúc bệnh nhân bị khó ở.
Chính chồng bệnh nhân đã lên tận phòng
bác sĩ để gọi anh xuống khám bệnh cho vợ.
Bác sĩ cũng đã thừa nhận, có khi cả ý nghĩ
của bác sĩ và bệnh nhân đều giống nhau.
Đó là bản tính con mèo. Con mèo cũng
thích ôm ấp, vuốt ve, nhưng lại không
muốn trả giá cho việc gì đó. Anh minh họa
cho điều này bàng một câu chuyện: “năm
1944, khi ngôi nhà anh bị một quả bom hất
tung, khi mọi người phải đau lòng cóp nhặt
những thứ đồ đạc từ đống đổ nát thì con
mèo của họ, với một sự hờ hững tuyệt đối,
nó ngồi tắm trên bức tường đổ sụp” [4, tr.
63]. Trong câu chuyện này, anh đã thấy rõ
sự tự do tuyệt đối qua hình ảnh con mèo vô
tư ngồi tắm, trong lúc mọi thứ xung quanh
đang náo loạn. Như vậy, cả bệnh nhân và
bác sĩ cũng đều cần sự tự do, sự dịu dàng
và tình thương như tất cả mọi người khác.
Nhưng họ có điều kiện là người cho họ
những thứ đó không có đặc quyền, không
được lấy cớ đó mà can thiệp vào cuộc đời
họ. Họ muốn tự do phải gắn với trách
nhiệm cụ thể. Đây cũng là một đặc trưng
khác của kiểu nhân vật trong văn học hậu
hiện đại. Con người muốn có trách nhiệm,
muốn hưởng thụ nhưng họ muốn có giới
hạn. Họ khó chịu với những người có thái
độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm với loài người
nhưng đôi khi chính bản thân họ cũng luẩn
quẩn trong sự thờ ơ đó mà không tìm được
lối thoát. Trong phút luẩn quẩn đó, để
chiếm được bệnh nhân, bác sĩ đã lẩn thẩn
nghĩ rằng chỉ có cách, chỉ có cách là...phải
làm cho chồng bệnh nhân ốm trong đêm.
Có thể bằng cách cho ông ta một liều thuốc
ngủ cực mạnh hoặc bằng một mưu đồ nghề
nghiệp y học nào đó. Trong lúc khám bệnh
cho bệnh nhân, phát hiện ra người chồng
nhìn mình một cách đần độn, bác sĩ đã nói
trực tiếp: “Không việc gì cả đâu. Chỉ có
một điều là tôi thích vợ anh, và tôi sẵn sàng
tán tỉnh chị ấy. Nhưng anh thấy đấy, đây là
sự oái oăm của số phận, cùng lắm chỉ có
tôi đau khổ” [4]. Chính lúc này, bác sĩ đã
lộ hoàn toàn kế hoạch, sẵn sàng đương đầu
với khó khăn và chịu trách nhiệm cho hành
động của mình. Nhưng con đường chinh
phục